-->

Lớp học “xóa mù chữ” giữa lòng Hà Nội

(LĐTĐ) 25 năm qua, cô giáo Phạm Thị Huyền (phường Thanh Xuân Nam, quận Thanh Xuân, Hà Nội) vẫn miệt mài đến với lớp học đặc biệt - lớp học “xóa mù chữ” miễn phí cho trẻ em khuyết tật, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn. Từ lớp học của cô, nhiều em đã tốt nghiệp phổ thông, đi học nghề, có công việc làm ổn định.
Truyền cảm hứng cho học sinh từ “sân khấu hóa" lớp học Quảng Bình: Điều tra nguyên nhân trẻ mầm non tử vong tại lớp học Người thắp chữ và tình yêu thương cho các trẻ em nghèo

Lớp học của tình thương người, yêu nghề

Cứ đều đặn vào lúc 7 giờ sáng từ thứ hai đến thứ sáu hàng tuần, tại nhà Hội họp G5 phường Thanh Xuân Nam luôn vang lên những thanh âm trong trẻo, tiếng giảng bài của cô giáo, tiếng học sinh tập đọc, tập tính. Được biết lớp học “xóa mù chữ” này được thành lập ngày 16/1/1998 và điều khiến lớp học được duy trì cho đến thời điểm hiện tại là nhờ tấm lòng yêu thương bao la đối với trẻ em và sự nhiệt huyết của cô giáo Huyền.

Lớp học “xóa mù chữ” giữa lòng Hà Nội
Suốt 25 năm qua, đều đặn từ sáng thứ hai đến sáng thứ sáu, cô giáo Huyền mở lớp dạy chữ cho các học trò đặc biệt.

Nghe cô kể về những ngày đầu tiên mở lớp mới thấy những khó khăn thật không dễ để vượt qua. “Ban đầu tôi cũng rất khó khăn, không có tiền, không có sẵn phòng học. Tôi nghĩ đủ mọi cách để có thể giúp đỡ học sinh nghèo, có thời điểm tôi đã phải bán cả bộ ghế sofa của gia đình được 500.000 đồng lấy tiền để mở lớp học cho các em”, cô Huyền bồi hồi nhớ lại.

Lớp học những ngày đầu tiên chỉ vỏn vẹn có 6 học sinh, sau tăng dần lên 10 đến 15 em, đủ mọi lứa tuổi, hoàn cảnh. Lớp duy trì học 13 năm tại tòa H10, do sĩ số ngày càng tăng nên may mắn nhờ sự giúp đỡ, cô mượn được phòng họp của Hội Phụ nữ Tổ dân phố số 6 (phường Thanh Xuân Nam) cho đến nay.

Học sinh của cô Huyền không chỉ được học miễn phí, mà các em còn được cô hỗ trợ giấy bút, sách vở. Các em học sinh được cô chỉ dạy về cả kiến thức lẫn cách làm người, rèn luyện tính kiên trì và nghị lực để vươn lên mọi hoàn cảnh... Những câu chuyện, những đề văn về đạo hiếu, nghĩa cử cao đẹp thường là những nội dung được cô ưu tiên trong quá trình giảng dạy.

Lớp học “xóa mù chữ” giữa lòng Hà Nội
Mỗi học sinh trong lớp học tình thương của cô Huyền là một hoàn cảnh khác nhau.

Cô chia sẻ thêm, cô luôn cảm nhận bản thân là một người lái đò, mặc dù có những vất vả nhưng cô không cảm thấy mệt mỏi, chỉ cần nhìn học trò tiến bộ từng ngày, biết được nét chữ, con số, có nơi để học, không phải đi lang thang là cô vui rồi.

Phụ huynh em Trương Cẩm Tú (học sinh bị thiểu năng trí tuệ) cho biết: “Con học 5 năm ở Trường Tiểu học nhưng tiếp thu rất kém, không nhớ được mặt chữ cái, từ khi chuyển sang lớp học tình thương, nhờ có cô Huyền mà con tiến bộ hơn rất nhiều. Sau 2 tháng theo học tại lớp, con đã biết đọc, biết viết”.

