--> -->

Chú trọng chăm sóc sức khỏe người cao tuổi tại cơ sở

Theo Kết quả Điều tra Quốc gia về người cao tuổi Việt Nam, có đến 26,1% người cao tuổi không có bất cứ loại bảo hiểm y tế nào, trên 51% người cao tuổi không đủ tiền chi trả cho việc điều trị… Tại Hà Nội, hiện nay số người cao tuổi là 1,2 triệu người, chiếm 15% tỉ lệ dân số. Tốc độ gia tăng người cao tuổi cao ở mức khoảng 5%. Theo đó, thời gian qua, Hà Nội lựa chọn mô hình chăm sóc sức khỏe tại cộng đồng là hoạt động trọng tâm trong hoạt động chăm sóc người cao tuổi.
Đảm bảo an sinh xã hội cho người cao tuổi trong bối cảnh già hóa dân số ở Việt Nam Nhiều khoảng trống trong chăm sóc sức khỏe người cao tuổi Nâng cao chất lượng bảo vệ, chăm sóc sức khỏe người có công với cách mạng

“Điểm sáng” trong chăm sóc sức khỏe người cao tuổi

Để ứng phó với vấn đề già hóa dân số, thành phố Hà Nội đã ban hành Kế hoạch số 93/KH-UBND về việc triển khai thực hiện “Đề án Chăm sóc sức khỏe người cao tuổi giai đoạn 2017-2025” trên địa bàn thành phố Hà Nội đến năm 2025, trong đó triển khai đồng bộ các chính sách quy định về người cao tuổi của nhà nước và chính phủ trên toàn Thành phố.

Chú trọng chăm sóc sức khỏe người cao tuổi tại cơ sở

Chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi tại Trạm y tế xã Việt Long, huyện Sóc Sơn (Ảnh: Xuân Lộc)

Theo Chi cục dân số - kế hoạch hóa gia đình Hà Nội, trong việc tổ chức thực hiện Kế hoạch số 93/KH-UBND của Thành phố về chăm sóc người cao tuổi hiện nay, Hà Nội có “điểm sáng” là chăm sóc sức khỏe người cao tuổi tại cơ sở. Điều này thể hiện ở hai hoạt động mô hình chăm sóc sức khỏe người cao tuổi tại cộng đồng.

Đây là mô hình thúc đẩy, tăng cường trách nhiệm của cấp ủy và chính quyền cơ sở, sự tham gia của các ban ngành đoàn thể từ xã tới thôn trong vấn đề chăm sóc người cao tuổi nói chung và chăm sóc sức khỏe người cao tuổi nói riêng. Chính sự vào cuộc của cấp ủy Đảng, chính quyền, đoàn thể cơ sở, các thôn làng tổ dân phố mới đảm bảo tính bền vững của mô hình này.

Các mô hình đã tăng cường cung ứng thăm khám sức khỏe người cao tuổi tại xã, phường, thị trấn qua đó nâng cao tỉ lệ người cao tuổi được khám sức khỏe định kỳ hàng năm trên địa bàn Thành phố. Đây cũng là hoạt động nhận được sự nhiệt tình tham gia hưởng ứng của Hội người cao tuổi cấp xã và chi hội người cao tuổi ở các thôn, làng, tổ dân phố.

Đồng thời sự vào cuộc của lãnh đạo các cấp ủy chính quyền, ban ngành đoàn thể trong chăm sóc sức khỏe người cao tuổi trên địa bàn Hà Nội từ 2018 đến nay có sự chuyển biến rất rõ nét. Hằng năm 30 quận, huyện, 579 xã, phường đều có kế hoạch để triển khai Kế hoạch số 93/KH-UBND của Thành phố.

Đánh giá về sự vào cuộc của các cấp, ban, ngành đoàn thể tại địa phương trong công tác chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi thời gian qua, Tiến sĩ Tạ Quang Huy, Chi cục trưởng Chi cục dân số - kế hoạch hóa gia đình Hà Nội cho biết: "Các hoạt động chăm sóc người cao tuổi nói chung và chăm sóc sức khỏe nói riêng cho người cao tuổi được các ban ngành đoàn thể các cấp quan tâm phối hợp triển khai thực hiện như ngành Lao động - Thương binh và Xã hội, hội người cao tuổi các cấp. Hàng năm các cấp quận huyện, xã phường của Thành phố đều có kinh phí hỗ trợ triển khai thực hiện các hoạt động này. Nhiều quận, huyện duy trì đều đặn hàng năm như: Đống Đa, Hoàn Kiếm, Long Biên, Nam Từ Liêm, Bắc Từ Liêm… Cấp xã, phường tập trung quan tâm đến việc động viên chăm sóc người cao tuổi vào các dịp ngày người cao tuổi Việt Nam, ngày Quốc tế người cao tuổi hoặc các dịp lễ tết.

