-->

Chàng trai Mê Linh say mê với nghề làm “hoa bất tử”

Được biết đến là thủ phủ của các loài hoa, những năm gần đây, các loại hoa như hoa hồng, hoa cúc, hoa ly… của huyện Mê Linh đang được đông đảo người tiêu dùng ưa chuộng vì màu sắc đẹp, mẫu mã, kiểu dáng đa dạng. Với mong muốn hỗ trợ người dân địa phương trong tìm đầu ra cho sản phẩm và lưu giữ vẻ đẹp của các loài hoa, anh Đinh Văn Tuấn (xã Tráng Việt, huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội) đã “bén duyên” với nghề làm “hoa bất tử”.
Đoàn đại biểu Hội Nông dân Thành phố vào Lăng viếng Bác trước thềm Đại hội lần thứ X Đại hội đại biểu Hội Nông dân thành phố Hà Nội lần thứ X thành công tốt đẹp

Chúng tôi may mắn có cơ hội được gặp và trò chuyện với anh Đinh Văn Tuấn tại chương trình trưng bày sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu, sản phẩm OCOP bên lề Đại hội đại biểu Hội Nông dân thành phố Hà Nội lần thứ X. Ấn tượng đầu tiên của chúng tôi về anh Tuấn là một chàng trai trẻ, làn da ngăm và có nụ cười sáng. Ánh mắt của anh Tuấn khi trò chuyện về những sản phẩm "hoa bất tử" dường như cho chúng tôi thấy về tình yêu, sự say mê của anh với nghề.

Chia sẻ về mối duyên gắn bó với nghề làm “hoa bất tử”, anh Tuấn cho biết, anh có một người bạn rất yêu hoa. Chị bạn này thường xuyên mua hoa về cắm làm đẹp không gian sống. Tuy nhiên, bình hoa cắm xong chỉ chơi được vài ngày, sau đó lại phải đem bỏ rất lãng phí. Mong ước của cô bạn đó là những bông hoa tươi sẽ để được lâu, vừa có thể ngắm vẻ đẹp của hoa vừa để tiết kiệm chi phí mua hoa. Từ suy nghĩ của cô bạn, anh Tuấn hiểu rằng, đây cũng chính là suy nghĩ và mong muốn của rất nhiều người yêu hoa.

Chàng trai Mê Linh say mê với nghề làm “hoa bất tử”
Chân dung chàng trai trẻ Đinh Văn Tuấn.

Bên cạnh đó, từ thực tiễn sinh sống và làm việc tại địa phương, anh Tuấn nhận thấy giá hoa của địa phương chịu nhiều tác động từ các yếu tố bên ngoài. Dù có thời gian chăm sóc, đầu tư khá lớn, song câu chuyện được mùa mất giá, được giá mất mùa đều không thể tránh khỏi. Chính từ những yếu tố trên đã thôi thúc chàng trai trẻ phải làm gì đó để hỗ trợ người nông dân cũng như hiện thực hóa giấc mơ của những người yêu hoa. Sau thời gian dài trăn trở, suy nghĩ, anh Tuấn đã nảy ra ý tưởng làm “hoa bất tử” và bắt đầu đi tìm hiểu về cách làm sản phẩm này.

“Khi quyết định làm “hoa bất tử”, mong muốn của tôi khi đó là góp sức lực nhỏ bé của mình để tiêu thụ sản phẩm hoa cho bà con nông dân địa phương. Ban đầu còn nhiều khó khăn do lượng đơn hàng còn ít, chưa có nhiều khách hàng biết tới. Song tôi vẫn quyết định gắn bó và hi vọng rằng, sản phẩm “hoa bất tử” của tôi sẽ được khách hàng cả nước biết tới, từ đó khẳng định chất lượng và đưa thương hiệu hoa Mê Linh đi xa hơn.” - anh Tuấn chia sẻ.

Mong muốn là vậy, tuy nhiên, để làm ra một sản phẩm “hoa bất tử” phải trải qua rất nhiều công đoạn. Anh Tuấn chia sẻ, thời gian để xử lý một bông hoa tươi thành “hoa bất tử” mất khoảng hơn 20 ngày. Các công đoạn gồm có: Chọn vườn và cắt hoa (công đoạn này cần lưu ý thời điểm cắt hoa phải lựa chọn thời điểm bông hoa nở đẹp nhất). Những bông hoa sau khi cắt sẽ được vận chuyển về xưởng và chọn ra những bông hoa không bị giập nát để ủ cát, ủ nhiệt độ ổn định trong vòng từ 7 - 10 ngày. Sau đó, hoa sẽ tiếp tục được ủ với hạt chống ẩm để hút hết hơi ẩm đảm bảo hoa khô 100%. Khâu cuối cùng cũng là khâu khó nhất là tỉa cánh hoa và cắm hoa vào bình thủy tinh và dán keo thật kín.

