-->

Chấp nhận giảm lương để giữ việc

(LĐTĐ) Kinh tế còn nhiều khó khăn, đơn hàng sụt giảm, cơ hội việc làm ít khiến sự cạnh tranh việc làm trong thị trường lao động ngày càng trở nên gay gắt hơn. Điều này đòi hỏi người lao động phải không ngừng nâng cấp bản thân để đáp ứng nhu cầu thị trường, thậm chí chấp nhận giảm lương, đảm nhận khối lượng công việc nhiều hơn để giữ việc làm.
Công đoàn đồng hành với doanh nghiệp vượt khó khăn, giữ việc làm cho người lao động Doanh nghiệp gồng mình giữ việc làm cho người lao động

Giảm kỳ vọng về mức lương

Tình hình kinh tế suy thoái đã tác động không nhỏ đến thị trường lao động, kéo theo những kỳ vọng của người lao động về mức lương khi tìm kiếm công việc ít nhiều có sự thay đổi. Báo cáo thị trường lao động quý 3/2023 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) công bố mới đây cho thấy, xu hướng người lao động tìm việc có mức lương cao, nhất là các công việc có mức lương trên 20 triệu đồng, đã giảm đáng kể so với quý trước.

Theo đó, mức lương kỳ vọng của người lao động tìm việc chủ yếu từ 5 - 10 triệu đồng, chiếm gần 40%; hơn 32% người tìm việc mức lương 10 – 15 triệu đồng, và chỉ có chưa đầy 10% người tìm việc từ 15 - 21 triệu đồng.

Tại Hà Nội, báo cáo thị trường lao động của Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội cũng phần nào thể hiện rõ hơn xu hướng này, khi mức lương từ 5 - 10 triệu đồng cũng là mong muốn của hơn 40% người lao động tìm việc, cao nhất so với kỳ vọng ở các phân khúc thu nhập còn lại; chỉ 21,32% người tìm việc lương từ 10 - 15 triệu đồng/tháng.

Chấp nhận giảm lương để giữ việc
Tư vấn tuyển dụng cho người lao động tại phiên giao dịch việc làm huyện Đông Anh năm 2022

Theo ông Vũ Quang Thành - Phó Giám đốc Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội, với mức lương từ 5 - 10 triệu đồng thông thường dành cho đại bộ phận các vị trí việc làm ổn định như, kế toán, nhân viên văn phòng, lễ tân, các vị trí lao động phổ thông có tay nghề; còn từ mức 10 triệu đồng trở lên sẽ dành cho các chỉ tiêu tuyển dụng chất lượng cao, người lao động có kinh nghiệm và chuyên môn tốt, có khả năng chịu áp lực công việc cao, hoặc tuyển dụng vào các vị trí kinh doanh, quản lý, giám sát, trưởng - phó phòng…

Kỳ vọng về mức lương của người lao động cũng gần như tương quan với khả năng chi trả của doanh nghiệp, ông Vũ Quang Thành cho rằng, về mức lương, tuỳ theo yêu cầu và từng vị trí việc làm, doanh nghiệp sẽ chi trả các mức lương khác nhau. Nhóm lao động tìm việc có mức 5 - 10 triệu đồng, cũng là mức lương được nhà tuyển dụng tìm kiếm nhiều nhất, chiếm 37,32%; gần 25% doanh nghiệp chi trả mức lương dao động từ 10 - 15 triệu đồng/tháng và 9,8% vị trí có mức lương trên 20 triệu đồng tháng.

Theo số liệu thu thập của Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội, thời gian gần đây, các chỉ số hoạt động kinh doanh của Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng tăng so với cùng kỳ, kinh tế tiếp tục phục hồi tích cực và phát triển tốt. Nhiều ngành, lĩnh vực tiếp tục duy trì xu hướng tích cực, như: khu vực công nghiệp có tốc độ tăng nhẹ, tăng trưởng trong lĩnh vực bán lẻ hàng hoá, lạm phát tiếp tục có xu hướng giảm dần.

