-->

Chuyển giao Cục Quản lý thị trường về địa phương: Không đổi nhiệm vụ khi thay đổi mô hình

Chiều ngày 17/3/2025, tại Hà Nội, Bộ Công Thương đã tổ chức Hội nghị chuyển giao Cục Quản lý thị trường (QLTT) các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về địa phương quản lý theo tinh thần chỉ đạo tại Nghị quyết số 18-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả. Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên chủ trì Hội nghị.
Quản lý thị trường xử lý 8.560 vụ việc vi phạm dịp Tết Nguyên đán 2025 Tổng cục Quản lý thị trường sau kết thúc mô hình sẽ chuyển sang chức năng mới Mô hình Tổng cục Quản lý thị trường chính thức kết thúc từ hôm nay (1/3)

Kiểm tra 665.168 vụ, xử phạt vi phạm 417.604 vụ

Sau 6 năm lực lượng QLTT hoạt động theo mô hình ngành dọc (2018 - 2025) với những thành tựu nổi bật trong kiểm tra kiểm soát thị trường thể hiện qua việc phát hiện, xử lý nhiều vụ việc vi phạm lớn, triệt xóa nhiều đường dây buôn lậu, sản xuất hàng giả, hàng kém chất lượng, góp phần ổn định thị trường, bảo vệ sản xuất và tiêu dùng trong nước.

Chuyển giao Cục Quản lý thị trường về địa phương: Không đổi nhiệm vụ khi thay đổi mô hình
Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên phát biểu tại Hội nghị (Ảnh: Quyên Lưu)

Theo đó, từ tháng 10/2018 đến nay, toàn lực lượng QLTT đã tiến hành kiểm tra 665.168 vụ, xử phạt vi phạm hành chính 417.604 vụ vi phạm, chuyển cơ quan tiến hành tố tụng 911 vụ để xem xét, khởi tố hình sự. Tổng số tiền xử lý vi phạm 5.542 tỷ đồng, trong đó: Thu nộp ngân sách nhà nước 3.376 tỷ đồng; trị giá tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu, áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả, chuyển giao trị giá lên tới hơn 2.166 tỷ đồng.

Một trong những lĩnh vực mang lại dấu ấn cho công tác QLTT thời gian qua đó là việc chủ động kiểm tra, ngăn chặn kịp thời các hành vi vi phạm trên lĩnh vực thương mại điện tử. Trong bối cảnh gia tăng các vấn đề về hàng giả và bảo vệ người tiêu dùng trong thương mại điện tử, Tổng cục đã phối hợp với các cơ quan, tổ chức liên quan triển khai Đề án về chống hàng giả và bảo vệ người tiêu dùng trong thương mại điện tử đến năm 2025.

Chỉ tính riêng trong năm 2024, lực lượng QLTT đã phát hiện, xử lý 3.124 vụ vi phạm trên môi trường thương mại điện tử (tăng 266% so với năm 2023), chuyển cơ quan điều tra 4 vụ, xử phạt vi phạm hành chính 48 tỷ đồng (tăng 220 % so với năm 2023); trị giá hàng hóa vi phạm trên 34 tỷ đồng (tăng 440% so với năm 2023).

Chuyển giao Cục Quản lý thị trường về địa phương: Không đổi nhiệm vụ khi thay đổi mô hình
Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên thực hiện chuyển giao Cục QLTT về các tỉnh, thành phố (Ảnh: Quyên Lưu)

Điều đáng chú ý, lực lượng QLTT đã thể hiện không có vùng cấm trong đấu tranh chống hàng giả, khi đánh trực diện vào những người nổi tiếng, các Tiktoker kinh doanh hàng giả, hàng lậu, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ như vụ kiểm tra kho hàng của Tiktoker Mai Ly; kiểm tra địa điểm kinh doanh, livestream sản phẩm thuộc Công ty Cổ phần Tập đoàn Zenpali của Tiktoker Phan Thủy Tiên tại Hà Nội, thu giữ hàng chục nghìn sản phẩm vi phạm; hay việc kiểm tra các kho hàng không rõ nguồn gốc bán chủ yếu trên livestream tại các tỉnh Tuyên Quang, Thanh Hóa, tỉnh Cà Mau và nhiều tỉnh thành khác.

Không đổi nhiệm vụ khi thay đổi mô hình

Báo cáo tình hình chuyển giao QLTT về địa phương, đồng chí Trần Hữu Linh, Cục trưởng Cục Quản lý và Phát triển thị trường trong nước cho biết, tính đến thời điểm hiện nay đã có 62/63 tỉnh, thành phố trên cả nước đã ký kết chuyển giao.

