-->

Chuyện chưa kể về tòa tháp và "động tiên" bên hồ Hoàn Kiếm

Lặng lẽ bên bờ hồ Hoàn Kiếm, bấy lâu nay, ngọn tháp Hòa Phong đã nhuốm màu rêu phong cùng thời gian và có lẽ, ít ai biết rằng đó là dấu tích của ngôi chùa lớn nhất đất kinh kỳ ở thế kỷ XIX.
tin nhap 20160517092331 Huyền thoại phố Nhà Thờ!
tin nhap 20160517092331 Hồ Gươm trong lòng người Nam Bộ

Ngọn tháp cổ cuối cùng

Với những người dân Hà Thành, hình ảnh một ngôi tháp rêu phong, cổ kính nằm trên đường Đinh Tiên Hoàng dường như đã trở nên quá quen thuộc. Ngôi tháp như một điểm nhấn cổ kính giữa lòng Hà Nội. Hầu hết không chỉ người Hà Nội mà những người khách tới hồ Hoàn Kiếm du lịch đều nghĩ rằng ngôi tháp thuộc quần thể Tháp Rùa – hồ Hoàn Kiếm. Nhưng ít ai biết đó là một trong những công trình kiến trúc nghệ thuật còn sót lại của quần thể chùa Báo Ân được xây dựng cách đây hàng trăm năm

tin nhap 20160517092331
Tháp Hòa Phong - dấu xưa còn đó bên hồ Hoàn Kiếm.

Chùa có tên là Báo Ân được xây vào khoảng năm 1842. Vì hồ trong chùa rất nhiều sen nên dân còn gọi là chùa Liên Trì và cũng còn có tên khác là Quan Thượng (tên của viên quan lập chùa). Chùa có 180 gian, kiến trúc phức tạp và cầu kỳ. Chùa nằm ở bờ Đông hồ Hoàn Kiếm, mặt trước quay ra sông Hồng, mặt sau dựa vào hồ. Chùa Báo Ân nằm trên khu đất gần 100 mẫu, gồm 180 gian với 36 nóc.

Tháng 11.1885, viên Toàn quyền người Pháp De Lanessan ra lệnh đốt các nhà lá quanh hồ Hoàn Kiếm. Đêm 22.1.1886, 300 nóc nhà ở Cầu Gỗ, Hàng Bè, Hàng Mắm, Hàng Thùng, Hàng Vôi đã bị cháy trụi. Và tới đêm 28.1.1886, một vụ cháy lớn xảy ra đã tiêu hủy cả thôn Cự Lâu. Khu vực chùa Báo Ân chỉ còn là mảnh đất hoang tàn.

Tới năm 1888, Pháp đã phá hủy chùa để xây nhà bưu điện. Chỉ còn tháp Hòa Phong phía sau chùa được giữ lại và là dấu tích duy nhất của chùa Báo Ân.

Tháp Hòa Phong có hình vuông , gồm 3 tầng. Ở tầng 1 có cửa mở về 4 hướng theo lối vòm cuốn. Phía trên các cửa có những chữ như: Báo Ân môn - Báo Nghĩa môn - Báo Đức môn - Báo Phúc môn. Trên tầng 2, 4 góc xây trụ vuông đặt tượng 4 con nghê đều hướng về phía Đông. Tầng 3 ghi “Hòa Phong Tháp”, trên đỉnh nhô cao có trang trí bầu hồ lô.

Đây là một kiểu tháp rất ít thấy trong kiến trúc Phật giáo. Tầng 1 to và cao hơn hẳn hai tầng trên cùng. Nếu như bảo tháp Lục độ Đài sen ở chùa Trấn Quốc (bên hồ Tây) vươn tới 11 tầng, cao 15 mét, thì tháp Hòa Phong chỉ có 3 tầng và xây bằng gạch trần. Có lẽ do nó nằm ở ngoài phía cổng chùa, chứ không như những ngôi tháp mộ sư trong vườn chùa.

Dấu tích của "động tiên"

Theo các tư liệu, người chủ trì việc dựng chùa là Tổng đốc Hà Ninh (Hà Nội - Bắc Ninh) Nguyễn Đăng Giai, vốn là người làng Phù Chánh, huyện Lệ Thủy (tỉnh Quảng Bình). Ông xuất thân trong một danh gia vọng tộc, ông nội là Tiến sĩ Nguyễn Đăng Hoành, cha ông là Hiệp biện đại học sĩ Nguyễn Đăng Tuân (là thày dạy học của Vua Thiệu Trị).

