-->

Chủ tịch Hồ Chí Minh - Người thầy vĩ đại của báo chí cách mạng Việt Nam

Bác Hồ kính yêu không chỉ là lãnh tụ của dân tộc, danh nhân văn hóa của nhân loại mà còn là người sáng lập và chỉ đạo báo chí cách mạng Việt Nam. Sự nghiệp báo chí cách mạng Việt Nam đã không ngừng lớn mạnh, theo dòng chảy của cách mạng, của dân tộc dưới sự lãnh đạo của Đảng theo tư tưởng Hồ Chí Minh.
Bí thư Thành ủy Đinh Tiến Dũng: Báo chí luôn đồng hành với sự phát triển của Thủ đô Góp phần phát triển nền báo chí cách mạng Việt Nam Luôn khắc ghi lời dạy của Bác Hồ

Suốt cuộc đời, Người chỉ có một ham muốn “một ham muốn tột bậc là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta hoàn toàn tự do, đồng bào ta ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành”. Chính điều này đã thôi thúc Người ra đi tìm đường cứu nước, tìm ánh sáng soi đường cho dân tộc trên con tầu Đô đốc La-tút-sơ Tơ-rê-vin vào ngày 5/6/1911 với đôi bàn tay và câu nói đã đi vào huyền thoại: “Đây, tiền đây. Chúng ta sẽ làm bất cứ điều gì để sống, để đi và để quay về cứu đồng bào mình”.

Người phát hiện ra con đường giải phóng dân tộc chỉ có thể thực hiện được khi gắn liền độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội, giai cấp công nhân, giai cấp tiên tiến nhất đại diện tổ chức này lãnh đạo. Người đã lựa chọn báo chí làm vũ khí đấu tranh cho hoạt động cách mạng, xóa bỏ chế độ áp bức bóc lột, giải phóng con người.

Chủ tịch Hồ Chí Minh - Người thầy vĩ đại của báo chí cách mạng Việt Nam
Bác Hồ - Người thầy vĩ đại của báo chí cách mạng Việt Nam. Ảnh tư liệu

Người làm báo ngay trong hoạt động thực tiễn và đấu tranh cách mạng. Từ khi giác ngộ Chủ nghĩa Mác - Lênin, trở thành người cộng sản Việt Nam đầu tiên (1920), Nguyễn Ái Quốc đã sáng lập ra tờ báo cách mạng La Paria (Người cùng khổ) - cơ quan ngôn luận của Hội Liên hiệp các dân tộc thuộc địa, là tờ báo đầu tiên do Người sáng lập. Mục đích của La Paria là tố cáo tội ác xâm lược của bọn thực dân đế quốc, thức tỉnh người lao động ở các thuộc địa hướng tới giác ngộ, tập hợp lực lượng giải phóng dân tộc.

Tiến sĩ Lê Doãn Hợp đã viết trong lời giới thiệu cuốn sách “Dấu ấn của nhà báo Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chính Minh trong cách mạng giải phóng dân tộc” do giáo sư Đỗ Quang Hưng và tiến sĩ Nguyễn Văn Khoan sưu tầm, biên soạn: “Hơn 90 năm đã trôi qua kể từ khi Bác Hồ viết bài báo đầu tiên, báo chí Việt Nam hôm nay đã phát triển mạnh mẽ cả số lượng và chất lượng, cả nội dung và hình thức, tính chuyên nghiệp và đội ngũ những người làm báo, đủ các loại hình: Báo in, báo nói, báo hình và báo điện tử, cống hiến xứng đáng cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc.

Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn coi nhà báo là những chiến sĩ cách mạng và cây bút trang giấy chính là những vũ khí đấu tranh sắc bén. “Bài báo là tờ hịch cách mạng”, người làm báo phải hiểu rõ mục tiêu và nhiệm vụ của mình trên mặt trận tư tưởng văn hóa. “Tất cả những người làm báo phải có lập trường chính trị vững chắc Chính trị phải làm chủ, đường lối chính trị đúng thì những việc khác mới đúng được”.