Hằng năm, hệ thống trung tâm y tế các quận, huyện đều xây dựng kế hoạch khám sức khỏe định kỳ cho người cao tuổi, lập hồ sơ quản lý bệnh không lây nhiễm ở tuyến cơ sở trong đó có người cao tuổi và tổ chức triển khai hoàn thành chỉ tiêu khám sức khỏe định kỳ hàng năm cho người cao tuổi. Đây là hoạt động quan trọng và đều hoàn thành tốt. Chính vì vậy, hiện nay người cao tuổi đi khám sức khỏe định kỳ đạt 84%".

Mở rộng hoạt động của các mô hình chăm sóc sức khỏe

Bên cạnh chăm sóc sức khỏe thể chất thì việc chăm sóc sức khỏe tinh thần cho người cao tuổi cũng rất quan trọng. Thời gian qua, Hà Nội lựa chọn mô hình chăm sóc sức khỏe tại cộng đồng là hoạt động trọng tâm trong hoạt động chăm sóc người cao tuổi. Hằng năm Chi cục Dân số - kế hoạch hóa gia đình và các quận, huyện tập trung triển khai khoảng 100 mô hình chăm sóc người cao tuổi tại cộng đồng.

Chú trọng chăm sóc sức khỏe người cao tuổi tại cơ sở
Quận Đống Đa chăm sóc sức khoẻ cho người cao tuổi (ảnh minh hoạ)

Thông qua các mô hình, triển khai việc tuyên truyền vận động tư vấn phổ biến kiến thức cho người cao tuổi, khám sức khỏe cho người cao tuổi, đặc biệt là hỗ trợ việc thành lập, duy trì các câu lạc bộ về văn hóa, thể dục, thể thao, dưỡng sinh cho người cao tuổi. Trong năm 2020 qua sơ kết đánh giá ở các mô hình này có khoảng trên 700 câu lạc bộ văn hóa - văn nghệ, thể dục, thể thao, dưỡng sinh, thơ ca… của người cao tuổi ở cộng đồng được hỗ trợ hoạt động. Từ nay đến năm 2025 Hà Nội phấn đấu 100% xã phường thị trấn được triển khai mô hình này.

Tuy nhiên, bên cạnh đó quá trình triển khai công tác chăm sóc sức khỏe người cao tuổi ở cơ sở vẫn còn tồn tại những khó khăn, vướng mắc như: Hiện tại còn một số ít cấp chính quyền cơ sở chưa quan tâm thường xuyên đến công tác chăm sóc sức khỏe người cao tuổi thể hiện bằng việc chủ yếu tập trung vào những dịp như ngày Người cao tuổi Việt Nam hay Quốc tế Người cao tuổi. Kinh phí cho hoạt động chăm sóc người cao tuổi ở tại cơ sở còn ít, còn khó khăn nhất là trong bối cảnh phòng, chống Covid-19 hiện nay. Đặc biệt, hệ thống y tế cơ sở phải xây dựng lộ trình tự chủ. Trong khi đầu tư từ ngân sách thì có mức độ. Ngoài ra, số người cao tuổi không có lương hưu được hưởng trợ cấp còn ít (theo quy định đủ 80 tuổi trở lên).

Từ những tồn tại nêu trên, thời gian tới nhằm đem lại hiệu quả hơn cho công tác chăm sóc sức khỏe người cao tuổi trên cả nước, góp phần thích ứng với quá trình già hóa dân số đang diễn ra nhanh chóng, Tiến sĩ Tạ Quang Huy, Chi cục trưởng Chi cục dân số - kế hoạch hóa gia đình Hà Nội cho biết cần mở rộng hoạt động của các mô hình chăm sóc sức khỏe người cao tuổi.

“Tôi mong muốn Chính phủ, Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quan tâm hạ tuổi người không có lương hưu được hưởng trợ cấp. Cùng đó cần mở rộng hoạt động của các mô hình chăm sóc sức khỏe người cao tuổi. Để đảm bảo hiệu quả chăm sóc sức khỏe người cao tuổi trên địa bàn Thành phố nói riêng và trên phạm vi cả nước nói chung, các cấp chính quyền nhất là cấp cơ sở cần tiếp tục triển khai có hiệu quả luật người cao tuổi, chương trình hành động về người cao tuổi của Chính phủ. Ngành Y tế cần tăng cường đầu tư nguồn lực nâng cao hiệu quả của kinh tế cơ sở nhằm phục vụ tốt hơn chăm sóc cho người cao tuổi”, Chi cục trưởng Chi cục dân số - kế hoạch hóa gia đình Hà Nội cho hay.

