Chương trình 9+: Cơ hội thứ 2 cho học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở
Chương trình 9+: Hướng đi mới lập nghiệp 4.0 Chú trọng tuyển sinh, đào tạo nghề chương trình 9+ Thêm cơ hội lập nghiệp cho học viên nghề hệ 9+ |
Căng thẳng vì áp lực thi cử
Còn chưa đầy 2 tháng nữa, kỳ thi vào lớp 10 THPT năm 2025 của thành phố Hà Nội sẽ diễn ra. Thời gian này, các trường đang vào chặng nước rút trong công tác hỗ trợ học sinh thi vào lớp 10 và đa số các bậc phụ huynh có con học lớp 9 thì đang như “ngồi trên đống lửa”.
Có con đang học lớp 9, chị Phạm Thị Hồng (ở Hoài Đức, Hà Nội), không giấu được nỗi lo lắng khi nói về tình hình học tập, thi cử của con. “Con tôi tuy không ham chơi, nhưng không chịu được áp lực học tập cao, nên thời gian nước rút này, trong khi các bạn lao vào ôn luyện thì cháu cũng vẫn vừa học vừa chơi. Tôi cũng chỉ nhắc nhở nhẹ nhàng chứ không dám thúc ép cháu. Kết quả đợt thi khảo sát vừa rồi của cháu thấp nên tôi khá lo lắng” - chị Hồng chia sẻ.
![]() |
Tư vấn tuyển sinh học nghề tại Ngày hội gắn kết giáo dục nghề nghiệp Thủ đô với thị trường lao động năm 2024. Ảnh minh họa. |
Giống như chị Hồng, chị Nguyễn Thị Tâm (ở quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) những ngày này cũng đang lo lắng, căng thẳng vì có con sắp thi vào lớp 10. Chị Tâm bộc bạch: “Qua phương tiện thông tin đại chúng và phổ biến từ nhà trường, tôi được biết việc thi vào lớp 10 công lập cạnh tranh rất gay gắt mà lực học của con tôi không được tốt, cháu lại khá mải chơi, cơ hội vào được trường cấp III công lập rất thấp. Trong khi đó, tôi là công nhân, thu nhập hạn hẹp, không có điều kiện cho cháu đi học trường dân lập với chi phí đắt đỏ, nên tôi cũng đang khá lo lắng, không biết sẽ phải làm sao”.
Tâm trạng của chị Hồng, chị Tâm có lẽ cũng là tâm trạng của không ít các bậc phụ huynh có con tham dự kỳ thi vào THPT công lập ở Hà Nội năm nay. Và những lo lắng, áp lực ấy không phải là không có cơ sở. Theo thông tin từ Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, năm học 2025 - 2026, toàn thành phố Hà Nội có khoảng 127.000 học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở. Trong đó, các trường trung học phổ thông công lập sẽ chỉ tuyển hơn 79.000 em, tương đương 64%. Số còn lại phải tìm cơ hội học tập tại các trường tư thục, trường công lập tự chủ, trung tâm giáo dục thường xuyên - giáo dục nghề nghiệp…
Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Hồng Dân - Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, phụ huynh và các em học sinh không cần phải quá lo lắng, bởi hiện nay, Chương trình 9+ tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp - mô hình đào tạo kết hợp học nghề và học văn hóa trình độ trung học phổ thông - với nhiều ưu điểm đang thực sự mở ra nhiều cơ hội cho các em học sinh.
Học nhanh, sớm có nghề
Theo Hiệu trưởng Trường Trung cấp Kinh tế - Kỹ thuật Bắc Thăng Long Tạ Văn Xã: Chương trình 9+ có các điểm ưu việt như: Học sinh tham gia Chương trình 9+ sẽ được thi tốt nghiệp cùng thời gian và thi cùng đề với kỳ thi trung học phổ thông quốc gia theo quy định tại Quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông; sau khi tốt nghiệp, người học được tiếp tục liên thông lên cao đẳng, đại học.
![]() |
Giờ học của học sinh Chương trình 9+ tại Trường Cao đẳng công nghệ cao Hà Nội. |
Đáng chú ý, ngay trong thời gian học tập tại trường, học sinh đã được thực hành làm quen với vị trí công việc tại các doanh nghiệp. Vì vậy, các doanh nghiệp cũng sẵn sàng tuyển dụng học sinh sau tốt nghiệp vào làm việc. “Năm 2025, Trường Trung cấp Kinh tế - Kỹ thuật Bắc Thăng Long dự kiến tuyển sinh 800 học sinh. Trong đó, số học sinh đào tạo trực tiếp tại trường là 450 học sinh, còn lại là học sinh đào tạo tại đơn vị liên kết là các trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên” - ông Tạ Văn Xã thông tin
Còn Hiệu trưởng Trường Trung cấp nghề Tổng hợp Hà Nội Khuất Huy Bằng cho biết, năm nay, dự kiến chỉ tiêu tuyển sinh Chương trình 9+ của nhà trường là 860 học sinh. Điều kiện tham gia Chương trình 9+ là học sinh có bằng tốt nghiệp trung học cơ sở, sức khỏe bảo đảm, có nhu cầu học chương trình song bằng. Theo Nghị định số 86/NĐ-CP của Chính phủ, học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở học tiếp lên trung cấp sẽ được hỗ trợ 100% học phí nhằm góp phần giải quyết tình trạng "thừa thầy, thiếu thợ" hiện nay.
"Ưu điểm học hệ song bằng là các em được chọn học nghề phù hợp với sở thích, năng lực và đam mê của bản thân. Trong khi đó, chương trình văn hóa được giảm tải, giảm áp lực so với học tại các trường trung học phổ thông. Năm nay, nhà trường đẩy mạnh tư vấn tuyển sinh ngay từ học kỳ 1 để các em có nguyện vọng học nghề có thể xác định từ sớm. Chúng tôi cũng đã mở thêm các ngành nghề đang “hot” như tạo mẫu tóc, chăm sóc sắc đẹp…”, ông Khuất Huy Bằng chia sẻ.
Chương trình 9+ là một trong các mô hình đào tạo góp phần tích cực nâng cao nhận thức của xã hội về giáo dục nghề nghiệp, tạo sự chuyển biến trong công tác phân luồng học sinh vào giáo dục nghề nghiệp. Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Công nghệ cao Hà Nội Phạm Xuân Khánh đánh giá, chương trình góp phần khắc phục tình trạng “thừa thầy, thiếu thợ”, bởi cùng với việc học văn hóa trình độ trung học phổ thông, các em được dạy nghề, được tham gia Hội thi Kỹ năng nghề…
Việc học văn hóa kết hợp học nghề theo Chương trình 9+ cũng đang hấp dẫn giới trẻ. Bởi vì nhiều cơ sở giáo dục nghề nghiệp đã chuyển đổi số trong đào tạo, xây dựng hệ thống học liệu đào tạo trực tuyến, số hóa 100% học liệu đối với hàng chục nghề khác nhau. Các chương trình học nghề cũng được xây dựng với tỷ lệ thực hành chiếm gần 80% theo vị trí việc làm phù hợp với thực tế công việc.
Theo kế hoạch của thành phố Hà Nội, năm 2025, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp sẽ thực hiện đào tạo cho 240.000 lượt người, bao gồm học sinh trung học cơ sở, trung học phổ thông học nghề theo Chương trình 9+. Cùng với việc tăng cường giáo dục định hướng nghề nghiệp trong các trường, Hà Nội đang xây dựng cơ chế chính sách hỗ trợ học phí đối với học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở, trung học phổ thông tham gia học nghề trình độ trung cấp, cao đẳng. Cùng với đó, ngày hội gắn kết giáo dục nghề nghiệp Thủ đô với thị trường lao động năm 2025 cũng sẽ được tổ chức, tạo điều kiện thuận lợi để các cơ sở giáo dục nghề nghiệp tiếp cận học sinh tại các trường trung học cơ sở, trung học phổ thông, trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên qua đó giới thiệu, tuyên truyền, tư vấn, định hướng nghề nghiệp, góp phần phân luồng từ sớm cho học sinh lựa chọn học nghề. |
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

