-->
Nhật ký cách ly Covid-19:

Chiều sẫm và bình minh trong khu cách ly

(LĐTĐ) Một ngày, tôi thức dậy ngập tràn cảm giác hạnh phúc và bình yên, dù không phải khung cửa sổ quen thuộc trong ngôi nhà của mình, nhưng đã là Tổ quốc. Mới hôm qua còn thức dậy trong sự rối bời nơi đất khách, bây giờ đã yên tâm vạn phần. Tôi đang cách ly! Nếu ai đó cho rằng trở thành một người được gọi là "đối tượng" F nào đó thật đáng sợ! Nhưng tôi lại nghiệm ra, hình như trong muôn ánh chiều sẫm, ngay trước hoàng hôn, dưới chân trời thường có tia sáng của bình minh!
Tâm sự của giáo viên dạy học theo công nghệ giáo dục Viết cho em, cô gái của mùa thu Tháng 10 về, yêu thương sẽ trở lại…

Ngày hôm nay là ngày tôi bắt đầu cảm nhận được cuộc sống theo một cách khác, lạ hơn, chậm hơn so với những ngày trước đó! Sáng sớm rất bình yên, trước mặt là núi, sau lưng là rừng…

Tỉnh dậy theo tiếng loa báo thức của doanh trại. Trên đỉnh núi, xen giữa mây trắng là những mảng ráng hồng tươi. Ráng sớm và ráng chiều ra là có màu khác nhau. Ráng chiều sẫm, vì trời đang tối xuống. Ráng sớm tươi hơn vì trời đang sáng lên, cũng ít gặp nữa. Bình thường trời cứ sáng dần lên mà thôi.

Chiều sẫm và bình minh trong hoàng hôn
"Ngày hôm nay là ngày tôi bắt đầu cảm nhận được cuộc sống theo một cách khác..."

Phòng tôi khá rộng, là phòng bốn người nhưng ở hai người, nên mỗi người được sử dụng hai cái giường. Tôi quyết định dọn cái giường còn lại thành chỗ ngồi làm việc. Ngồi xếp bằng trên đất, còn máy tính để lên mặt giường. Tư thế ngồi này không duy trì được lâu, đau hết người, nhưng cũng là một trải nghiệm mà khi bình thường không có được.

Sau bữa sáng, gọi điện cho đồng chí phụ trách khu cách ly, lễ phép hỏi mượn một cái bàn, đồng chí hứa sẽ xem còn dư cái bàn nào thì cho mượn. Một lúc sau, tôi và bạn cùng phòng được gọi xuống dưới khiêng một cái bàn lên. Chúng tôi lau sạch bàn, trải khăn lên, thế là có một chỗ ngồi làm việc hết sức đàng hoàng (khăn trải bàn là một cái vỏ chăn bộ đội). Sau khi sắp đồ lên, chỉ còn thiếu cái bàn phím là giống như cái bàn làm việc ở nhà rồi. Cũng không khó giải quyết, gọi điện thoại cho người thân thì mai bàn phím sẽ đến!

Hàng loạt thao tác cồng kềnh này là vì cái gì? "Tôi chiều tôi quá nên hư rồi phải không?", hay "vì deadline phục vụ, sẵn sàng!". Vế sau nghe có lý tưởng hơn, nhưng vế trước có lẽ gần với sự thực hơn. Tấm thân mập yếu này cần được chăm sóc mà!

Trong khu cách ly, nhu cầu của mỗi người là khác nhau nên việc đặt đồ từ ngoài vào là được phép. Đồng chí phụ trách khu cách ly đã cảnh báo từ đầu, rượu, bia, bài bạc thì không được. Thế là ban đầu, các mặt hàng chuyển vào đại khái là thuốc lá, dép đi trong nhà, dây cắm nối dài, nước ngọt, đá viên, snack, vân vân và mây mây. Nhưng khi mặt hàng leo thang đến mì xào và thịt gà thì đồng chí phụ trách phải can thiệp. "Đồ ăn là hoa quả hay đồ khô thì được, đồ mặn thì không vì tiềm ẩn nguy cơ không an toàn thực phẩm, trại phải chịu trách nhiệm về sức khỏe của bà con. Sữa tươi thì được, nước ngọt thì không". Tôi ngẩn ra, tiếp thu nguồn thông tin này, xong rồi ngoan ngoãn hợp tác.

