-->

Câu chuyện về khả năng dự báo thời tiết "bất đắc dĩ" của người thương binh trinh sát

Nhắc đến khả năng dự báo thời tiết bất đắc dĩ của mình, ông Lộc tâm sự: “Thời tiết cứ thay đổi, như bão lũ, thiên tai và động đất…là y rằng trước đó vài ngày cơ thể tôi lên cơn đau và chân co giật dữ dội. Mưa nhỏ, gió nhẹ thì đau ít, chứ bão và động đất thì đau đến mức không thể hình dung được. Bởi vậy, nhiều người trêu đùa gọi tôi là đài dự báo thời tiết sống”.
cau chuyen phia sau cua nguoi thuong binh trinh sat Bác Hồ trọn nghĩa, vẹn tình với thương binh, liệt sỹ
cau chuyen phia sau cua nguoi thuong binh trinh sat Chuyện về người thương binh vượt khó làm giàu ở vùng rốn lũ
cau chuyen phia sau cua nguoi thuong binh trinh sat Trao giải văn học về đề tài thương binh - liệt sĩ và người có công

Mảnh đạn găm vào lưng - mức độ thương tật 2/4

Đó là những lời tâm sự của ông Bùi Duy Lộc, sinh năm 1953, sống tại phường Láng Thượng (Đống Đa - Hà Nội). Được biết, từ ngày xuất ngũ về làm bảo vệ ở Bệnh viện Phụ sản Hà Nội, ông còn có thêm khả năng dự báo thời tiết cho người dân trong khu vực.

Và cũng trong suốt nhiều năm qua, khả năng đặc biệt của ông Lộc về dự báo thời tiết, vẫn là câu hỏi còn bỏ ngỏ, chưa thể giải thích rõ ràng nên gây tò mò cho rất nhiều người. Đã có rất nhiều người từ khắp nơi nghe tin, hiếu kì đã tìm tới nhà ông Lộc chỉ để “mục sở thị” sự việc kì lạ này. Ngay cả học viên Tetsuji Ito, thuộc trường đại học Ibaraki (Nhật Bản) cũng đã từng tìm đến nghiên cứu về vấn đề này để đưa vào khóa luận của mình.

cau chuyen phia sau cua nguoi thuong binh trinh sat
Ngồi trò chuyện, ông Lộc luôn pha trò cho người nghe bằng những câu chuyện hài hước vui vẻ (Ảnh Minh Khuê)

Phóng viên tìm đến ngôi nhà nơi ông Lộc đang sống vào một chiều mưa rả rích. Không ngờ, việc thay đổi thời tiết đột ngột này, cũng đủ khiến ông Lộc phải vất vả và đau đớn, vì bên chân phải bị thương do di chứng chiến tranh của ông cứ co giật liên hồi.

Cơn đau hành hạ, khiến ông Lộc cứ vài phút lại phải dùng cả hai tay đỡ chân lên cao và nhăn nhó mặt mày. Chia sẻ với phóng viên, ông Lộc cho biết: “Thế này vẫn chưa thấm gì, những ngày mưa bão lớn tôi bị co giật đau đến mức không còn sức để nhấc chân lên ấy chứ. Riêng bão, thì chân phải của tôi 1 phút nó phải co giật 4 - 5 lần như này và mức độ đau thì tăng hơn gấp nhiều lần. Những lúc như vậy, tôi có cảm giác giống như bị điện giật, nó nhói đau và tê tức khắp cả người”.

Mặc dù kể về vết thương hành hạ bản thân, nhưng suốt câu chuyện ông Lộc luôn pha trò bằng những câu nói hài hước. Ông tạo cho người nghe cảm giác, mọi chuyện đối với ông đều rất đơn giản và nhẹ nhàng. Nhưng ngồi bên và chứng kiến những cơn co giật của ông, chúng tôi mới cảm nhận được phần nào những đau đớn, mà người lính già đã bước sang tuổi 64 này phải chịu đựng.