N. Hoa

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Chuyển đổi số trong hành chính công, người dân Hà Nội không còn phải xếp hàng chờ đợi

Chuyển đổi số trong hành chính công, người dân Hà Nội không còn phải xếp hàng chờ đợi

Với việc phát số thứ tự bằng hình thức online, người dân khi đến Chi nhánh 1 Trung tâm Phục vụ hành chính công thành phố Hà Nội đã không còn phải xếp hàng từ “tờ mờ sáng” để chờ xử lý thủ tục hành chính.
Trung tâm Phục vụ hành chính công Hà Nội dừng phát số trực tiếp tại Chi nhánh số 1

Trung tâm Phục vụ hành chính công Hà Nội dừng phát số trực tiếp tại Chi nhánh số 1

Từ ngày 13/5, Trung tâm Phục vụ hành chính công thành phố Hà Nội sẽ không phát số và không sử dụng số thứ tự trực tiếp tại Chi nhánh số 1 (258 Võ Chí Công). Thay vào đó, người dân sẽ thực hiện việc lấy số thứ tự online trên ứng dụng iHanoi trước khi đến giao dịch trực tiếp.
Biểu dương 95 công nhân giỏi, 665 sáng kiến sáng tạo và 78 tập thể, cá nhân điển hình tiên tiến

Biểu dương 95 công nhân giỏi, 665 sáng kiến sáng tạo và 78 tập thể, cá nhân điển hình tiên tiến

Từ các phong trào thi đua yêu nước, 5 năm qua, số công nhân giỏi thuộc Công đoàn các Khu công nghiệp và chế xuất (KCN&CX) Hà Nội được khen thưởng cấp trên cơ sở là 870 đồng chí, sáng kiến sáng tạo là 2.360 sáng kiến sáng tạo. Qua đó, khẳng định hiệu quả của phong trào thi đua và sự sáng tạo đổi mới về nội dung, hình thức trong hoạt động của tổ chức Công đoàn.
Công đoàn chủ động, sáng tạo chăm lo và đồng hành cùng người lao động

Công đoàn chủ động, sáng tạo chăm lo và đồng hành cùng người lao động

Thời gian qua, Công đoàn Trường THCS Tảo Dương Văn (huyện Ứng Hòa, Hà Nội) tiếp tục khẳng định vai trò là chỗ dựa tin cậy của cán bộ, giáo viên, nhân viên. Công đoàn đã chủ động đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, hướng mạnh về cơ sở, chăm lo thiết thực đời sống vật chất, tinh thần cho đoàn viên.
Công an thành phố Hà Nội chung tay vì mục tiêu không còn nhà dột nát

Công an thành phố Hà Nội chung tay vì mục tiêu không còn nhà dột nát

Hưởng ứng phong trào thi đua “Chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước năm 2025” do Thủ tướng Chính phủ và Bộ Công an phát động, đến nay, gần 27 tỷ đồng đã được cán bộ, chiến sĩ Công an Thủ đô ủng hộ và nộp về Bộ Công an để thực hiện các hoạt động thiện nguyện, ưu tiên hỗ trợ những địa phương còn nhiều hộ nghèo, gia đình chính sách, hộ khó khăn trên khắp cả nước.
Hà Nội: Thực hiện nộp hồ sơ trực tuyến một số thủ tục hành chính về đất đai

Hà Nội: Thực hiện nộp hồ sơ trực tuyến một số thủ tục hành chính về đất đai

Trung tâm Phục vụ hành chính công thành phố Hà Nội vừa có quyết định số 731/QĐ-TTPVHCC về việc phê duyệt phương án tái cấu trúc quy trình giải quyết nhóm thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực đăng ký biện pháp bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất để ưu tiên cung cấp bằng hình thức trực tuyến trên địa bàn Thành phố.
Chuyển đổi số: Động lực mới cho doanh nghiệp nông nghiệp tư nhân phát triển

Chuyển đổi số: Động lực mới cho doanh nghiệp nông nghiệp tư nhân phát triển

Trong bối cảnh nông nghiệp hiện đại hóa, các doanh nghiệp nông nghiệp tư nhân tại huyện Đan Phượng (Hà Nội) đang tích cực chuyển đổi số để nâng cao hiệu quả sản xuất và kinh doanh. Nghị quyết 68-NQ/TW của Bộ Chính trị đã tạo ra cơ hội và động lực mạnh mẽ cho quá trình này.

