--> -->

Chuyện xây trường, mở lớp

Hà Nội chuẩn bị bước sang những tháng hè, không khí bắt đầu nóng dần lên, song nếu so với không khí tuyển sinh vào lớp 1, lớp 6, lớp 10 hệ thống công lập vẫn chưa thấm vào đâu. “Nóng” tuyển sinh đầu cấp tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông đã kéo dài cả thập kỷ qua, xét cho cùng một phần cũng bởi quy mô dân số tăng quá nhanh, “tốc độ” xây mới trường chậm, thậm chí nhiều nơi không chuyển động.
Không để quá tải tuyển sinh đầu cấp Quyết tâm bảo đảm đủ chỗ học cho học sinh

Cả tuần nay đọc báo, có lẽ một trong những tin không chỉ khiến người viết bài này vui nhất, mà còn đông đảo người dân quận Hoàn Kiếm vui, đó là việc thành phố Hà Nội chính thức thu hồi đất tại 43F - 47C phố Ngô Quyền và 36A Trần Hưng Đạo để xây dựng Trường Tiểu học Võ Thị Sáu. Dự án Trường Tiểu học Võ Thị Sáu được xây dựng trên khu đất rộng hơn 1.200m2.

Theo phương án kiến trúc của quận Hoàn Kiếm, trường tiểu học này có quy mô 2 tầng hầm, 5 tầng nổi và một tầng tum. Trước đó, thực hiện theo ý kiến chỉ đạo của lãnh đạo Thành ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh, quận Hoàng Mai cũng tiến hành thu hồi đất dự án chậm triển khai để xây trường học. Đây là một trong những tín hiệu vui, để Thành phố bắt đầu triển khai đồng bộ việc xây thêm trường công, nhằm đáp ứng nhu cầu học tập cho học sinh tại Hà Nội.

Có thể thấy, chưa khi nào mà kết cấu hạ tầng, quy mô kinh tế và quy mô dân số của Hà Nội phát triển như hiện tại. Song, bên cạnh yếu tố chủ quan là quy hoạch và quản lý quy hoạch không theo chuẩn, khiến hệ thống đô thị mọc lên quá nhiều, hệ thống trường lại quá ít, dẫn đến tình trạng thiếu trường, thiếu lớp, thì quan trọng hơn là do yếu tố khách quan: Tốc độ tăng dân số cơ học quá lớn.

Từ chỗ cách đây khoảng 20 năm, dân số Hà Nội chỉ khoảng 3 triệu, đến nay quy mô dân số đã lên khoảng 9 triệu người. Đặc biệt, các quận của Thủ đô từ vùng lõi ra phía ngoài đều phát triển với cấp số nhân, càng dẫn đến tình trạng thiếu trường nghiêm trọng. Điều này dẫn đến hệ lụy, thi, xét tuyển đầu vào các cấp của trường công khó hơn xét tuyển và thi vào đại học. Mỗi kỳ thi là cả một quá trình “siêu vất vả” với cả phụ huynh lẫn học sinh. Chỉ riêng cái quyền được học ở trường công, giờ cũng trở thành một sự phấn đấu, tranh đua cả về vật chất (học thêm), lẫn tinh thần ghê gớm.

Trong một bài bình luận trước, Lao động Thủ đô từng đề cập, với quy mô kinh tế, thu ngân sách lớn như thành phố Hà Nội, chỉ cần mỗi quận, huyện kiên quyết thu hồi một vài dự án chậm tiến độ, dự án treo, hay di dời các công sở ra ngoại thành là Thành phố dư sức chi 100 - 120 tỷ đồng để xây dựng một ngôi trường khang trang cho các cháu học sinh học.

Còn đối với giáo viên, khi Luật Thủ đô được thông qua, Hà Nội đủ thẩm quyền để chi ngân sách cho giáo dục nhiều hơn, trong đó có chi cho tăng đội ngũ giáo viên đứng lớp. Và rất vui, sau việc thu hồi dự án ở Hoàng Mai để xây trường, đến việc quận Hoàn Kiếm thu hồi 1.200 m2 “đất vàng” để xây trường… tới đây, chỉ đạo của Thành ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố sẽ dần đi vào cuộc sống. Hy vọng trong 3 đến 5 năm tới, câu chuyện tuyển sinh đầu vào sẽ không còn nóng như hiện tại.