Tận tâm kiên trì suốt 25 năm qua

Cô Huyền tâm sự: “Có những người bảo tôi tuổi này sao không nghỉ ngơi, còn đi dạy học làm gì cho vất vả? Tôi luôn vui vẻ trả lời yêu nghề bao nhiêu, yêu người bấy nhiêu, bản thân tôi luôn hạnh phúc khi được mang kiến thức truyền lại cho học sinh.

Các em học sinh ở đây mỗi em có một hoàn cảnh gia đình khác nhau. Có em thì bố mẹ ly hôn, em thì bố hoặc mẹ vướng vào vòng lao lý, em thì hoàn cảnh gia đình khó khăn không có tiền đi học, em thì bị bệnh tự kỷ… Nhìn những học sinh của mình có hoàn cảnh như vậy, bản thân tôi rất thương các em".

Lớp học “xóa mù chữ” giữa lòng Hà Nội
Cô giáo Phạm Thị Huyền cùng học trò trong một chuyến trải nghiệm thực tế tại vườn thú Hà Nội

Ngoài dạy văn hóa, cô giáo Huyền còn dạy các em những công việc thường ngày như nấu cơm, cắm hoa… mục đích giúp các em có thêm nhiều kĩ năng để tự chăm sóc bản thân. Vào các ngày lễ, Tết, cô lại vận động sự ủng hộ của các nhà hảo tâm nhằm đem lại những món quà hay những chuyến tham quan trải nghiệm thực tế để động viên học trò.

Trong suốt quãng thời gian 25 năm “gieo chữ”, hơn 200 học sinh đã được cô giáo Huyền dạy dỗ, nhiều em đã có đủ kiến thức để vào học tại các trung tâm giáo dục thường xuyên trên địa bàn. Nhiều em sau khi tốt nghiệp, có được việc làm ổn định và có thể tự chăm lo cho cuộc sống sau này.

Dưới sự dìu dắt, chỉ bảo nhiệt tình của cô giáo Huyền, các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn đã được biết đến chữ cái, được cắp sách đi học, học sinh trong lớp của cô đều sống rất tình cảm, quý mến nhau như một gia đình. Với các học trò, cô và lớp học tình thương chính là ngọn đuốc soi sáng con đường các em bước đến tương lai. Hy vọng lớp học tình thương ấy sẽ luôn được gìn giữ, phát triển để những học sinh hoàn cảnh đặc biệt, khó khăn có một môi trường tốt để học tập.

Nguyễn Hoài

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Để con trẻ hiểu được ý nghĩa của lì xì?

Để con trẻ hiểu được ý nghĩa của lì xì?

(LĐTĐ) Lì xì trẻ em là phong tục truyền thống mang nhiều ý nghĩa tốt đẹp của người dân Việt Nam. Nhưng làm thế nào để trẻ em hiểu được ý nghĩa của những phong bao lì xì, hơn thế nữa là trân trọng những giá trị tốt đẹp và những gửi gắm của người trao tặng luôn là vấn đề khiến nhiều phụ huynh trăn trở suy nghĩ.
Tiếp tục đi đầu trong sắp xếp, xây dựng hệ thống chính trị

Tiếp tục đi đầu trong sắp xếp, xây dựng hệ thống chính trị

Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong đã ký ban hành Kết luận số 177-KL/TU Hội nghị lần thứ hai mươi mốt Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố Hà Nội khóa XVII.
Niềm vui của những người không chọn ngày mở hàng

