-->

Đảm bảo an toàn phòng cháy chữa cháy: Bắt đầu từ ý thức!

Thời gian qua, tại Hà Nội, liên tiếp xảy ra cháy nhà vào đêm khuya và rạng sáng gây thiệt hại nghiêm trọng về người, tài sản. Thực tế này cho thấy, bản thân mỗi người dân cần nâng cao ý thức đảm bảo an toàn phòng cháy chữa cháy (PCCC), đặc biệt chú ý đảm bảo công tác phòng cháy tại nhà ở và nhà ở kết hợp kinh doanh.
Cùng vào cuộc để nâng cao nhận thức của người dân về phòng cháy, chữa cháy Thủ tướng chỉ thị tăng cường công tác phòng cháy, chữa cháy đối với nhà ở nhiều tầng, nhiều căn hộ Nguyên nhân vụ cháy ở Trung Kính khiến 14 người tử vong là do chập mạch điện

Hiểm nguy vẫn rình rập

Theo báo cáo của Cục Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và Cứu nạn cứu hộ (Bộ Công an), tính riêng trong tháng 4/2024, toàn quốc xảy ra 372 vụ cháy, làm chết 3 người, làm bị thương 2 người, về tài sản ước tính sơ bộ thành tiền khoảng 18,69 tỷ đồng. Đáng chú ý, lực lượng tại chỗ và nhân dân dập tắt 17/376 vụ cháy, nổ.

Phân tích, đánh giá tình hình cháy, nổ của Cục Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và Cứu nạn cứu hộ cho thấy, so với tháng 3/2024, số vụ cháy tăng 19 vụ, thiệt hại người chết giảm 4 người, người bị thương giảm 3 người… Cháy vẫn chủ yếu xảy ra tại địa bàn thành thị với 218 vụ (chiếm 58,6%), nông thôn xảy ra 154 vụ (chiếm 41,4%). Về loại hình xảy ra cháy, gồm: 145 vụ cháy nhà dân (chiếm 39,0%); 20 vụ cháy nhà ở kết hợp sản xuất, kinh doanh (chiếm 5,4%), còn lại là các loại hình khác.

Đảm bảo an toàn phòng cháy chữa cháy: Bắt đầu từ ý thức!
Để làm tốt công tác phòng cháy, việc tập huấn PCCC&CNCH đóng vai trò hết sức quan trọng. (Ảnh: Đinh Luyện)

Mới đây, khoảng 12h30 ngày 21/6, bất ngờ xảy ra vụ cháy tại tầng 3 nhà dân ở phố Nguyễn Khang (quận Cầu Giấy). Thời điểm xảy ra vụ cháy, trong nhà có 5 người. Đám cháy nhanh chóng bao trùm toàn bộ tầng 3 của ngôi nhà 3 tầng, cột khói bốc cao khiến người dân lân cận hoảng loạn. Ngay sau đó, lực lượng chức năng đã kịp thời ứng cứu, rất may mắn không có thương vong về người.

Trước đó, vụ cháy khiến 4 người thiệt mạng tại phố Định Công Hạ, quận Hoàng Mai vào ngày 16/6 cũng khiến nhiều người không khỏi ám ảnh bởi các nạn nhân không thể thoát ra ngoài bởi những lớp cửa sổ vô cùng chắc chắn với 3 lớp: Kính cường lực bên ngoài, lớp lưới chống côn trùng và cuối cùng là song sắt kiên cố bên trong.

Vụ cháy này một lần nữa lại cho thấy những khó khăn trong công tác PCCC và cứu nạn, cứu hộ (CNCH) với những nhà ở kết hợp kinh doanh - một loại hình phức tạp thường xảy ra cháy nổ và để lại hậu quả nặng nề.

Nhìn từ những vụ cháy gây thiệt hại nghiêm trọng về người, phân tích kỹ thì thấy còn liên quan đến kỹ năng của người dân sống trong những công trình đó. Nếu có kỹ năng tốt, kỹ năng đúng và xử lý tình huống thì hoàn toàn có thể xử lý ngay từ giai đoạn ban đầu. Quan trọng là người dân phải bình tĩnh để đưa ra được phương án thoát nạn an toàn cho bản thân và người thân.