Chàng trai Mê Linh say mê với nghề làm “hoa bất tử”
Chàng trai Mê Linh say mê với nghề làm “hoa bất tử”
Một số sản phẩm "hoa bất tử" từ hoa hồng và hoa sen tươi của anh Tuấn.

“Trong quá trình làm “hoa bất tử”, công đoạn nào cũng cần sự tỉ mỉ và khéo léo, song công đoạn đưa hoa vào bình rất quan trọng và phải cẩn thận hơn vì công đoạn này ảnh hưởng trực tiếp đến việc bảo quản hoa. Với công đoạn này, tôi sử dụng công nghệ để hút hết không khí và hơi ẩm bên trong lọ hoa và dán chặt lọ, không để không khí tiếp xúc với hoa. Từ đó, các loại hoa sau khi xử lý cho vào bình có thể bảo quản lên tới thời gian là 20 năm.” - anh Tuấn nói.

Với những ai đã, đang gắn bó với nghề làm “hoa bất tử”, việc giữ màu sắc cho hoa như ban đầu là việc rất khó. Với hoa cúc thì việc này lại càng khó hơn. Thế nhưng, khó khăn đó không làm chùn bước chàng trai trẻ Đinh Văn Tuấn. Với bản tính cần cù, chịu khó học hỏi, anh Tuấn đã thêm được sản phẩm hoa cúc vào trong bộ sản phẩm “hoa bất tử” của mình.

“Nếu như ở xã Mê Linh trồng nhiều hoa hồng thì xã Đại Thịnh có rất nhiều hoa cúc, do dó, tôi cũng muốn lưu giữ vẻ đẹp của hoa cúc lâu nhất có thể. Để có bình hoa cúc chuẩn màu, thẩm mỹ cao, tôi chọn giống hoa cúc kim cương và hợp tác với người dân trồng hoa này, đảm bảo nguồn nguyên liệu luôn sẵn có. Những sản phẩm làm từ hoa cúc kim cương của tôi đều được khách hàng yêu thích và đánh giá cao.” - anh Tuấn chia sẻ.

Thời điểm hiện tại, anh Tuấn đang sản xuất gần chục loại “hoa bất tử”. Các loại hoa gồm có: hoa hồng, hoa sen, hoa súng, hoa lan, hoa cẩm tú cầu, hoa cúc… Ngoài ra, anh Tuấn cũng thường xuyên tìm tòi, sáng tạo từ đó tạo ra nhiều sản phẩm “hoa bất tử” mới, đa dạng hóa các sản phẩm tới tay khách hàng.

Theo tìm hiểu, các sản phẩm “hoa bất tử” của anh Tuấn có các mức giá khác nhau. Các sản phẩm hoa được chứa trong bình nhỏ nhất có giá khoảng 200 nghìn đồng/sản phẩm; các sản phẩm được chứa trong bình to dao động từ 7-8 triệu đồng/sản phẩm. Mỗi tháng, xưởng sản xuất của anh Tuấn bán khoảng 700-800 sản phẩm. Doanh thu đem lại từ 50-60 triệu đồng/tháng.

Chàng trai Mê Linh say mê với nghề làm “hoa bất tử”
Anh Tuấn giới thiệu sản phẩm với khách hàng tại chương trình trưng bày sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu, sản phẩm OCOP bên lề Đại hội đại biểu Hội Nông dân thành phố Hà Nội lần thứ X.

Là một người trẻ năng động, anh Tuấn cũng đã tạo dựng đầu ra cho sản phẩm qua nhiều kênh khác nhau. Cùng với kênh tiêu thụ là các đại lý, anh Tuấn còn tiêu thụ sản phẩm trên các nền tảng như tiktok, zalo, facebook... Vừa qua anh Tuấn cũng đã xuất khẩu thành công nhiều lô hàng ra nước ngoài và được đánh giá cao về chất lượng sản phẩm.

Từ đam mê của bản thân, anh Tuấn cũng đã tạo công ăn việc làm ổn định cho nhiều lao động. Hiện tại anh Tuấn có hơn 20 công nhân làm việc tại xưởng. Những công nhân này không chỉ là lao động tại địa phương mà còn có cả những người khuyết tật. Thu nhập trung bình của mỗi công nhân là 5-6 triệu đồng/tháng; với những thợ cắm có kinh nghiệm, anh Tuấn trả lương dao động từ 10-15 triệu đồng/tháng.