Niềm vui của những người không chọn ngày mở hàng

(LĐTĐ) Được khách nhớ và sử dụng dịch vụ của mình chính là ngày mở hàng tốt nhất. Đây là quan điểm của không ít chủ cửa hàng sửa chữa điện lạnh, gara ô tô, cùng các ngành hàng dịch vụ khác trong những ngày đầu năm mới.
Triệu tập 2 đối tượng hành hung tài xế ở bến phà Cồn Nhất, Nam Định

Triệu tập 2 đối tượng hành hung tài xế ở bến phà Cồn Nhất, Nam Định

(LĐTĐ) Ngày 2/2, Cơ quan cảnh sát điều tra Công an huyện Giao Thủy, Nam Định đã ra quyết định giữ người trong trường hợp khẩn cấp đối với 2 đối tượng hành hung nam tài xế ở bến phà Cồn Nhất, Nam Định.
Mùng 5 Tết, chợ dân sinh bán trở lại nhưng khá đìu hiu

Mùng 5 Tết, chợ dân sinh bán trở lại nhưng khá đìu hiu

(LĐTĐ) Ngày 2/2 (tức mùng 5 Tết), một số chợ dân sinh nhỏ lẻ ở nội thành Hà Nội đã mở bán trở lại, chủ yếu là các loại hoa tươi, rau xanh, củ, quả, cá, tôm,... Các mặt hàng tăng giá hơn ngày thường không đáng kể, tuy nhiên, lượng khách mua còn khá thưa thớt.
Tưng bừng kỷ niệm 236 năm chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa

Tưng bừng kỷ niệm 236 năm chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa

(LĐTĐ) Năm nay, Lễ kỷ niệm 236 năm chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa được tổ chức vào tối 2/2/2025 (mùng 5 tháng Giêng Âm lịch) với màn trình diễn 3D mapping tại Công viên văn hóa Đống Đa thay vì vào buổi sáng như mọi năm.
Giới trẻ làm xuyên Tết kiếm thêm thu nhập

Giới trẻ làm xuyên Tết kiếm thêm thu nhập

(LĐTĐ) Trong dịp Tết Nguyên đán, thay vì về quê đoàn tụ cùng gia đình, nhiều người trẻ đã quyết định ở lại Thủ đô để làm việc xuyên kỳ nghỉ lễ. Với họ, đây là cơ hội để kiếm thêm thu nhập gấp 3 lần ngày thường, giúp bản thân trang trải cuộc sống cá nhân mà không phải xin tiền bố mẹ.

Tin khác

Đa dạng giải pháp đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện

Đa dạng giải pháp đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện

(LĐTĐ) Học kỳ II năm học 2024 - 2025, cấp tiểu học thành phố Hà Nội cần tiếp tục thực hiện đa dạng giải pháp đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện; chú trọng việc dạy học ngoại ngữ, từng bước đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ hai trong trường học.
Khát vọng tuổi trẻ

Khát vọng tuổi trẻ

(LĐTĐ) Với ý chí quyết tâm vươn lên, không ngừng rèn luyện bản thân, biết bao bạn trẻ ngày nay đang nỗ lực trở thành công dân có trách nhiệm, sẵn sàng đảm nhận những nhiệm vụ quan trọng của đất nước, góp phần xây dựng một Việt Nam ngày càng giàu mạnh, văn minh, thịnh vượng.
Tăng cường quản lý đối với cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập

Tăng cường quản lý đối với cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập

(LĐTĐ) Học kỳ II năm học 2024 - 2025, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội sẽ tăng cường quản lý đối với các cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập, bao gồm trường có vốn đầu tư nước ngoài...
Quyết tâm nâng cao hơn nữa tỷ lệ tốt nghiệp Trung học phổ thông