Tin khác

Chuyển đổi số trong hành chính công, người dân Hà Nội không còn phải xếp hàng chờ đợi

Chuyển đổi số trong hành chính công, người dân Hà Nội không còn phải xếp hàng chờ đợi

Với việc phát số thứ tự bằng hình thức online, người dân khi đến Chi nhánh 1 Trung tâm Phục vụ hành chính công thành phố Hà Nội đã không còn phải xếp hàng từ “tờ mờ sáng” để chờ xử lý thủ tục hành chính.
Trung tâm Phục vụ hành chính công Hà Nội dừng phát số trực tiếp tại Chi nhánh số 1

Trung tâm Phục vụ hành chính công Hà Nội dừng phát số trực tiếp tại Chi nhánh số 1

Từ ngày 13/5, Trung tâm Phục vụ hành chính công thành phố Hà Nội sẽ không phát số và không sử dụng số thứ tự trực tiếp tại Chi nhánh số 1 (258 Võ Chí Công). Thay vào đó, người dân sẽ thực hiện việc lấy số thứ tự online trên ứng dụng iHanoi trước khi đến giao dịch trực tiếp.
Hà Nội: Thực hiện nộp hồ sơ trực tuyến một số thủ tục hành chính về đất đai

Hà Nội: Thực hiện nộp hồ sơ trực tuyến một số thủ tục hành chính về đất đai

Trung tâm Phục vụ hành chính công thành phố Hà Nội vừa có quyết định số 731/QĐ-TTPVHCC về việc phê duyệt phương án tái cấu trúc quy trình giải quyết nhóm thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực đăng ký biện pháp bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất để ưu tiên cung cấp bằng hình thức trực tuyến trên địa bàn Thành phố.
Tinh hoa làng nghề gốm Bát Tràng

Tinh hoa làng nghề gốm Bát Tràng

Nằm ở ngoại thành Hà Nội, làng nghề Bát Tràng (xã Bát Tràng, huyện Gia Lâm, Hà Nội) được biết đến bởi bề dày truyền thống lịch sử và văn hóa làng nghề đặc sắc. Cùng với việc bảo tồn, phát huy giá trị của tài nguyên, đầu tư hạ tầng, cơ sở vật chất, dịch vụ… du lịch làng nghề gốm Bát Tràng đang rất hút khách.
Năm 2025, Hà Nội phấn đấu có thêm 30.000 doanh nghiệp đăng ký thành lập

Năm 2025, Hà Nội phấn đấu có thêm 30.000 doanh nghiệp đăng ký thành lập

Thành phố Hà Nội phấn đấu trong năm 2025, Hà Nội có thêm 30.000 doanh nghiệp đăng ký thành lập, tỷ lệ doanh nghiệp đổi mới sáng tạo đạt trên 50%; thu hút sự tham gia của 20-25 doanh nghiệp với khoảng 30-35 sản phẩm được công nhận sản phẩm công nghiệp chủ lực.
Hiệu quả từ phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”

Hiệu quả từ phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”

Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” trên địa bàn quận Bắc Từ Liêm đã và đang phát huy hiệu quả, tạo sự lan tỏa mạnh mẽ trong đời sống xã hội. Qua đó, góp phần nâng cao chất lượng đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân, phát triển kinh tế - xã hội của quận cũng như Thành phố.
Hà Nội triển khai lấy ý kiến Nhân dân về sửa đổi, bổ sung Hiến pháp

Hà Nội triển khai lấy ý kiến Nhân dân về sửa đổi, bổ sung Hiến pháp

Mới đây, Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội đã ban hành Kế hoạch tổ chức lấy ý kiến Nhân dân, các ngành, các cấp về dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013. Đây là hoạt động nhằm phát huy quyền làm chủ của Nhân dân, huy động trí tuệ, tâm huyết, tạo sự đồng thuận, thống nhất cao trong việc hoàn thiện Hiến pháp - văn bản pháp lý quan trọng nhất của quốc gia.
Hà Nội: Đẩy mạnh truyền thông lấy ý kiến Nhân dân về sửa đổi Hiến pháp năm 2013

Hà Nội: Đẩy mạnh truyền thông lấy ý kiến Nhân dân về sửa đổi Hiến pháp năm 2013

Ngày 10/5, Hội đồng Phối hợp phổ biến giáo dục pháp luật thành phố Hà Nội đã có văn bản gửi các cơ quan, đơn vị trên địa bàn Thành phố, đề nghị đẩy mạnh truyền thông về dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013.
Đầu tư gần 500 tỷ đồng nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 1A - đoạn qua thị trấn Thường Tín

Đầu tư gần 500 tỷ đồng nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 1A - đoạn qua thị trấn Thường Tín

Dự án nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 1A - đoạn thị trấn Thường Tín có chiều dài khoảng 1,6km với tổng mức đầu tư gần 500 tỷ đồng. Dự kiến, tuyến đường sẽ hoàn thành trong năm 2026.
Hà Nội: Tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế đạt 95,35% dân số

Hà Nội: Tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế đạt 95,35% dân số

Bảo hiểm xã hội (BHXH) Khu vực I vừa công bố kết quả thực hiện công tác 4 tháng đầu năm 2025, ghi nhận những kết quả tích cực trong việc mở rộng diện bao phủ bảo hiểm y tế và đảm bảo quyền lợi cho người tham gia trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Xem thêm
Phiên bản di động