Nghị định 40 quy định, Bộ Công Thương thực hiện chức năng quản lý nhà nước về công nghiệp, thương mại trong đó có QLTT. Nghị định cũng quy định rõ, lực lượng QLTT có chức năng kiểm tra, hướng dẫn trực tiếp; chủ trì và phối hợp với các bộ, ngành, địa phương trong công tác đấu tranh phòng, chống hàng giả; có chức năng nhiệm vụ chỉ đạo, giám sát, kiểm tra lực lượng trên toàn quốc.

Cục trưởng Trần Hữu Linh cũng lưu ý rõ, thay đổi mô hình cần tránh cát cứ địa bàn; đảm bảo tính liên thông, sự phối hợp giữa các địa phương với Bộ Công Thương trong công tác đấu tranh phòng, chống hàng giả, buôn lậu, gian lận thương mại.

Nhắc lại nhiệm vụ của lực lượng QLTT trong giai đoạn tới, đồng chí Trần Hữu Linh cho biết, lực lượng có chức năng, quyền hạn chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra; cấp phát, sử dụng phù hiệu, biểu tượng, cấp hiệu, biển hiệu, trang phục; xây dựng tiêu chuẩn chức danh lãnh đạo chi cục/phòng/đội; tiêu chuẩn trang bị phương tiện làm việc; chương trình nội dung bồi dưỡng nghiệp vụ các ngạch kiểm soát viên thị trường...

Chuyển giao Cục Quản lý thị trường về địa phương: Không đổi nhiệm vụ khi thay đổi mô hình
Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền phát biểu tại Hội nghị (Ảnh: Quyên Lưu)

Trước sức nóng của thị trường, Cục trưởng Trần Hữu Linh cũng lưu ý những khó khăn hiện hữu trong thời gian tới, đó là các hành vi vi phạm ngày càng tinh vi, phức tạp; hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp, sở hữu trí tuệ ngày càng gia tăng; bên cạnh các hành vi diễn ra trên môi trường truyền thống, thương mại điện tử cũng đang đặt ra nhiều thách thức cho lực lượng.

“Có sự thay đổi về mô hình tổ chức nhưng màu áo, trách nhiệm của QLTT không thay đổi, cần sự phối hợp sâu sát, chặt chẽ hơn giữa Ủy ban nhân dân (UBND) các tỉnh với Cục Quản lý và Phát triển thị trường trong nước cũng như Bộ Công Thương”, Cục trưởng Trần Hữu Linh nhấn mạnh.

Phát biểu tại hội nghị, ông Nguyễn Mạnh Quyền - Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội đánh giá cao công tác của lực lượng QLTT trong thời gian qua. Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội cho biết, triển khai nhiệm vụ của Bộ Chính trị khi chuyển giao lực lượng QLTT về địa phương, ngay sau khi có chỉ đạo của Bộ Công Thương, thành phố Hà Nội đã chỉ đạo các sở, ngành tập trung ngay vào công việc, tiếp nhận nguyên trạng, không để gián đoạn hoạt động kiểm tra, kiểm soát của lực lượng QLTT.

Thành phố Hà Nội đã ký biên bản chuyển giao từ Bộ Công Thương và ngay sau đó giao sở, ngành tiến hành tham mưu trình tổ chức bộ máy hoạt động, hoàn thiện chức năng nhiệm vụ cho Chi cục QLTT Hà Nội. Đến thời điểm này, cơ bản các nhiệm vụ tiếp nhận QLTT Hà Nội đã được thực hiện thành công,

Lãnh đạo UBND thành phố Hà Nội khuyến cáo, Bộ Công Thương cũng như Cục Quản lý và Phát triển thị trường trong nước cùng các địa phương xây dựng cơ chế phối hợp trong công tác đấu tranh phòng, chống hàng giả, tạo khung pháp lý hàng lang thuận lợi.

Chuyển giao Cục Quản lý thị trường về địa phương: Không đổi nhiệm vụ khi thay đổi mô hình
Toàn cảnh hội nghị chuyển giao Cục QLTT các tỉnh, thành phố (Ảnh: Quyên Lưu)

Tham dự và phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên cho biết, trải qua chặng đường 68 năm xây dựng, phát triển và đặc biệt là trong 6 năm qua (từ khi thành lập Tổng cục QLTT đến nay), QLTT đã trở thành lực lượng chủ công trên mặt trận đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả tại thị trường nội địa...