Ngoài ra, ở các đô thị Việt Nam, trong đó có Hà Nội hiện hầu hết mô hình nhà ở kết hợp kinh doanh tiềm ẩn nguy cơ cháy nổ rất lớn, nhất là kinh doanh các mặt hàng dễ cháy. Điều nguy hiểm là khi xảy ra cháy ở tầng 1 (tầng cho thuê kinh doanh), lửa sẽ bốc lên, những người sinh sống ở tầng trên gần như không có chỗ thoát thân.

Nâng cao kỹ năng

Thượng tá Nguyễn Tiến Nam - Phó trưởng Phòng Cảnh sát PCCC&CNCH, Công an thành phố Hà Nội cho biết, trên địa bàn Hà Nội đang đối mặt với nguy cơ cháy nổ gia tăng, các vụ cháy thường tập chung tại các chung cư mini, hộ gia đình nhà ở kết hợp kinh doanh… gây hậu quả nghiêm trọng chưa từng có.

Phần lớn nguyên nhân xảy ra cháy nổ chính là do sự cố hệ thống điện và thiết bị điện, do sơ xuất, bất cẩn sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt… Trong đó rất nhiều nhà ở kết hợp kinh doanh, chung cư mini không có sự bảo trì, cải tạo, hệ thống điện đã xuống cấp. Có tình trạng treo mắc hàng hóa, vật dụng lên đường dây điện, để các vật dễ cháy như bình chứa khí gas, xăng, dầu, giấy, vải... gần đường dây điện và các thiết bị sinh nhiệt. Nguy hiểm hơn, hàng hóa còn để cạnh bếp nấu ăn... Đây chính là những hành động tiềm ẩn nguy cơ xảy ra cháy nổ.

Để giảm thiểu nguy cơ cháy, nổ, Thượng tá Nguyễn Tiến Nam cho rằng, mỗi người dân cần có kiến thức cho các tình huống thoát nạn khi sự cố xảy ra; trang bị thêm các bình cứu hỏa, các dụng cụ trữ nước như xô thùng, vòi mềm dẫn nước để vừa phục vụ sinh hoạt hàng ngày vừa phục vụ chữa cháy khi cần thiết; luyện tập kỹ năng thoát nạn khi có hỏa hoạn. Các khu tập thể, chung cư mini… cần tăng cường trang bị hệ thống thiết bị PCCC để đảm bảo an toàn cho người dân.

Theo khuyến cáo của Thượng tá Nguyễn Tiến Nam, mỗi hộ gia đình chủ động chuẩn bị các phương án thoát nạn cho người trong gia đình, đặc biệt là đối với người già và trẻ nhỏ khi có cháy xảy ra. Dự kiến các lối thoát nạn khác ngoài cửa chính như ban công, sân thượng. Không lắp lồng sắt, lưới sắt ở lan can nhà có tầng. Trường hợp bố trí lồng, lưới sắt phải có cửa thoát hiểm, chìa khóa phải để ở vị trí dễ thấy, dễ lấy và thống nhất các thành viên trong gia đình biết. Chuẩn bị sẵn thang, thang dây và các dụng cụ phá dỡ thông thường như để thoát nạn khi có sự cố cháy xảy ra.

Các hộ gia đình phải lắp đặt các thiết bị bảo vệ (cầu chì, rơ le, aptomat …) cho hệ thống điện chung toàn nhà, từng tầng, từng nhánh và từng thiết bị điện tiêu thụ điện công suất lớn. Thường xuyên kiểm tra các thiết bị điện, tránh để các sự cố chập cháy do hư hỏng và tuổi thọ của các thiết bị; kiểm tra, lắp đặt các thiết bị bảo vệ như: Cầu chì, công tắc, cầu dao, attomat, rơle tự đóng ngắt điện, chống quá tải, chập cháy cho đường dây dây điện trong nhà và chống quá nhiệt cho từng thiết bị điện, đặc biệt là các thiết bị có công suất lớn. Tắt các thiết bị tiêu thụ điện khi không cần thiết, khi ra khỏi nhà, phòng làm việc hoặc rút phích cắm ra khỏi ổ điện để đảm bảo an toàn phòng cháy chữa cháy.

Cùng với đó, người dân phải bố trí nơi thờ cúng hợp lý, tường phía đặt bàn thờ, trần phía trên bàn thờ phải bằng vật liệu không cháy; Khi đốt vàng mã phải trông coi, có che chắn tránh cháy lan. Quản lý chặt chẽ nguồn lửa, nguồn nhiệt khi đun nấu, thắp hương thờ cúng…, sử dụng các thiết bị đốt nóng, sửa chữa, thi công, hàn cắt…(gây phát sinh nguồn lửa, nguồn nhiệt) phải có người trông coi.