Nhiệm vụ cung ứng theo nhu cầu nên là nhà nước và nhân dân cùng làm, chứ cán bộ của doanh trại có hạn, lo ba bữa ăn mỗi ngày cho gần 200 con người là đã quá đủ vất vả rồi.

22h, đã đến giờ ngủ nghỉ theo thời gian biểu của khu cách ly. Các phòng xung quanh lục tục tắt đèn. Tôi và cậu bạn cùng phòng có chút bối rối. Từ hồi thanh niên đến giờ, đã khi nào tôi lên giường vào lúc sớm như vậy đâu, 22h thường là lúc làm việc vào guồng ấy. Nhưng hôm nay khác, chúng tôi mắc màn, tắt đèn và lên giường nằm. Gió thổi vào màn phần phật. Ở nhà, có lẽ mọi người đang xem ti vi...

Và tôi tiếp nhận vui vẻ thực đơn với bữa sáng là bánh cuốn chay với chả. Bữa trưa là cơm, canh, rau cải luộc, thịt lợn luộc, tôm rang, dưa hấu tráng miệng. Bữa tối cơm, canh, đỗ luộc, thịt kho tàu, trứng luộc chiên. Tôi nhai chầm chậm, cảm nhận được hương vị của từng món, ngắm nhìn ráng hồng của "bình minh trước hoàng hôn" xán lạn cuối chân trời…

Nơi này gió lộng quá. Phía Tây là sông Lục Đầu, ranh giới giữa tỉnh Hải Dương và tỉnh Bắc Giang. Phía Bắc là núi Côn Sơn. Phía Nam là núi Phượng Hoàng. Khu cách ly nằm ngay dưới chân núi Phượng Hoàng. Hai ngọn núi Côn Sơn và Phượng Hoàng vây lại thành cái túi hứng gió từ sông thổi về, nên gió lúc nào cũng lồng lộng.

Gió thế, mà oi vẫn hoàn oi. Người lúc nào cũng dính như phủ nhựa...

Trời hôm nay không có ráng sớm, mà sáng dần theo tiếng ve ran mỗi lúc một lớn. 5h sáng. Tầm giờ này hồi bé là tôi đã dậy rồi chạy ra công viên Bách Thảo để bắt nhộng ve khi chúng bò lên cây lột xác. Đôi khi bắt được cả những con vừa lột xong, thân mình còn xanh mướt, yếu ớt bất động. Bắt về chơi cho vui vậy thôi, đa phần lũ ve sẽ chết, vì nào biết nuôi chúng bằng cách gì cho chúng sống. Mà rốt cuộc, sau khi lột xác, ve có ăn uống gì không nhỉ, hay bỏ ăn bỏ ngủ để tìm bạn tình.

Khu ký túc vốn là khu nhà cho cán bộ Trung đoàn, có phòng nhỏ để ở và phòng lớn dành cho các hoạt động chung. Khi chuyển thành phòng cách ly, thì phòng nhỏ được kê bốn giường, phòng lớn kê tám giường.

Khu vệ sinh chung (6 phòng chung một khu) gồm nhà tắm và nhà vệ sinh, đều thiết kế để dành cho nam (vì Trung đoàn không có cán bộ nữ), có lẽ, chị em nữ sử dụng nhà tắm ở đây cũng hơi ngại. Nhà tắm được thiết kế giống như nhà tắm ở bể bơi, không có vách ngăn hay không gian riêng cho từng người. Nó gồm hai khu "khô" và "ướt".

Chiều sẫm và bình minh trong hoàng hôn
"Trời hôm nay không có ráng sớm, mà sáng dần theo tiếng ve ran mỗi lúc một lớn..."

