Chủ quan, lơ là hay ý thức kém?
Tuyệt đối không chủ quan, lơ là trong công tác phòng, chống dịch Covid-19 Nhiều hàng quán vẫn chủ quan, lơ là trong phòng, chống dịch Không chủ quan, lơ là, mất cảnh giác để đẩy lùi dịch bệnh |
Khu vực chợ Nguyễn Công Trứ (phường Phố Huế, quận Hai Bà Trưng) đã phải lập chốt kiểm soát dịch. |
Sau khi cơ bản kiểm soát được dịch Covid-19, cùng với những thành tích ấn tượng trong việc phòng, chống dịch như xét nghiệm trên diện rộng và triển khai tiêm vắc xin, Thủ đô Hà Nội dần chuyển sang nhịp sống “bình thường mới”. Thế nhưng, những thành tích đó có thể đổ sông đổ bể nếu người dân vẫn chủ quan, lơ là... quên mất rằng mình đang “sống chung với dịch”.
Ghi nhận của phóng viên Lao động Thủ đô trong những ngày gần đây cho thấy, tại nhiều địa điểm công cộng không khó để bắt gặp người dân không đeo khẩu trang. Hay tại các nhà hàng, quán ăn, việc quét mã QR dường như đã bị lãng quên vì chẳng ai nhớ hoặc nhớ nhưng vẫn cố tình không thực hiện.
Đáng chú ý, thời gian gần đây tuyến đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông đưa vào vận hành, nhiều người dân háo hức đến trải nghiệm nhưng có một số bạn trẻ chỉ đến để chụp ảnh và không chấp hành nghiêm quy định 5K.
Chị Nguyễn Thúy Hương (phường Đội Cấn, quận Ba Đình) chia sẻ: “Đường sắt Cát Linh - Hà Đông chính thức được đưa vào vận hành là niềm vui với một người con Hà Nội như tôi. Tuy nhiên, tôi cảm thấy thật đáng buồn và đáng lo khi nhiều bạn trẻ đến đây để chụp ảnh, quay video và lại tháo khẩu trang ra, cười cười, nói nói rất thản nhiên, trong khi Thành phố hàng ngày vẫn xuất hiện rất nhiều trường hợp mắc Covid-19”.
Tại đường Hoàng Hoa Thám (quận Ba Đình) rất nhiều tiểu thương không đeo khẩu trang hoặc đeo sai cách trong khi đây là khu vực tiếp xúc với rất nhiều người.
“Tôi rất lo lắng khi ra đường gặp nhiều người không đeo khẩu trang. Đặc biệt là những nơi đông người như chợ, công viên. Ngoài ra, tôi còn thấy những quán ăn đông người, không hề đảm bảo khoảng cách giữa các khách hàng… việc này thực sự rất nguy hiểm khi hiện nay thành phố vẫn phải sống chung với dịch”, bà Nguyễn Thị Dung (phường Xuân La, quận Tây Hồ) bày tỏ.
Quán bia số 46 ngõ 521 Trương Định (quận Hoàng Mai, Hà Nội) không tuân thủ quy định phòng, chống dịch. |
Ghi nhận tại một số quận nội thành như: Ba Đình, Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng,… tình trạng không đảm bảo khoảng cách giữa khách hàng thường xuyên xảy ra tại các cửa hàng, quán ăn. Bên cạnh đó, việc quét mã QR cũng không được thực hiện theo đúng quy định của Thành phố tại một số nơi.
“Tôi thấy trong thời gian đầu, các cửa hàng trong thành phố thực hiện rất nghiêm túc về quy trình khai báo y tế, “check in, check out” bằng mã QR. Nhưng thời gian gần đây, quy trình này dường như không còn được chú trọng nữa. Tôi để ý có rất nhiều khách hàng không thực hiện khai báo y tế nhưng vẫn có thể tự do ra vào cửa hàng mua sắm, nhất là tại những cửa hàng kinh doanh thu hút nhiều người dân đến như siêu thị, trung tâm thương mai...”, chị Nguyễn Thị Minh Ngọc (phường Dịch Vọng Hậu, quận Cầu Giấy) cho hay.