Đảm bảo an toàn phòng cháy chữa cháy: Bắt đầu từ ý thức!
Tại nhiều khu chung cư, tập thể cũ người dân tự ý cơi nới, dựng "chuồng cọp", điều này tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn về PCCC&CNCH lớn. (Ảnh: Đinh Luyện)

Ngoài ra, lực lượng chức năng khuyến cáo người dân không dự trữ xăng dầu, khí đốt, khí dễ cháy nổ và các chất lỏng dễ cháy ở trong nhà ở, trường hợp cần phải để dự trữ thì chỉ dự trữ số lượng ít nhất và để ở khu vực riêng biệt tránh nhầm lẫn và đổ vỡ. Ô tô, xe máy và các phương tiện dụng cụ có xăng dầu, chất lỏng, đồ dùng, hàng hóa dễ cháy để trong nhà ở phải cách xa bếp đun nấu, nguồn sinh nhiệt. Thiết bị chứa, dẫn xăng, dầu… phải kín. Khuyến cáo không nên để ô tô trong nhà ở phòng ngừa xe tự cháy hoặc khí khói độc khi nổ máy.

Mỗi hộ gia đình bố trí nơi đun nấu phải có vách ngăn bằng vật liệu không cháy. Nếu dùng bếp gas phải có biện pháp chống chuột cắn thủng ống dẫn gas, khi đun nấu xong phải tắt bếp và đóng van xả gas. Vị trí đặt bình gas, bếp gas cần bảo đảm thông thoáng và không để gần các thiết bị điện, thiết bị sinh lửa, sinh nhiệt. Trường hợp sử dụng bếp dầu để đun, nấu cần phải đủ bấc và thường xuyên được lau chùi sạch sẽ. Trước khi rót thêm dầu vào bếp phải tắt lửa, tuyệt đối không dùng xăng hoặc xăng pha dầu, nhớt để đun bếp dầu. Khi đun phải có người trông coi.

Bên cạnh đó, người dân tuyệt đối không sắp xếp hàng hóa, vật dụng che chắn, cản trở lối thoát nạn tại cầu thang, hành lang, ban công; đồ dùng, hàng hóa, vật liệu dễ cháy phải được sắp xếp ngăn nắp, gọn gàng, cách xa nơi phát sinh nguồn lửa, nguồn nhiệt ít nhất 0,5m.

Cùng với đó, mỗi gia đình cần lắp đặt các thiết bị cảnh báo cháy sớm, chuẩn bị sẵn sàng phương tiện chữa cháy tại chỗ như: Nước, chăn, bình chữa cháy xách tay… để dập tắt cháy ngay từ khi mới phát sinh. Trang bị mặt nạ phòng độc, khăn mềm để phòng chống ngạt khói. Chuẩn bị sẵn các dụng cụ phá dỡ để tạo lối thoát nạn như: búa, kìm cộng lực, xà beng…

Khi xảy cháy hãy thật bình tĩnh suy xét, hô hoán báo động cho tất cả mọi người mau chóng di chuyển ra ngoài. Khi phải thoát qua khu vực có khói, lửa hãy dùng mặt nạ phòng độc, khăn mềm thấm nước để che mặt, cơ thể…; tổ chức chữa cháy, cứu người, cứu tài sản đồng thời gọi điện báo cháy ngay cho lực lượng Cảnh sát PCCC&CNCH - Công an thành phố Hà Nội theo số máy 114.