Khu "khô" là nơi thay đồ, được xây quây bằng một bức tường cao ngang đầu người, có cửa nhưng không có cánh cửa, nghĩa là chỉ có sự phân chia về không gian chức năng mà không có sự kín đáo cần thiết. Với tôi, người mà thuở bé đã có kinh nghiệm tắm ở bể nước chung của cả khu, khi lớn đã từng trải nghiệm nhà tắm công cộng thì việc vượt qua trở ngại tâm lý là không khó. Tôi nhìn anh, anh nhìn tôi, hỏi han vòi nào nước phun mạnh, vòi nào phun yếu, phàn nàn một chút về việc không có chỗ để treo đồ, phàn nàn về việc mùi urine nồng nặc, về chuyện mặt sàn cọ mãi không hết nhớt… cuối cùng lại làm ra một bầu không khí trong nhà tắm rất hữu nghị, chỉ thiếu điều "cọ giùm tôi cái lưng" nữa thôi.

Khu "ướt" của nhà tắm vừa dùng cho việc tắm, vừa dùng cho việc giặt. Từ cửa đi vào, bên tay trái là ba vòi sen gắn lên tường, có thể do cặn vôi bám trên vòi nhiều ít khác nhau mà áp suất nước phun ra cũng không đồng đều. Tôi biết cái nào mạnh nhất và trung thành với cái vòi ấy. Bên tay phải là dãy vòi nước để bà con giặt giũ. Nếu tắm mà có người đang giặt thì có ý chút, đừng bắn nước lên người ta.

Để tránh lây nhiễm chéo, thì tôi thường căn lúc không có ai sử dụng nhà tắm để vào tắm giặt. Bạn không thể vừa đeo khẩu trang vừa tắm được, vì nó sẽ khiến bạn khó hát. Ngày đầu tiên, tôi đã biết trong số người cách ly có một ca sĩ có giọng rất khoẻ. Nhưng từ ngày thứ hai thì không thấy ca sĩ ấy luyện giọng nữa. Chắc bị các bạn cùng phòng phản đối, hoặc là ca sĩ chưa đi tắm lần nữa.

Những trải nghiệm này, như lạ mà như quen, giống như hồi ức về những ngày xa xưa mà trong dòng đời xô bồ chảy không ngừng, dường như đa số chúng ta đã quên đi… một thời nhà tắm công cộng.

Thực đơn ngày thứ ba với bánh dày giò cho bữa sáng. Cơm, canh cua rau đay, su su cà rốt luộc, đậu nhồi thịt kho, cá kho, ổi tráng miệng cho bữa trưa. Và bữa tối là cơm, canh, rau muống luộc, trứng rán cuộn, thịt kho dừa. Có lẽ bữa sáng với bánh dày giò không hợp khẩu vị của nhiều người. Cậu bạn cùng phòng của tôi sau khi chén hết miếng giò thì phải bỏ nửa miếng bánh dày nên có ý kiến nên loại bánh dày ra khỏi thực đơn, kẻo mọi người bỏ thừa rất lãng phí. Cũng có người khen Trung đoàn chu đáo và tâm lý khi chọn những món ăn truyền thống của dân tộc cho kiều bào xa quê, chuyện phục vụ ăn uống là làm dâu trăm họ, không theo ý kiến của từng người một được.

Chưa bao giờ tôi cảm nhận được rõ ràng đến thế, một cuộc sống với những thứ bình dị, những vụn vặt đời thường, có chút ngọt ngào len lỏi qua cổ họng, như trà hoa cúc thêm vị mật ong, đắng nhẹ nhưng rất an thần…

Trung đoàn cũng giải thích, thực đơn được thiết kế để đảm bảo dinh dưỡng và thay đổi cho mọi người đỡ ngán, có thể hợp khẩu vị người này mà không được người kia. Nếu mỗi món không thích mọi người lại có ý kiến không cho món đó nữa thì thực đơn cả tháng của mọi người còn rất ít món nên cố gắng và thông cảm cho nhau.

Chuyện thực đơn không ai ý kiến gì nữa. Một số phòng nam xin thêm cơm, Trung đoàn duyệt ngay, mai sẽ thêm cơm.