Theo lời ông Lộc kể, 1968 ông nhập ngũ và được phân vào D610, E2, thuộc Quân khu Tả ngạn Sông Hồng. Tại đơn vị, ông Lộc được phân vào phòng 8, chuyên đào tạo quân để tham mưu, trinh sát và tiền trạm cho những cán bộ cao cấp. Sau khi đào tạo xong, ông được điều qua Campuchia và vào căn cứ Ba Thu (vùng giáp ranh giữa Việt Nam và Campuchia). Tại đây, nhiệm vụ của ông là đưa công văn, tài liệu mật, tiền trạm, áp tải và dẫn đường cho các cán bộ Trung ương Cục, trong đó gần gũi nhất với Đại tướng Hoàng Văn Thái - Tổng tham mưu trưởng đầu tiên của Quân đội Nhân dân Việt Nam.

Năm 1975, trong một lần đi tiền trạm ông Lộc đã bị pháo kích và bị một mảnh đạn găm vào sống lưng. “Mãi cho tới khi Miền Nam giải phóng, tôi chuyển sang làm công an giao thông Quận 3 (TP Hồ Chí Minh). Để đảm nhận chức vụ, tôi phải học thêm võ thuật. Năm 1976, trong quá trình rèn luyện, do vận động nhiều vết thương tái phát, tôi phải vào bệnh viện điều trị và phẫu thuật. Tôi bị thương nặng ở cột sống, rồi một bên chân từ đó cứ dần teo đi. Sau phẫu thuật do sức khỏe yếu, vết thương từ mảnh pháo quái ác này đã khiến tôi phải chịu mức độ thương tật 2/4, đồng nghĩa với việc tôi có khả năng dự báo thời tiết bất thường”, ông Lộc lý giải.

Những ngày cơ thể mới xuất hiện những triệu chứng co giật bất thường, ngay đến bệnh viện nơi ông Lộc dưỡng thương cũng phải lắc đầu bó tay. “Những lúc thấy tôi lên cơn co giật, các bác sĩ sẽ tiêm cho tôi thuốc giảm đau, nhưng cũng không ăn thua. Các bác sĩ giải thích, một số dây thần kinh ở lưng của tôi bị đứt, nhưng chưa đứt hết do vết thương từ mảnh pháo. Nên khi có sự thay đổi của thời tiết, nó sẽ ảnh hưởng tới cơ thể”, ông Lộc kể lại.

Tuy nhiên, sau nhiều lần bị “thời tiết hành” đến khốn khổ, ông Lộc để ý hễ cơ thể có biểu hiện lạ là thấy sau đó thời tiết sẽ có biến đổi. Vậy là ông Lộc bắt đầu ghi chép lại thời gian bị co giật vào một cuốn sổ để theo dõi thời tiết. “Mới đầu tôi còn nghĩ là do trùng hợp, nhưng lần nào cũng khá chuẩn. Nhiều khi tôi còn “bắt” được thông tin, trước cả bản tin dự báo thời tiết trên đài hay ti vi”, ông Lộc hài hước nói.

Thuốc giảm đau không có tác dụng

cau chuyen phia sau cua nguoi thuong binh trinh sat
Ông Lộc phải nâng chân lên cao chống chọi với cơn co giật hành hạ mỗi khi thời tiết thay đổi. (Ảnh Minh Khuê)

Theo lời ông Lộc kể, vào những năm 1976, khi các phương tiện thông tin hết sức hạn chế nên ông Lộc đã đương nhiên trở thành "trung tâm khí tượng thủy văn” bất đắc dĩ của người dân trong khu vực.

"Như một thói quen, chúng tôi cứ gặp ông Lộc ở đâu là lại hỏi: Hôm nay ông dự báo mưa hay nắng? Sắp tới có thời tiết có dông bão gì không? Và để trả lời những câu hỏi này, ông Lộc lại căn cứ vào những cơn đau xuất hiện trên cơ thể để dự báo thời tiết cho mọi người. Thực sự nhiều khi chúng tôi hỏi ông như thay cho một lời chào thân thiết, chứ thời tiết cứ thay đổi nhìn ông ấy ôm chân vì đau đớn chúng tôi thương ông lắm", cô Hoa hàng xóm cho biết.