Bên cạnh những thành tựu đạt được, công tác QLTT và lực lượng QLTT địa phương vẫn còn những hạn chế cần hoàn thiện và rút kinh nghiệm để thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao trong giai đoạn mới. Để đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đề nghị UBND các tỉnh, thành phố; Ban Chỉ đạo 389 các tỉnh, thành phố quan tâm thực hiện chỉ đạo nhiệm vụ.

Bộ trưởng Bộ Công Thương cũng đề nghị UBND và Ban Chỉ đạo 389 các tỉnh, thành phố quan tâm chỉ đạo thực hiện có hiệu quả các công việc trọng tâm như, tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Bộ Công Thương trong việc tham mưu, ban hành hoặc sửa đổi bổ sung các quy định hiện hành của pháp luật và những cơ chế chính sách trong công tác QLTT trong nội địa, nhất là công tác chuyên môn, chế độ chính sách đối với công chức chuyên môn trong toàn lực lượng.

Chú trọng xử lý các vấn đề liên quan đến bàn giao quản lý tài chính, ngân sách, tài sản công và chuyển tiếp quản lý dự án đầu tư công của các Cục QLTT chuyển về địa phương quản lý; đồng thời, sớm kiện toàn cơ cấu tổ chức và công tác cán bộ để các Chi cục QLTT ổn định bộ máy, không để bị ảnh hưởng hoặc gián đoạn công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường…

Đối với cán bộ Chi Cục QLTT trong bối cảnh mới, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đề nghị tiếp tục nêu cao tinh thần trách nhiệm, đoàn kết, giữ vững kỷ cương, kỷ luật, không ngừng học tập, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, đáp ứng yêu cầu công tác trong tình hình mới.

Bộ Công Thương cam kết tăng cường phối hợp với địa phương nhất là trong xây dựng cơ chế chính sách liên quan đến công tác chuyên môn, chế độ chính sách cho công chức, cán bộ QLTT. Định hướng trọng tâm công tác hàng năm, công tác kiểm tra, kiểm soát, công tác chuyên ngành để hoạt động QLTT có hiệu lực, hiệu quả.

Đỗ Đạt

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Những dấu ấn trong phong trào "Công nhân giỏi" tại quận Nam Từ Liêm

Những dấu ấn trong phong trào "Công nhân giỏi" tại quận Nam Từ Liêm

Trong bối cảnh hội nhập và phát triển kinh tế, phong trào "Công nhân giỏi" tại quận Nam Từ Liêm đã trở thành điểm sáng trong hoạt động Công đoàn, tạo động lực quan trọng thúc đẩy người lao động không ngừng nâng cao tay nghề, cải tiến kỹ thuật và đóng góp vào sự phát triển của doanh nghiệp.
Phim tài liệu đặc biệt về "Hành trình thống nhất"

Phim tài liệu đặc biệt về "Hành trình thống nhất"

Tối nay (2/5), Đài Truyền hình Việt Nam sẽ phát sóng bộ phim tài liệu đặc biệt với tựa đề “Hành trình thống nhất”, nằm trong khuôn khổ chương trình VTV Đặc biệt nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025) trên sóng VTV1.
Những điều kiện cần có để lao động hợp đồng được hỗ trợ khi sắp xếp bộ máy

Những điều kiện cần có để lao động hợp đồng được hỗ trợ khi sắp xếp bộ máy

Theo hướng dẫn mới nhất tại văn bản số 1814 của Bộ Nội vụ, ban hành trên cơ sở Nghị định 178/2024/NĐ-CP và Nghị định sửa đổi 67/2025/NĐ-CP, một số lao động hợp đồng đủ điều kiện sẽ được hỗ trợ nếu bị ảnh hưởng bởi việc tinh giản biên chế và sắp xếp lại tổ chức. Tuy nhiên, người lao động hợp đồng chỉ được xem xét hỗ trợ nếu thỏa mãn 3 điều kiện quan trọng.
Kinh nghiệm xây dựng “Doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa” từ công ty 100% vốn nước ngoài

Kinh nghiệm xây dựng “Doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa” từ công ty 100% vốn nước ngoài

Với những nỗ lực trong chăm lo bảo đảm đời sống, việc làm cho người lao động, Công ty TNHH Điện tử Meiko Việt Nam là một trong những đơn vị được Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội chứng nhận đạt “Doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa” giai đoạn 2023 - 2024.
Hà Nội: Chủ động các biện pháp phòng, chống sốt xuất huyết

