Thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo của học sinh từ hoạt động tư vấn nghề nghiệp, việc làm
Hội thảo nằm trong khuôn khổ chuỗi sự kiện của Ngày hội Khởi nghiệp quốc gia của học sinh, sinh viên lần thứ VII; đồng thời là hoạt động tổng kết Đề án “Hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp đến năm 2025”.
![]() |
Quang cảnh Hội thảo |
Phát biểu khai mạc Hội thảo, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Thị Kim Chi nhấn mạnh, năm 2025 là thời điểm mang tính chuyển đổi sâu sắc, đánh dấu một hành trình đổi mới tư duy và hành động của thế hệ trẻ. Theo Thứ trưởng Nguyễn Thị Kim Chi, khởi nghiệp bắt đầu từ việc tư vấn nghề nghiệp, việc làm, giúp học sinh định hướng đúng đắn và khai phá tiềm năng của bản thân. Đây cũng là một trong những mục tiêu quan trọng của Chương trình giáo dục phổ thông 2018 - chú trọng phát triển năng lực, phẩm chất học sinh thay vì chỉ truyền thụ kiến thức.
Tại Hội thảo, nhiều đại biểu đánh giá cao các chuyển biến tích cực trong công tác giáo dục khởi nghiệp. Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Phổ thông (Bộ GD&ĐT) Đỗ Đức Quế cho biết: Trong giai đoạn 2020 - 2024, cả nước ghi nhận khoảng 8.700 dự án khởi nghiệp đến từ học sinh phổ thông. Con số này thể hiện sự chuyển biến rõ rệt trong tư duy và hành động của học sinh.
Phó Vụ trưởng Vụ Học sinh, sinh viên (Bộ GD&ĐT) Trần Văn Đạt khẳng định, đội ngũ giáo viên giữ vai trò nòng cốt trong việc định hướng, truyền cảm hứng và trang bị kỹ năng khởi nghiệp cho học sinh. Việc nâng cao năng lực giáo viên về tư vấn nghề nghiệp và khởi nghiệp là điều kiện tiên quyết để triển khai hiệu quả hoạt động này trong nhà trường.
Nhiều giải pháp cũng được đề xuất tại Hội thảo. Tiến sĩ Lê Thị Duyên (Trường Đại học Sư phạm, Đại học Đà Nẵng) kiến nghị xây dựng cơ chế hợp tác cụ thể giữa nhà trường và doanh nghiệp trong hoạt động tư vấn, hướng nghiệp và khởi nghiệp. Tiến sĩ Vũ Đình Bảy (Phó Hiệu trưởng Trường Cán bộ Quản lý giáo dục Thành phố Hồ Chí Minh) đề xuất phương pháp tư vấn hướng nghiệp cá nhân hóa, phù hợp với đặc điểm, năng lực và nguyện vọng của từng học sinh.
Kết luận Hội thảo, theo Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Phổ thông Đỗ Đức Quế, năm học 2024 - 2025 là mốc hoàn thành chu kỳ đầu tiên của Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Sau quá trình tổng kết, Bộ GD&ĐT sẽ tiếp tục triển khai các kế hoạch phát triển chương trình một cách bài bản, sâu sắc và hiệu quả hơn, trong đó hoạt động trải nghiệm, nghiên cứu khoa học và giáo dục khởi nghiệp tiếp tục là những trụ cột quan trọng giúp học sinh phát triển toàn diện.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

Google ra mắt công cụ AI tạo video từ văn bản và hình ảnh

Cửa Lò rực rỡ khai mạc mùa du lịch năm 2025

Thanh Trì: Quá trình sắp xếp không làm gián đoạn các nhiệm vụ

Raphinha rực sáng, Barca ngược dòng điên rồ chạm tay vào ngôi vương La Liga

Everton 0-2 Man City: Lực bất tòng tâm, Man xanh giành 3 điểm trong gian khó

Lịch thi đấu giải bóng chuyền các CLB nữ châu Á 2025: VTV Bình Điền Long An sẵn sàng chinh phục châu lục

Bảo hiểm nhân thọ Sun Life Việt Nam lỗ lũy kế hơn 6.300 tỷ đồng
Tin khác

Rèn luyện kỹ năng mềm, tư duy sáng tạo bắt nhịp “Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc”
Xã hội 19/04/2025 16:37

Gần 957.000 thí sinh đã thử đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT
Giáo dục 18/04/2025 22:42

Nghệ An phát động hưởng ứng Ngày sách và Văn hoá đọc
Giáo dục 18/04/2025 22:12

Hà Nội: Công bố phương án tuyển sinh vào lớp 10 trường công lập tự chủ tài chính, tư thục
Giáo dục 18/04/2025 19:56

Học sinh không được thay đổi nguyện vọng dự tuyển sau khi đã đăng ký
Giáo dục 18/04/2025 14:35

Đóng góp quan trọng hoàn thiện hệ sinh thái khởi nghiệp quốc gia
Giáo dục 18/04/2025 14:34

Hộ đăng ký kinh doanh dạy thêm, học thêm ở Nghệ An tăng đột biến
Giáo dục 17/04/2025 11:43

Chỉ tiêu tuyển sinh năm học 2025 - 2026 của các trường có vốn đầu tư nước ngoài
Giáo dục 16/04/2025 20:53

Hà Nội: 9 trường trung cấp được giao tuyển sinh 2.955 chỉ tiêu
Giáo dục 16/04/2025 20:52

77 trường tư thục được giao 27.919 chỉ tiêu tuyển sinh lớp 10
Giáo dục 16/04/2025 19:25