Đại diện của Trung đoàn lập nhóm zalo với tên "Nhóm cách ly TĐ 125", để các phòng giao lưu với nhau mà không vi phạm quy định cách ly, đồng thời cũng là một kênh để Trung đoàn lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của mọi người. Chuyện kết quả xét nghiệm được quan tâm đầu tiên. Mừng thay kết quả đã có, tất cả mọi người đều âm tính.

5h30 sáng. Dãy Côn Sơn ở đối diện hiện ra sau một làn sương mờ mờ. Lũ ve cũng không rôm rả như mọi khi. Đêm qua có mưa không nhỉ? Nếu đêm mưa xuống, đến sáng hơi nước bốc lên mới mờ mịt thế kia. Vậy là hôm nay sẽ lại vừa nóng vừa ẩm mất thôi!

Trên tường, trước chỗ ngồi làm việc của tôi dán một tờ "Thời gian biểu thực hiện tại khu cách ly", nó được viết theo khuôn mẫu của quân đội, nghĩa là cụ thể đến giờ nào công dân dậy, giờ nào công dân vệ sinh cá nhân, giờ nào công dân ngủ… Tôi nhớ mình đã phải thực hiện một thời gian biểu tương tự, nhưng khắt khe hơn, là khi đi học dân quân tự vệ ở Hola Resort (cái tên thân thương của Trung tâm giáo dục quốc phòng và an ninh, Đại học Quốc gia Hà Nội). Khi ấy thì không phải "7h, báo thức buổi sáng" đâu, mà 5h đã phải xuống sân tập thể dục, xuống sân chậm hay y phục chưa chỉnh tề là có khi phải đi nhặt cỏ.

Chiều sẫm và bình minh trong khu cách ly
"Chúng tôi, dù chỉ "tạm trú" ở Hải Dương trong 21 ngày nhưng vẫn là công dân tạm trú hợp pháp trên địa bàn nên có quyền và nghĩa vụ tham gia bầu cử tại địa phương. Băng rôn và áp phích tuyên truyền về bầu cử đã được giăng lên từ mấy hôm nay"

Ở đây nếu 7h mà bạn muốn ngủ nữa thì cũng không ai phạt. Bạn ở im trên giường, ít di chuyển, ít tiếp xúc là yêu nước rồi!

Trong lịch trình hàng ngày, 8h30 và 15h, nhân viên tổ y tế sẽ đến thăm khám sức khoẻ cho công dân. Giờ thăm khám là để cán bộ đi kiểm tra thân nhiệt (các công dân cách ly hài hước gọi là "bắn nhiệt độ") của người cách ly, chứ công dân có bất kì vấn đề gì về sức khoẻ đều có thể phản ánh qua nhóm zalo hoặc gọi điện thoại cho người phụ trách y tế bất kì thời gian nào trong ngày. Các số điện thoại liên hệ đều được viết trong tờ Thời gian biểu.

Cán bộ y tế mỗi khi đi "bắn nhiệt độ" là thế này: Mặc bộ đồ bảo hộ kín mít từ đầu đến chân, đeo găng tay y tế, đeo mặt nạ che mặt, cầm theo máy "bắn nhiệt độ" và cái bảng theo dõi, đi đến từng phòng đo cho người cách ly. Bộ đồ bảo hộ kín mít ấy, tôi đã được trải nghiệm trên chuyến bay hồi hương. Nó bí và nóng, ngồi trên máy bay có máy lạnh thổi còn đỡ, khi đứng ở sân bay Vân Đồn, trước cái oi ả của mùa hạ, là mồ hôi cứ thế chảy đầm đìa bên trong.

Nhìn theo cán bộ y tế đi sang phòng bên cạnh, tôi thầm mong anh béo một chút, vì việc mặc bộ đồ này và vận động khắp ba tầng gác, sẽ là cơ hội tuyệt vời để anh giảm cân. Cuối kỳ cách ly của chúng tôi, anh có thể tự hào khoe với vợ, anh đã giảm được 5 cân rồi đấy.