Giáo sư Đỗ Quang Hưng trong bài “Nguyễn Ái Quốc – Người khơi nguồn một dòng báo, một sự nghiệp” đã cho rằng, báo Thanh niên do Nguyễn Ái Quốc lập ra ở Quảng Châu (Trung Quốc) - số đầu ra ngày 21/6/1925 - là mở đầu cho cả một dòng báo chí cách mạng của nước Việt Nam mới.

Kể từ khi tờ báo độc đáo này xuất hiện đã thu hút ngay sự chú ý của giới mật thám thực dân, của những nhà nghiên cứu của Quốc tế Cộng sản, và tất nhiên của đông đảo bạn đọc là các nhà cách mạng trẻ tuổi thuộc thế hệ đầu tiên do chính người sáng lập tờ báo là Bác Hồ tổ chức và rèn luyện, đông đảo những người lao động nghèo khổ đang mơ giấc mơ giải phóng bất chấp sự đe dọa của thực dân pháp đối với việc truyền tay nhau đọc mỗi số Thanh Niên mà có thể phải chịu 3-5 năm tù.

Cũng giống như cuốn “Đường Kách mệnh” của Nguyễn Ái Quốc, những trang báo Thanh niên ngay từ những số đầu đã là cuốn sách gối đầu giường của những người yêu nước và cách mạng, chứa đựng biết bao nhiệt huyết của những người đi khai sơn phá thạch cho sự thắng lợi của chủ nghĩa xã hội, cho sự ra đời của nước Việt Nam mới.

Tờ báo có 4 trang, in theo lỗi viết bút sắt trên giấy sáp, gợi cho bất cứ ai thấy được tận mắt cái gì đó rất Hồ Chí Minh. Đành rằng, sau Bác Hồ còn đồng chí Lê Hồng Sơn và Hồ Tùng Mậu giúp sức biên tập bài vở, nhưng rõ ràng Người vẫn đảm trách dường như tất cả từ bài viết đến việc in báo.

Có lẽ Bác Hồ trong những ngày đầu tiên ấy, không những thấm nhuần sâu sắc luận đề của Lênin về báo chí cách mạng, mà Bác còn hiểu rõ những đặc tính của một dân tộc trong nông dân, giai cấp công nhân mới ra đời còn quá non trẻ và người dân chưa hiểu “Chủ nghĩa xã hội” là gì để xác định cho Thanh niên một phong trào làm báo cách mạng Việt Nam.

Trong khuôn khổ hạn hẹp của con chữ, bài dài nhất, có khi đăng tải thành 2-3 kỳ cũng chỉ dưới 1.000 chữ, phổ biến 300-500 chữ, cá biệt có bài chỉ có 3 câu, Nguyễn Ái Quốc vẫn truyền tải được những nội dung to lớn của dân tộc và thời đại. Chỉ một ví dụ về một xưởng đóng giầy, Bác đã cắt nghĩa khái niệm kinh tế học nào là “giá trị thặng dư” của Mác, với hai mẩu chuyện khác, Bác có thể giải thích khái niệm “Chuyên chính vô sản” và “Nghệ thuật khởi nghĩa vũ trang” của Lênin.

“Như vậy, việc hình thành và phát triển dòng báo chí cách mạng tự do nó đã là một thành tựu quan trọng trong cuộc đấu tranh dân tộc và giai cấp của Đảng ta trước Cách mạng tháng Tám, theo những nguyên tắc xây dựng và hoạt động mà tờ báo đầu tiên của Bác Hồ đã đặt nền móng.