L.Hà

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Tin bão mới nhất: Bão số 3 tăng cấp, tiến thẳng vào đất liền từ Hải Phòng đến Bắc Thanh Hóa

Tin bão mới nhất: Bão số 3 tăng cấp, tiến thẳng vào đất liền từ Hải Phòng đến Bắc Thanh Hóa

Bão số 3 đang có những diễn biến phức tạp, tiếp tục mạnh lên và dự kiến sẽ đổ bộ vào đất liền các tỉnh từ Hải Phòng đến Bắc Thanh Hóa vào trưa đến chiều mai (22/7).
Đảm bảo cấp cứu, khám chữa bệnh cho người dân trong mọi tình huống

Đảm bảo cấp cứu, khám chữa bệnh cho người dân trong mọi tình huống

Để chủ động ứng phó ảnh hưởng của bão số 3, các đơn vị y tế trên địa bàn Hà Nội đã chủ động xây dựng các phương án, điều kiện tốt nhất đảm bảo công tác cấp cứu, khám chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe người dân trong mọi tình huống.
Phường Từ Liêm: Di dời 55 hộ dân nơi nguy cơ ngập sâu trước giờ bão đổ bộ

Phường Từ Liêm: Di dời 55 hộ dân nơi nguy cơ ngập sâu trước giờ bão đổ bộ

Trước diễn biến phức tạp của bão số 3, Ủy ban nhân dân (UBND) phường Từ Liêm đã xây dựng phương án cụ thể để bảo vệ người dân, trong đó chuẩn bị di dời 55 hộ dân tại các khu vực nguy cơ ngập sâu và yêu cầu dừng thi công các công trình có nguy cơ bị ảnh hưởng.
Ngành Giáo dục Hà Nội chia buồn với gia đình học sinh gặp nạn trong vụ lật tàu ở Quảng Ninh

Ngành Giáo dục Hà Nội chia buồn với gia đình học sinh gặp nạn trong vụ lật tàu ở Quảng Ninh

Chiều 21/7, đoàn công tác của Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội đã trực tiếp đến thăm hỏi, động viên, chia sẻ với các gia đình học sinh gặp nạn do lật tàu tại Quảng Ninh.
Yêu cầu doanh nghiệp bảo hiểm khẩn trương hỗ trợ thiệt hại vụ lật tàu Vịnh Xanh 58

Yêu cầu doanh nghiệp bảo hiểm khẩn trương hỗ trợ thiệt hại vụ lật tàu Vịnh Xanh 58

Ngày 21/7, Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm (Bộ Tài chính) đã có văn bản yêu cầu các doanh nghiệp bảo hiểm khẩn trương xác minh thiệt hại, phối hợp chi trả bồi thường kịp thời cho các nạn nhân trong vụ lật tàu du lịch Vịnh Xanh 58 xảy ra tại Quảng Ninh.
Phường Nghĩa Đô tổ chức khám sức khỏe cho người có công

Phường Nghĩa Đô tổ chức khám sức khỏe cho người có công

Ngày 21/7, Ủy ban nhân dân phường Nghĩa Đô đã tổ chức Chương trình khám sức khỏe, tư vấn, cấp thuốc cho 722 đối tượng chính sách, người có công với cách mạng đang sinh sống trên địa bàn.
“Đi tìm” báo in giữa thời đại 4.0

“Đi tìm” báo in giữa thời đại 4.0

Ở thời buổi công nghệ chiếm lĩnh trong đời sống xã hội, chỉ một cái chạm người ta có thể dễ dàng cập nhật tin tức đang diễn ra khắp nơi trên thế giới một cách nhanh chóng, đâu đó trên các góc phố, vẫn có những khán giả trung thành với báo giấy như một phần không thể thiếu.

Tin khác

Kiến nghị giữ chính sách đặc thù về ngân sách: Cơ chế then chốt cho phát triển Thủ đô

Kiến nghị giữ chính sách đặc thù về ngân sách: Cơ chế then chốt cho phát triển Thủ đô

Tại kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV, vấn đề phân chia ngân sách theo dự thảo Luật Ngân sách nhà nước (sửa đổi) đang thu hút nhiều ý kiến đóng góp, đặc biệt từ Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội. Trong phiên thảo luận tổ, nhiều đại biểu nhấn mạnh tầm quan trọng của việc giữ nguyên cơ chế đặc thù cho Thủ đô trong đó có quyền giữ lại 100% các khoản thu từ sử dụng và cho thuê đất nhằm đảm bảo nguồn lực phát triển đô thị bền vững và thực hiện các dự án trọng điểm.
Khi Hà Nội tiếp tục dẫn đầu thu ngân sách

Khi Hà Nội tiếp tục dẫn đầu thu ngân sách

Năm 2024 lần đầu tiên Hà Nội vươn lên dẫn đầu thu ngân sách Nhà nước với trên 512.000 tỷ đồng. Bước sang quý I/2025 và tháng 4, tháng 5/2025 Hà Nội vẫn tiếp tục dẫn đầu cả nước về thu ngân sách, cao hơn tổng thu ngân sách Nhà nước của TP. HCM.
Tiết kiệm là quốc sách hàng đầu

Tiết kiệm là quốc sách hàng đầu

Ngày 1/6, Tổng Bí thư Tô Lâm có bài viết “Thực hành tiết kiệm” đã đề ra một số vấn đề lớn để đẩy mạnh công tác phòng, chống lãng phí, ra sức thực hành tiết kiệm để xây dựng đất nước phồn vinh.
Khi các nguyên thủ dạo bộ Hồ Gươm

