-->
Đắk Nông:

Chuyện ở lớp xóa mù chữ miễn phí dành cho các bà, các chị

Lớp học được mở ra cho những học viên chưa một lần đến trường nhưng luôn ước mơ, khát khao được biết chữ. Trong lớp, học viên nhỏ tuổi nhất cũng bước sang tuổi 35, có những học viên đã lên chức bà.
chuyen o lop xoa mu chu mien phi danh cho cac ba cac chi Lớp học xóa mù chữ cho chị em vùng cao
chuyen o lop xoa mu chu mien phi danh cho cac ba cac chi Người dân chưa mặn mà với lớp học xóa mù chữ

Chúng tôi về đến Trường tiểu học Lê Lợi (xã Nam Xuân, huyện Krông Nô, tỉnh Đắk Nông) khi trời đã tối đen như mực. Ngoài trời mưa rả rích, cả không gian mịt mùng chỉ có một lớp học duy nhất còn sáng đèn. Đó là lớp học xóa mù chữ cho gần 30 học viên người đồng bào dân tộc thiểu số của xã Nam Xuân. Lớp học này được gọi là lớp "ba không", bởi học viên không phải đóng học phí, giáo viên không được trả thù lao và không có một người đàn ông nào trong lớp.

Lớp học toàn học viên nữ

Hơn 7h tối, bốn học viên nữ đầu tiên đã có mặt trong lớp. Một lúc sau, những tốp học sinh khác cũng tới. Vừa đến cửa, họ đã chào nhau bằng một vài câu tiếng Thái, Dao rồi tụm lại nói chuyện. Trong lớp, học viên nhỏ tuổi nhất cũng bước sang tuổi 35 nhưng ai cũng vui vẻ, thoải mái và dường như quên hẳn việc đã có người lên chức bà.

chuyen o lop xoa mu chu mien phi danh cho cac ba cac chi
Lớp học xóa mù chữ ban đêm cho gần 30 học viên nữ tại xã Nam Xuân

Là người đến muộn nhất khi lớp đã ổn định trật tự, cô Lương Thị Khuyên (SN 1974) khiến cả lớp cười ầm khi phân trần “ngủ một giấc rồi mới đi học”. Cô Khuyên cũng là học viên đặc biệt nhất, khi hai tháng trước cô phải “trốn” chồng để đến lớp học này.

Lấy từ trong cặp ra một túi sắn còn nóng hổi, cô chia cho mỗi người một củ rồi vui vẻ kể lại “hành trình đi tìm con chữ” của mình. Cô bảo, trước đây sống ở vùng cao Tây Bắc, lại là phận đàn bà nên không được đến trường. Kết hôn xong, vợ chồng cô vào Đắk Nông khai hoang làm ăn, ban ngày đi làm, ban đêm về lo cho con cái nên cô chưa từng nghĩ đến việc đi học chữ. Mọi chuyện chỉ bắt đầu khi gần 3 tháng trước, Hội Phụ nữ xã Nam Xuân đi rà soát tất cả người dân trong xã về tình trạng mù chữ, tái mù chữ.

“Thấy tôi chưa biết chữ, thầy cô đến tận nhà động viên đi học lớp xóa mù cùng những người khác. Ban đầu, ông nhà tôi tưởng lớp học có cả đàn ông nên bảo tôi ở nhà để ông ấy dạy. Nhưng tôi biết thừa, chữ nghĩa của ông ấy cũng không hơn tôi nên bằng mọi giá, tôi phải đến trường. Ngày đầu đi học, tôi “trốn” ông ấy đi. Ngày thứ hai, ông ấy theo tôi lên lớp nhưng thấy lớp toàn là chị em trong thôn nên lẳng lặng bỏ về. Bây giờ không những ông ấy hết cằn nhằn, phản đối mà sau bữa tối còn chở tôi đi học”, cô Khuyên kể lại.

Khác với cô Khuyên, cô Vi Thị Niêm (SN 1971) lại được chồng, con ủng hộ việc đi học. Là học viên lớn tuổi nhất lớp, năm nay cô Niêm đã lên chức bà nội nhưng mỗi tối vẫn hăng say đến lớp học chữ. Mặc dù tiếp thu chậm hơn những thành viên khác, nhưng điều đó không khiến cô nản chí mà trở thành động lực để cô cố gắng cho “bằng chị bằng em”.

chuyen o lop xoa mu chu mien phi danh cho cac ba cac chi
Tất cả đều là phụ nữ có tuổi đời trên 35

Người phụ nữ này tâm sự: “Trước đây, chúng tôi chưa một lần đi học, lên xã làm giấy tờ gì thì chỉ lăn tay điểm chỉ, đến giấy khai sinh cho ba đứa con vợ chồng tôi cũng phải nhờ người viết giúp. Ngay khi cán bộ, thầy cô đến nhà động viên đi học, chồng con ủng hộ ngay. Bữa nay được đi học, biết chữ, tự viết được nên sung sướng lắm, cứ như mình trẻ ra vài chục tuổi, như hồi lên 9 lên 10 ấy”.