Thuở nhỏ, Nguyễn Đăng Giai theo học với cha, năm Minh Mạng thứ nhất (1820), ông đỗ hương tiến (cử nhân) rồi lần lượt được bổ nhiệm các chức quan quan trọng trong triều Nguyễn. Ông là vị danh thần có nhiều công lao to lớn trong việc dẹp nạn cướp, chấn chỉnh binh thuyền, tiễu trừ nhiều nạn nhũng nhiễu hại dân, dẹp nhiều cuộc nổi loạn, mở nhà dưỡng tế cho nhân dân mất mùa, đói kém... Năm Bính Ngọ 1846, dưới triều Thiệu Trị, Nguyễn Đăng Giai khi ấy giữ cương vị Tổng đốc Hà Ninh, đã đứng ra chủ trì, quyên tiền cho việc xây chùa Báo Ân với quy mô lớn.

Chùa Báo Ân sau khi khánh thành có quy mô bề thế vào loại nhất thành Hà Nội thời đó. Từ con đường ven hồ phía Đông dẫn vào có tháp Hòa Phong, sau đó đến cổng chùa, vượt qua chiếc cầu đúc lát gạch thì đến lầu hộ pháp, 2 bên có 4 ngọn tháp đối xứng cao 3 tầng.

Tiếp đến “Đại hùng bửu điện” tôn trí nhiều pho tượng Phật, Bồ Tát tuyệt đẹp. Có hành lang tô đắp, chạm trổ cảnh “Thập điện Diêm Vương” - mô tả sự khổ ải trong 10 tầng địa ngục rất sinh động. Phía sau có điện thờ thánh mẫu, tăng xá, trai đường, tổng thể chùa có 36 mái, 150 gian. Quanh vườn chùa được xây tường bát giác bao bọc, bên ngoài đào hào trồng sen.

Đây là một trong những công trình mang dấu ấn của nhà Nguyễn trên đất Thăng Long, đồng thời cũng tiêu biểu cho dòng tư tưởng “Cư Nho Mộ Thích” thịnh hành trong thời Nguyễn. Tư tưởng này có nghĩa là học hành theo đạo Nho, nhưng vẫn chuộng mộ đạo Phật. Quan Tổng đốc Nguyễn Đăng Giai là con nhà Nho giáo, nhưng lại đứng ra chủ trì việc dựng chùa.

Với vị trí đắc địa cạnh hồ Hoàn Kiếm linh thiêng, chùa Báo Ân  xưa được ví như "động tiên" giữa chốn kinh kỳ với những câu ca truyền tụng như: "Gần xa nô nức tưng bừng/Vào chùa Quan Thượng xem bằng động tiên". Quang cảnh thanh tịnh, đẹp đẽ của chùa Báo Ân khi ấy đã đi vào trong dân gian bằng những câu ngợi ca hết lời: "Phong quang cảnh trí trăm đường/Trong xây chín giếng, ngoài tường lục lăng/Rõ mười cửa động tưng bừng/Đền vàng tỏa ngọc chất từng như nêm".

Là ngôi chùa lớn bậc nhất kinh kỳ thuở bấy giờ, nhưng Báo Ân có lẽ cũng là ngôi chùa "đoản thọ" nhất. Các tài liệu còn tồn tại đến ngày nay có sự vênh nhau về năm xây dựng và năm ngôi chùa bị phá hủy, có tài liệu nói chùa Báo Ân xây năm 1842, bị phá năm 1883; có tài liệu lại viết xây dựng năm 1846, bị phá hủy năm 1888... Nhưng dù theo mốc nào, thì Báo Ân vẫn là ngôi chùa có thời gian tồn tại ngắn nhất trong lịch sử các ngôi chùa lớn ở Việt Nam.