Chia sẻ về định hướng phát triển sản phẩm trong thời gian tới, anh Tuấn cho biết, cùng với phát triển thị trường trong nước, anh sẽ mở rộng thị trường nước ngoài vì đây là thị trường tiềm năng. Hiện nay, sản phẩm “hoa bất tử” anh đang bán có giá cao nhất là khoảng 8 triệu đồng, trong tương lai, anh sẽ nghiên cứu và làm thêm các sản phẩm khác biệt, chất lượng để tăng giá trị sản phẩm, từ đó khẳng định chất lượng, giá trị của hoa Mê Linh.

Lương Hằng

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Xe buýt, đường sắt đô thị tăng cường hoạt động dịp nghỉ Lễ 30/4

Xe buýt, đường sắt đô thị tăng cường hoạt động dịp nghỉ Lễ 30/4

Dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5, dự kiến xe buýt, đường sắt đô thị sẽ tăng cường hoạt động nhằm phục vụ tốt nhất nhu cầu đi lại của người dân.
Cảm hứng khởi nghiệp từ các doanh nhân lĩnh vực công nghệ

Cảm hứng khởi nghiệp từ các doanh nhân lĩnh vực công nghệ

Trong khuôn khổ Ngày hội Khởi nghiệp quốc gia của học sinh sinh viên lần thứ VII, ngày 19/4, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức Diễn đàn “Cảm hứng khởi nghiệp từ các doanh nhân lĩnh vực công nghệ”. Diễn đàn là nơi kết nối những ý tưởng, khát vọng và tinh thần nhiệt huyết của thế hệ trẻ, thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp trong học sinh, sinh viên.
Dự kiến sau sắp xếp, huyện Chương Mỹ có 6 xã

Dự kiến sau sắp xếp, huyện Chương Mỹ có 6 xã

Huyện Chương Mỹ đang tích cực tiến hành lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn. Dự kiến, sau khi hoàn thành việc sắp xếp, huyện Chương Mỹ còn 6 đơn vị hành chính cơ sở.
Thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo của học sinh từ hoạt động tư vấn nghề nghiệp, việc làm

Thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo của học sinh từ hoạt động tư vấn nghề nghiệp, việc làm

Ngày 19/4, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức Hội thảo “Giải pháp thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo của học sinh từ các hoạt động tư vấn nghề nghiệp, việc làm”.
Chi tiết dự kiến tên gọi, số lượng phường, xã mới ở Hà Nội

Chi tiết dự kiến tên gọi, số lượng phường, xã mới ở Hà Nội

Thành phố Hà Nội hiện có 526 xã, phường, sau sắp xếp Hà Nội còn 126 xã, phường. Trong đó, 12 quận sau khi sắp xếp lại còn 47 phường; 17 huyện và thị xã Sơn Tây còn 79 xã.
Hà Nội dự kiến tên gọi 126 xã, phường sau sắp xếp

Hà Nội dự kiến tên gọi 126 xã, phường sau sắp xếp

Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh vừa ký ban hành văn bản về phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của Thành phố để thực hiện lấy ý kiến nhân dân và tổ chức kỳ họp Hội đồng nhân dân (HĐND) các cấp. UBND Thành phố sẽ hoàn thiện hồ sơ Đề án báo cáo Chính phủ, thời gian hoàn thành trước ngày 1/5.
Công đoàn các Khu công nghiệp và Chế xuất Hà Nội tập huấn nghiệp vụ cho 450 cán bộ Công đoàn

Công đoàn các Khu công nghiệp và Chế xuất Hà Nội tập huấn nghiệp vụ cho 450 cán bộ Công đoàn

Ngày 19/4, Công đoàn các Khu công nghiệp và Chế xuất Hà Nội phối hợp với Trường Trung cấp nghiệp vụ và dạy nghề Công đoàn Hà Nội tổ chức hội nghị tập huấn nghiệp vụ công tác Công đoàn cho 450 cán bộ Công đoàn cơ sở năm 2025.