Đinh Luyện

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Bộ Chính trị hướng dẫn cách chọn nhân sự cấp tỉnh và xã khi sáp nhập

Bộ Chính trị hướng dẫn cách chọn nhân sự cấp tỉnh và xã khi sáp nhập

Thường trực Ban Bí thư Trần Cẩm Tú vừa ký ban hành Kết luận 150, hướng dẫn xây dựng phương án nhân sự cấp ủy cấp tỉnh thuộc diện hợp nhất, sáp nhập và cấp xã thành lập mới.
Tên gọi dự kiến của 34 tỉnh, thành sau sáp nhập, hợp nhất

Tên gọi dự kiến của 34 tỉnh, thành sau sáp nhập, hợp nhất

Thay mặt Ban Chấp hành Trung ương, ngày 12/4/2025, Tổng Bí thư Tô Lâm đã ký ban hành Nghị quyết số 60-NQ/TW Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII. Trung ương thống nhất chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh cả nước còn 34 đơn vị, gồm 28 tỉnh và 6 thành phố trực thuộc Trung ương.
TP.HCM: Nhiều hoạt động văn hóa đặc sắc kỷ niệm 50 năm
Ngày thống nhất đất nước

TP.HCM: Nhiều hoạt động văn hóa đặc sắc kỷ niệm 50 năm
Ngày thống nhất đất nước

Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) sẽ tổ chức nhiều hoạt động văn hóa đặc sắc kỷ niệm 50 năm
Ngày thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025).
Triển khai 4 nhiệm vụ y tế phục vụ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Triển khai 4 nhiệm vụ y tế phục vụ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Sở Y tế Hà Nội vừa có kế hoạch triển khai đáp ứng y tế phục vụ các hoạt động kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025).
Đổi mới cơ chế phân bổ ngân sách bảo đảm công khai, minh bạch

Đổi mới cơ chế phân bổ ngân sách bảo đảm công khai, minh bạch

Dự án Luật Ngân sách nhà nước (sửa đổi) đang được Bộ Tài chính khẩn trương, nỗ lực hoàn thiện để trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 9 tới đây. Đây là dự án luật quan trọng, có ý nghĩa chiến lược đối với việc phát triển kinh tế.
Đề xuất thu phí 5 cao tốc do nhà nước đầu tư

Đề xuất thu phí 5 cao tốc do nhà nước đầu tư

Cục Đường bộ Việt Nam đề xuất thu phí 5 cao tốc gồm Mai Sơn - quốc lộ 45, quốc lộ 45 - Nghi Sơn, Nghi Sơn - Diễn Châu, Vĩnh Hảo - Phan Thiết và Phan Thiết - Dầu Giây.
Dự kiến khánh thành 5 dự án thành phần cao tốc Bắc - Nam vào ngày 19/4

Dự kiến khánh thành 5 dự án thành phần cao tốc Bắc - Nam vào ngày 19/4

Bộ Xây dựng vừa có báo cáo gửi Văn phòng Chính phủ danh sách các dự án dự kiến khánh thành, thông xe nhân dịp kỷ niệm 50 ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Tin khác

Hà Nội: Cháy nhà lúc nửa đêm làm 2 người tử vong

Hà Nội: Cháy nhà lúc nửa đêm làm 2 người tử vong

Vụ cháy xảy ra tại ngách 14, ngõ 69 phố Trung Liệt (Đống Đa, Hà Nội). Ngọn lửa bao trùm toàn bộ ngôi nhà (2 tầng, 1 tum), có 3 người trong gia đình đã tự thoát nạn qua lối thoát nạn khẩn cấp, tuy nhiên 2 nạn nhân mắc kẹt bên trong đã tử vong.
Lửa thiêu rụi quán bò tơ ở Nam Từ Liêm và lan sang nhà bên cạnh

Lửa thiêu rụi quán bò tơ ở Nam Từ Liêm và lan sang nhà bên cạnh

Vụ cháy xảy ra vào cuối giờ chiều ngày 3/4 tại nhà hàng Bò Tơ Quán Mộc, trên đường Lưu Hữu Phước, thuộc Khu đô thị Mỹ Đình 2, phường Mỹ Đình 2, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội. Ngọn lửa thiêu rụi gần như toàn bộ cơ sở này và lan rộng sang tòa nhà bên cạnh.
Cháy nhà lúc rạng sáng khi mẹ vắng nhà, bé trai 2 tuổi tử vong

Cháy nhà lúc rạng sáng khi mẹ vắng nhà, bé trai 2 tuổi tử vong

Vụ cháy xảy ra lúc 1h30 ngày 31/3 tại ngôi nhà cấp 4 của hai mẹ con thôn Yên Vĩnh, xã Kim Chung, huyện Hoài Đức (Hà Nội). Lực lượng chức năng phát hiện bé trai trong đám cháy và đưa ra ngoài, nhưng cháu đã tử vong. Mẹ cháu bé không có mặt tại nhà khi vụ cháy xảy ra.
Cẩn trọng nguy cơ cháy nổ do đốt cỏ khô và rác thiếu kiểm soát

