-->

Chật vật với nghề bảo vệ rừng ở miền Tây Nghệ An

(LĐTĐ) Không điện lưới, không sóng điện thoại, không đường đi, không phụ cấp khu vực… nhưng những người giữ rừng ở miền Tây Nghệ An vẫn miệt mài cắm chốt ở những nơi thâm sơn cùng cốc, chịu áp lực nặng nề trước nguy cơ rừng xanh đang bị nhiều kẻ lăm le xâm hại. Cuộc sống khốn khó, không ít người đã xin nghỉ việc, nhưng vẫn còn nhiều người kiên cường bám trụ bất chấp những khó khăn hiện tại.
Nghệ An áp dụng cách ly y tế tại nhà để phòng, chống dịch Covid-19 Nghệ An: Ngừng hoạt động cơ sở thẩm mỹ, vũ trường, karaoke, quán bar… từ ngày 23/11 Cựu Trưởng ban Dân tộc tỉnh Nghệ An và các đồng phạm lĩnh án

Hơn nửa năm mới có lương

Chúng tôi băng rừng theo anh Nguyễn Trường Giang, Trạm trưởng Trạm Bảo vệ rừng Khe Vều (thuộc Ban quản lý Rừng phòng hộ huyện Thanh Chương), để đến “đại bản doanh” của những người bảo vệ rừng. Trạm Bảo vệ rừng Khe Vều nằm chênh vênh bên sườn núi, cách trụ sở cơ quan Ban quản lý Rừng phòng hộ huyện Thanh Chương trên 80 km.

Trạm được thành lập năm 2016, cơ sở vật chất được "kế thừa" từ lán cũ của một đơn vị trồng rừng trước đây để lại. Cách biên giới Việt-Lào chừng 10 km theo đường chim bay.

Chật vật với nghề bảo vệ rừng ở miền Tây Nghệ An
Đường tuần tra rừng cheo leo theo sườn núi dốc đứng, phải qua nhiều khe suối khiến cho công tác tuần tra, bảo vệ càng vất vả hơn.

Dưới ngôi lán lợp bằng tôn cũ, tiếng radio vẫn vang vang dù không có ai ở trong Trạm, đây là cách mà anh em thường làm để luôn có tiếng người nói cho đỡ buồn. Xung quanh Trạm bảo vệ rừng này, còn có hệ thống dẫn nước từ khe suối để sinh hoạt và tưới cây, có vườn rau, nhiều tổ ong, chuồng chăn nuôi gia súc, gia cầm…để anh em tăng gia cải thiện bữa ăn và bù vào thu nhập từ đồng lương ít ỏi của nghề giữ rừng.

Trạm có 4 người nhà ở huyện Thanh Chương và huyện Đô Lương. Họ được giao bảo vệ 4.000 ha rừng phòng hộ khu vực biên giới. Đây là nơi có trữ lượng gỗ khá lớn là thứ hấp dẫn cho những kẻ phá rừng đang ngày đêm thèm muốn. Đường tuần tra rừng ở đây cheo leo theo sườn núi dốc đứng, lại phải qua nhiều khe suối khiến cho công tác tuần tra, bảo vệ càng vất vả hơn. Mùa mưa họ phải đối mặt với sên vắt, mùa khô phải chịu nhiều vết đốt ruồi vàng loét da thịt. Hàng tháng, 4 người thay phiên nhau tuần tra và cắt cử trực để tranh thủ về thăm nhà. Lương thực, mắm muối được mua từ đầu tháng để đưa vào Trạm dùng dần.

Chật vật với nghề bảo vệ rừng ở miền Tây Nghệ An
Tuần tra rừng mỗi lần đi mất 2 ngày cả đi và về, hành trang mang theo là gạo, thực phẩm, tăng võng để ăn nghỉ dọc đường.

Trạm trưởng Giang, năm nay 36 tuổi, nhà ở xã Thanh Tùng, huyện Thanh Chương, cách nơi anh làm việc gần 90 km. Anh vào công tác từ năm 2005, lương Trạm trưởng nay cũng chỉ gần 4,5 triệu đồng/1 tháng. Vợ anh Giang bán giò chả, thu nhập cũng chả thấm tháp gì so với nguồn chi tiêu nuôi 2 con ăn học.