Khi tâm sự về việc có khả năng dự báo thời tiết, nhiều khi giúp đỡ được mọi người ông Lộc cũng rất vui. Nhưng đằng sau đó, cơ thể ông phải gánh những nỗi đau đớn mà không phải ai cũng thấu hiểu. “Đã hơn 40 năm nay, chưa có loại thuốc hiện đại nào có thể giúp tôi chống đỡ cơn đau. Tôi vẫn cứ phải chịu đau và co giật, đến lúc nào bão tan mới thôi”.

Theo lời ông Lộc cho biết, đã có lúc ông sử dụng liền lúc 3 loại thuốc giảm đau loại mạnh, nhưng cũng không có tác dụng. Rồi đến cả mocrphin, nhưng thuốc cũng chỉ giúp ông giảm đau phần nào và khiến ông rơi vào trạng thái mơ màng buồn ngủ trong mệt mỏi. Hiện nay, cứ đều đặn mỗi tháng, ông Lộc vẫn vào Bệnh viện Giao thông vận tải để khám và lấy thuốc định kỳ,

Mặc dù bị thương nặng, rồi những khi trở trời vết hương hành hạ đau đớn, nhưng đối với ông Lộc, ông vẫn luôn thấy rằng mình là một người may mắn. Bởi lẽ, “So với những đồng đội của tôi, tới giờ này vẫn còn chưa tìm được hài cốt, thì tôi thấy mình còn sống được như này là tốt lắm rồi”.

Cũng từ khi bị thương một bên chân dần teo đi, phần vì mặc cảm ông Lộc đã từng không tha thiết gì tới việc lập gia đình. “Nhưng rồi mãi tới năm 1987, vợ tôi cũng là người con gái cùng quê đã khiến tôi thay đổi quyết định của bản thân. Sự tốt bụng, thương người và kiên trì của bà ấy đã khiến tôi mềm lòng. Nếu không có bà ấy, thì giờ đây cuộc đời tôi đã rẽ sang một hướng khác. Chính vì vậy, bản thân tôi tự nhận thấy mình còn được ưu ái hơn người khác nhiều rồi”, ông Lộc nói.

Được biết, ông Lộc sinh ra và lớn lên ở vùng đất vải thiều nổi tiếng Thanh Hà (Hải Dương). Và ông luôn tự hào những năm tháng tuổi trẻ, đã không ngần ngại gác “bút nghiên” lên đường theo tiếng gọi của tổ quốc. “Có lẽ tôi là một trong ít người vào quân ngũ khi mới 15 tuổi. Năm 1968, sau chiến dịch Mậu Thân, tôi đã viết đơn xung phong vào quân ngũ dù chưa đủ tuổi”, ông Lộc hào hứng cho biết thêm.

Nhiều năm nay, những khi ngoài Bắc vào mùa mưa bão, thời tiết thay đổi thất thường ông Bùi Duy Lộc lại “di cư” vào Nam sinh sống. “Tôi cứ một mình lang thang đi chơi khắp nơi nhà bạn bè, đồng đội cũ. Vừa như đi du lịch, lại là cơ hội gặp bạn bè ôn chuyện cũ. Và quan trọng đó cũng là một cách tôi tránh “thời tiết vật”. Bởi giờ sức khỏe tôi ngày càng giảm sút, không thể chịu nổi những cơn đau co giật khi thời tiết thay đổi. Trong Nam thời tiết ổn định hơn, nên cơn đau củn tôi cũng được hạn chế phần nào”, ông Lộc tâm sự.
Minh Khuê

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Thủ tướng đề nghị các ngân hàng nghiên cứu chính sách ưu đãi cho người mua nhà ở xã hội