Cẩn trọng nguy cơ cháy nổ do đốt cỏ khô và rác thiếu kiểm soát

Để phòng ngừa việc cháy lan, cháy lớn do thói quen đốt cỏ, rác của người dân, Công an thành phố Hà Nội khuyến cáo người dân luôn có ý thức, cẩn trọng khi đốt cỏ, rác, tránh gây thiệt hại không đáng có.
Đảm bảo an toàn phòng cháy, chữa cháy tại lễ hội chùa Hương 2025

Đảm bảo an toàn phòng cháy, chữa cháy tại lễ hội chùa Hương 2025

Phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ (PCCC&CNCH) Công an thành phố Hà Nội đẩy mạnh công tác tuyên truyền, hướng dẫn kỹ năng an toàn PCCC&CNCH đối với cán bộ nhân viên Ban Quản lý khu di tích, phật tử và chủ các cơ sở, gian hàng, hộ kinh doanh hoạt động tại lễ hội chùa Hương năm 2025.
Hà Nội: Kịp thời giải cứu 8 người trong vụ cháy nhà dân lúc nửa đêm

Hà Nội: Kịp thời giải cứu 8 người trong vụ cháy nhà dân lúc nửa đêm

Vụ cháy xảy ra trong đêm tại tầng 3 của nhà dân - số 49 đường Giáp Bát, quận Hoàng Mai, Hà Nội. Tại hiện trường, phương tiện chữa cháy khó tiếp cận do tuyến đường vào hiện trường cháy nhỏ hẹp. Đám cháy đã được lực lượng Cảnh sát Phòng cháy, chữa cháy và Cứu nạn, cứu hộ (PCCC&CNCH) cùng người dân dập tắt hoàn toàn, kịp thời đưa 8 người trong cùng gia đình thoát nạn ra ngoài an toàn.
Nỗ lực khắc phục những tồn tại về phòng cháy trước hạn chót 30/3

Nỗ lực khắc phục những tồn tại về phòng cháy trước hạn chót 30/3

Thời điểm này, Ban chỉ đạo Phòng cháy, chữa cháy (PCCC) các phường trên địa bàn Hà Nội đang tích cực phối hợp với Phòng Cảnh sát PCCC và Cứu nạn, cứu hộ (CNCH) - Công an thành phố Hà Nội khẩn trương triển khai các biện pháp hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra các cơ sở nhà ở nhiều căn hộ và nhà ở kết hợp kinh doanh, nhà trọ khắc phục các tồn tại, hạn chế trong công tác PCCC.
Thông tin về sự cố chập điện tại Bệnh viện Phụ Sản Trung ương

Thông tin về sự cố chập điện tại Bệnh viện Phụ Sản Trung ương

Sáng 18/3, trên mạng xã hội xuất hiện bài đăng kèm nội dung “Nhà H Bệnh viện Phụ sản Trung ương bị cháy tầng 1 và 2”. Bài viết thu hút sự quan tâm của nhiều người, tuy nhiên, đây là sự cố chập điện tại phòng máy (không sử dụng) tại Khoa Chẩn đoán Hình ảnh của bệnh viện.
Hà Nội: Nhanh chóng dập tắt đám cháy tại khu tập thể 11 Vọng Đức

Hà Nội: Nhanh chóng dập tắt đám cháy tại khu tập thể 11 Vọng Đức

Vụ cháy xảy ra khoảng hơn 11h ngày 18/3/2025 tại nhà dân trong khu tập thể 11 Vọng Đức, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Đám cháy xảy ra nằm ở ngoài khu vực cửa sổ, ban công đã được cải tạo thành “chuồng cọp” nên rất khó tiếp cận.
Cẩn trọng khi sử dụng gas, đảm bảo an toàn cháy nổ

Cẩn trọng khi sử dụng gas, đảm bảo an toàn cháy nổ

Cháy, nổ do rò rỉ khí gas tại khu dân cư gây thiệt hại vô cùng nặng nề. Do vậy, cẩn trọng trong sử dụng gas luôn là vấn đề người dân cần đặc biệt chú ý để giảm thiểu nguy cơ thiệt hại về tính mạng và tài sản có thể xảy ra...
Xem thêm
Phiên bản di động