Tuy nhiên, bên cạnh các yếu tố thuận lợi, nền kinh tế vẫn đang đối mặt với một số khó khăn, thách thức khi cầu thế giới phục hồi yếu; động lực từ khu vực sản xuất tuy đã có cải thiện so với nửa đầu năm, nhưng còn khá yếu do thiếu hụt đơn hàng; thị trường xuất khẩu thu hẹp. Vì thế, dự báo thị trường lao động trong thời gian tới, cũng như nhu cầu tuyển dụng của các doanh nghiệp tiếp tục sự có sự biến động.

Chủ động nâng cấp bản thân

Theo các chuyên gia, suy thoái kinh tế toàn cầu đã gây ra những tác động không nhỏ đến nhiều lĩnh vực, ngành nghề. Bên cạnh đó, thiếu hụt nhân sự chất lượng cao cùng những thách thức trong bài toán thu hút và giữ chân nhân tài đã buộc nhiều doanh nghiệp phải thay đổi lại cơ cấu nhân sự và chiến lược tuyển dụng. Từ đó, sự cạnh tranh giữa các nhân sự trong thị trường lao động ngày càng trở nên gay gắt hơn, khiến nhiều lao động phải không ngừng nâng cấp bản thân để đáp ứng nhu cầu thị trường, thậm chí chấp nhận giảm lương, đảm nhận khối lượng công việc nhiều hơn để giữ việc làm.

Đây cũng là thực tế của nhân sự công nghệ thông tin - vốn là ngành luôn có nhu cầu tuyển dụng ổn định, ngay cả trong thời điểm đại dịch, đã được đề cập trong một báo cáo về Thực trạng nhân sự và tuyển dụng ngành công nghệ giai đoạn 2022 - 2025 của VietnamWorks inTECH.

Báo cáo đã chỉ ra rằng trước khi diễn ra làn sóng cắt giảm, mức lương và cơ hội thăng tiến trong công việc là 2 yếu tố được rất nhiều nhân sự quan tâm. Tuy nhiên, sau làn sóng này, có đến 32,4% nhân sự có phần bớt khắt khe hơn trong việc lựa chọn môi trường và phúc lợi làm việc, thậm chí có đến hơn 27% nhân sự sẵn sàng chấp nhận đảm nhận lượng công việc nhiều hơn, đa nhiệm hơn.

Báo cáo kết quả khảo sát tình hình doanh nghiệp mới đây của của Hội đồng Tư vấn cải cách thủ tục hành chính, thuộc Ban Nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân với gần 10.000 doanh nghiệp cũng cho thấy, có đến trên 82% doanh nghiệp dự kiến giảm quy mô, tạm ngừng kinh doanh, hoặc ngừng kinh doanh trong các tháng còn lại của năm 2023. Trong số các doanh nghiệp còn hoạt động năm 2023, hơn 70% dự kiến giảm quy mô lao động trên 5%.

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cũng dự báo, trong quý 4/2023, bên cạnh một số ngành dự báo tăng tuyển dụng lao động thì vẫn có những ngành có xu hướng giảm việc làm, như sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính, và sản phẩm quang học; sản xuất sản phẩm từ khoáng phi kim các loại…

Trước những thực tế đó, các chuyên gia nhận định, tình trạng khó khăn chung, đơn hàng sụt giảm, phần nào khiến nhiều doanh nghiệp phải tính toán lại chi phí, trong đó có chi phí lao động, từ đó có thể hạn chế các vị trí lương cao, hoặc tính toán lại tập trung vào chất lượng nhiều hơn.

Theo đó, doanh nghiệp sẽ yêu cầu tuyển dụng khắt khe hơn, ưu tiên các ứng viên đa nhiệm, có thể đảm nhận nhiều công việc và có kinh nghiệm…Do đó, cùng với các giải pháp thúc đẩy giải quyết việc làm của cơ quan chức năng, mỗi người lao động cũng cần không ngừng rèn luyện, nâng cao trình độ chuyên môn, tay nghề, nâng cấp bản thân để nắm bắt cơ hội công việc.