Hà Thành

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Hà Nội thông báo treo cờ Tổ quốc dịp Tết Nguyên đán

Hà Nội thông báo treo cờ Tổ quốc dịp Tết Nguyên đán

(LĐTĐ) Các cơ quan, đơn vị, bệnh viện, trường học và nhân dân trên địa bàn Hà Nội treo cờ Tổ quốc từ ngày 24/1/2025 đến hết ngày 9/2/2025 chào mừng Tết Nguyên đán Ất Tỵ và kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930 - 3/2/2025).
Danh sách 30 điểm bắn pháo hoa Tết Nguyên đán Ất Tỵ tại Hà Nội

Danh sách 30 điểm bắn pháo hoa Tết Nguyên đán Ất Tỵ tại Hà Nội

(LĐTĐ) Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025, thành phố Hà Nội tổ chức tổng số 30 điểm bắn pháo hoa với 31 trận địa (trong đó, 10 trận địa bắn pháo hoa tầm cao kết hợp pháo hoa tầm thấp và 21 trận địa bắn pháo hoa tầm thấp).
Cổ động viên "tiếp lửa" cho CLB Công an Hà Nội ngược dòng kịch tính trên đất Malaysia

Cổ động viên "tiếp lửa" cho CLB Công an Hà Nội ngược dòng kịch tính trên đất Malaysia

(LĐTĐ) Tình cảm nồng nhiệt từ người hâm mộ tại Kuala Lumpur và các thành viên thuộc Hiệp hội Hữu nghị Malaysia - Việt Nam là nguồn động lực to lớn để các thành viên CLB Công an Hà Nội nỗ lực giành chiến thắng kịch tính trong trận đấu diễn ra vào tối 23/1 trên đất Malaysia.
Mùa xuân hạnh phúc của cặp vợ chồng 12 năm khát khao mong con

Mùa xuân hạnh phúc của cặp vợ chồng 12 năm khát khao mong con

(LĐTĐ) Sau 12 năm dài khát khao, cố gắng và hy vọng, Tết này gia đình chị Phùng Thị Liên đã được hưởng niềm hạnh phúc trọn vẹn khi chào đón hai thiên thần nhỏ - những món quà quý giá mang cả mùa xuân và yêu thương về tổ ấm.
Hà Nội thực hiện thí điểm mô hình đại lý dịch vụ công trực tuyến

Hà Nội thực hiện thí điểm mô hình đại lý dịch vụ công trực tuyến

(LĐTĐ) Trung tâm Phục vụ hành chính công thành phố Hà Nội vừa ban hành Thông báo số 12/TB-TTPVHCC về việc thực hiện thí điểm mô hình Đại lý dịch vụ công trực tuyến giai đoạn 1 trên địa bàn Hà Nội.
LĐLĐ quận Bắc Từ Liêm phát động thi đua hoàn thành tốt nhiệm vụ năm 2025

LĐLĐ quận Bắc Từ Liêm phát động thi đua hoàn thành tốt nhiệm vụ năm 2025

(LĐTĐ) Hưởng ứng các phong trào thi đua do Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội phát động, vừa qua, LĐLĐ quận Bắc Từ Liêm đã phát động phong trào thi đua trong công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) quận năm 2025.
Đề xuất Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh được tăng thêm không quá 15 Phó Giám đốc Sở

Đề xuất Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh được tăng thêm không quá 15 Phó Giám đốc Sở

Căn cứ chức năng, nhiệm vụ của các sở sau khi thực hiện sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy, Bộ Nội vụ đề xuất đối với Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh được tăng thêm không quá 15 Phó Giám đốc sở.

Tin khác

Vinh danh những “lá chắn” vững vàng, tiêu biểu ở cơ sở

Vinh danh những “lá chắn” vững vàng, tiêu biểu ở cơ sở

(LĐTĐ) Ngày 16/1, Công an thành phố Hà Nội đã tổ chức chương trình giao lưu, tôn vinh các tập thể, cá nhân xuất sắc tiêu biểu đại diện cán bộ Công an xã, thị trấn và lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở.
Cột cờ Hà Nội mở cửa đón khách từ 1/1/2025

Cột cờ Hà Nội mở cửa đón khách từ 1/1/2025

(LĐTĐ) Từ ngày 1/1/2025, Cột cờ Hà Nội - một trong những biểu tượng lịch sử của Thủ đô sẽ chính thức mở cửa đón khách tham quan, đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa của Hà Nội.
Hà Nội: Chiêm ngưỡng pháo hoa rực rỡ vào thời khắc sang năm mới 2025

Hà Nội: Chiêm ngưỡng pháo hoa rực rỡ vào thời khắc sang năm mới 2025

(LĐTĐ) Chào mừng Tết Dương lịch năm 2025, thành phố Hà Nội tổ chức bắn pháo hoa tại 5 điểm với 6 trận địa bắn pháo hoa tầm cao kết hợp tầm thấp. Hàng triệu người dân hân hoan, mãn nhãn với màn pháo hoa đẹp rực rỡ kéo dài 15 phút.
Hoài niệm về Hà Nội xưa qua không gian nghệ thuật ga Long Biên