Công đoàn huyện Quốc Oai tập trung tổ chức hiệu quả các hoạt động trong Tháng Công nhân

Hơn 60 doanh nghiệp tham gia kết nối cung cầu hàng hóa tại Hưng Yên

Danh tính các đối tượng trong vụ việc "bảo kê" xây dựng tại phường Xuân La

Cựu Tổng Giám đốc Tổng công ty Chè Việt Nam bị đề nghị 11-12 năm tù

Chuyển đổi số toàn diện, vì cuộc sống tốt đẹp hơn

Chính thức khởi tranh Giải bóng đá CNVCLĐ & LLVT quận Hai Bà Trưng lần thứ XXIV - năm 2025

Tổng Bí thư Tô Lâm gặp mặt cán bộ lão thành cách mạng, người có công, gia đình chính sách
Tin khác

Học sinh được thử đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT trực tuyến đến hết ngày 18/4
Giáo dục 15/04/2025 11:21

Hà Nội: 6 điểm tiếp nhận đăng ký thi tốt nghiệp THPT với thí sinh dự thi theo chương trình cũ
Giáo dục 14/04/2025 22:27

Phân định rõ trách nhiệm, quyền hạn trong hoạt động thanh tra, kiểm tra kỳ thi tốt nghiệp THPT
Giáo dục 14/04/2025 22:26

37 đội tham gia Liên hoan các ban nhạc/nhóm nhạc học sinh THPT thành phố Hà Nội
Giáo dục 14/04/2025 13:49

Tăng cường giải pháp hỗ trợ học sinh sau kỳ kiểm tra khảo sát chất lượng
Giáo dục 13/04/2025 22:56

Năm học 2025 - 2026, Hà Nội tăng 14 lớp chuyên với gần 500 chỉ tiêu
Giáo dục 13/04/2025 06:05

Hà Nội: Trao giải cuộc thi Olympic tiếng Anh cấp tiểu học năm học 2024 - 2025
Giáo dục 12/04/2025 13:08

Quản lý Nhà nước về giáo dục khi thực hiện mô hình chính quyền địa phương 2 cấp
Giáo dục 11/04/2025 22:25

Bộ GD&ĐT sẽ kiểm tra công tác tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT tại 30 Sở GD&ĐT
Giáo dục 11/04/2025 20:49

29 Trung tâm GDNN - GDTX được giao 12.080 chỉ tiêu tuyển sinh lớp 10
Giáo dục 11/04/2025 19:20