-->

Chủ tịch Quốc hội: Luật Thủ đô (sửa đổi) phải thể chế hóa được Nghị quyết của Trung ương

Chiều 10/11, Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Thủ đô (sửa đổi). Phát biểu thảo luận, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nêu rõ, dự án Luật mới trình Quốc hội lần đầu nhưng chất lượng khá tốt, tính chất quy phạm rất rõ để có thể áp dụng khả thi, cụ thể.
Tạo “cú hích” trong cơ chế thu hút, trọng dụng nhân tài cho Thủ đô Kỳ vọng thay đổi từ phát triển đô thị theo định hướng giao thông công cộng Chính phủ trình Quốc hội xem xét, cho ý kiến dự án Luật Thủ đô (sửa đổi)

Chiều 10/11, Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Thủ đô (sửa đổi). Phát biểu thảo luận, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nêu rõ, dự án Luật mới trình Quốc hội lần đầu nhưng chất lượng khá tốt, tính chất quy phạm rất rõ để có thể áp dụng khả thi, cụ thể.

Theo Chủ tịch Quốc hội, Nghị quyết số 15-NQ/TƯ của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 đã xác định Thủ đô là trung tâm đầu não chính trị, hành chính quốc gia, trung tâm lớn về kinh tế, văn hóa, giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ và hội nhập quốc tế.

“Lần này xác định Thủ đô là trung tâm lớn về kinh tế, văn hóa, giáo dục đào tạo, khoa học công nghệ bởi vì quy mô kinh tế của thành phố ngày càng lớn, tính chất kinh tế của Thủ đô cũng khác trước, nên định vị lại như vậy”, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nói.

Chủ tịch Quốc hội: Luật Thủ đô (sửa đổi) phải thể chế hóa được Nghị quyết của Trung ương
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu tại phiên thảo luận tổ chiều 10/11. Ảnh: Tiến Thành

Theo Chủ tịch Quốc hội, Hà Nội còn được xác định là đầu não chính trị, hành chính quốc gia, vừa là bộ mặt, là trái tim của cả nước, là tất cả những gì tinh túy nhất: Thủ đô nghìn năm văn hiến và anh hùng, thành phố vì hòa bình, thành viên Mạng lưới các thành phố sáng tạo của UNESCO…

Vì vậy, Luật Thủ đô (sửa đổi) lần này phải thể chế hóa được Nghị quyết của Trung ương về vị trí, vai trò, định hướng, nhiệm vụ phát triển của Hà Nội cho đến tận giữa thế kỷ XXI. Theo đó, thúc đẩy tạo động lực dẫn dắt cho cả nước và cho cả vùng trong cả nước. Nhiều đại biểu cho rằng xây dựng Luật Thủ đô không phải chỉ riêng cho Thủ đô, thực chất là cho cả nước theo tinh thần là “Hà Nội vì cả nước và cùng cả nước”.

Chủ tịch Quốc hội nhìn nhận, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân Thủ đô đã đầu tư rất nhiều công sức cho dự án Luật, khởi động từ khi xây dựng Nghị quyết đại hội đại biểu lần thứ XVII Đảng bộ thành phố. Cơ quan trình là Chính phủ, cơ quan chủ trì soạn thảo là Bộ Tư pháp và cơ quan thẩm tra đã làm việc với nhau từ rất sớm và đầu tư rất nhiều công sức.

“Đảng đoàn Quốc hội và cá nhân tôi đã trực tiếp hai lần chính thức làm việc với Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội, chưa kể những lần không chính thức. Bởi vì với trách nhiệm của Đảng đoàn, của Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng còn là trách nhiệm công dân trên địa bàn Thủ đô; hơn nữa là tình cảm của tôi cũng có thời gian làm Bí thư Thành ủy Hà Nội”, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nói.

Chủ tịch Quốc hội: Luật Thủ đô (sửa đổi) phải thể chế hóa được Nghị quyết của Trung ương
Đại biểu Quốc hội thảo luận tại Tổ 1.