Khi các nguyên thủ dạo bộ Hồ Gươm

Hồ Hoàn Kiếm viên ngọc quý giữa lòng Thủ đô không chỉ là biểu tượng của khát vọng hòa bình mà nơi đây đã thành “địa chỉ đỏ” cho các nguyên thủ quốc gia mỗi lần đến Hà Nội thăm hữu nghị chính thức Việt Nam hoặc dự các hội nghị cấp cao. Một Hồ Gươm quyến rũ không chỉ đáng để thả bước, mà còn gửi thông điệp từ Thủ đô đến toàn thế giới: “Hà Nội thực sự là thành phố bình yên”.
Bao giờ mở phong trào sạch hóa WC?

Bao giờ mở phong trào sạch hóa WC?

Đại thi hào Pháp - Vitor Hugo từng nói “thành phố là cuốn sách mở”. Nghĩa là khi du khách bốn phương đến bất luận thành phố nào trên thế giới, chỉ nhìn cấu trúc bên ngoài người ta cũng có thể hình dung được bản sắc văn hóa, “độ” văn minh của thành phố đó, đất nước đó ra sao.
Tư tưởng Hồ Chí Minh soi đường cho kinh tế tư nhân trong kỷ nguyên mới

Tư tưởng Hồ Chí Minh soi đường cho kinh tế tư nhân trong kỷ nguyên mới

Trong suốt tiến trình phát triển của đất nước, tư tưởng Hồ Chí Minh luôn là ngọn đuốc soi đường cho cách mạng Việt Nam, trong đó có lĩnh vực kinh tế. Trải qua nhiều giai đoạn, tư tưởng ấy ngày càng được kế thừa, phát triển và cụ thể hóa trong đường lối, chính sách của Đảng. Đặc biệt, với việc ngày 4/5/2025, Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 68-NQ/TW, trong đó khẳng định kinh tế tư nhân đóng vai trò then chốt trong nền kinh tế. Đây chính là kim chỉ Nam để tạo ra các hành lang pháp lý đưa khu vực kinh tế tư nhân Việt Nam lớn mạnh trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, vì đất nước hùng cường như mong muốn của Bác Hồ kính yêu.
Không thể nương tay với thuốc giả, thực phẩm bẩn

Không thể nương tay với thuốc giả, thực phẩm bẩn

Với tội tham nhũng, thất thoát khi bị cáo khắc phục hậu quả có thể không xem xét tội tử hình là xu thế chung của thế giới thời gian qua. Song với các tội sản xuất thuốc (tây y, đông y) giả; sản xuất - kinh doanh thực phẩm bẩn… gián tiếp xâm hại sức khỏe cộng đồng thì không thể nương tay. Mức án cao nhất có thể là tử hình.
Đồng nhất lương - giá, để người lao động sống được bằng lương

Đồng nhất lương - giá, để người lao động sống được bằng lương

Từ khi giữ trọng trách Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, đồng chí Tô Lâm đã chỉ ra những khuyết thiếu của thể chế làm cản trở sự phát triển kinh tế, nguy cơ bẫy "thu nhập trung bình" đối với đất nước. Chính vì thế, tại các hội nghị, đồng chí Tổng Bí thư không ít lần đặt câu hỏi: Tại sao kinh tế liên tục tăng trưởng mà sự thụ hưởng của nhân dân chưa tương xứng? Và nay câu hỏi đó đang được Đảng ta, đứng đầu là Tổng Bí thư Tô Lâm trả lời bằng hành động.
Hàng giả, thực phẩm bẩn và trách nhiệm quản lý

Hàng giả, thực phẩm bẩn và trách nhiệm quản lý

Chưa bao giờ chúng ta được chứng kiến “tần suất” các vụ phá án liên quan đến sản xuất - kinh doanh các mặt hàng giả, thực phẩm bẩn, “chất cấm” để sản xuất bóng cười… nhiều đến như vậy. Câu hỏi mà người dân đặt ra, đâu là căn nguyên dẫn đến việc sản xuất - kinh doanh dễ như vậy trong thời gian dài?
“Lời hứa” và những con số biết nói

“Lời hứa” và những con số biết nói

Hôm qua tôi lướt web trên mạng xã hội, khi dừng lại dòng tin liên quan đến thu ngân sách Nhà nước của thành phố Hà Nội 4 tháng đầu năm 2025, “không khí” thảo luận rất sôi nổi. Nhiều người đặt câu hỏi: Hà Nội là trung tâm chính trị - hành chính sao thu ngân sách cao thế? Và không ít người có kiến thức kinh tế, “đi soi” cơ cấu thu, sau đó đều đi tới kết luận bức tranh kinh tế Thủ đô đã phát triển lên tầm cao mới.
Xem thêm
Phiên bản di động