Chủ trương đúng, nhưng cần tính toán kỹ
Đề xuất cấm xe máy ở Hà Nội: Phải làm tốt phương tiện công cộng trước | |
TPHCM cấm xe máy từ năm 2030, dân đi lại bằng gì? | |
Hà Nội: Nhiều xe máy "liều mạng" chạy ngược chiều ở đường trên cao |
Hạ tầng còn bất cập
Theo Sở GTVT Hà Nội, việc cấm xe máy sẽ thực hiện thí điểm tại các tuyến đường Lê Văn Lương, Nguyễn Trãi - Hà Đông sau khi đưa tuyến đường sắt 2A (Cát Linh - Hà Đông) đi vào hoạt động.
Trục đường giao thông Nguyễn Trãi hiện nay hạ tầng vẫn chưa hoàn thiện, đảm bảo. Ảnh: Giang Nam |
Kế hoạch này đang được Sở GTVT Hà Nội nghiên cứu, trong đó nhấn mạnh sẽ đảm bảo giải quyết các vấn đề liên quan như phát triển vận tải hành khách công cộng; phân vùng cấm hoặc được hoạt động đối với xe máy; thứ tự thực hiện hạn chế, cấm tại từng địa phương, từng tuyến đường phố cụ thể, theo một lộ trình cụ thể, chi tiết, với đầy đủ các điều kiện cần thiết. Như vậy, việc dư luận lo ngại vấn đề này đưa vào áp dụng triển khai luôn, gây xáo trộn giao thông là chưa thực sự hiểu hết vấn đề.
Tuy nhiên, nếu đứng trên góc độ nhìn nhận của người dân, việc e ngại đề xuất cấm xe máy trên một số tuyến đường như Lê Văn Lương, Nguyễn Trãi… khi hạ tầng giao thông chưa đảm bảo cũng cần có tính toán thấu đáo. Theo ghi nhận của PV Báo Lao động Thủ đô tại hai tuyến đường Lê Văn Lương, Nguyễn Trãi tình trạng ùn tắc luôn thường trực.
Cần phải khẳng định, thời gian qua Hà Nội đã có nhiều nỗ lực phát triển hạ tầng; tối ưu công tác tổ chức giao thông; tuyên truyền, nâng cao ý thức của người tham gia giao thông. Riêng về phát triển giao thông công cộng, Hà Nội cũng đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận. |
Đặc biệt, vào khung giờ cao điểm, các phương tiện lưu thông trên trục giao thông này rất lộn xộn không theo trật tự nào. Minh chứng dễ thấy là tuyến đường Lê Văn Lương. Tại đây, dù tuyến buýt nhanh BRT hoạt động được một thời gian song tuyến đường vẫn luôn có mật độ phương tiện tham gia giao thông cá nhân rất lớn.
Trong khi đó, mặt đường dành cho các phương tiện hẹp khiến cho tuyến đường bị ùn tắc nghiêm trọng. Các phương tiện di chuyển gặp rất nhiều khó khăn, ô tô, xe máy đi hỗn hợp trên làn đường hẹp. Để thoát cảnh ùn tắc, nhiều xe máy leo lên vỉa hè, hàng loạt phương tiện lấn vào làn BRT...tạo ra cảnh tượng hỗn loạn.
Tương tự, trên tuyến đường Trần Phú - Nguyễn Trãi là trục hướng tâm kết nối quận Hà Đông và một số huyện phía Tây Nam vào trung tâm Thành phố, thường xuyên có mật độ tham gia giao thông cao, tiềm ẩn nguy cơ về ùn, tắc giao thông. Đáng nói, dù được kết nối với hơn 40 tuyến xe buýt, được trang bị nhiều cầu bộ hành, có hầm chui, tuyến đường được thiết kế đến 6 làn xe song tình trạng ùn tắc cũng xảy ra nghiêm trọng.
Một thực trạng khác cũng đang nhức nhối trên trục đường Nguyễn Trãi này đó là sự xuống cấp của bề mặt đường gây khó khăn cho người và phương tiện tham gia giao thông. Cụ thể, trải dài khắp bề mặt trục giao thông này, đoạn từ Ngã Tư Sở đến ngã tư Khuất Duy Tiến xuất hiện nhiều vệt lồi lõm. Mặt đường nhiều vết vá víu cũ, mới khiến bề mặt trở nên gồ ghề.
Ở đoạn giao cắt với đường Chiến Thắng (quận Hà Đông), dù là nút giao thông tập trung đông người và phương tiện qua lại song mặt đường lại gồ lên không ít nắp cống. Đây cũng là nguyên nhân khiến tình trạng giao thông khu vực này trở nên phức tạp, lộn xộn dù không phải giờ cao điểm.
Bước đi tất yếu
Hiện xe máy đang phục vụ nhu cầu đi lại cho từ 70-80% người dân vì đi lại cơ động, hợp túi tiền, hợp với hệ thống đường xá của Hà Nội, đồng thời còn là “cần câu cơm” của nhiều người. Và phương tiện cá nhân vẫn đang có chiều hướng gia tăng. Theo Phòng CSGT Hà Nội, thống kê 8 tháng đầu năm 2018, đơn vị đã làm đăng ký, cấp biển số mới cho hơn 218.000 phương tiện, trong số này có hơn 38.000 ô tô, 170.000 xe máy.