Sau hơn hai tháng đến các lớp xóa mù chữ cả cô Niêm, cô Khuyên và hơn 20 học viên nữ khác vui mừng cho biết đã nhận diện được bảng chữ cái, biết đánh vần và viết chữ. Thành quả này có được nhờ sự chịu khó, miệt mài, nỗ lực học tập của những học viên đặc biệt và có cả những đóng góp của các cô giáo đứng lớp.

Dạy ít, dỗ nhiều

Cô Lê Thị Tuyết, Phó hiệu trưởng Trường tiểu học Lê Lợi, là một trong những giáo viên đề xuất việc mở lớp xóa mù chữ cho các học viên nữ trong xã. Chia sẻ về đề xuất này, cô Tuyết tâm sự: “Một lần ngồi nói chuyện với phụ huynh học sinh, tôi bắt gặp một chị cầm trên tay chiếc điện thoại nhưng lại không biết sử dụng. Loay hoay một hồi, chị này mới thú thật là không biết chữ, trước giờ không sử dụng điện thoại. Chị ấy cũng cho biết, trong thôn không chỉ có một mà còn nhiều chị em khác cũng không biết chữ và có nguyện vọng đi học. Sau hôm đó, tôi mới nảy ra ý tưởng mở một lớp xóa mù chữ cho các chị em ở đây”.

chuyen o lop xoa mu chu mien phi danh cho cac ba cac chi
Lớp xóa mù chữ dành cho các chị em.

Khi cô Tuyết đề đạt nguyện vọng lên Ban giám hiệu nhà trường, ý tưởng của cô được mọi người đồng ý. Sau đó, qua tìm hiểu Hội Phụ nữ xã Nam Xuân đã biết được nguyện vọng của các bà, các chị là mong muốn được học chữ nên quyết định xin phép UBND xã và Phòng Giáo dục huyện mở lớp học dạy chữ miễn phí cho chị em đồng bào Thái, Tày, Nùng, Dao.

Chưa đầy 1 tuần sau khi đề xuất ý kiến, lớp học xóa mù chữ được khai giảng. Hai cô giáo của Trường tiểu học Lê Lợi được phân công đứng lớp, toàn bộ giáo án cũng do hai cô tự biên soạn và trình lên Ban giám hiệu để được đóng góp ý kiến.

“Chúng tôi đã xác định theo nghề giáo, gắn bó với nghề cả cuộc đời mình thì vai trò, trách nhiệm lớ của chúng tôi là dạy dỗ, truyền đạt kiến thức để nâng cao dân trí cho người dân. Không có lương, cũng không được phụ cấp nhưng chúng tôi cam kết làm việc bằng tất cả cái tâm và sự nhiệt huyết của mình, đảm bảo mỗi tuần 4 buổi phục vụ chị em”, cô Lê Thị Thúy Vân, giáo viên của lớp tâm niệm.

Hơn 20 năm là theo nghề sư phạm, cô Vân chưa bao giờ gặp một lớp học đặc biệt như thế này. “Mình đứng lớp, với vai trò là giáo viên chủ nhiệm, nhưng dạy thì ít mà dỗ thì nhiều. Bởi nhiều học viên đã đứng tuổi, họ rất e dè, tự ti, sợ phát biểu nên phải “dỗ dành”, động viên chị em như con nít, hơn 20 học viên trong lớp, ai cũng có một lý do để được khen. Và đặc biệt, trước mặt các học viên, không bao giờ chúng tôi gọi đây là lớp xóa mù chữ mà phải nói giảm thành “Lớp nâng cao năng lực tiếng Việt”.

chuyen o lop xoa mu chu mien phi danh cho cac ba cac chi
Sau hơn 2 tháng đến lớp, tất cả học viên đều nhận, viết được chữ

Được biết, sau khi lớp học xóa mù chữ diễn ra, nhiều học viên bỏ lỡ đợt một đã đến yêu cầu trường mở thêm một lớp khác với số lượng gần 30 người. Vì vậy, theo cô Phó hiệu trưởng Lê Thị Tuyết, trong thời gian tới, nhà trường sẽ xin địa phương mở lớp và bố trí các thầy cô giáo vào tận thôn bản để dạy học.