Hà Nội: Chủ động các biện pháp phòng, chống sốt xuất huyết

Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội vừa có công văn về việc chủ động các biện pháp phòng, chống sốt xuất huyết.
Trên 50% vị trí tuyển dụng yêu cầu trình độ đại học

Trên 50% vị trí tuyển dụng yêu cầu trình độ đại học

Theo thống kê từ các tin tuyển dụng của doanh nghiệp và thông tin lao động đi tìm việc trên các website, quý I/2025, có đến 52,9% vị trí tuyển dụng yêu cầu trình độ từ đại học trở lên, trong khi chỉ 50,8% người tìm việc đạt yêu cầu này.
“Những chặng đường bụi bặm” tập 22: Ông Nhân đứng trước lựa chọn nói ra sự thật với con trai

“Những chặng đường bụi bặm” tập 22: Ông Nhân đứng trước lựa chọn nói ra sự thật với con trai

Tập 22 bộ phim truyền hình “Những chặng đường bụi bặm” phát sóng tối 2/5 trên VTV3 mang đến bước ngoặt cảm xúc khi ông Nhân (Võ Hoài Nam) quyết định đối mặt với sự thật quá khứ và nói ra thân phận thật của mình - là cha ruột của Hậu (Tô Dũng).

Tin khác

Nơi để trở về, nơi để đáng sống

Nơi để trở về, nơi để đáng sống

50 năm sau ngày giải phóng, Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) đang vươn mình mạnh mẽ, trở thành trung tâm kinh tế, văn hóa, khoa học, giáo dục của cả nước. Đây đồng thời cũng là mảnh đất có sức hấp dẫn đặc biệt, nơi tụ hội và là lựa chọn quê hương của người dân khắp nơi. Nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), báo Lao động Thủ đô ghi nhận tâm tư, tình cảm đặc biệt của Việt kiều, tri thức và người dân dành cho Thành phố mang tên Bác Hồ.
Xứng đáng với truyền thống quyết chiến, quyết thắng của Quân đội Việt Nam anh hùng

Xứng đáng với truyền thống quyết chiến, quyết thắng của Quân đội Việt Nam anh hùng

“Thế hệ chúng tôi tự hào và khẳng định rằng mình đã hoàn thành sứ mệnh chiến đấu, chiến thắng, thu giang sơn về một mối và tạo ra những tiền đề cho đất nước phát triển”, Thiếu tướng Trần Ngọc Thổ - nguyên Tham mưu trưởng Quân khu 7, đại diện lực lượng tham gia Chiến dịch Hồ Chí Minh phát biểu tại lễ kỷ niệm.
Giải phóng miền Nam qua hồi ức một vị tướng

Giải phóng miền Nam qua hồi ức một vị tướng

Trong Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử mùa Xuân năm 1975, Thiếu tướng Hoàng Thế Thiện, với cương vị Chính ủy đầu tiên của Quân đoàn 4, đã trực tiếp tham gia chỉ huy một trong năm cánh quân tiến về giải phóng Sài Gòn - cánh quân hướng Đông. Dịp Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), Chủ tịch nước đã truy tặng danh hiệu "Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân" cho đồng chí Thiếu tướng Hoàng Thế Thiện.
Phát huy truyền thống, tuổi trẻ Việt Nam dựng xây tương lai

Phát huy truyền thống, tuổi trẻ Việt Nam dựng xây tương lai

Tự hào và tiếp bước truyền thống hào hùng của dân tộc, tuổi trẻ cả nước đã và đang tiếp tục phát huy tinh thần xung kích, tình nguyện, ra sức thi đua, cống hiến sức trẻ tham gia xây dựng quê hương, đất nước.
Vẹn nguyên cảm xúc ngày thống nhất

Vẹn nguyên cảm xúc ngày thống nhất

Cách đây 50 năm (30/4/1975 - 30/4/2025) đất nước trọn niềm vui, “non sông thống nhất” sau bao nhiêu năm chờ đợi. Một Việt Nam thống nhất, chan hòa tình Bắc - Nam gắn với thời khắc tháng 4 lịch sử của dân tộc vẫn còn vẹn nguyên trong ký ức của người Hà Nội hướng về miền Nam ruột thịt.
Nơi những câu chuyện hòa bình được kể lại