Anh Giang chia sẻ, nhiều lực lượng bảo vệ rừng khác ngoài lương họ còn có phụ cấp khác, anh em ở đây, chỉ có đồng lương cơ bản lấy từ nguồn hỗ trợ bảo vệ rừng. Nhưng mãi đến tận quý 3 hàng năm được nhận. Để duy trì cuộc sống, cả Trạm vừa tăng gia sản xuất, vừa mang gạo, thực phẩm từ nhà đi, thậm chí, nhiều khi mua còn phải ký nợ.

“Đầu năm, lấy tiền của vợ đi tiêu coi như ứng tiền nhà. Mãi đến tháng 9 mới có lương nhưng cũng vừa đủ trả nợ nhiều khoản. Ở đây, không có sóng điện thoại, muốn gọi về cơ quan hoặc gia đình phải leo dốc cách Trạm gần 1 km để “hứng sóng” nhưng cũng chập chờn và phải dùng điện thoại “cục gạch” mới gọi được. Tuần tra rừng cứ mất 2 ngày cả đi và về, hành trang mang theo là gạo, thực phẩm, tăng võng để ăn nghỉ dọc đường. Khổ nhất là vào mùa mưa, nước khe dâng lên không vượt qua được lại phải quay về. Còn buồn nhất là vào dịp Tết, anh em phải cắt cử một nửa số người ở lại Trạm trực, qua Tết mới có người thay để về gia đình”.

Thành viên lớn tuổi nhất trong 4 anh em là ông Phạm Đức Quỳ, năm nay đã 58 tuổi, nhà ở xã Thanh Hà, huyện Thanh Chương, cách Trạm trên 80 km, người đã co thâm niên trên 20 năm làm nghề giữ rừng. Mặc dù còn ít năm nữa là nghỉ hưu nhưng nhiệm vụ tuần tra vẫn được ông duy trì đều đặn, ông cũng nhận được sự hỗ trợ thường xuyên của những đồng nghiệp trẻ trên đường tuần tra. Hiện, lương ông chỉ ngót nghét 5 triệu đồng/1 tháng.

“Trót mang nghiệp giữ rừng, khó khăn vất vả nhưng đã chọn nghề này. Hi vọng khó khăn rồi sẽ sớm qua đi. Thu nhập thấp cho nên ngoài thời gian đi tuần tra giữ rừng, anh em còn phải lao động sản xuất để bù thêm vào nguồn thực phẩm cải thiện bữa ăn chứ trông chờ vào lương thì cũng chỉ trả nợ cho những tháng trước” - ông Quỳ chia sẻ.

Cần sớm tháo gỡ khó khăn cho nhân viên giữ rừng

Ban Quản lý Rừng phòng hộ huyện Thanh Chương (thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Sở NN&PTNT) Nghệ An), được giao bảo vệ trên 22.000 ha rừng. Với 49 cán bộ, nhân viên, lao động nhưng chỉ có 14 người hưởng lương từ ngân sách, còn lại là những lao động hợp đồng do đơn vị tự trang trải (hay còn gọi là lực lượng 2B).

Ông Lê Phùng Thiều, Trưởng Ban quản lý Rừng phòng hộ Thanh Chương, chia sẻ, với mức thù lao 100.000 đồng/1ha rừng thì hàng năm, chi phí hoạt động của đơn vị còn thiếu khoảng 500 triệu đồng. Trong mấy năm qua, mặc dù đã xoay xở đủ bề, làm thêm dịch vụ lâm nghiệp nhưng thiếu thốn vẫn đeo đuổi anh em cán bộ, nhân viên. Trong khi đó, đến hết quý 3 mới có kinh phí giữ rừng cấp về. Cuối năm, lãnh đạo phải đi vay tiền ngân hàng để trả lương và trả tiền bảo hiểm xã hội vì chậm sẽ bị phạt tính lãi. Quá khó khăn nên trong 5 năm qua, đã có 6 người lao động trong Ban xin nghỉ việc, 7 người xin nghỉ hưu trước tuổi.

Chật vật với nghề bảo vệ rừng ở miền Tây Nghệ An
Ngoài thời gian đi tuần tra giữ rừng, anh em Trạm Bảo vệ rừng Khe Vều còn tăng gia sản xuất để bù thêm vào nguồn thực phẩm cải thiện bữa ăn

Tại Ban Quản lý Rừng phòng hộ huyện Anh Sơn, có 25 người thì chỉ có 9 người hưởng lương ngân sách, 16 người là hợp đồng lao động tự trang trải từ nguồn tiền bảo vệ 7.500 ha rừng với đơn giá 100.000 đồng/1ha.