Ba ngày nữa là ngày bầu cử. Chúng tôi, dù chỉ "tạm trú" ở Hải Dương trong 21 ngày, nhưng vẫn là công dân tạm trú hợp pháp trên địa bàn, nên có quyền và nghĩa vụ tham gia bầu cử tại địa phương. Băng rôn và áp phích tuyên truyền về bầu cử đã được giăng lên từ mấy hôm nay. Cán bộ cũng đã phát loa thông báo cho bà con biết về sự kiện này.

Chiều nay, 18h, tấm bảng niêm yết danh sách người ứng cử đại biểu Quốc hội khoá XV và ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 được khiêng vào để ở tầng một. Tấm bảng đỏ thu hút được sự chú ý của mọi người. Một vài người tiến lại tìm hiểu, cán bộ lại gọi loa lưu ý mọi người giữ giãn cách hợp lý. Ở điểm bầu cử này, ứng cử Quốc hội có 4 người, bầu 2, ứng cử Hội đồng nhân dân tỉnh Hải Dương có 8 người, bầu 5. Tôi cũng tiến lại chụp vài tấm hình, chẳng phải ngày nào cũng được bầu cử ở khu cách ly. Tâm trạng thực sự có chút vi diệu khó nói nên lời…

Chiều sẫm và bình minh trong khu cách ly
Bình minh trên khu cách ly Trung đoàn 125 (Hải Dương)

Có người bạn nhận xét trên facebook của tôi, cuộc sống khu cách ly thật là sang. Sang thật ấy chứ. Giữa dòng đời nhộn nhịp và căng thẳng này, có thời gian để chùng xuống, để chậm lại, để ngắm mây trời hay lắng nghe ve hát, để tỉ mẩn quan sát hương vị cuộc sống xung quanh mình, thì chính là sống rất sang.

Trong nơi cách ly, như tôi thấy mọi người đều gác lo toan ra ngoài. Trên nhóm zalo, ai nấy vui vẻ hồ hởi, có phòng khoe có trà ngon, có phòng khoe sữa chua nếp cẩm mới được tiếp tế vào, có phòng khoe mua được quả mít liên hoan phòng... Cuộc sống cơm có người đưa, mệt có người chăm, chiều tối xuống sân tập thể dục, ca nhạc hay giao lưu (trên mạng) là hoàn toàn tuỳ ý, chỉ phải tuân thủ "đeo khẩu trang" khi ra khỏi phòng mà thôi! Cuộc sống ấy thì giữ lo toan trong lòng làm gì. À, thứ duy nhất phải lo lắng là giữ cho mình đừng tăng cân.

Nguyễn Đại Cồ Việt

(Trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Quốc gia Hà Nội. Cách ly tập trung tại ​​​​​​Trung đoàn 125 - khu Tiên Sơn, phường Cộng Hoà, thành phố Chí Linh, tỉnh Hải Dương sau khi nhập cảnh từ Hàn Quốc về Việt Nam)

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Tỷ giá USD hôm nay (24/1): Đồng USD giảm

Tỷ giá USD hôm nay (24/1): Đồng USD giảm

(LĐTĐ) Hôm nay (24/1), Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với USD giảm 4 đồng, hiện ở mức 24.328 đồng. Trên thị trường Mỹ, chỉ số US Dollar Index (DXY) đo lường biến động đồng bạc xanh với 6 đồng tiền chủ chốt giảm 0,04%, xuống mức 108,04.
Nhà sản xuất show "Anh trai vượt ngàn chông gai" tiết lộ lãi khủng

Nhà sản xuất show "Anh trai vượt ngàn chông gai" tiết lộ lãi khủng

(LĐTĐ) Yeah1 - nhà sản xuất show "Anh trai vượt ngàn chông gai" vừa công bố kết quả kinh doanh hợp nhất năm 2024 với lợi nhuận sau thuế tăng trưởng ấn tượng 378% so với năm 2023.
Brighton vs Everton: 3 điểm nằm trong tay đội chủ nhà

Brighton vs Everton: 3 điểm nằm trong tay đội chủ nhà

(LĐTĐ) Trận đấu Brighton vs Everton sẽ diễn ra vào lúc 22h00 ngày 25/1, trong khuôn khổ vòng 23 Premier League 2024/25. Nhận định trước trận đấu này, phần thắng nghiêng hẳn về phía đội chủ nhà, và nếu họ có được 3 điểm, đó cũng không phải là điều ngạc nhiên.
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 24/1: Sáng sớm có sương mù nhẹ, trưa chiều trời nắng

