--> -->

Chiến lược phát triển nhà ở quốc gia: Điều tiết thị trường bất động sản

Không chỉ định hình, xác định các chỉ tiêu quan trọng trong phát triển nhà ở, Chiến lược phát triển nhà ở quốc gia còn là định hướng quan trọng để nghiên cứu, xây dựng, ban hành chính sách về nhà ở, bảo đảm an sinh xã hội. Theo các chuyên gia, để thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển lành mạnh trong giai đoạn mới, rất cần "bàn tay" điều tiết của nhà nước thông qua các cơ chế, chính sách, đặc biệt là có Chiến lược phát triển nhà ở quốc gia phù hợp...
Thị trường bất động sản: Xác lập “luồng xanh” để phục hồi Thị trường bất động sản: "Ngóng" chính sách hỗ trợ
Chiến lược phát triển nhà ở quốc gia: Điều tiết thị trường bất động sản
Việc phát triển nhà ở xã hội thời gian qua vẫn không đạt mục tiêu đề ra nên chưa đóng góp hiệu quả vào việc điều tiết thị trường bất động sản. Trong ảnh: Chung cư Golden Time thuộc khu nhà ở xã hội Ecohome 3 (quận Bắc Từ Liêm). Ảnh: Quang Thái

Nhiều chỉ tiêu về nhà ở chưa đạt

Thông tin về kết quả thực hiện Chiến lược phát triển nhà ở quốc gia giai đoạn 2011-2020, Cục trưởng Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản (Bộ Xây dựng) Bùi Xuân Dũng cho biết, kết quả tích cực nhất là việc thúc đẩy phát triển nhà ở theo cơ chế thị trường và xây dựng, thực thi chính sách nhà ở cho từng nhóm đối tượng cần hỗ trợ về chỗ ở. Nhà ở được xây dựng đồng bộ, hiện đại với chất lượng ngày càng nâng cao, từng bước tạo điều kiện để người dân, đặc biệt là các đối tượng khó khăn về kinh tế có khả năng cải thiện chỗ ở, góp phần quan trọng bảo đảm an sinh xã hội.

Tuy nhiên, Phó Chủ tịch Hội Quy hoạch và phát triển đô thị Việt Nam Đào Ngọc Nghiêm thẳng thắn nhìn nhận, việc triển khai chiến lược còn có nhiều khó khăn, vướng mắc khiến nhiều chỉ tiêu chưa đạt. Cụ thể, kết thúc năm 2020, diện tích nhà ở bình quân toàn quốc chỉ đạt 24,4m2/người (chỉ tiêu đề ra là 25m2/người); việc phát triển nhà ở xã hội chỉ đạt khoảng 41,7% so với mục tiêu đề ra với hơn 5,21 triệu mét vuông sàn (chỉ tiêu là 12,5 triệu mét vuông). Hoạt động đầu tư xây dựng nhà cho thuê tại các đô thị lớn cũng rất ít...

Với nhà ở xã hội, mặc dù được ưu đãi về thuế song hầu hết các doanh nghiệp không mặn mà. Theo Phó Tổng thư ký Hiệp hội Bất động sản Việt Nam Nguyễn Văn Đính, nguyên nhân là do nhà ở xã hội bị khống chế về giá, lợi nhuận, trong khi lãi suất vay vốn cao, giá vật liệu xây dựng, nhân công tăng, thời gian thu hồi vốn chậm... Ngoài ra, các địa phương chưa xác định rõ quỹ đất cho phát triển nhà ở xã hội, chưa thực hiện nghiêm quy định dành 20% quỹ đất trong các dự án nhà ở thương mại để phát triển nhà ở xã hội. Đây là nguyên nhân chính khiến thị trường bất động sản nhà ở phát triển lệch pha cung - cầu trong thời gian qua.

Làm việc với Bộ Xây dựng vào tháng 5-2021, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cho rằng, thị trường bất động sản chưa thực sự được kiểm soát, chưa gắn với chiến lược phát triển nhà ở một cách hài hòa, hợp lý. Dòng tiền đang chủ yếu hướng vào phân khúc bất động sản dành cho người giàu, trong khi phân khúc nhà ở cho người thu nhập thấp còn thiếu. Thủ tướng đã yêu cầu Bộ Xây dựng phải có chiến lược chủ động phát triển thị trường bất động sản, dựa trên chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, của các vùng, các địa phương, gắn với phát triển thị trường nhà ở hài hòa, hợp lý.