Ông Ngũ Văn Trị, Trưởng Ban quản lý Rừng phòng hộ Anh Sơn, cho biết, tiền lương và bảo hiểm xã hội mỗi năm của đơn vị luôn không đủ. Từ nguồn bảo vệ rừng và một số khoản thu khác, mỗi năm, đơn vị còn thiếu khoảng trên 400 triệu đồng. Thu nhập ít ỏi, áp lực công việc giữ rừng quá cao nên năm 2018, trong cơ quan có 5 nhân viên bỏ việc; năm 2019, có 2 người nghỉ việc; năm 2020, 1 người đã chuyển công tác khác. Tình trạng người lao động nghỉ việc gây nhiều xáo trộn trong tâm lý những người ở lại, nhiều người không dám dấn thân vào nghề này.

Chật vật với nghề bảo vệ rừng ở miền Tây Nghệ An

Cơ sở vật chất Trạm Bảo vệ rừng Khe Vều được "kế thừa" từ lán cũ của một đơn vị trồng rừng trước đây để lại

Được biết, với hơn 1,1 triệu ha, với độ che phủ đạt 54%, Nghệ An là tỉnh có diện tích rừng và đất lâm nghiệp lớn nhất cả nước. Hiện, lực lượng bảo vệ rừng 2B có khoảng 300 người, làm việc tại 14 đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở NN&PTNT Nghệ An.

Trao đổi với chúng tôi, ông Phan Nguyên Hùng, Trưởng phòng Tài chính - Kế hoạch Sở NN&PTNT Nghệ An cho biết, trước đây, kinh phí phục vụ công tác bảo vệ rừng được cấp thường xuyên theo Quyết định 57 ngày 9/1/2012 của Thủ tướng Chính phủ về bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2011-2020 với mức 200.000 đồng/ha/năm. Những đối tượng hưởng mức hỗ trợ này là lực lượng 2B tại các Ban Quản lý Rừng phòng hộ. Từ cuối 2017, chính sách giao khoán và bảo vệ rừng được thực hiện theo Thông tư 21 của Bộ NN&PTNT, trong đó đối tượng 2B không thuộc diện được giao khoán bảo vệ rừng từ nguồn phát triển rừng bền vững. Theo đó, hàng trăm lao động 2B và các đơn vị quản lý bảo vệ rừng ở Nghệ An bị lâm vào vào khó khăn do nguồn kinh phí cấp về bị cắt giảm đột ngột.

Trước thực tế khó khăn đó, Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An đã có văn bản gửi Bộ NN&PTNT xem xét. Từ năm 2018, Bộ NN&PTNT đồng ý cấp kinh phí cho lực lượng hợp đồng chuyên trách bảo vệ rừng tại Nghệ An với định mức 100.000 đồng/ha/năm. Công việc bảo vệ rừng ngày càng vất vả, khó khăn trong khi định mức giao khoán giảm một nửa so với trước đã đẩy cuộc sống nhiều lao động 2B vào cảnh khốn khó.

Ông Phú Văn Lĩnh, Chủ tịch Công đoàn ngành NN&PTNT Nghệ An, chia sẻ, hiện nay, cuộc sống của lực lượng 2B tại nhiều Ban Quản lý Rừng phòng hộ rất khó khăn, Công đoàn ngành đã có đề xuất để thời gian tới các cấp, ngành cùng tháo gỡ khó khăn cho người lao động. Trước mắt, để bớt khó khăn cho anh em, Công đoàn ngành đã có văn bản đề nghị các cấp liên quan mở rộng đối tượng là những người bảo vệ rừng thuộc diện hợp đồng tự trang trải của các đơn vị sự nghiệp được hưởng hỗ trợ từ nguồn hỗ trợ đối tượng khó khăn do ảnh hưởng dịch Covid-19.