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 24/1: Sáng sớm có sương mù nhẹ, trưa chiều trời nắng

(LĐTĐ) Dự báo ngày 24/1, khu vực Hà Nội, nhiều mây, mưa nhỏ vài nơi, sáng sớm có sương mù và sương mù nhẹ rải rác, trưa chiều trời nắng. Gió nhẹ.
Wolves vs Arsenal: Pháo thủ phải thắng để tiếp tục cuộc đua

Wolves vs Arsenal: Pháo thủ phải thắng để tiếp tục cuộc đua

(LĐTĐ) Trận đấu giữa Wolves vs Arsenal trong khuôn khổ Premier League sẽ diễn ra vào lúc 22h00 ngày 25/1. Ở trận đấu này, Pháo thủ buộc phải thắng nếu như muốn tiếp tục cuộc đua vô địch ở Premier League mùa này.
Giá vàng hôm nay (24/1): Đồng loạt giảm nhẹ

Giá vàng hôm nay (24/1): Đồng loạt giảm nhẹ

(LĐTĐ) Hôm nay (24/1), giá vàng thế giới có lúc giảm về 2.738 USD/ounce.
Bức tranh văn hóa đa sắc tại Hội chữ Xuân 2025

Bức tranh văn hóa đa sắc tại Hội chữ Xuân 2025

(LĐTĐ) Chiều ngày 23/1, Hội chữ Xuân Ất Tỵ 2025 đã khai mạc tại khu vực Hồ Văn - Di tích Quốc gia đặc biệt Văn Miếu - Quốc Tử Giám. Với chủ đề “Thực học”, Hội chữ Xuân 2025 mang đến một không gian văn hóa đậm đà nét truyền thống, góp phần thu hút và nâng cao trải nghiệm của du khách trong hành trình khám phá văn hóa đầu năm mới.

Tin khác

Central Retail trao tặng 5.100 phần quà Tết nhân ái

Central Retail trao tặng 5.100 phần quà Tết nhân ái

(LĐTĐ) Nằm trong chuỗi hoạt động vì cộng đồng hằng năm, nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, tập đoàn Central Retail Việt Nam phối hợp với Hội Chữ thập đỏ và Chính quyền các địa phương - nơi có siêu thị GO!, Big C, Tops Market hoạt động, tổ chức chương trình Tết nhân ái, trao tặng quà Tết cho các hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn, giúp họ đón một cái Tết đầm ấm và trọn vẹn.
Dịch vụ đồ lễ cúng ông Công, ông Táo trên “chợ online” hút khách, giá từ vài trăm nghìn

Dịch vụ đồ lễ cúng ông Công, ông Táo trên “chợ online” hút khách, giá từ vài trăm nghìn

(LĐTĐ) Ngày nay, thay vì phải ra chợ mua nguyên liệu rồi tự tay chuẩn bị mâm cỗ cúng ông Công, ông Táo, nhiều chị em phụ nữ hiện đại chỉ cần đặt hàng online là đã có ngay một mâm cỗ tươm tất, đầy đủ. Cuộc sống bận rộn khiến hình ảnh các bà, các mẹ tất bật trong gian bếp chuẩn bị mâm cỗ dần được thay thế bởi dịch vụ đặt cỗ trực tuyến, tiện lợi và nhanh chóng.
Ý nghĩa tục cúng ông Công, ông Táo ngày 23 tháng Chạp

Ý nghĩa tục cúng ông Công, ông Táo ngày 23 tháng Chạp

(LĐTĐ) Nguồn gốc của tục cúng ông Công, ông Táo bắt nguồn từ truyền thuyết dân gian kể về ba vị thần là Thổ Công, Thổ Địa và Thổ Kỳ, thường gọi chung là ông Công, ông Táo. Theo quan niệm dân gian, ba vị thần này chính là những người cai quản bếp núc trong mỗi gia đình, giữ nhiệm vụ ghi chép lại mọi việc tốt xấu xảy ra trong gia đình suốt một năm.
Văn khấn cúng ông Công, ông Táo Tết Ất Tỵ 2025