Thủ tướng đề nghị các ngân hàng nghiên cứu chính sách ưu đãi cho người mua nhà ở xã hội

(LĐTĐ) Sáng 3/2, ngày đầu tiên trở lại làm việc sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tới thăm, chúc mừng năm mới, giao nhiệm vụ cho Ngân hàng Nhà nước và ngành ngân hàng trong năm 2025 và thời gian tới.
Các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước và thành phố Hà Nội vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh

Các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước và thành phố Hà Nội vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh

(LĐTĐ) Sáng 3/2, nhân kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930 - 3/2/2025), Đoàn đại biểu Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và dâng hương tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ tại Đài tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ trên đường Bắc Sơn.
Ngành GD&ĐT Hà Nội phát động trồng cây xanh trong các trường học

Ngành GD&ĐT Hà Nội phát động trồng cây xanh trong các trường học

(LĐTĐ) Ngành Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội phát động phong trào Tết trồng cây một cách thiết thực, tránh phô trương, hình thức.
Du lịch Việt Nam đón 12,5 triệu lượt khách nội địa dịp Tết Ất Tỵ 2025

Du lịch Việt Nam đón 12,5 triệu lượt khách nội địa dịp Tết Ất Tỵ 2025

(LĐTĐ) Theo báo cáo của Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam, trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 (từ ngày 25/1 - 2/2), ngành Du lịch cả nước ước đón và phục vụ 12,5 triệu lượt khách nội địa, tăng khoảng 19% so với cùng kỳ năm 2024.
Nghỉ Tết, hai tuyến Metro thu hút gần 75 nghìn hành khách

Nghỉ Tết, hai tuyến Metro thu hút gần 75 nghìn hành khách

(LĐTĐ) Dịp nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ, hai tuyến tàu điện Nhổn - ga Hà Nội, Cát Linh - Hà Đông thu hút gần 75 nghìn lượt hành khách đi lại.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về sửa đổi một số dự án luật liên quan sắp xếp tổ chức, bộ máy

Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về sửa đổi một số dự án luật liên quan sắp xếp tổ chức, bộ máy

(LĐTĐ) Theo dự kiến chương trình, Phiên họp thứ 42 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ diễn ra từ chiều 5/2 đến 7/2 để xem xét, cho ý kiến các nội dung quan trọng trình Quốc hội tại kỳ họp bất thường, diễn ra vào cuối tháng 2/2025.
Giao thông Thủ đô không ùn tắc ngày đầu đi làm sau Tết

Giao thông Thủ đô không ùn tắc ngày đầu đi làm sau Tết

(LĐTĐ) Thông thường, đường phố Hà Nội sẽ quay lại cảnh ùn tắc sau Tết, tuy nhiên khác với dự đoán, hôm nay (3/2) - ngày đầu đi làm sau Tết, đường phố Hà Nội lại đông đúc nhưng không xảy ra tình trạng ùn tắc.

Tin khác

Thông tin mới về đợt gió mùa đông bắc

Thông tin mới về đợt gió mùa đông bắc

(LĐTĐ) Sáng sớm nay (3/2, tức mùng 6 Tết), không khí lạnh đã ảnh hưởng đến khu vực phía Đông Bắc Bộ. Dự báo trong ngày và đêm nay, tiếp tục ảnh hưởng đến khu vực phía Tây Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, Trung Trung Bộ và một số nơi ở Nam Trung Bộ. Nền nhiệt giảm dần, trời chuyển mưa rải rác.
Quán bún riêu thu 1,2 triệu đồng 3 bát và quyết định xử phạt "nhanh như điện" của UBND phường Bách Khoa

Quán bún riêu thu 1,2 triệu đồng 3 bát và quyết định xử phạt "nhanh như điện" của UBND phường Bách Khoa