Tú Anh

Nên xem

Chú trọng chăm lo cho lao động nữ

Chú trọng chăm lo cho lao động nữ

(LĐTĐ) Trong thời gian qua, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Phú Xuyên, Hà Nội, đã chú trọng công tác nữ công, qua đó góp phần vào việc thực hiện thắng lợi mọi lĩnh vực được giao năm 2024.
Đảm bảo an ninh trật tự tại lễ cầu an chùa Phúc Khánh

Đảm bảo an ninh trật tự tại lễ cầu an chùa Phúc Khánh

(LĐTĐ) Tối 3/2 (tức mùng 6 tháng Giêng) chùa Phúc Khánh, quận Đống Đa, Hà Nội đã tổ chức lễ cầu bình an đầu tiên của năm mới 2025. Các lực lượng chức năng đã đảm bảo an ninh trật tự tại lễ cầu an.
Xuân về thăm Lăng mộ Thủy tổ Kinh Dương Vương

Xuân về thăm Lăng mộ Thủy tổ Kinh Dương Vương

(LĐTĐ) Lăng và đền thờ Kinh Dương Vương là di tích lịch sử đặc biệt về Kinh Dương Vương, người được coi là Thủy tổ của người Bách Việt thời cổ.
Cảnh báo nguy cơ bị kiểm soát điện thoại từ số tài khoản ngân hàng lạ

Cảnh báo nguy cơ bị kiểm soát điện thoại từ số tài khoản ngân hàng lạ

(LĐTĐ) Theo cảnh báo từ Cục An toàn thông tin (Bộ Thông tin và Truyền thông), thời gian gần đây, các cảnh báo về phương thức kiểm soát số điện thoại từ số tài khoản ngân hàng được truyền rộng rãi trên mạng xã hội. Chiêu trò mới này đang được nhận định là rất nguy hiểm.
Doanh thu đào, quất cảnh, hoa Tết của quận Tây Hồ đạt hơn 103 tỷ đồng

Doanh thu đào, quất cảnh, hoa Tết của quận Tây Hồ đạt hơn 103 tỷ đồng

(LĐTĐ) Dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, nhờ điều kiện thời tiết thuận lợi, thị trường đào, quất cảnh trên địa bàn quận Tây Hồ diễn ra sôi động với sức mua ổn định. Theo thống kê, tổng diện tích tiêu thụ quất cảnh đạt 23,8ha, doanh thu 51,3 tỷ đồng; diện tích đào tiêu thụ đạt 39,6ha, doanh thu 50,7 tỷ đồng; hoa ngắn ngày tiêu thụ 8ha, doanh thu 1,36 tỷ đồng.
Cồn Sơn - điểm nhấn ấn tượng trong bản đồ du lịch Cần Thơ

Cồn Sơn - điểm nhấn ấn tượng trong bản đồ du lịch Cần Thơ

(LĐTĐ) Nằm giữa sông Hậu, Cồn Sơn (phường Bùi Hữu Nghĩa, quận Bình Thủy, thành phố Cần Thơ) được biết đến là điểm du lịch miệt vườn sông nước thu hút đông đảo du khách bởi những sản phẩm du lịch độc đáo và đặc biệt là với các trải nghiệm về cá. Xuân Ất Tỵ 2025, Cồn Sơn đã đón rất nhiều du khách trong và ngoài nước đến thăm quan và có những trải nghiệm khó quên.
Tiêm vắc xin phòng biến chứng nguy hiểm của cúm mùa

Tiêm vắc xin phòng biến chứng nguy hiểm của cúm mùa

(LĐTĐ) Theo bác sĩ Bạch Thị Chính - Giám đốc Y khoa, Hệ thống tiêm chủng VNVC, thông thường, cúm thường diễn biến với biểu hiện sốt, đau đầu, đau cơ, mệt mỏi, sổ mũi, đau họng, ho và phục hồi trong vòng 2-7 ngày. Tuy nhiên, bệnh có thể trở nặng và gây tử vong khi vi rút xâm lấn các cơ quan gây viêm phổi, viêm cơ tim, viêm não, nhiễm trùng huyết.