Chủ tịch Quốc hội cho biết, tuy dự án Luật mới trình Quốc hội lần đầu nhưng chất lượng đã khá tốt, khắc phục được tính chất "luật khung, luật ống" của Luật Thủ đô 2012. Luật sửa đổi lần này tăng thêm 3 chương, 27 điều so với Luật hiện hành, những quy định mang tính chất quy phạm rất rõ để có thể áp dụng một cách khả thi. Thực chất đạo luật này là một đạo luật về cơ chế đặc thù và phân quyền, giao quyền, phân cấp gắn với trách nhiệm là vấn đề giám sát và kiểm tra.

Góp ý về mô hình tổ chức chính quyền của thành phố Hà Nội, Chủ tịch Quốc hội cho biết, khi tiến hành tổng kết các Nghị quyết thí điểm chính quyền đô thị tại Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Đà Nẵng cho thấy mô hình chính quyền đô thị như của Hà Nội phù hợp hơn. Bởi vì, chỉ bỏ Hội đồng nhân dân ở cấp phường, còn chính quyền ở nông thôn thì vẫn giữ có cả Ủy ban nhân dân và Hội đồng nhân dân các cấp, ở đô thị thì vẫn giữ lại Hội đồng nhân dân của quận, huyện. Luật hóa nội dung này trong dự thảo có thể nói đã tương đối chín.

Về số lượng đại biểu Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội, Dự thảo Luật đề xuất tăng từ 90 lên 125 đại biểu, Chủ tịch Quốc hội cho biết qua nghiên cứu kỹ thì thấy nội dung này hoàn toàn phù hợp Nghị quyết của Trung ương. “Bởi vì khi không tổ chức Hội đồng nhân dân ở cấp phường thì Hà Nội là giảm được khoảng 6.000 người, chỉ tăng có 35 đại biểu Hội đồng nhân dân Thành phố thì tổng số đã giảm mạnh, việc tăng thêm là dễ hiểu và hoàn toàn tôi thấy hợp lý”, Chủ tịch Quốc hội nói.

Về nhiệm vụ, quyền hạn của Thường trực Hội đồng nhân dân Thành phố, Chủ tịch Quốc hội cho rằng, việc phân cấp, phân quyền cho Thường trực Hội đồng nhân dân Thành phố là vấn đề cần thiết và cần thí điểm như một mô hình. Thực tiễn Hà Nội làm tốt thì sau này cần nghiên cứu thể chế hóa bởi tình hình xã hội thay đổi, diễn biến nhanh, trong khi cứ chờ Hội đồng nhân dân họp hoặc là họp bất thường thì cũng rất khó khăn.

Phương Thảo

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Chú trọng xây dựng môi trường làm việc an toàn cho người lao động

Chú trọng xây dựng môi trường làm việc an toàn cho người lao động

Thành phố Hà Nội đã và đang chú trọng triển khai hiệu quả công tác chăm lo đời sống cho người lao động và đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động, xây dựng môi trường làm việc an toàn, văn minh, thân thiện cho người lao động.
Giải ngân trên 21,6 tỷ đồng cho đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động vay vốn

Giải ngân trên 21,6 tỷ đồng cho đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động vay vốn

Quỹ Trợ vốn công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) nghèo Thủ đô phát triển kinh tế gia đình (gọi tắt là Quỹ Trợ vốn) cho biết, để thực hiện hiệu quả các chức năng, nhiệm vụ, ngay từ đầu năm 2025, Quỹ đã chủ động, kịp thời xây dựng kế hoạch công tác tín dụng năm 2025; kế hoạch kiểm tra sau vay vốn đối với nguồn vốn Quỹ Trợ vốn và Quỹ quốc gia về việc làm năm 2025.
Cẩn trọng với các chiêu lừa đảo mùa du lịch

Cẩn trọng với các chiêu lừa đảo mùa du lịch

Mỗi khi hè đến nhu cầu tham quan, nghỉ dưỡng của người dân trên cả nước bắt đầu tăng cao, đặc biệt là vào dịp nghỉ lễ Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước 30/4 và Quốc tế Lao động 1/5. Đây cũng là thời điểm những cạm bẫy du lịch được tội phạm lừa đảo giăng ra…
Bác bỏ thông tin bão cấp 12 đổ bộ Quảng Ninh đầu tháng 5/2025

