Cơ chế giáo dục đang "độc quyền, độc bản, độc đạo"
Bất ngờ hàng loạt thí sinh từ đỗ thành trượt viên chức | |
Thông tin mới nhất về 'số phận' môn Lịch sử | |
Giáo viên giáo dục công dân 'bị bắt' làm giáo viên tư vấn! |
Theo các chuyên gia giáo dục, điều kiện và hoạt động sư phạm, giáo dục hiện nay theo cơ chế “3 độc”.
Đó là: Duy nhất một tài liệu dạy học, một đường hướng chuyên môn giáo dục, và một cơ quan quyết định tất cả mọi vấn đề của chiến lược giáo dục theo hàng dọc. Từ Bộ GD-ĐT về Sở GD-ĐT, về các phòng GD-ĐT rồi về trường, rồi cuối cùng mới đến giáo viên. Trong khi chính giáo viên, những người trực tiếp đứng trên bục giảng mới là đối tượng trải nghiệm nhiều nhất những tồn tại của giáo dục.
Thậm chí, khi thay đổi một quyết sách nào đó trong giáo dục, thì những người quyết định cũng nghe từ dư luận chứ không hề nghe ý kiến từ các nhà khoa học và những người trực tiếp đứng lớp.
Nhiều ý kiến tâm huyết của các chuyên gia giáo dục tại hội thảo |
Theo PGS.TS Ngô Minh Oanh, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Giáo dục, qua số liệu điều tra với quy mô trên 9 quận, huyện tại TP HCM, với số lượng gần 1000 phiếu câu hỏi, khi được hỏi những yếu tố ảnh hưởng đến năng lực làm việc của giáo viên có tới 86,6% lý do từ sổ sách, giấy tờ quá nhiều.
Tiếp theo là đến thu nhập không đủ trang trải cho cuộc sống chiếm 78%, chưa có chính sách khuyến khích đối với giáo viên có năng lực, tâm huyết chiếm 66,3%. Một nguyên nhân quan trọng là bệnh thành tích và sự thiếu trung thực làm giảm sút lòng tin và yêu nghề của giáo viên chiếm tới 61%....
Như vậy mặc dù đời sống còn khó khăn nhưng nguyên nhân làm ảnh hưởng lớn nhất với giáo viên thuộc về công tác tổ chức quản lý, sau đó mới đến các nguyên nhân về đời sống, về cơ hội học tập, nâng cao trình độ và cơ hội thăng tiến.
Tại hội thảo, nhiều chuyên gia giáo dục cũng cho rằng, chính bản chất “kê toa”, bám sách hiện nay của giáo dục đã thui chột dần khả năng tự chủ, sáng tạo của giáo viên.
Đó là việc giáo viên bị lệ thuộc vào một bộ sách, dạy giờ nào, bài nào, thời lượng bao nhiêu phút…cũng được kê sẵn, thậm chí biết sai mà không dám sửa, coi SGK là pháp lệnh và người viết sách như "thánh" khiến người thầy mất hẳn quyền chủ động với bài giảng. Chính vì điều này, người thầy không thể dạy cho học sinh tính tự chủ, sáng tạo khi bản thân họ cũng không được tạo điều kiện tự thực hành bởi vì sự tự chủ của học sinh liên quan đến sự tự chủ của giáo viên. Giáo viên không thể mang đến cho học sinh điều mà họ không biết.
Theo Đặng Trinh/nld.com.vn
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Công nhân môi trường đô thị quận Long Biên ấm lòng đón nhận quà Tết của Công đoàn
Hà Nội thông báo treo cờ Tổ quốc dịp Tết Nguyên đán
Danh sách 30 điểm bắn pháo hoa Tết Nguyên đán Ất Tỵ tại Hà Nội
Cổ động viên "tiếp lửa" cho CLB Công an Hà Nội ngược dòng kịch tính trên đất Malaysia
Mùa xuân hạnh phúc của cặp vợ chồng 12 năm khát khao mong con
Hà Nội thực hiện thí điểm mô hình đại lý dịch vụ công trực tuyến
LĐLĐ quận Bắc Từ Liêm phát động thi đua hoàn thành tốt nhiệm vụ năm 2025
Tin khác
Mùa xuân hạnh phúc của cặp vợ chồng 12 năm khát khao mong con
Y tế 24/01/2025 10:38
Bức tranh văn hóa đa sắc tại Hội chữ Xuân 2025
Văn hóa 24/01/2025 06:57
Khai mạc Hội chữ Xuân 2025 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám
Văn hóa 23/01/2025 20:36
"Lộ diện" linh vật Rắn tại đường hoa Nguyễn Huệ
Văn hóa 23/01/2025 17:12
Đi đâu, xem gì tại Hà Nội dịp Tết Ất Tỵ?
Du lịch 23/01/2025 13:09
Hà Nội: Sẵn sàng mùa lễ hội an toàn, văn minh
Văn hóa 23/01/2025 12:21
Chủ động các biện pháp phòng chống bệnh dại dịp Tết
Y tế 23/01/2025 10:20
Triển lãm Báo Xuân trực tuyến - ứng dụng chuyển đổi số phát triển văn hóa đọc
Văn hóa 23/01/2025 08:43
Ngành GD&ĐT Hà Nội tặng quà Tết cho 170 giáo viên, nhân viên có hoàn cảnh khó khăn
Xã hội 22/01/2025 16:12
Central Retail trao tặng 5.100 phần quà Tết nhân ái
Cộng đồng 22/01/2025 14:20