(LĐTĐ) Sau khi bị khách hàng “tố” thu 1,2 triệu đồng 3 bát bún riêu vào đêm 29/1 (mùng 1 Tết) và ngay sau đó bị chính quyền đình chỉ hoạt động, hiện tại quán bún riêu số 54 Bạch Mai (phường Bách Khoa, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) đã đóng cửa.
Tết ở trạm radar cao nhất Vịnh Bắc Bộ

Tết ở trạm radar cao nhất Vịnh Bắc Bộ

(LĐTĐ) Nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, Bộ Tư lệnh Vùng 1 Hải quân đã tổ chức đoàn công tác mang hàng hóa và cả những tình cảm thân thương của đất liền đến với cán bộ, chiến sĩ Trạm radar 485 đóng quân trên đảo Trà Bản (xã Bản Sen, huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh) - một trong 8 trạm radar canh giữ vùng biển, góp phần bảo vệ chủ quyền biển đảo phía Đông Bắc Tổ quốc.
Mâm cỗ Tết đậm chất Hà Nội

Mâm cỗ Tết đậm chất Hà Nội

(LĐTĐ) Trải qua chiều dài lịch sử, Thủ đô Hà Nội vẫn giữ được những nét văn hóa độc đáo cho riêng mình. Cũng vì vậy, việc đón Tết ở Hà Nội cũng được lưu giữ và truyền lại qua bao thế hệ cho đến ngày nay.
Cảnh giác chiêu trò lừa đảo lì xì online dịp Tết

Cảnh giác chiêu trò lừa đảo lì xì online dịp Tết

(LĐTĐ) Lì xì điện tử dần trở nên phổ biến, tuy nhiên, bên cạnh sự tiện lợi, tính năng này cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ bị các đối tượng xấu lợi dụng để “bẫy” người dùng nhằm lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.
Ngày hóa vàng năm Ất Tỵ và những điều cần biết

Ngày hóa vàng năm Ất Tỵ và những điều cần biết

(LĐTĐ) Ngày hóa vàng là thời điểm quan trọng để con cháu bày tỏ lòng biết ơn với tổ tiên và cầu chúc bình an, tài lộc. Việc chọn ngày tốt để hóa vàng không chỉ giúp gia đình cảm thấy yên tâm mà còn mang lại ý nghĩa phong thủy sâu sắc.
Đầu năm mới nên mua gì để rước may mắn vào nhà?

Đầu năm mới nên mua gì để rước may mắn vào nhà?

(LĐTĐ) Đầu năm mới, người Việt luôn coi trọng việc mua sắm những vật phẩm mang ý nghĩa cầu may, với mong muốn một năm mới an lành, tài lộc. Dưới đây là một số thứ nên mua để cả năm Ất Tỵ 2025 được hanh thông, thuận lợi.
Tại sao đầu năm mua muối, cuối năm mua vôi?

Tại sao đầu năm mua muối, cuối năm mua vôi?

(LĐTĐ) Theo quan niệm của người xưa, muối là thứ mặn, chống xú uế, có thể xua đuổi tà ma và đem lại nhiều may mắn. Tục mua muối đầu năm còn có ý nghĩa cầu mong tình cảm gia đình gắn bó keo sơn giữa các thành viên.
Thăm, chúc Tết cán bộ, chiến sĩ và nhân dân đảo Trà Bản

Thăm, chúc Tết cán bộ, chiến sĩ và nhân dân đảo Trà Bản

(LĐTĐ) Nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, Đoàn công tác của Bộ Tư lệnh Vùng 1 Hải quân đã đến thăm, chúc Tết quân và dân đảo Trà Bản, xã Bản Sen, huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh.
Cầu thủ Nguyễn Xuân Son và gia đình hân hoan đón Tết Ất Tỵ 2025

Cầu thủ Nguyễn Xuân Son và gia đình hân hoan đón Tết Ất Tỵ 2025

(LĐTĐ) Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 đối với Nguyễn Xuân Son rất đặc biệt bởi đây là lần đầu tiên cầu thủ này được trải nghiệm người Việt đón Tết Việt.
Xem thêm
Phiên bản di động