Bác bỏ thông tin bão cấp 12 đổ bộ Quảng Ninh đầu tháng 5/2025

Chiều 20/4, Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia cho biết, thông tin về việc một cơn bão mạnh (cấp 12) xuất hiện và ảnh hưởng trực tiếp đến Quảng Ninh vào thời điểm đầu tháng 5/2025 là không có cơ sở khoa học.
Hơn 207 triệu lượt đăng ký khám chữa bệnh BHYT bằng Căn cước công dân

Hơn 207 triệu lượt đăng ký khám chữa bệnh BHYT bằng Căn cước công dân

Theo thống kê của Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam, tính đến ngày 15/4/2025, cả nước đã có hơn 207 triệu lượt tra cứu thông tin thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) bằng số định danh cá nhân/Căn cước công dân (CCCD) thành công phục vụ làm thủ tục khám chữa bệnh BHYT.
Số người đăng ký hưởng bảo hiểm xã hội một lần giảm đáng kể

Số người đăng ký hưởng bảo hiểm xã hội một lần giảm đáng kể

Lũy kế đến hết quý 1/2025, toàn quốc có 267.493 người hưởng bảo hiểm xã hội (BHXH) một lần, giảm gần 70.000 người, tương đương 26,17% so với cùng kỳ năm 2024.
Các Công đoàn cơ sở quận Long Biên tích cực xây dựng đơn vị “Sáng - Xanh - Sạch - Đẹp”

Các Công đoàn cơ sở quận Long Biên tích cực xây dựng đơn vị “Sáng - Xanh - Sạch - Đẹp”

Thực hiện chủ đề công tác năm 2025 và hưởng ứng phong trào thi đua “Sáng - Xanh - Sạch - Đẹp” trong công nhân, viên chức, lao động do Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Long Biên phát động, nhiều Công đoàn cơ sở trên địa bàn quận đã tích cực ra quân, kêu gọi đoàn viên công đoàn tham gia tổng vệ sinh môi trường, làm đẹp cơ quan, đơn vị.

Tin khác

Phổ biến Luật Thủ đô, Luật Công đoàn tới cán bộ Công đoàn, người lao động

Phổ biến Luật Thủ đô, Luật Công đoàn tới cán bộ Công đoàn, người lao động

Luật Thủ đô năm 2024 được Quốc hội thông qua với nhiều nội dung mới, trong đó có những cơ chế chính sách đặc thù, vượt trội cho Thủ đô Hà Nội phát triển trong giai đoạn mới. Việc tuyên truyền, phổ biến sâu rộng, đưa Luật vào cuộc sống không chỉ là trách nhiệm của các cơ quan chức năng mà còn là nội dung thiết thực đối với các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động.
Thúc đẩy phát triển công nghiệp văn hóa với nhiều chính sách ưu đãi

Thúc đẩy phát triển công nghiệp văn hóa với nhiều chính sách ưu đãi

Theo Dự thảo Nghị quyết quy định về tổ chức và hoạt động của trung tâm công nghiệp văn hóa và Dự thảo Nghị quyết về khu phát triển thương mại và văn hóa, thành phố Hà Nội đang đẩy mạnh phát triển công nghiệp văn hóa với nhiều chính sách ưu đãi, trong đó có việc lập quy hoạch, bố trí quỹ đất, đầu tư hạ tầng và hỗ trợ tài chính cho các trung tâm công nghiệp văn hóa.
Khai thác tiềm năng đơn vị sự nghiệp công lập trong phát triển công nghiệp văn hóa Hà Nội

Khai thác tiềm năng đơn vị sự nghiệp công lập trong phát triển công nghiệp văn hóa Hà Nội

Trong khuôn khổ Hội thảo "Các giải pháp để phát triển trung tâm công nghiệp văn hóa của Thủ đô Hà Nội" do Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội tổ chức ngày 18/4, TS Lê Xuân Kiêu - Giám đốc Trung tâm hoạt động văn hóa khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám đã có những ý kiến tham góp quan trọng về mô hình trung tâm công nghiệp văn hóa từ đơn vị sự nghiệp công lập.
Xây dựng trung tâm công nghiệp văn hóa cần thực hiện theo lộ trình phù hợp, chắc chắn