Nơi những câu chuyện hòa bình được kể lại

Không chỉ là nơi lưu giữ dấu tích của quá khứ, Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày (huyện Phú Xuyên, Hà Nội) là nơi vang vọng những câu chuyện thấm đẫm máu, nước mắt và niềm tin. Nơi đây, từng viên gạch, từng bức ảnh, từng dòng chữ khắc ghi đều là chứng nhân cho một thời kỳ lịch sử oanh liệt, khi những người con ưu tú của Tổ quốc đã dũng cảm đứng lên, dám đánh đổi cả tuổi xuân, tự do, thậm chí cả mạng sống vì độc lập – tự do của dân tộc.
Hậu phương lớn góp sức thống nhất non sông

Hậu phương lớn góp sức thống nhất non sông

Hà Nội không chỉ là trái tim của cả nước, mà còn là điểm tựa vững chắc góp phần làm nên chiến thắng lịch sử 30/4/1975. Trong hơn hai mươi năm kháng chiến chống đế quốc Mỹ, Thủ đô Hà Nội luôn hướng về miền Nam, với tinh thần “tất cả vì miền Nam ruột thịt”, hết lòng, hết sức cùng cả nước động viên cổ vũ cuộc đấu tranh kiên cường của đồng bào, chiến sĩ miền Nam, chi viện sức người, sức của cho miền Nam đến thắng lợi cuối cùng.
Hà Nội sau 50 năm đất nước trọn niềm vui

Hà Nội sau 50 năm đất nước trọn niềm vui

50 năm sau ngày Giải phóng miền Nam, Hà Nội vẫn đang không ngừng nỗ lực để phát triển. Mỗi khi khúc ca thống nhất đất nước được ngân vang, bài học về phát huy sức mạnh hậu phương miền Bắc nói chung và Thủ đô Hà Nội nói riêng được nhắc lại. Từ đó, “trái tim của cả nước” lại thêm những nhịp đập mạnh mẽ, giữ trọn tinh thần “Thủ đô vì cả nước”, “cả nước nhìn về Thủ đô ta. Thế giới trông vào Thủ đô ta…”.
Thành phố Hồ Chí Minh: Dấu mốc lịch sử sau nửa thế kỷ phát triển

Thành phố Hồ Chí Minh: Dấu mốc lịch sử sau nửa thế kỷ phát triển

50 năm sau giải phóng (1975 - 2025), dưới sự lãnh đạo của Đảng, bằng sự năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) đã đoàn kết một lòng đưa Thành phố phát triển không ngừng. Là đàu tầu kinh tế, chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu GDP kinh tế nước nhà, nơi “đất lành chim đậu”, đồng thời cũng là nơi “phát kiến” nhiều mô hình quản lý, cách làm hay để nhân rộng ra cả nước. Phát huy những thành tựu 50 năm qua, để Thành phố thực sự là trung tâm kinh tế đất nước cũng như trung tâm tài chính khu vực, vào ngày 1/7 thực hiện chủ trương sắp xếp địa giới hành chính, các địa phương Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Dương sẽ hợp nhất vào TP. Hồ Chí Minh. Đây chính là thời khắc lịch sử lần thứ 2 để Thành phố mang tên Bác vững tin cùng cả nước bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam nhằm hiện thực hóa mục tiêu đất nước hùng cường.
Từ hiệu lệnh “thần tốc” đến Ngày thống nhất

Từ hiệu lệnh “thần tốc” đến Ngày thống nhất

Cách đây 50 năm, trước những chuyển biến mau lẹ trên chiến trường, ngày 7/4/1975, toàn bộ các cánh quân của ta ở phía Nam đã nhận được một bức điện khẩn của Đại tướng, Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp: “Thần tốc, thần tốc hơn nữa, táo bạo, táo bạo hơn nữa, tranh thủ từng giờ từng phút xốc tới chiến trường giải phóng miền Nam, quyết chiến và toàn thắng”. 23 ngày sau, các cánh quân của ta đã kéo về Dinh Độc Lập đánh dấu kết thúc cuộc hành trình hơn 20 năm chiến đấu để non sông liền một dải (30/4/1975) hoàn thành sứ mệnh lịch sử trước Tổ quốc. Tại thời khắc lịch sử ngày 30/4, chúng ta tưởng nhớ đến công lao vĩ đại của Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu; của các đồng chí lãnh đạo Trung ương, các tướng lĩnh, chiến sĩ và nhân dân… đã làm nên mùa Xuân đại thắng ca khúc khải hoàn.
Xem thêm
Phiên bản di động