Dù khi được xuất bản công khai hợp pháp (duy nhất trong thời kỳ Mặt trận dân chủ 1936 - 1939) hay khi tồn tại trong thế giới bí mật bất hợp pháp (là chủ yếu), các báo cách mạng đã thực hiện một cách xuất sắc quan điểm báo chí của Lênin, báo chí cách mạng không những là người tuyên truyền và cổ động tập thể, mà còn là người tổ chức tập thể”, giáo sư Đỗ Quang Hưng viết.

Trong bài “Ngọn bút Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh và vấn đề giải phóng dân tộc”, ông cũng khẳng định, là lãnh tụ của cách mạng, của Đảng, bản thân Nguyễn Ái Quốc là một cây bút báo chí lớn. Vì thế, ảnh hưởng của Người, ngay từ đầu những năm 20 của thế kỷ XX, đã góp phần to lớn trong việc hình thành và phát triển dòng báo chí cách mạng, di sản quan trọng bậc nhất trong những di sản văn hóa cách mạng của Đảng ta trước khi cầm quyền.

Đã có nhiều người tổng kết rằng, Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh đã sử dụng tới 40, 50 bút danh, với hàng nghìn bài báo, ngoài Việt Nam là ở hàng chục nước trên thế giới. Nguyễn Ái Quốc cũng học được nghề làm báo từ rất sớm trước khi trở thành nhà Cách mạng chuyên nghiệp. Chính sự lăn lộn của Người trên mặt trận báo chí cách mạng ở nhiều châu lục, tính cách cá nhân, hơn tất cả là việc hướng đến sử dụng vũ khí báo chí cách mạng, đã tạo nên phong cách báo chí độc đáo của Người./.

Diệp Anh

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Phương án thành lập đơn vị hành chính cấp xã của huyện Thanh Oai

Phương án thành lập đơn vị hành chính cấp xã của huyện Thanh Oai

Theo kế hoạch của Ủy ban nhân dân (UBND) huyện Thanh Oai về triển khai lấy ý kiến nhân dân đối với Đề án sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính cấp xã của thành phố Hà Nội, trên địa bàn huyện Thanh Oai sẽ thực hiện trong 3 ngày, từ 19 đến 21/4/2025 (chậm nhất ngày 21/4/2025 phải hoàn thành).
Quận Tây Hồ, sau sắp xếp dự kiến có 2 đơn vị hành chính cơ sở

Quận Tây Hồ, sau sắp xếp dự kiến có 2 đơn vị hành chính cơ sở

Sau khi thực hiện sắp xếp các đơn vị hành chính, dự kiến quận Tây Hồ sẽ có 2 đơn vị hành chính cơ sở, gồm: Tây Hồ, Phú Thượng.
Phổ biến Luật Thủ đô, Luật Công đoàn tới cán bộ Công đoàn, người lao động

Phổ biến Luật Thủ đô, Luật Công đoàn tới cán bộ Công đoàn, người lao động

Luật Thủ đô năm 2024 được Quốc hội thông qua với nhiều nội dung mới, trong đó có những cơ chế chính sách đặc thù, vượt trội cho Thủ đô Hà Nội phát triển trong giai đoạn mới. Việc tuyên truyền, phổ biến sâu rộng, đưa Luật vào cuộc sống không chỉ là trách nhiệm của các cơ quan chức năng mà còn là nội dung thiết thực đối với các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động.
LĐLĐ huyện Sóc Sơn phát động Tháng Công nhân năm 2025

LĐLĐ huyện Sóc Sơn phát động Tháng Công nhân năm 2025

Ngày 18/4, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Sóc Sơn đã tổ chức lễ phát động Tháng Công nhân, Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) năm 2025, tổng kết phong trào thi đua “Giỏi việc nước, đảm việc nhà” năm 2024; trao chứng nhận “Cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa” giai đoạn 2023 - 2024.
Dự kiến 3 phường mới của quận Hoàn Kiếm sau sắp xếp

Dự kiến 3 phường mới của quận Hoàn Kiếm sau sắp xếp

Sau khi sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, dự kiến quận Hoàn Kiếm còn 3 phường, đó là phường Hoàn Kiếm, phường Cửa Nam và phường Hồng Hà.
Quận Hoàng Mai dự kiến còn 7 phường