Chiến lược phát triển nhà ở quốc gia: Điều tiết thị trường bất động sản
Quang cảnh Hội thảo lấy ý kiến góp ý dự thảo Chiến lược phát triển nhà ở quốc gia giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2040 do Bộ Xây dựng tổ chức ngày 15-10. Ảnh: Quý Anh

Cần hoàn thiện thể chế để huy động nguồn lực

Thực hiện quy định của Luật Nhà ở 2014 và nhiệm vụ do Chính phủ giao, Cục trưởng Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản Bùi Xuân Dũng cho biết, Bộ Xây dựng đã soạn thảo Chiến lược phát triển nhà ở quốc gia giai đoạn 2021-2030 và tầm nhìn đến năm 2040, nhằm tạo lập cơ sở, định hướng hoạt động phát triển nhà toàn quốc và chương trình phát triển nhà tại các địa phương. Dự thảo đặt ra một số mục tiêu cơ bản như:

Phát triển và cải tạo sửa chữa nhà ở đạt 1,032 tỷ mét vuông, tương ứng với khoảng 11,9 triệu căn trong giai đoạn 2021-2030. Phấn đấu đến năm 2025 diện tích nhà ở bình quân đạt khoảng 27m2 sàn/người và đến năm 2030 đạt khoảng 30m2 sàn/người.

Dự thảo chiến lược cũng xác định tăng tỷ trọng cơ cấu nhà cho thuê; đa dạng hóa, đẩy mạnh phát triển nhà ở thương mại có diện tích trung bình, giá cả hợp lý; xây dựng và kết cấu lại các chính sách cụ thể cho từng loại hình nhà ở, nhóm đối tượng mục tiêu của chính sách nhà ở xã hội. “Bộ Xây dựng đã hoàn thiện dự thảo lần 5 và đang tiếp tục xin ý kiến của các chuyên gia, nhà khoa học, các hiệp hội, doanh nghiệp, bộ, ngành và địa phương, qua đó xác định những định hướng về phát triển nhà ở phục vụ nhu cầu toàn dân và các nhóm đối tượng trong chính sách hỗ trợ nhà ở”, ông Bùi Xuân Dũng chia sẻ.

Khẳng định chiến lược phát triển nhà ở quốc gia góp phần thúc đẩy thị trường bất động sản tiếp tục tăng trưởng lành mạnh, chuyên gia kinh tế Cấn Văn Lực cho rằng, chiến lược nhà ở quốc gia giai đoạn 2021-2030 cần đề xuất các giải pháp mạnh mẽ về hoàn thiện thể chế, cũng như huy động nguồn lực để thực hiện. Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Đầu tư bất động sản Toàn Cầu (GP Invest) Nguyễn Quốc Hiệp đề nghị, chiến lược cần định hướng các cơ chế ưu đãi, khuyến khích phát triển nhà ở có mức giá trung bình, cải tạo nhà chung cư cũ, đơn giản hóa các thủ tục hành chính trong lĩnh vực phát triển nhà ở...

Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Văn Sinh cho biết, trong giai đoạn tới, bên cạnh việc xây dựng các chính sách phát triển nhà ở theo cơ chế thị trường, một trong những nhiệm vụ trọng tâm được Đảng, Nhà nước quan tâm là phải thực hiện các chính sách bảo đảm an sinh về nhà ở. Bộ sẽ tiếp thu đầy đủ ý kiến đóng góp của các chuyên gia, doanh nghiệp, nhà khoa học... dự kiến hoàn thiện dự thảo Chiến lược nhà ở quốc gia giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2040 và trình Thủ tướng Chính phủ xem xét trong quý IV-2021.

Theo Dạ Khánh/hanoimoi.com.vn

http://hanoimoi.com.vn/tin-tuc/Bat-dong-san/1015746/chien-luoc-phat-trien-nha-o-quoc-gia-dieu-tiet-thi-truong-bat-dong-san

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Khẳng định vai trò trung tâm của khối đại đoàn kết

Khẳng định vai trò trung tâm của khối đại đoàn kết

Chi bộ Cơ quan Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam phường Cầu Giấy vừa tổ chức thành công Đại hội Chi bộ lần thứ I, nhiệm kỳ 2025 - 2030.
Hà Nội: Đánh sập đường dây mua bán thuốc lá điện tử trị giá 40 tỷ đồng, bắt giữ 15 đối tượng

Hà Nội: Đánh sập đường dây mua bán thuốc lá điện tử trị giá 40 tỷ đồng, bắt giữ 15 đối tượng

Phòng Cảnh sát kinh tế Công an thành phố Hà Nội vừa triệt phá thành công đường dây mua bán thuốc lá điện tử lớn nhất từ trước đến nay trên địa bàn. Với quy mô lên tới 127.000 sản phẩm, trị giá ước tính 40 tỷ đồng, Công an đã bắt giữ 15 đối tượng liên quan.
Công an Hà Nội thông tin vụ xe bán tải gây tai nạn liên hoàn tại phố Khâm Thiên