Văn khấn cúng ông Công, ông Táo Tết Ất Tỵ 2025

(LĐTĐ) Bên cạnh việc chuẩn bị lễ vật, bài khấn ông Công, ông Táo là nghi thức không thể thiếu mỗi khi gia đình làm lễ cúng tiễn đưa ông Táo về trời. Dưới đây là bài văn khấn cúng ông Công, ông Táo Tết Ất Tỵ 2025 phổ biến, được nhiều gia đình sử dụng.
Để tránh mất tiền oan dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025

Để tránh mất tiền oan dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025

(LĐTĐ) Cục An toàn thông tin (Bộ Thông tin - Truyền thông) cho biết thời gian gần đây, các đối tượng lừa đảo thường xuyên lợi dụng mạng xã hội để tìm kiếm nạn nhân, đưa ra các lời mời mua vé máy bay, đổi tiền giả với giá cực kỳ hấp dẫn nhằm chiếm đoạt tiền thật của người bị hại.
Nestlé Việt Nam trao tặng hơn 17.000 sản phẩm nhân dịp Tết Nguyên đán

Nestlé Việt Nam trao tặng hơn 17.000 sản phẩm nhân dịp Tết Nguyên đán

(LĐTĐ) Nhân dịp Tết Nguyên Đán Ất Tỵ 2025, Công ty TNHH Nestlé Việt Nam đã phối hợp cùng các cơ quan, tổ chức trao tặng hàng nghìn phần quà cho các gia đình chính sách, công nhân, học sinh, sinh viên và các gia đình có hoàn cảnh khó khăn trên khắp cả nước, đặc biệt là các tỉnh vùng sâu, vùng xa.
Giờ nào đẹp để hóa vàng, thả cá cúng ông Công, ông Táo?

Giờ nào đẹp để hóa vàng, thả cá cúng ông Công, ông Táo?

(LĐTĐ) Lễ cúng ông Công, ông Táo ngày 23 tháng Chạp là một nghi thức truyền thống quan trọng, thể hiện lòng thành kính và mong cầu một năm mới an lành, ấm no của người Việt. Việc lựa chọn giờ đẹp để cúng lễ, hóa vàng, thả cá hay cách thực hiện các nghi thức đều mang ý nghĩa văn hóa sâu sắc.
Lưu ý khi dọn nhà đón Tết để cả năm tài lộc may mắn

Lưu ý khi dọn nhà đón Tết để cả năm tài lộc may mắn

(LĐTĐ) Dọn nhà đón Tết là cơ hội loại bỏ năng lượng tiêu cực, thu hút may mắn cho năm mới. Bỏ đồ hỏng để không gian thông thoáng, đón tài lộc. Sắp xếp đúng phong thủy giúp cân bằng âm dương, thu hút thịnh vượng cho năm mới an lành.
Nhiều quốc gia hành động quyết liệt bảo vệ trẻ em trên mạng xã hội

Nhiều quốc gia hành động quyết liệt bảo vệ trẻ em trên mạng xã hội

(LĐTĐ) Trước những tác động tiêu cực từ các nền tảng mạng xã hội như Instagram, Facebook, Snapchat và TikTok, nhiều quốc gia đã đưa ra các biện pháp mạnh mẽ nhằm bảo vệ trẻ em trong không gian số. Các động thái này không chỉ thể hiện mối quan tâm sâu sắc đến sức khỏe tâm lý và sự an toàn của trẻ em mà còn đặt ra câu hỏi về tính hiệu quả của các giải pháp quản lý mạng xã hội hiện nay.
Người người rời phố về quê đón Tết sớm

Người người rời phố về quê đón Tết sớm

(LĐTĐ) Còn gần hai tuần nữa là tới Tết Ất Tỵ 2025, nhiều người đã sắp xếp hành lý, bắt đầu rời thành phố về quê để chuẩn bị Tết sớm.
Xem thêm
Phiên bản di động