Quận Hoàng Mai dự kiến còn 7 phường

Theo dự kiến, sau sắp xếp đơn vị hành chính quận Hoàng Mai còn 7 phường: Định Công, Hoàng Liệt, Tương Mai, Hoàng Mai, Yên Sở, Vĩnh Hưng, Lĩnh Nam.
Tăng cường chăm lo sức khỏe cho công nhân viên chức, người lao động

Tăng cường chăm lo sức khỏe cho công nhân viên chức, người lao động

Nhằm thiết thực chăm lo và nâng cao sức khỏe cho đội ngũ công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ), nhân dịp Tháng Công nhân, sáng 19/4/2025, tại Bệnh viện Đa khoa huyện Đan Phượng, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Đan Phượng tổ chức khám sức khỏe sinh sản, tầm soát phát hiện sớm ung thư miễn phí cho CNVCLĐ.

Tin khác

Đừng để “cha chung không ai khóc”!

Đừng để “cha chung không ai khóc”!

Việc Công an phá đường dây sữa giả lên tới 573 chủng loại ngay tại Hà Nội đã gây hoang mang dư luận, người dân, đặc biệt là cha mẹ các em. Điều đáng nói, khi có vấn đề xảy ra, các cơ quan quản lý nhà nước vẫn điệp khúc “biết rồi khổ lắm, nói mãi” đó là bộ, ngành “tôi” không quản lý.
Sáp nhập, hợp nhất, đặt tên các đơn vị hành chính mới: Tất cả vì mục tiêu chung!

Sáp nhập, hợp nhất, đặt tên các đơn vị hành chính mới: Tất cả vì mục tiêu chung!

Tôi nhớ vào ngày 1/8/2008 khi việc mở rộng địa giới hành chính thành phố Hà Nội theo Nghị quyết số 15 của Quốc hội khóa XII có hiệu lực, vào thời điểm đó, không ít người dân tỉnh Hà Tây (cũ) cũng trăn trở, suy tư. Thế rồi, khoảng 2 năm sau, khi tôi quay trở lại một số huyện để phản ánh, trao đổi với người dân, ai ai cũng tỏ ra rất hài lòng. Đơn giản, sau khi sáp nhập vào Thủ đô, các chính sách tam nông (nông nghiệp - nông thôn - nông dân) được Thành phố đặc biệt quan tâm. Hệ thống điện - đường - trường - trạm thay đổi rõ rệt. Và nay, sau gần 17 năm, hẳn ai cũng nhìn thấy tính hiệu quả của Nghị quyết mang tầm chiến lược này.
Giá như thế mới là nhà ở xã hội

Giá như thế mới là nhà ở xã hội

Trong “cơn sốt” vàng; “sốt đất”, đọc báo, xem tin ở Hà Nội đâu đâu giá bất động sản cũng nóng. Đất nền tăng, giá chung cư cũng dao động từ 50-100 triệu đồng/m2; thậm chí có những dự án nhà ở xã hội giá cũng lên tới 30 triệu đồng/m2. Cánh cửa an cư đối với người thu nhập trung bình, thu nhập thấp gần như “khép lại”. Tuy nhiên, vừa qua một dự án nhà ở xã hội (NƠXH) công bố giá bán 1m2 trên 13,6 triệu đồng (đã gồm thuế VAT) làm nhiều người lao động sống lại hy vọng.
Thận trọng khi thông tin và tiếp nhận thông tin

Thận trọng khi thông tin và tiếp nhận thông tin

Thông tin có vai trò quan trọng đối với đời sống, xã hội. Bởi thế, điều cần và đủ, nguồn cung cấp tin phải chuẩn, việc truyền tải thông tin phải khách quan, trung thực, tránh tình trạng giật tít, câu view làm ảnh hưởng xấu đến dư luận, sai bản chất sự việc.
Giải phóng kinh tế tư nhân