Tin khác

Giới trẻ làm xuyên Tết kiếm thêm thu nhập

Giới trẻ làm xuyên Tết kiếm thêm thu nhập

(LĐTĐ) Trong dịp Tết Nguyên đán, thay vì về quê đoàn tụ cùng gia đình, nhiều người trẻ đã quyết định ở lại Thủ đô để làm việc xuyên kỳ nghỉ lễ. Với họ, đây là cơ hội để kiếm thêm thu nhập gấp 3 lần ngày thường, giúp bản thân trang trải cuộc sống cá nhân mà không phải xin tiền bố mẹ.
Đưa lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài có chuyển biến tích cực

Đưa lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài có chuyển biến tích cực

(LĐTĐ) Sau 3 năm thực hiện Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng (sửa đổi), hoạt động đưa người lao động ra nước ngoài làm việc của nước ta chuyển biến tích cực, đi vào nề nếp và liên tục ghi nhận thành tích mới.
Giải bài toán nguồn nhân lực

Giải bài toán nguồn nhân lực

(LĐTĐ) Trước nhu cầu của doanh nghiệp ngày càng cao về chất lượng nguồn nhân lực, đòi hỏi Thành phố Hồ Chí Minh (TP. HCM) và các tỉnh Đông Nam Bộ cần xây dựng kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao để đáp ứng nhu cầu của các tập đoàn kinh tế lớn và sự chuyển đổi sản xuất.
Hà Nội: Gần 13.000 người sẽ được đào tạo nghề trình độ sơ cấp, dưới 3 tháng

Hà Nội: Gần 13.000 người sẽ được đào tạo nghề trình độ sơ cấp, dưới 3 tháng

(LĐTĐ) Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Vũ Thu Hà vừa ký ban hành Kế hoạch số 21/KH-UBND đào tạo nghề trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 3 tháng trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2025.
Bắc Giang: Hơn 7.000 công nhân làm việc xuyên Tết

Bắc Giang: Hơn 7.000 công nhân làm việc xuyên Tết

(LĐTĐ) Theo thống kê của Ban Quản lý các Khu công nghiệp tỉnh Bắc Giang, 6 khu công nghiệp trên địa bàn có 7.340 lao động thuộc 16 doanh nghiệp đăng ký làm việc trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.
Cận Tết, nhu cầu tuyển dụng ngành dịch vụ tăng nhanh

Cận Tết, nhu cầu tuyển dụng ngành dịch vụ tăng nhanh

(LĐTĐ) Theo Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội, dịp cận Tết, một số ngành có nhu cầu tuyển dụng tăng cao...
Hà Nội phấn đấu năm 2025 tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 75%

Hà Nội phấn đấu năm 2025 tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 75%

(LĐTĐ) Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội Vũ Thu Hà vừa ký ban hành Kế hoạch số 17/KH-UBND ngày 13/1/2025 về triển khai công tác giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2025.
Nghệ An tổ chức "Ngày hội việc làm" năm 2025 trong ngày 8/2

Nghệ An tổ chức "Ngày hội việc làm" năm 2025 trong ngày 8/2

(LĐTĐ) "Ngày hội việc làm" năm 2025 sẽ diễn ra vào ngày 8/2/2025 trên địa bàn huyện Hưng Nguyên với chủ đề “Kết nối, tư vấn việc làm, tuyển dụng lao động cho các doanh nghiệp trên địa bàn Khu công nghiệp VSIP Nghệ An".
Giảm tỷ lệ thất nghiệp của cả nước

Giảm tỷ lệ thất nghiệp của cả nước

(LĐTĐ) Theo Tổng cục Thống kê, số doanh nghiệp gia nhập thị trường tiếp tục cao hơn số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường; tình hình xuất nhập khẩu và du lịch tiếp tục khởi sắc góp phần làm giảm tỷ lệ thất nghiệp của cả nước trong quý 4/2024.
Sát Tết thợ vệ sinh nhà cửa tất bật làm quên ngày nghỉ

Sát Tết thợ vệ sinh nhà cửa tất bật làm quên ngày nghỉ

(LĐTĐ) Chỉ còn gần một tháng nữa là đến Tết cổ truyền, nên những ngày này đội quân làm dịch vụ vệ sinh nhà cửa luôn tất bật với một loạt công việc, cả có tên lẫn không tên. Mục đích cuối cùng, chạy đua cùng thời gian để gia chủ có ngôi nhà sạch sẽ, khang trang kịp đón năm mới.
Xem thêm
Phiên bản di động