Cao Sơn

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

LĐLĐ huyện Chương Mỹ thăm, tặng quà người lao động có hoàn cảnh khó khăn

LĐLĐ huyện Chương Mỹ thăm, tặng quà người lao động có hoàn cảnh khó khăn

(LĐTĐ) Nằm trong chuỗi hoạt động "Tết Sum vầy - Xuân ơn Đảng" cho đoàn viên, người lao động nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025, sáng 23/1 Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Chương Mỹ tổ chức đoàn đến thăm và tặng quà Tết cho đoàn viên, người lao động tại Công ty Cổ phần chăn nuôi C.P Việt Nam – Chi nhánh Xuân Mai.
Kiểm tra việc tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị ứng dụng iHanoi

Kiểm tra việc tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị ứng dụng iHanoi

(LĐTĐ) Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh vừa ban hành Kế hoạch số 23/KH-UBND về kiểm tra, giám sát hoạt động kiểm soát thủ tục hành chính, thủ tục hành chính nội bộ, xử lý phản ánh, kiến nghị trên nền tảng công dân Thủ đô số - iHanoi năm 2025 trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Ông Nguyễn Duy Ngọc được bầu bổ sung Ủy viên Bộ Chính trị, giữ chức Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Ông Nguyễn Duy Ngọc được bầu bổ sung Ủy viên Bộ Chính trị, giữ chức Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương

(LĐTĐ) Chiều ngày 23/1, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã khai mạc tại Thủ đô Hà Nội.
Khởi tố Tiktoker Nam Birthday về tội “Chống người thi hành công vụ”

Khởi tố Tiktoker Nam Birthday về tội “Chống người thi hành công vụ”

(LĐTĐ) Ngày 23/1, Cơ quan cảnh sát điều tra Công an huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với Bùi Phương Nam (sinh năm 1997, trú tại xã Hồ Sơn, huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc; hiện đang ở khu đô thị Vinhomes Oceanpark 2, thuộc xã Nghĩa Trụ, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên) về tội "Chống người thi hành công vụ".
Khai mạc Hội chữ Xuân 2025 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám

Khai mạc Hội chữ Xuân 2025 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám

(LĐTĐ) Chiều 23/1, tại Hồ Văn, di tích Quốc gia đặc biệt Văn Miếu - Quốc Tử Giám diễn ra Lễ khai mạc Hội chữ Xuân Ất Tỵ 2025 cùng các hoạt động văn hoá nghệ thuật chào mừng Xuân.
Khởi tố Facebooker Đậu Thanh Tâm - kẻ kích động người dân phản đối Nghị định 168

Khởi tố Facebooker Đậu Thanh Tâm - kẻ kích động người dân phản đối Nghị định 168

(LĐTĐ) Chiều 23/1, Cơ quan An ninh điều tra Công an thành phố Hà Nội cho biết vừa khởi tố, bắt tạm giam đối tượng Đậu Thị Tâm về hành vi lợi dụng quyền tự do dân chủ, đăng tải thông tin sai sự thật.
Hà Nội: Loạt màn hình led tuyên truyền Nghị định 168

Hà Nội: Loạt màn hình led tuyên truyền Nghị định 168

(LĐTĐ) Chiều 23/1, đồng loạt các màn hình led ở nhiều khu vực trung tâm Hà Nội đã hiển thị thông tin tuyên truyền về mức phạt đối với các hành vi vi phạm giao thông theo Nghị định 168/2024.

Tin khác

Doanh nghiệp tặng quà Tết là hàng chục xe máy cho người lao động

Doanh nghiệp tặng quà Tết là hàng chục xe máy cho người lao động

(LĐTĐ) Vừa qua, trong chương trình Tết sum vầy, Công ty CP May Minh Anh - Đô Lương (Nghệ An) đã trao tặng tiền mặt và các phần quà cho người lao động với số tiền 2 tỷ đồng.
Đảm bảo chi trả đầy đủ tiền lương, thưởng Tết cho người lao động

Đảm bảo chi trả đầy đủ tiền lương, thưởng Tết cho người lao động

(LĐTĐ) Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) đề nghị các địa phương theo dõi, nắm tình hình để bảo đảm người lao động được chi trả đầy đủ lương, tiền thưởng, cũng như bố trí nghỉ Tết đúng chế độ theo quy định...
Quà Tết tặng cho nhân viên, người lao động có chịu thuế thu nhập cá nhân hay không?

Quà Tết tặng cho nhân viên, người lao động có chịu thuế thu nhập cá nhân hay không?

