--> -->

"Chuẩn hóa" các vấn đề môi trường của Thủ đô

Nhằm chuẩn hóa các tiêu chuẩn, hệ thống chỉ tiêu hướng tới xây dựng Thủ đô xanh, sạch, đẹp, phát triển bền vững, dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) đã kế thừa một số quy định tại Điều 14, Luật Thủ đô 2012 về bảo vệ môi trường, nhưng sửa đổi, bổ sung cho phù hợp nhiều chính sách mới.
Hoa hậu Nguyễn Thanh Hà kêu gọi người dân bảo vệ dòng sông quê hương Sắp diễn ra Hội thảo khoa học quốc tế “Môi trường và Kỹ thuật điện - châu Á 2023” Cảnh giác thủ đoạn mạo danh cán bộ Sở Tài nguyên và Môi trường để lừa đảo

Nhiều vấn đề đặt ra

Nghị quyết số 15-NQ/TW ngày 5/5/2022 của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 đã xác định nhiệm vụ cho giải pháp về bảo vệ môi trường là “tạo chuyển biến rõ nét trong công tác bảo vệ môi trường; thực hiện đồng bộ, hiệu quả các giải pháp nhằm cải thiện chất lượng không khí; xử lý cơ bản ô nhiễm môi trường nước các hệ thống sông, hồ; hoàn thành cải tạo môi trường sông Nhuệ, sông Đáy, sông Tô Lịch; các chương trình chống úng, ngập; hạ tầng xử lý rác thải, nước thải, cây xanh đô thị... theo quy hoạch”.

Tiếp đó, Nghị quyết số 06-NQ/TW ngày 24/1/2022 của Bộ Chính trị về quy hoạch, xây dựng, quản lý và phát triển bền vững đô thị Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 yêu cầu về hoàn thiện thể chế, chính sách quản lý và phát triển đô thị bền vững phải “Xây dựng và chuẩn hoá các tiêu chuẩn, hệ thống chỉ tiêu, chỉ số về đô thị hoá và phát triển đô thị bền vững trên phạm vi cả nước và cho từng vùng, địa phương phù hợp với thông lệ quốc tế và thực tiễn Việt Nam; xây dựng đồng bộ về hạ tầng và ban hành các chính sách ưu đãi để khuyến khích sử dụng phương tiện giao thông thân thiện với môi trường tại đô thị; tăng cường các biện pháp kiểm soát, cải thiện chất lượng không khí tại các đô thị, giảm thiểu nhanh ô nhiễm bụi, tiếng ồn…”.

Những chính sách về bảo vệ môi trường được Luật Thủ đô sửa đổi thể hiện ở các điều khoản về phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, giảm phát thải các bon, ứng phó với biến đổi khí hậu.

Mục tiêu bảo vệ môi trường Hà Nội được Đảng bộ thành phố Hà Nội đề ra tại Nghị quyết số 11-NQ/TU của Thành ủy Hà Nội về tăng cường công tác bảo vệ môi trường trên địa bàn Thủ đô Hà Nội đến năm 2020 và những năm tiếp theo.

Để thực hiện được các mục tiêu, nhiệm vụ đặt ra trong các nghị quyết nêu trên, dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) đã kế thừa một số quy định tại Điều 14 của Luật Thủ đô 2012 về bảo vệ môi trường nhưng sửa đổi, bổ sung cho phù hợp như quy định tại Điều 29.

Từng giải pháp cụ thể

Theo Nghị định 08/2022/NĐ-CP, các khu dân cư tập trung ở đô thị bao gồm khu vực nội thành, nội thị của các đô thị đặc biệt (trong đó có Thủ đô Hà Nội) là vùng bảo vệ nghiêm ngặt và khu vực vùng đệm của Vùng bảo vệ nghiêm ngặt là vùng hạn chế phát thải. Yêu cầu về bảo vệ môi trường theo các phân vùng môi trường trên là phải đáp ứng các yêu cầu về quy chuẩn kỹ thuật về nước thải, khí thải quy định giá trị giới hạn cho phép của các chất ô nhiễm phù hợp với yêu cầu bảo vệ của phân vùng môi trường đối với Vùng bảo vệ nghiêm ngặt, vùng hạn chế phát thải, bảo đảm không gây tác động xấu đến sự sống và phát triển bình thường của con người, sinh vật.