Tin khác

Bí quyết chinh phục "ông lớn" ngân hàng ngay sau khi tốt nghiệp

Bí quyết chinh phục "ông lớn" ngân hàng ngay sau khi tốt nghiệp

Trong bối cảnh hiện nay, những ngành nghề có nền tảng ổn định, môi trường chuyên nghiệp và lộ trình phát triển rõ ràng đang trở thành lựa chọn ưu tiên của lực lượng lao động trẻ.
Hà Nội đẩy mạnh giải quyết việc làm, phát triển thị trường lao động

Hà Nội đẩy mạnh giải quyết việc làm, phát triển thị trường lao động

Sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, thành phố Hà Nội đã đẩy mạnh các giải pháp hỗ trợ, phát triển thị trường lao động, tạo điều kiện thuận lợi để người lao động sớm quay trở lại guồng quay sản xuất, tiếp cận được việc làm phù hợp với năng lực, trình độ, từ đó nâng cao hiệu quả giải quyết việc làm.
Tỷ lệ thất nghiệp thanh niên giảm không đáng kể

Tỷ lệ thất nghiệp thanh niên giảm không đáng kể

Theo Cục Thống kê, tỷ lệ thất nghiệp thanh niên từ 15 - 24 tuổi quý 1/2025 là 7,93%, so với quý trước và cùng kỳ năm trước, tỷ lệ này có giảm nhưng không đáng kể.
AJC Open Day - Job Fair 2025: Kết nối tri thức - Mở rộng tương lai

AJC Open Day - Job Fair 2025: Kết nối tri thức - Mở rộng tương lai

Ngày 13/4, Học viện Báo chí và Tuyên truyền tổ chức Ngày hội tư vấn tuyển sinh - hướng nghiệp - việc làm (AJC Open Day - Job Fair 2025) với chủ đề "Phá thạch khai hoa". Sự kiện là cơ hội để học sinh THPT tìm hiểu về các chuyên ngành đào tạo tại Học viện, đồng thời giúp sinh viên tiếp cận với các nhà tuyển dụng uy tín.
Hàn Quốc thu hút lao động nước ngoài đến làm việc

Hàn Quốc thu hút lao động nước ngoài đến làm việc

Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ Nội vụ) thông tin, Bộ Tư pháp Hàn Quốc đã công bố Kế hoạch thực hiện thị thực chuyên biệt khu vực năm 2025, nhằm thu hút lao động nước ngoài đến làm việc tại các vùng có dân số giảm.
3 tháng đầu năm, Hà Nội giải quyết việc làm cho trên 54.000 người lao động

3 tháng đầu năm, Hà Nội giải quyết việc làm cho trên 54.000 người lao động

Thông tin từ Sở Nội vụ Hà Nội cho biết, trong 3 tháng đầu năm 2025, toàn thành phố Hà Nội đã giải quyết việc làm cho 54.131 người lao động, đạt 32,03% kế hoạch năm.
Bình Dương: Thực hiện nhiều giải pháp kéo giảm tai nạn lao động

Bình Dương: Thực hiện nhiều giải pháp kéo giảm tai nạn lao động

Ngày 11/4, đại diện Sở Nội vụ tỉnh Bình Dương cho biết, đang phối hợp với Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh và các địa phương thực hiện các giải pháp nhằm kéo giảm số vụ tai nạn lao động (TNLĐ) trên địa bàn.
Hơn 12.000 vị trí tuyển dụng trong Ngày hội việc làm đợt 2 - năm 2025 tại Nghệ An

Hơn 12.000 vị trí tuyển dụng trong Ngày hội việc làm đợt 2 - năm 2025 tại Nghệ An

Ngày hội việc làm đợt 2 - năm 2025 sẽ được tổ chức vào ngày Chủ nhật (27/4/2025) tại Khu công nghiệp WHA Industrial Zone Nghệ An.
Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao tại TP.HCM

Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao tại TP.HCM

Phát triển, đào tạo nhân lực chất lượng cao là chiến lược của Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội nhanh, mạnh, bền vững, xứng đáng với vị trí “đầu tàu kinh tế” của cả nước.
Tạo cầu nối thắt chặt quan hệ 3 bên: Nhà trường - sinh viên - doanh nghiệp

Tạo cầu nối thắt chặt quan hệ 3 bên: Nhà trường - sinh viên - doanh nghiệp

Tham gia Ngày hội việc làm năm 2025 tại Học viện Phụ nữ Việt Nam có 50 doanh nghiệp, trong đó có 34 doanh nghiệp thuộc lĩnh vực thương mại - dịch vụ, chiếm 68%. Ngoài ra, còn các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực khác như: Sản xuất, nhà hàng - khách sạn, công nghệ thông tin… với gần 2.200 chỉ tiêu tuyển dụng.
Xem thêm
Phiên bản di động