Trao đổi với PV Dân trí, thầy Bùi Văn Út, Trưởng Phòng Giáo dục huyện Krông Nô khẳng định, những lớp học xóa mù chữ không chỉ giúp các học viên nâng cao trình độ dân trí mà còn thể hiện tâm huyết, trách nhiệm với nghề, với nhân dân của các thầy cô giáo. Kết thúc khóa học, Phòng phối hợp với trường sẽ tổ chức cho các học viên làm bài cuối khóa và cấp giấy chứng nhận cho các học viên đủ tiêu chuẩn.

Theo Dương Phong/dantri.com.vn

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Để con trẻ hiểu được ý nghĩa của lì xì?

Để con trẻ hiểu được ý nghĩa của lì xì?

(LĐTĐ) Lì xì trẻ em là phong tục truyền thống mang nhiều ý nghĩa tốt đẹp của người dân Việt Nam. Nhưng làm thế nào để trẻ em hiểu được ý nghĩa của những phong bao lì xì, hơn thế nữa là trân trọng những giá trị tốt đẹp và những gửi gắm của người trao tặng luôn là vấn đề khiến nhiều phụ huynh trăn trở suy nghĩ.
Tiếp tục đi đầu trong sắp xếp, xây dựng hệ thống chính trị

Tiếp tục đi đầu trong sắp xếp, xây dựng hệ thống chính trị

Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong đã ký ban hành Kết luận số 177-KL/TU Hội nghị lần thứ hai mươi mốt Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố Hà Nội khóa XVII.
Niềm vui của những người không chọn ngày mở hàng

Niềm vui của những người không chọn ngày mở hàng

(LĐTĐ) Được khách nhớ và sử dụng dịch vụ của mình chính là ngày mở hàng tốt nhất. Đây là quan điểm của không ít chủ cửa hàng sửa chữa điện lạnh, gara ô tô, cùng các ngành hàng dịch vụ khác trong những ngày đầu năm mới.
Triệu tập 2 đối tượng hành hung tài xế ở bến phà Cồn Nhất, Nam Định

Triệu tập 2 đối tượng hành hung tài xế ở bến phà Cồn Nhất, Nam Định

(LĐTĐ) Ngày 2/2, Cơ quan cảnh sát điều tra Công an huyện Giao Thủy, Nam Định đã ra quyết định giữ người trong trường hợp khẩn cấp đối với 2 đối tượng hành hung nam tài xế ở bến phà Cồn Nhất, Nam Định.
Mùng 5 Tết, chợ dân sinh bán trở lại nhưng khá đìu hiu

Mùng 5 Tết, chợ dân sinh bán trở lại nhưng khá đìu hiu

(LĐTĐ) Ngày 2/2 (tức mùng 5 Tết), một số chợ dân sinh nhỏ lẻ ở nội thành Hà Nội đã mở bán trở lại, chủ yếu là các loại hoa tươi, rau xanh, củ, quả, cá, tôm,... Các mặt hàng tăng giá hơn ngày thường không đáng kể, tuy nhiên, lượng khách mua còn khá thưa thớt.
Tưng bừng kỷ niệm 236 năm chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa

Tưng bừng kỷ niệm 236 năm chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa

(LĐTĐ) Năm nay, Lễ kỷ niệm 236 năm chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa được tổ chức vào tối 2/2/2025 (mùng 5 tháng Giêng Âm lịch) với màn trình diễn 3D mapping tại Công viên văn hóa Đống Đa thay vì vào buổi sáng như mọi năm.
Giới trẻ làm xuyên Tết kiếm thêm thu nhập

Giới trẻ làm xuyên Tết kiếm thêm thu nhập

(LĐTĐ) Trong dịp Tết Nguyên đán, thay vì về quê đoàn tụ cùng gia đình, nhiều người trẻ đã quyết định ở lại Thủ đô để làm việc xuyên kỳ nghỉ lễ. Với họ, đây là cơ hội để kiếm thêm thu nhập gấp 3 lần ngày thường, giúp bản thân trang trải cuộc sống cá nhân mà không phải xin tiền bố mẹ.

Tin khác

Để con trẻ hiểu được ý nghĩa của lì xì?

Để con trẻ hiểu được ý nghĩa của lì xì?