Mặc dù, hiện Hà Nội chưa cho phép mở lại quán nước, trà đá vỉa hè nhưng hiện nay trên địa bàn Thành phố các quán nước vỉa hè vẫn ngang nhiên bày bán, thường xuyên tụ tập đông người và không đeo khẩu trang hoặc đeo khẩu trang không đúng quy định.
Nhiều người dân khi được hỏi phần lớn đều cho rằng do đã được tiêm vắc xin và tin tưởng vào chính sách của Nhà nước nên họ không còn cảm thấy lo lắng như trước, nhiều người còn cho rằng “cũng chỉ là bệnh cúm” nên tỏ ra chủ quan.
PGS.TS Trần Đắc Phu, Cố vấn cao cấp Trung tâm Đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng Việt Nam khuyến cáo, việc Hà Nội mở cửa để phục hồi phát triển kinh tế - xã hội phải đối diện với việc xuất hiện nhiều ca bệnh là điều đã được dự báo. Người dân không được dựa vào việc đã tiêm vắc xin mà chủ quan trong sinh hoạt. Mỗi người cần có ý thức thực hiện “tiêm vắc xin + 5K” để bảo đảm chung sống an toàn với dịch.
Theo Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội Chử Xuân Dũng - Phó Trưởng Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 thành phố Hà Nội thì Hà Nội có nguy cơ bùng phát dịch Covid-19 do số lượng người đến/về Hà Nội gia tăng; tâm lý chủ quan của người dân khi đã tiêm đủ 2 mũi vắc xin… Chính vì vậy, các địa phương cần tiếp tục làm tốt công tác quản lý người từ tỉnh, thành khác đến/về địa phương. Tuyên truyền, vận động người dân cùng vào cuộc trong công tác giám sát, kiểm soát người dân từ vùng khác về địa phương; kịp thời phản ánh đến Tổng đài 1022. |
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Cán bộ, công chức, viên chức tuyệt đối không đi lễ hội trong giờ hành chính
Đảng đưa dân tộc ta tới tương lai tươi sáng
Giá vàng hôm nay (3/2): Vàng thế giới tiếp tục lập đỉnh mới
Tỷ giá USD hôm nay (3/2): Đồng USD tiếp tục duy trì đà tăng
Giá xăng dầu hôm nay (3/2): Tiếp đà giảm
Chelsea vs West Ham: The Blues phải thắng để trở lại top đầu
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 3/2: Không khí lạnh tràn về gây mưa rào rải rác
Tin khác
Để con trẻ hiểu được ý nghĩa của lì xì?
Văn hóa 02/02/2025 22:28
Hà Nội đón hơn 1 triệu lượt khách du lịch dịp Tết Ất Tỵ
Du lịch 02/02/2025 17:09
8 ngày nghỉ Tết, số ca cấp cứu nghi do tai nạn giao thông giảm
Y tế 02/02/2025 16:15
Xóm Mừng - "Tam Đảo mới" ở Hòa Bình không thể bỏ qua
Du lịch 02/02/2025 09:00
Những lễ hội nổi tiếng ở miền Bắc dịp đầu năm
Du lịch 02/02/2025 07:39
Kỳ vọng một mùa lễ hội Xuân đáng nhớ
Văn hóa 02/02/2025 06:01
Nam Định: Đông đảo người dân du xuân đền Trần ngày đầu năm
Du lịch 01/02/2025 21:19
Quán bún riêu thu 1,2 triệu đồng 3 bát và quyết định xử phạt "nhanh như điện" của UBND phường Bách Khoa
Cộng đồng 01/02/2025 17:39
Tết ở trạm radar cao nhất Vịnh Bắc Bộ
Cộng đồng 01/02/2025 16:06
Đa dạng giải pháp đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện
Giáo dục 01/02/2025 15:55