Tuy nhiên, những yêu cầu, điều kiện nêu trên chưa có các biện pháp nhằm khuyến khích đầu tư đối với lĩnh vực, phương thức sản xuất, kinh doanh dịch vụ có mức độ phát thải thấp trên địa bàn Thủ đô; khuyến khích sử dụng phương tiện giao thông có mức độ phát thải thấp cũng như hạn chế phương tiện giao thông cá nhân, phương tiện gây ô nhiễm di chuyển trong một số khu vực của Hà Nội; biện pháp sử dụng, áp dụng các trang thiết bị, máy móc, nguyên liệu sạch, năng lượng tái tạo…

Việc xử lý ô nhiễm môi trường các dòng sông thuộc danh mục dự án trọng điểm của Thủ đô để thu hút nhà đầu tư chiến lược.

Từ thực tế này, những chính sách về bảo vệ môi trường được Luật Thủ đô (sửa đổi) thể hiện ở các điều khoản về phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, giảm phát thải các bon, ứng phó với biến đổi khí hậu. Về thu hút nhà đầu tư chiến lược (điểm a, khoản 1 Điều 44) xử lý ô nhiễm môi trường các dòng sông thuộc danh mục dự án trọng điểm của Thủ đô để thu hút nhà đầu tư chiến lược. Về ưu đãi đầu tư (điểm e, khoản 1 Điều 45) ưu đãi đầu tư đối với dự án sử dụng máy công nghệ cao, tiên tiến trong lĩnh vực môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu, xử lý chất thải, nước thải, dự án phát triển làng nghề truyền thống. Các quy định này cùng với Điều 29 tạo thành hệ thống giải pháp tổng thể về bảo vệ môi trường Thủ đô.

Ngoài ra việc di dời các cơ sở sản xuất, bệnh viện ô nhiễm môi trường ra khỏi đô thị trung tâm được tiếp tục quy định chi tiết và cụ thể hơn tại dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) tại các quy định tại Điều 20 và Điều 29, bao gồm biện pháp, lộ trình di dời các cơ sở sản xuất công nghiệp, cơ sở y tế… có nguy cơ truyền nhiễm, lây nhiễm cao ra khỏi đô thị trung tâm. Biện pháp này là cần thiết để Thủ đô thực hiện được yêu cầu về Vùng bảo vệ nghiêm ngặt và Vùng hạn chế phát thải của pháp luật về bảo vệ môi trường cũng như để thực hiện giải pháp về Vùng phát thải thấp theo quy định của Luật Thủ đô (sửa đổi).

Anh Tuấn

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Những dấu mốc, con số đáng nhớ của Ngày Chiến thắng tại Liên bang Nga

Những dấu mốc, con số đáng nhớ của Ngày Chiến thắng tại Liên bang Nga

Hàng năm đến ngày 9/5, cả nước Nga lại hân hoan chào mừng lễ kỷ niệm Ngày Chiến thắng phát xít Đức. Sự kiện này đánh dầu thời điểm vào lúc 0 giờ 43 sáng theo giờ Moskva ngày 9/5/1945, văn kiện đầu hàng vô điều kiện của Đức Quốc xã đã được ký kết, là dấu mốc quan trọng trong Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại của đất nước Liên Xô.
Hai nhóm công chức, viên chức được khuyến khích nghỉ việc trước thời điểm sắp xếp tổ chức bộ máy

Hai nhóm công chức, viên chức được khuyến khích nghỉ việc trước thời điểm sắp xếp tổ chức bộ máy

Bộ Nội vụ đã báo cáo cấp có thẩm quyền xử lý dứt điểm đối với cán bộ, công chức cấp xã dôi dư do sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã giai đoạn 2019-2021 còn chưa giải quyết và khuyến khích cán bộ, công chức, viên chức và cán bộ, công chức cấp xã dôi dư do sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023-2025 nghỉ trước so với thời điểm kết thúc lộ trình sắp xếp.
Khi Công đoàn lắng nghe và thấu hiểu

Khi Công đoàn lắng nghe và thấu hiểu

Mỗi dịp tháng 5 về, Tháng Công nhân lại khởi động với nhiều hoạt động tôn vinh, tri ân, chăm lo đời sống cho người lao động. Nhưng bên cạnh các phần quà, suất ăn, công nhân hôm nay còn mong gì hơn? Lắng nghe kỳ vọng từ chính họ, những người đang hàng ngày bám dây chuyền, bám công trường - là cách để Tháng Công nhân trở thành tháng hành động đúng nghĩa.
Triển lãm đặc biệt tôn vinh 135 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh

Triển lãm đặc biệt tôn vinh 135 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh

Nhân dịp kỷ niệm 135 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025), Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An cùng 14 tỉnh, thành phố tổ chức Triển lãm "Hồ Chí Minh đẹp nhất tên Người" từ ngày 16 đến 20/5/2025 tại Trung tâm Văn hóa tỉnh Nghệ An.
Không thu thuế với máy điều hoà có công suất nhỏ hơn 18.000 BTU và trên 90.000 BTU

Không thu thuế với máy điều hoà có công suất nhỏ hơn 18.000 BTU và trên 90.000 BTU

Ủy ban Thường vụ Quốc hội thống nhất với đề xuất của Chính phủ để chỉnh lý dự thảo Luật theo hướng quy định điều hòa nhiệt độ có công suất trên 18.000 BTU đến 90.000 BTU thuộc đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt (không thu thuế với máy điều hoà có công suất nhỏ hơn 18.000 BTU và trên 90.000 BTU).
Nâng cao vai trò của kinh tế tư nhân trước thông tin thuế đối ứng của Hoa Kỳ

Nâng cao vai trò của kinh tế tư nhân trước thông tin thuế đối ứng của Hoa Kỳ

Trước những biến động từ chính sách thuế quan đối ứng của Hoa Kỳ, khu vực kinh tế tư nhân cần phát huy mạnh mẽ vai trò động lực tăng trưởng, không chỉ để thích ứng mà còn tạo bước bứt phá trong tái cấu trúc nền kinh tế Việt Nam theo hướng tự chủ, bền vững và ít phụ thuộc hơn vào các thị trường lớn.
Tuyển futsal nữ Việt Nam thắng đậm Philippines, sớm giành vé vào tứ kết châu Á

Tuyển futsal nữ Việt Nam thắng đậm Philippines, sớm giành vé vào tứ kết châu Á

Chiến thắng thuyết phục 3-0 trước đội tuyển futsal nữ Philippines giúp các cô gái Việt Nam ghi tên mình vào tứ kết Giải futsal nữ châu Á 2025 sớm một lượt đấu.

Tin khác

Đánh thức tiềm năng du lịch và công nghiệp văn hóa xứ Đoài

Đánh thức tiềm năng du lịch và công nghiệp văn hóa xứ Đoài

Từ khi đi vào hoạt động, tuyến phố đi bộ xung quanh hào Thành cổ Sơn Tây đã trở thành điểm đến hấp dẫn, thu hút đông đảo người dân và du khách mỗi dịp cuối tuần. Không chỉ mang lại không gian vui chơi, giải trí đậm bản sắc văn hóa địa phương, tuyến phố đi bộ còn tạo cú hích quan trọng cho phát triển du lịch và công nghiệp văn hóa tại thị xã Sơn Tây - vùng đất địa linh nhân kiệt nơi cửa ngõ phía Tây Thủ đô.
Kết nối mạng lưới không gian sáng tạo: Động lực mới phát triển công nghiệp văn hóa Thủ đô

Kết nối mạng lưới không gian sáng tạo: Động lực mới phát triển công nghiệp văn hóa Thủ đô

Chiều 6/5, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội tổ chức Gặp mặt các không gian văn hóa sáng tạo độc lập, tư nhân và công lập với sự tham gia của đại diện các quận, huyện, các trường đại học, viện nghiên cứu, và các cơ quan văn hóa nước ngoài tại Hà Nội.
Phổ biến chính sách tiền lương cho người lao động ngành Giáo dục

Phổ biến chính sách tiền lương cho người lao động ngành Giáo dục

Trong hơn 2 giờ diễn ra sôi nổi, đoàn viên, người lao động thuộc Công đoàn ngành Giáo dục Hà Nội đã nêu nhiều câu hỏi, chủ yếu liên quan đến các vấn đề như: Tiền lương, tiền thưởng, chế độ bảo hiểm xã hội, chế độ thai sản, thời giờ làm việc, những quy định mới của Luật Thủ đô năm 2024 nhất là những vấn đề có liên quan đến người lao động...
​​​​​​​Tháo gỡ điểm nghẽn để Hà Nội phát triển thương mại và văn hóa