Xây dựng trung tâm công nghiệp văn hóa cần thực hiện theo lộ trình phù hợp, chắc chắn

Với vai trò định hướng, thành phố Hà Nội sẽ tập trung hỗ trợ về công nghệ, truyền thông, hợp tác quốc tế và phát triển thị trường. Việc phát triển trung tâm công nghiệp văn hóa cần được thực hiện theo lộ trình với những bước đi phù hợp, chắc chắn.
Đầu tư hạ tầng đồng bộ để phát triển công nghiệp văn hóa Thủ đô

Đầu tư hạ tầng đồng bộ để phát triển công nghiệp văn hóa Thủ đô

Trên cơ sở xác định các ngành công nghiệp văn hóa ưu tiên, cùng với các nội dung có liên quan được xác định tại các văn bản Luật Thủ đô và Quy hoạch Thủ đô đã được phê duyệt, thành phố Hà Nội đã và đang tiếp tục cụ thể hoá các cơ chế, chính sách (cả cơ chế đặc thù) cho lĩnh vực quan trọng này để góp phần thúc đẩy sự phát triển công nghiệp văn hóa Thủ đô trong giai đoạn tới.
Xây dựng trung tâm công nghiệp văn hóa tại các bãi sông phải phù hợp với quy hoạch Thủ đô

Xây dựng trung tâm công nghiệp văn hóa tại các bãi sông phải phù hợp với quy hoạch Thủ đô

Việc lập quy hoạch trung tâm công nghiệp văn hóa tại bãi sông, bãi nổi sông Hồng và khu vực khác có lợi thế về vị trí không gian văn hóa phải phù hợp với quy hoạch Thủ đô, Quy hoạch chung Thủ đô, quy hoạch đê điều và các quy hoạch khác có liên quan.
Lấy ý kiến nhân dân về khu phát triển thương mại và văn hóa

Lấy ý kiến nhân dân về khu phát triển thương mại và văn hóa

Thành phố Hà Nội đang lấy ý kiến góp ý của nhân dân về Dự thảo Nghị quyết của Hội đồng nhân dân Thành phố về khu phát triển thương mại và văn hóa, (thực hiện khoản 8 Điều 21 Luật Thủ đô).
Nỗ lực đưa Luật Thủ đô năm 2024 vào cuộc sống

Nỗ lực đưa Luật Thủ đô năm 2024 vào cuộc sống

Luật Thủ đô năm 2024 có hiệu lực thi hành, đã tạo ra hành lang pháp lý mới, với những cơ chế đặc thù, vượt trội chưa từng có, là dấu ấn rất quan trọng để Thủ đô Hà Nội bứt phá, phát triển. Cùng với các sở, ngành khác, ngành Tư pháp Thủ đô đang nỗ lực thực hiện tốt vai trò cơ quan thường trực của Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật, đẩy mạnh tuyên truyền tới các cấp, ngành và toàn thể người dân về những quy định mới của Luật, cũng như nâng cao nhận thức về ý nghĩa, vai trò của Luật Thủ đô trong quản lý, xây dựng, phát triển và bảo vệ Thủ đô.
Thực hiện hiệu quả các cơ chế đặc thù trong Luật Thủ đô

Thực hiện hiệu quả các cơ chế đặc thù trong Luật Thủ đô

Chiều 24/3, Trường Đào tạo cán bộ Lê Hồng Phong thành phố Hà Nội đã tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Cơ chế đặc thù trong Luật Thủ đô 2024: Cơ sở khoa học và thực tiễn".
Tập trung soạn thảo, ban hành văn bản triển khai thi hành Luật Thủ đô

Tập trung soạn thảo, ban hành văn bản triển khai thi hành Luật Thủ đô

Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội yêu cầu bảo đảm sự lãnh đạo toàn diện của Thành ủy; sự chỉ đạo thống nhất của Hội đồng nhân dân (HĐND), UBND Thành phố; sự phối hợp chặt chẽ, thường xuyên, hiệu quả giữa các sở, ban, ngành, cơ quan, đơn vị thuộc Thành phố, UBND quận, huyện, thị xã và các cơ quan, tổ chức liên quan trong việc soạn thảo các văn bản triển khai thi hành Luật Thủ đô.
Xem thêm
Phiên bản di động