Tính trung bình mỗi tháng, Hà Nội đang có thêm hơn 27.000 ô tô, xe máy, xe đạp điện được cấp biển số để đổ ra đường. Đó là chưa kể 1,2 triệu phương tiện từ ngoại tỉnh vào Hà Nội tham gia giao thông. Dự báo đến năm 2020, Hà Nội sẽ có hơn 843.000 ô tô, hơn 6 triệu xe mô tô, xe gắn máy. Đến năm 2030 thì số ô tô là hơn 1,9 triệu còn xe máy là hơn 7,5 triệu. Dẫn như vậy để thấy rằng, nếu các ngành chức năng không sớm có giải pháp hạn chế, mục tiêu giảm các phương tiện cá nhân để người dân chuyển sang loại hình giao thông công cộng sẽ rất khó thực hiện được.
Cần phải khẳng định, thời gian qua Hà Nội đã có nhiều nỗ lực phát triển hạ tầng; tối ưu công tác tổ chức giao thông; tuyên truyền, nâng cao ý thức của người tham gia giao thông. Riêng về phát triển giao thông công cộng, Hà Nội cũng đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận.
Cụ thể, thành phố hiện có 123 tuyến xe buýt (100 tuyến được trợ giá) với 1.915 xe; mạng lưới đã phủ khắp 30/30 quận, huyện, thị xã (đạt 100%); 438/584 xã, phường, thị trấn (đạt 75%). Xe buýt cũng được kết nối với 62/71 bệnh viện (đạt 87%); 190/283 trường THCS, THPT (đạt 67%); 27/27 các khu công nghiệp (đạt 100%); 30/30 các khu đô thị (đạt 100%). Tuyến đường sắt đô thị số 2A Cát Linh - Hà Đông chuẩn bị đi vào khai thác với năng lực vận chuyển gần 1.000 người/lượt; đoạn tuyến trên cao đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội dự kiến được đưa vào khai thác từ năm 2020.
Nhiều nỗ lực song có một thực tế là hiện nay ùn tắc giao thông vẫn tái diễn, hệ thống xe buýt của Hà Nội chưa phát huy được tối đa hiệu quả, năng lực vận chuyển của mình. Đáng nói, vấn đề lớn nhất của xe buýt là bị hạn chế về tốc độ di chuyển mà nguyên nhân trực tiếp lại chính là lưu lượng phương tiện cá nhân quá lớn giành giật với xe buýt từng mét đường lưu thông.
Theo ông Bùi Danh Liên – chuyên gia giao thông, về mặt chủ trương việc hạn chế phương tiện cá nhân là hết sức đúng đắn và cần thiết. Tuy nhiên, việc người dân lo lắng trước đề xuất cấm xe máy và việc cấm chỗ này sẽ ùn tắc chỗ khác không phải là không có cơ sở.
Ông Bùi Danh Liên cho rằng, trong quá trình xây dựng đề án cấm xe máy, Hà Nội nên lấy ý kiến rộng rãi của cộng đồng; sẽ tổ chức thống kê, phân loại theo khu vực (quận, huyện), niên hạn, chủng loại toàn bộ xe máy trên địa bàn; phân vùng hạn chế hoạt động của loại phương tiện này phù hợp với cơ sở hạ tầng và năng lực phục vụ của hệ thống vận tải hành khách công cộng…
Khi giao thông công cộng chưa phát triển thì việc cấm xe máy hay hạn chế xe máy, cần có một lộ trình và kế hoạch thực hiện hết sức cụ thể và hiệu quả.
Giang Nam
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
LĐLĐ huyện Chương Mỹ thăm, tặng quà người lao động có hoàn cảnh khó khăn
Kiểm tra việc tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị ứng dụng iHanoi
Ông Nguyễn Duy Ngọc được bầu bổ sung Ủy viên Bộ Chính trị, giữ chức Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương
Khởi tố Tiktoker Nam Birthday về tội “Chống người thi hành công vụ”
Khai mạc Hội chữ Xuân 2025 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám
Khởi tố Facebooker Đậu Thanh Tâm - kẻ kích động người dân phản đối Nghị định 168
Hà Nội: Loạt màn hình led tuyên truyền Nghị định 168
Tin khác
Các bến, bãi, trạm trộn bê tông không phép ở Sóc Sơn - Kỳ 4: "Quả bóng" trách nhiệm
Điều tra - bạn đọc 05/12/2024 14:24
Kỳ 3: 2 trạm trộn bê tông xả thải ra sông Cầu?
Điều tra - bạn đọc 30/11/2024 19:49
Kỳ 2: Hàng loạt bãi vật liệu xây dựng “ăn theo” cảng Hòa Bình
Điều tra - bạn đọc 28/11/2024 12:32
Các bến, bãi, trạm trộn bê tông không phép ở Sóc Sơn - Bài 1: Cảng Hòa Bình bị phạt vẫn... bình yên
Điều tra - bạn đọc 26/11/2024 21:52
Vì sao Chứng khoán Smart Invest bị phạt tiền tỷ?
Điều tra - bạn đọc 23/11/2024 15:04
Công an tỉnh Kiên Giang phản hồi đơn tố cáo của bạn đọc báo Lao động Thủ đô
Điều tra - bạn đọc 02/11/2024 14:22
Liên quan đến loạt bài “Xâm phạm hồ Trị An”: Huyện Định Quán mắc mớ gì mà chưa báo cáo?
Điều tra - bạn đọc 14/10/2024 10:44
Liên quan đến loạt bài “Xâm phạm hồ Trị An”: Chỉ có Tỉnh uỷ Đồng Nai mạnh mẽ vào cuộc
Điều tra - bạn đọc 19/09/2024 09:12
Cần nghiêm trị những "bảo mẫu" có hành vi xâm phạm đến sức khỏe, tính mạng của trẻ em
Điều tra - bạn đọc 05/09/2024 15:50
Công an xã Văn Đức (Gia Lâm): Không có căn cứ để thiết lập hồ sơ theo đơn thư phản ánh
Điều tra - bạn đọc 28/08/2024 10:24