​​​​​​​Tháo gỡ điểm nghẽn để Hà Nội phát triển thương mại và văn hóa

Luật Thủ đô lần này như một cú huých, tiếp sức cho làn sóng đổi mới, sáng tạo của công nghiệp văn hóa, là sự động viên rất lớn đối với các nghệ sĩ, những người thực hành và kinh doanh trong lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật ở Hà Nội.
Hà Nội: Tiếp tục tuyên truyền Luật Thủ đô và các dự thảo chính sách triển khai thi hành Luật

Hà Nội: Tiếp tục tuyên truyền Luật Thủ đô và các dự thảo chính sách triển khai thi hành Luật

Giám đốc Sở Tư pháp, Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật thành phố Hà Nội Ngô Anh Tuấn vừa ban hành văn bản đề nghị tiếp tục tuyên truyền Luật Thủ đô và các văn bản hướng dẫn thi hành, các dự thảo chính sách triển khai thi hành Luật Thủ đô đến toàn thể cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, nhân dân bằng hình thức phù hợp.
Phổ biến Luật Thủ đô, Luật Công đoàn tới cán bộ Công đoàn, người lao động

Phổ biến Luật Thủ đô, Luật Công đoàn tới cán bộ Công đoàn, người lao động

Luật Thủ đô năm 2024 được Quốc hội thông qua với nhiều nội dung mới, trong đó có những cơ chế chính sách đặc thù, vượt trội cho Thủ đô Hà Nội phát triển trong giai đoạn mới. Việc tuyên truyền, phổ biến sâu rộng, đưa Luật vào cuộc sống không chỉ là trách nhiệm của các cơ quan chức năng mà còn là nội dung thiết thực đối với các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động.
Thúc đẩy phát triển công nghiệp văn hóa với nhiều chính sách ưu đãi

Thúc đẩy phát triển công nghiệp văn hóa với nhiều chính sách ưu đãi

Theo Dự thảo Nghị quyết quy định về tổ chức và hoạt động của trung tâm công nghiệp văn hóa và Dự thảo Nghị quyết về khu phát triển thương mại và văn hóa, thành phố Hà Nội đang đẩy mạnh phát triển công nghiệp văn hóa với nhiều chính sách ưu đãi, trong đó có việc lập quy hoạch, bố trí quỹ đất, đầu tư hạ tầng và hỗ trợ tài chính cho các trung tâm công nghiệp văn hóa.
Khai thác tiềm năng đơn vị sự nghiệp công lập trong phát triển công nghiệp văn hóa Hà Nội

Khai thác tiềm năng đơn vị sự nghiệp công lập trong phát triển công nghiệp văn hóa Hà Nội

Trong khuôn khổ Hội thảo "Các giải pháp để phát triển trung tâm công nghiệp văn hóa của Thủ đô Hà Nội" do Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội tổ chức ngày 18/4, TS Lê Xuân Kiêu - Giám đốc Trung tâm hoạt động văn hóa khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám đã có những ý kiến tham góp quan trọng về mô hình trung tâm công nghiệp văn hóa từ đơn vị sự nghiệp công lập.
Xây dựng trung tâm công nghiệp văn hóa cần thực hiện theo lộ trình phù hợp, chắc chắn

Xây dựng trung tâm công nghiệp văn hóa cần thực hiện theo lộ trình phù hợp, chắc chắn

Với vai trò định hướng, thành phố Hà Nội sẽ tập trung hỗ trợ về công nghệ, truyền thông, hợp tác quốc tế và phát triển thị trường. Việc phát triển trung tâm công nghiệp văn hóa cần được thực hiện theo lộ trình với những bước đi phù hợp, chắc chắn.
Đầu tư hạ tầng đồng bộ để phát triển công nghiệp văn hóa Thủ đô

Đầu tư hạ tầng đồng bộ để phát triển công nghiệp văn hóa Thủ đô

Trên cơ sở xác định các ngành công nghiệp văn hóa ưu tiên, cùng với các nội dung có liên quan được xác định tại các văn bản Luật Thủ đô và Quy hoạch Thủ đô đã được phê duyệt, thành phố Hà Nội đã và đang tiếp tục cụ thể hoá các cơ chế, chính sách (cả cơ chế đặc thù) cho lĩnh vực quan trọng này để góp phần thúc đẩy sự phát triển công nghiệp văn hóa Thủ đô trong giai đoạn tới.
Xem thêm
Phiên bản di động