Công an Hà Nội thông tin vụ xe bán tải gây tai nạn liên hoàn tại phố Khâm Thiên

Tối 23/7, Công an thành phố Hà Nội cho biết, liên quan đến vụ tai nạn liên hoàn tại trước số nhà 87 phố Khâm Thiên, phường Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội), cơ quan chức năng xác định xe ô tô bán tải đã va chạm với 8 xe mô tô, 1 xe máy điện và một nam giới đang đứng dưới lòng đường (được đưa đi cấp cứu tại Bệnh viện Việt Đức)...
Tri ân các gia đình chính sách, người có công tiếp nối truyền thống "Uống nước nhớ nguồn"

Tri ân các gia đình chính sách, người có công tiếp nối truyền thống "Uống nước nhớ nguồn"

Trong không khí trang trọng của tháng Bảy lịch sử, cùng với cả nước và thành phố Hà Nội, phường Đống Đa đã triển khai nhiều hoạt động ý nghĩa kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2025). Đây là sự kiện thể hiện sâu sắc đạo lý "Uống nước nhớ nguồn" của dân tộc Việt Nam.
Đại hội Đảng bộ CATP Hà Nội nhiệm kỳ 2025 - 2030: Nền tảng vững chắc bước vào kỷ nguyên mới

Đại hội Đảng bộ CATP Hà Nội nhiệm kỳ 2025 - 2030: Nền tảng vững chắc bước vào kỷ nguyên mới

Sau hai ngày làm việc nghiêm túc, Đại hội đại biểu Đảng bộ Công an thành phố (CATP) Hà Nội lần thứ XXIX, nhiệm kỳ 2025 - 2030 đã thành công tốt đẹp, tạo nền tảng chính trị vững chắc, góp phần xây dựng lực lượng Công an Thủ đô trong sạch, vững mạnh, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại, sẵn sàng đáp ứng yêu cầu trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
Uống nước nhớ nguồn

Uống nước nhớ nguồn

Mỗi năm vào tháng Bảy, nhân dân ta lại dành những tình cảm thiêng liêng và sâu lắng nhất để tưởng nhớ, tri ân những người hy sinh vì non sông đất nước, các anh hùng liệt sĩ, thương binh, bệnh binh -những người đã không tiếc máu xương, tính mạng vì nền độc lập, tự do và sự bình yên của Tổ quốc. Báo Lao động Thủ đô trân trọng giới thiệu bài viết của đồng chí Tô Lâm - Tổng Bí thư Ban chấp hành Trung ương Đảng.
Chuẩn bị tổ chức tốt Đại hội đại biểu Đảng bộ MTTQ, các đoàn thể Trung ương lần thứ nhất

Chuẩn bị tổ chức tốt Đại hội đại biểu Đảng bộ MTTQ, các đoàn thể Trung ương lần thứ nhất

Chiều ngày 23/7, tại Hà Nội, Đảng bộ Mặt trận Tổ quốc (MTTQ), các đoàn thể Trung ương tổ chức Hội nghị sơ kết công tác 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2025. Đồng chí Đỗ Văn Chiến, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Bí thư Đảng ủy MTTQ, các đoàn thể Trung ương, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam chủ trì Hội nghị.

Tin khác

TP.HCM: Hướng dẫn thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sau hợp nhất

TP.HCM: Hướng dẫn thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sau hợp nhất

Sở Nông nghiệp và Môi trường (NN&MT) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) vừa có hướng dẫn thủ tục cấp phôi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất (gọi tắt là Giấy chứng nhận quyền sở hữu) nhằm tạo thuận lợi cho người dân sau khi hợp nhất và hoạt động mô hình chính quyền 2 cấp.
Giá xăng dầu hôm nay (17/7): Giá dầu thế giới tiếp đà giảm

Giá xăng dầu hôm nay (17/7): Giá dầu thế giới tiếp đà giảm

Hôm nay (17/7), giá dầu thế giới tiếp tục giảm khi tồn kho xăng và sản phẩm chưng cất tại Mỹ tăng mạnh. Cụ thể, giá dầu Brent ở mốc 68,06 USD/thùng, giảm 1,02%, giá dầu WTI ở mốc 65,88 USD/thùng, giảm 1,07%.
Giá chung cư Hà Nội lập đỉnh mới

Giá chung cư Hà Nội lập đỉnh mới

Giá chung cư tại Hà Nội vẫn tiếp tục lập đỉnh, tăng đều từ cuối 2023 đến giữa năm 2025, hiện trung bình ở mức 70 - 80 triệu đồng/m², với những dự án cao cấp vượt 150 triệu. Thị trường đang trong chu kỳ tăng kéo dài, chi phí xây dựng cao, hạ tầng cải thiện, và cầu vẫn vượt cung, đặc biệt ở phân khúc bình dân. Trong ngắn hạn (nửa cuối 2025), giá khó có xu hướng giảm đáng kể.
Thị trường bất động sản 6 tháng cuối năm: Cơ hội tái định vị cho các đô thị mới hình thành