Hoài niệm về Hà Nội xưa qua không gian nghệ thuật ga Long Biên

(LĐTĐ) Sau khi hoàn thành Dự án nghệ thuật công cộng ga Long Biên, cảnh quan khu vực đã hoàn toàn đổi khác với cụm tác phẩm nghệ thuật đa dạng như tranh 3D, sắp đặt điêu khắc và ánh sáng. Từ đây, ga Long Biên đã được làm mới, tạo sức hút hấp dẫn đối với người dân và du khách khi đến tham quan Thủ đô.
Độc đáo di sản cổ tự  2.000 năm tuổi

Độc đáo di sản cổ tự 2.000 năm tuổi

(LĐTĐ) Chùa Yên Phú có tên chữ là Thanh Vân tự, sau đổi thành Khánh Hưng tự - là một trong những ngôi chùa cổ nhất Việt Nam. Chùa cách trung tâm Hà Nội 18km về phía Nam, với bề dày lịch sử 2.000 năm và những câu chuyện ly kỳ xung quanh cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng.
Phở - Tinh hoa ẩm thực Hà thành trong kỷ nguyên số

Phở - Tinh hoa ẩm thực Hà thành trong kỷ nguyên số

(LĐTĐ) Với hơn một thế kỷ phát triển, phở Hà Nội đã chính thức được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia năm 2024. Đây không chỉ là niềm tự hào của người Hà Nội, mà còn là thành quả từ công sức của nhiều thế hệ nghệ nhân. Hiện phở truyền thống không chỉ được bảo tồn, mà còn phát triển, lan tỏa mạnh mẽ trong kỷ nguyên công nghệ số, và là sản phẩm sáng tạo của Hà Nội trong ngành công nghiệp văn hóa.
“Đêm Trúc Bạch” - Trải nghiệm Hà Nội qua lăng kính thời bao cấp

“Đêm Trúc Bạch” - Trải nghiệm Hà Nội qua lăng kính thời bao cấp

(LĐTĐ) Hưởng ứng các chương trình xúc tiến, quảng bá du lịch, nhằm thúc đẩy và phát triển đa dạng, đặc sắc các sản phẩm du lịch đêm trên địa bàn thành phố Hà Nội, Sở Du lịch Hà Nội và Ủy ban nhân dân quận Ba Đình phối hợp tổ chức chương trình xúc tiến, quảng bá du lịch đêm với chủ đề “Đêm Trúc Bạch”.
Báo Lao động Thủ đô giành giải Ba cuộc thi viết về Bảo vệ môi trường Hà Nội năm 2024

Báo Lao động Thủ đô giành giải Ba cuộc thi viết về Bảo vệ môi trường Hà Nội năm 2024

(LĐTĐ) Ngày 28/11, Báo Kinh tế & Đô thị tổ chức Lễ Tổng kết và Trao giải Chương trình truyền thông về Bảo vệ môi trường trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2024. Đáng chú ý, vượt qua hàng nghìn tác phẩm, loạt bài viết "Phát triển kinh tế làng nghề - làm sao để “được nhiều hơn mất”?" của Báo Lao động Thủ đô đã giành giải Ba cuộc thi viết Bảo vệ môi trường trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Sông Đáy thuở xưa

Sông Đáy thuở xưa

(LĐTĐ) Mỗi lần nghe những giai điệu da diết chứa chan tình quê của người nhạc sĩ tài hoa Hoàng Hiệp, trong tôi lại trào dâng niềm thương nhớ dòng sông tuổi thơ quê mình: “Trong tim ai cũng có một dòng sông riêng mình/ Tim tôi luôn gắn bó với dòng sông tuổi thơ/ Con sông tôi tắm mát, con sông tôi đã hát/ Con sông cho tôi đậm một tình yêu nước non quê nhà”… Có lẽ đúng là vậy, không chỉ riêng tôi mà trong trái tim mỗi người, ai cũng có một dòng sông để thương, để nhớ.
Huyện Thường Tín: Khai thác giá trị văn hóa để phát triển du lịch

Huyện Thường Tín: Khai thác giá trị văn hóa để phát triển du lịch

(LĐTĐ) Những năm gần đây, huyện Thường Tín (Hà Nội) chú trọng việc định hình thương hiệu và phát triển các sản phẩm du lịch đặc thù nhằm khai thác tối đa lợi thế về văn hóa và tự nhiên.
Xem thêm
Phiên bản di động