Giải phóng kinh tế tư nhân

Vừa qua, Tổng Bí thư Tô Lâm đã có bài viết: “Phát triển kinh tế tư nhân - Đòn bẩy cho một Việt Nam thịnh vượng”. Với cách tiếp cận mới, đây thực sự là những nội dung mang tầm chiến lược để “tháo gỡ” các rào cản, mở đường “cao tốc” đưa kinh tế tư nhân trở thành một trong 3 chân kiềng quan trọng góp phần hiện thực hóa khát vọng đất nước hùng cường.
Phát huy khí thế mùa Xuân đại thắng

Phát huy khí thế mùa Xuân đại thắng

Ngoài kia mưa xuân lất phất bay, Hà Nội những ngày này cây cối cũng bắt đầu đơm chồi, nảy lộc. Với Thành phố, “cả núi” công việc đang được “thần tốc” phải giải quyết, hàng loạt các công trình trọng điểm đang được đẩy nhanh tiến độ và chuẩn bị khởi công. Bên cạnh nhiệm vụ tiếp tục triển khai Nghị quyết số 18 của Ban Chấp hành Trung ương, cụ thể là Kết luận số 127 của Bộ Chính trị về tiếp tục sắp xếp, tinh gọn bộ máy của hệ thống chính trị, thành phố Hà Nội cũng đang dồn lực để đưa các dự án đã triển khai hoàn thành đúng tiến độ; đồng thời chuẩn bị triển khai hàng loạt dự án mới.
Để KCN cao Hòa Lạc trở thành "trái tim" công nghệ

Để KCN cao Hòa Lạc trở thành "trái tim" công nghệ

Để triển khai hiệu quả Nghị quyết số 57-NQ/TƯ ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về "Đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia", đúng như chỉ đạo của Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội, Trưởng ban Chỉ đạo 57 của Thành ủy - điều quan trọng phải xác định rõ trọng tâm, trọng điểm để tạo các bước đột phá.
Những “ánh điện” nơi công sở

Những “ánh điện” nơi công sở

Những ngày này, cả nước nói chung, Thủ đô nói riêng, các cơ quan từ Thành ủy đến các cấp chính quyền, đoàn thể của hệ thống chính trị đang “căng mình” thực hiện nhiệm vụ kép: Tập trung phát triển kinh tế, đẩy nhanh tiến độ thực hiện Nghị quyết 18, Kết luận 127 của Bộ Chính trị về sắp xếp, tinh gọn bộ máy của hệ thống chính trị.
Học suốt đời và tự học

Học suốt đời và tự học

Trong bài viết “Học tập suốt đời”, Tổng Bí thư Tô Lâm nhận xét: “Bên cạnh kết quả, thực hiện chủ trương học tập suốt đời vẫn còn một số tồn tại, hạn chế. Đào tạo, bồi dưỡng còn chạy theo số lượng mà chưa thực sự chú trọng tới chất lượng; việc tự học, thực học và học tập suốt đời của đội ngũ cán bộ, đảng viên chưa đạt kết quả như mong muốn; còn tình trạng học theo phong trào, sính bằng cấp…”. Đây là vấn đề thời sự đáng suy nghĩ và đến lúc cần phải thay đổi.
Tinh gọn để phát triển

Tinh gọn để phát triển

Ngày 14/2, thay mặt Bộ Chính trị, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Trần Cẩm Tú đã ký kết luận số 126-KL/TW của Bộ Chính trị, Ban Bí thư về một số nội dung, nhiệm vụ tiếp tục sắp xếp tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị. Trong đó, có nội dung liên quan đến việc nghiên cứu, sắp xếp bỏ hành chính cấp trung gian (cấp huyện); đồng thời nghiên cứu sáp nhập một số đơn vị hành chính cấp tỉnh…
Xem thêm
Phiên bản di động