Thị trường bất động sản 6 tháng cuối năm: Cơ hội tái định vị cho các đô thị mới hình thành

Nửa đầu năm 2025 đánh dấu một bước ngoặt đặc biệt đối với thị trường bất động sản Việt Nam khi các thay đổi thể chế và quy hoạch cấp tỉnh chính thức có hiệu lực từ ngày 1/7. Việc sáp nhập địa giới hành chính, đưa cả nước từ 63 xuống còn 34 tỉnh, thành phố, tạo ra làn sóng dịch chuyển dòng tiền và cơ hội tái định vị cho các đô thị mới hình thành. Trong bối cảnh đó, thị trường đang dần hình thành những trục phát triển mới, đồng thời hé lộ những vấn đề mang tính cơ cấu cần được xử lý để tạo nền tảng phát triển bền vững.
Siết quản lý dự án nhà ở xã hội: Chủ đầu tư phải công khai giá bán để người dân giám sát

Siết quản lý dự án nhà ở xã hội: Chủ đầu tư phải công khai giá bán để người dân giám sát

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 192/2025/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Nghị quyết số 201/2025/QH15 về giao chủ đầu tư, chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời giao chủ đầu tư không qua đấu thầu đối với dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội, nhà ở cho lực lượng vũ trang nhân dân không sử dụng vốn đầu tư công.
Giá nhà ở xã hội vẫn ở mức cao do nhiều yếu tố cấu thành

Giá nhà ở xã hội vẫn ở mức cao do nhiều yếu tố cấu thành

Trong bối cảnh nhu cầu nhà ở xã hội ngày càng tăng cao nhưng giá bán liên tục bị phản ánh là “vượt tầm tay” của người thu nhập thấp, đại diện Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản (Bộ Xây dựng) đã có những lý giải cụ thể về nguyên nhân khiến giá nhà ở xã hội không còn “rẻ” như kỳ vọng.
Giải pháp hạ giá bất động sản: Cần gỡ nút thắt pháp lý và kiểm soát đầu cơ

Giải pháp hạ giá bất động sản: Cần gỡ nút thắt pháp lý và kiểm soát đầu cơ

Thị trường bất động sản (BĐS) thời gian qua liên tục ghi nhận mức giá cao, vượt xa khả năng chi trả của phần lớn người dân, đặc biệt là nhóm thu nhập trung bình và thấp. Trong khi giao dịch vẫn trầm lắng, giá nhà đất không hạ nhiệt, kéo theo nhiều hệ lụy về an sinh xã hội và tính bền vững của nền kinh tế. Để đưa giá BĐS trở về giá trị thực, loạt giải pháp đang được đề xuất và triển khai, tập trung vào cải cách thủ tục hành chính, điều chỉnh chính sách thuế, tín dụng và cơ cấu sản phẩm.
Shophouse chân đế chung cư: Từ “gà đẻ trứng vàng” đến nỗi lo thoát hàng

Shophouse chân đế chung cư: Từ “gà đẻ trứng vàng” đến nỗi lo thoát hàng

Từng được xem là kênh đầu tư hấp dẫn nhờ tiềm năng sinh lời cao, shophouse chân đế tại các dự án chung cư nay đang rơi vào cảnh ế ẩm, giá thuê giảm sâu, giá bán đi ngang hoặc thậm chí sụt nhẹ. Thị trường biến động nhanh cùng sự thay đổi hành vi tiêu dùng đang khiến mô hình đầu tư này mất dần sức hút.
Đa dạng sản phẩm tại Triển lãm Vietbuild 2025

Đa dạng sản phẩm tại Triển lãm Vietbuild 2025

Nhiều thương hiệu lớn trong và ngoài nước thuộc lĩnh vực bất động sản, xây dựng, nội ngoại thất tham gia Triển lãm Quốc tế Vietbuild Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) 2025, thể hiện sự phục hồi, khởi sắc thị trường nhà ở Việt Nam nói chung trong những tháng đầu năm 2025.
Đề xuất không thu quá 95% giá trị hợp đồng nhà ở xã hội trước khi người mua được cấp sổ đỏ

Đề xuất không thu quá 95% giá trị hợp đồng nhà ở xã hội trước khi người mua được cấp sổ đỏ

Bộ Xây dựng đang lấy ý kiến góp ý đối với Dự thảo Nghị định quy định chi tiết và biện pháp thi hành Nghị quyết 201/2025/QH15 về cơ chế, chính sách đặc thù phát triển nhà ở xã hội (NƠXH). Trong đó, một trong những nội dung đáng chú ý là đề xuất chủ đầu tư không được thu quá 95% giá trị hợp đồng trước khi người mua nhà được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất.
Xem thêm
Phiên bản di động