(LĐTĐ) Tết Nguyên đán không chỉ là một dịp đánh dấu sự khởi đầu mới mà còn là thời điểm để các doanh nghiệp tri ân người lao động sau một năm vất vả. Tuy nhiên, quà Tết có chịu thuế thu nhập cá nhân (TNCN) hay không luôn là điều khiến nhiều người quan tâm. Bài viết này sẽ giải đáp rõ ràng vấn đề này dựa trên quy định hiện hành, giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về cách tính thuế từ quà Tết.
Tăng thu nhập nhờ xu hướng chụp ảnh ngày cận Tết

Tăng thu nhập nhờ xu hướng chụp ảnh ngày cận Tết

(LĐTĐ) Chụp ảnh Tết đang trở thành xu hướng phổ biến, kéo theo sự nhộn nhịp của các dịch vụ đi kèm như chụp ảnh và trang điểm. Không khí rộn ràng này góp phần tô điểm sắc xuân trên khắp phố phường Hà Nội.
Mức thưởng Tết Nguyên đán 2025 cao nhất trên 1,9 tỷ đồng

Mức thưởng Tết Nguyên đán 2025 cao nhất trên 1,9 tỷ đồng

(LĐTĐ) Thứ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Nguyễn Văn Hồi cho biết mức thưởng Tết Nguyên đán 2025 cao nhất là trên 1,9 tỷ đồng thuộc vị trí quản lý cấp cao của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực điện tử công nghệ thông tin tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Tiếp tục hoàn thiện thể chế trong lĩnh vực quan hệ lao động và tiền lương

Tiếp tục hoàn thiện thể chế trong lĩnh vực quan hệ lao động và tiền lương

(LĐTĐ) Thông tin về việc thực hiện các chính sách tiền lương, quan hệ lao động, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) cho biết, trong năm 2024, các cơ chế, chính sách về lao động, tiền lương tiếp tục được xây dựng, hoàn thiện, trong đó tập trung vào thể chế hóa các nội dung cải cách chính sách tiền lương trong doanh nghiệp.
Cả nước có trên 3,8 triệu người được hưởng trợ cấp xã hội

Cả nước có trên 3,8 triệu người được hưởng trợ cấp xã hội

(LĐTĐ) Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) cho biết, hiện nay, cả nước thực hiện trợ cấp xã hội cho hơn 3,8 triệu người (chiếm 3,8% tổng dân số), với tổng ngân sách chi trả trợ cấp xã hội khoảng 32 nghìn tỷ đồng/năm.
Hà Nội: Mức lương bình quân năm 2024 có chiều hướng tăng đồng đều

Hà Nội: Mức lương bình quân năm 2024 có chiều hướng tăng đồng đều

(LĐTĐ) Qua thống kê từ báo cáo của 4.420 doanh nghiệp (sử dụng 318.740 lao động) trên địa bàn thành phố Hà Nội, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) Hà Nội cho biết, mặt bằng chung, mức lương bình quân năm 2024 có chiều hướng tăng đồng đều hơn so với năm trước ở tất cả các loại hình doanh nghiệp.
Người lao động có bao nhiêu ngày nghỉ lễ, Tết trong năm 2025?

Người lao động có bao nhiêu ngày nghỉ lễ, Tết trong năm 2025?

Trong năm 2025, ngoài 11 ngày nghỉ lễ, Tết theo quy định, người lao động sẽ có thêm 11 ngày nghỉ bù, nghỉ liên tiếp do rơi vào ngày nghỉ hằng tuần, hoán đổi ngày làm việc, tổng cộng có 22 ngày nghỉ.
Cải thiện điều kiện sống cho người lao động nhập cư tại Hà Nội

Cải thiện điều kiện sống cho người lao động nhập cư tại Hà Nội

(LĐTĐ) Phụ nữ di cư là lực lượng lao động rất quan trọng, góp phần vào sự phát triển kinh tế của các thành phố Hà Nội và các khu công nghiệp. Tuy nhiên, so với nam giới, họ cũng đang phải đối mặt với nhiều thách thức và rào cản hơn về nơi đến, công việc và cuộc sống gia đình. Vì vậy, các vấn đề liên quan đến hỗ trợ, cải thiện điều kiện sống, sinh hoạt của người lao động nhập cư ở các khu nhà trọ xung quanh khu công nghiệp luôn được quan tâm.
Xem thêm
Phiên bản di động