Quyết tâm nâng cao hơn nữa tỷ lệ tốt nghiệp Trung học phổ thông

(LĐTĐ) Về một trong những nhiệm vụ trọng tâm học kỳ II năm học 2024 - 2025 cấp Trung học phổ thông (THPT), ngành Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội đề nghị các nhà trường tăng cường giải pháp để hỗ trợ học sinh lớp 12, quyết tâm nâng cao hơn nữa tỷ lệ tốt nghiệp THPT, cố gắng lọt tốp 10 địa phương có kết quả thi tốt nhất trong kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025.
Thiết thực chăm lo đời sống cán bộ, giáo viên, nhân viên dịp Tết Ất Tỵ

Thiết thực chăm lo đời sống cán bộ, giáo viên, nhân viên dịp Tết Ất Tỵ

(LĐTĐ) Nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội đã phối hợp với Công đoàn ngành Giáo dục Hà Nội triển khai nhiều hoạt động thiết thực nhằm chăm lo đời sống, kịp thời quan tâm, động viên, chia sẻ với những khó khăn của cán bộ, giáo viên, nhân viên (CBGVNV) và học sinh.
Trường Đại học Thủ Dầu Một trả lại tiền cho hơn 10.000 sinh viên do thu sai quy định

Trường Đại học Thủ Dầu Một trả lại tiền cho hơn 10.000 sinh viên do thu sai quy định

(LĐTĐ) Trước đó, Kiểm toán Nhà nước đã tiến hành kiểm toán tại Trường Đại học Thủ Dầu Một giai đoạn 2015 - 2021 và phát hiện trường này thu sai quy định học phí của sinh viên trong hai năm học 2020 - 2021 và 2021 - 2022 với tổng số tiền khoảng 37 tỷ đồng.
Hiện thực hoá giấc mơ du học Đức

Hiện thực hoá giấc mơ du học Đức

(LĐTĐ) Nhằm trang bị hành trang tri thức và kỹ năng cần thiết để học sinh tự tin xác định con đường tương lai, vừa qua, tại Hà Nội, Viện Nghiên cứu Giáo dục Nghề nghiệp (IVES) đã tổ chức chương trình “Định hướng nghề nghiệp cho học sinh THPT - Khối 10”.
Giáo viên Hà Nội sẽ được hưởng chế độ tiền thưởng theo Nghị định số 73/2024/NĐ-CP

Giáo viên Hà Nội sẽ được hưởng chế độ tiền thưởng theo Nghị định số 73/2024/NĐ-CP

(LĐTĐ) Theo Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội, thành phố Hà Nội đã chấp thuận đề xuất của Sở GD&ĐT, Sở Tài chính về việc hỗ trợ tiền thưởng cho giáo viên theo quy định tại Nghị định số 73/2024/NĐ-CP.
Ngành GD&ĐT Hà Nội tặng quà Tết cho 170 giáo viên, nhân viên có hoàn cảnh khó khăn

Ngành GD&ĐT Hà Nội tặng quà Tết cho 170 giáo viên, nhân viên có hoàn cảnh khó khăn

(LĐTĐ) ​​​​​​Ngày 22/1, tại Trường Mầm non Việt Triều Hữu nghị (quận Đống Đa), Công đoàn ngành Giáo dục Hà Nội phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội tổ chức tặng quà cán bộ, giáo viên, nhân viên có hoàn cảnh khó khăn các trường mầm non và chuyên biệt trực thuộc. Đây là hoạt động thường niên của ngành mỗi dịp Tết Nguyên đán.
Trường học đầu tiên tại Việt Nam nhận chứng nhận an toàn thực phẩm ISO 22000:2018

Trường học đầu tiên tại Việt Nam nhận chứng nhận an toàn thực phẩm ISO 22000:2018

(LĐTĐ) Sau những nỗ lực không ngừng nghỉ, Trường Phổ thông Dewey Dương Kinh (Hải Phòng) đã chính thức nhận được Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm ISO 22000:2018 về hệ thống quản lý an toàn thực phẩm từ Viện Tiêu chuẩn Anh quốc (BSI), tiên phong mở ra bước tiến mới cho chất lượng bữa ăn của trường học Việt Nam.
Xem thêm
Phiên bản di động