(LĐTĐ) Lì xì trẻ em là phong tục truyền thống mang nhiều ý nghĩa tốt đẹp của người dân Việt Nam. Nhưng làm thế nào để trẻ em hiểu được ý nghĩa của những phong bao lì xì, hơn thế nữa là trân trọng những giá trị tốt đẹp và những gửi gắm của người trao tặng luôn là vấn đề khiến nhiều phụ huynh trăn trở suy nghĩ.
Hà Nội đón hơn 1 triệu lượt khách du lịch dịp Tết Ất Tỵ

Hà Nội đón hơn 1 triệu lượt khách du lịch dịp Tết Ất Tỵ

(LĐTĐ) Theo số liệu từ Sở Du lịch Hà Nội, trong 9 ngày nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, Thủ đô đã đón khoảng 1 triệu lượt khách du lịch, tăng 6% so với cùng kỳ năm trước.
8 ngày nghỉ Tết, số ca cấp cứu nghi do tai nạn giao thông giảm

8 ngày nghỉ Tết, số ca cấp cứu nghi do tai nạn giao thông giảm

(LĐTĐ) Các cơ sở y tế đã tổ chức thường trực đầy đủ 4 cấp, thực hiện khám, cấp cứu 548.151 lượt người trong 8 ngày nghỉ Tết.
Xóm Mừng - "Tam Đảo mới" ở Hòa Bình không thể bỏ qua

Xóm Mừng - "Tam Đảo mới" ở Hòa Bình không thể bỏ qua

(LĐTĐ) Thu hút bởi những thửa ruộng bậc thang, những ruộng hoa cải vàng rực và sắc hồng của những cánh hoa anh đào rực rỡ… không khó hiểu vì sao những ngày đầu Xuân, xóm Mừng (xã Hợp Phong, Cao Phong, Hòa Bình) lại trở thành điểm check-in thu hút đông đảo giới trẻ và khách du lịch đến tham quan, nghỉ dưỡng.
Những lễ hội nổi tiếng ở miền Bắc dịp đầu năm

Những lễ hội nổi tiếng ở miền Bắc dịp đầu năm

(LĐTĐ) Phần lớn những lễ hội đặc sắc ở miền Bắc thường được tổ chức vào những ngày đầu xuân năm mới, đặc biệt là dịp tháng Giêng. Mỗi lễ hội có những bản sắc, nét đẹp truyền thống riêng mang dấu ấn của từng vùng miền.
Kỳ vọng một mùa lễ hội Xuân đáng nhớ

Kỳ vọng một mùa lễ hội Xuân đáng nhớ

(LĐTĐ) Người dân Thủ đô đang náo nức những ngày đầu Xuân Ất Tỵ khi hàng loạt lễ hội truyền thống quy mô lớn sắp khai hội. Có thể kể đến như lễ hội gò Đống Đa, lễ hội chùa Hương, lễ hội đền Sóc, lễ hội đền Cổ Loa... Tất cả đã sẵn sàng chào đón du khách thập phương.
Nam Định: Đông đảo người dân du xuân đền Trần ngày đầu năm

Nam Định: Đông đảo người dân du xuân đền Trần ngày đầu năm

(LĐTĐ) Những ngày đầu Xuân năm mới, đông đảo khách thập phương đến khu di tích lịch sử Đền Trần - chùa Phổ Minh (Lộc Vượng, Nam Định) chiêm bái và vãn cảnh đầu xuân. Đây là một nét đẹp và cũng là thói quen không thể thiếu trong những ngày đầu năm của nhiều người dân thành Nam.
Quán bún riêu thu 1,2 triệu đồng 3 bát và quyết định xử phạt "nhanh như điện" của UBND phường Bách Khoa

Quán bún riêu thu 1,2 triệu đồng 3 bát và quyết định xử phạt "nhanh như điện" của UBND phường Bách Khoa

(LĐTĐ) Sau khi bị khách hàng “tố” thu 1,2 triệu đồng 3 bát bún riêu vào đêm 29/1 (mùng 1 Tết) và ngay sau đó bị chính quyền đình chỉ hoạt động, hiện tại quán bún riêu số 54 Bạch Mai (phường Bách Khoa, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) đã đóng cửa.
Tết ở trạm radar cao nhất Vịnh Bắc Bộ

Tết ở trạm radar cao nhất Vịnh Bắc Bộ

(LĐTĐ) Nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, Bộ Tư lệnh Vùng 1 Hải quân đã tổ chức đoàn công tác mang hàng hóa và cả những tình cảm thân thương của đất liền đến với cán bộ, chiến sĩ Trạm radar 485 đóng quân trên đảo Trà Bản (xã Bản Sen, huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh) - một trong 8 trạm radar canh giữ vùng biển, góp phần bảo vệ chủ quyền biển đảo phía Đông Bắc Tổ quốc.
Đa dạng giải pháp đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện

Đa dạng giải pháp đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện

(LĐTĐ) Học kỳ II năm học 2024 - 2025, cấp tiểu học thành phố Hà Nội cần tiếp tục thực hiện đa dạng giải pháp đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện; chú trọng việc dạy học ngoại ngữ, từng bước đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ hai trong trường học.
Xem thêm
Phiên bản di động