--> -->

Cảnh giác để không bị "sập bẫy" việc nhẹ lương cao trên không gian mạng

Thời gian qua, tình trạng phát tán tin nhắn trên không gian mạng có nội dung tuyển dụng việc làm với thù lao hậu hĩnh diễn biến phức tạp. Mặc dù đã có nhiều cảnh báo của cơ quan chức năng, nhưng vẫn không ít người bị "sập bẫy"!
Chung tay xử lý, ngăn chặn lừa đảo trực tuyến Lừa đảo trực tuyến: Sập bẫy sàn tiền ảo bất hợp pháp, nhiều nhà đầu tư trắng tay

Đánh trúng tâm lý "con mồi"

Công an thành phố Hà Nội cho biết, cơ quan chức năng đã nhận được đơn trình báo, tin tố giác của nhiều bị hại liên quan đến các đối tượng lừa đảo, chiếm đoạt tài sản từ hình thức tuyển cộng tác viên xử lý đơn hàng ảo cho các sàn thương mại điện tử.

Cụ thể, theo Công an quận Cầu Giấy (Hà Nội) hiện đơn vị đang thụ lý vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua mạng Internet. Bị hại trong quá trình tìm việc làm đã "sập bẫy" của tội phạm công nghệ cao khiến tài khoản mất trắng 100 triệu đồng.

Theo đơn trình báo của bị hại, ngày 16/12, nam thanh niên sinh năm 1993, trú tại quận Ba Đình, Hà Nội lên mạng Internet tìm việc làm online. Người này sau đó nhận được lời mời làm cộng tác viên, với việc thực hiện các nhiệm vụ do "hệ thống" gửi tới để nhận được tiền "hoa hồng".

Nghe hấp dẫn, nam thanh niên liền đồng ý và chuyển tiền theo yêu cầu. Lúc đầu, tiền gốc và lãi đã được chuyển tới tài khoản của bị hại như lời hứa hẹn. Tuy nhiên, sau nhiều lần làm "nhiệm vụ" nhưng với những lý do tài khoản bị lỗi hay hệ thống đang bị treo, các đối tượng yêu cầu người này "bơm" tiền để nhận được cả gốc và lãi.

Với thủ đoạn này, nam thanh niên đã bị lừa mất số tiền 100 triệu đồng trong tài khoản ngân hàng nên đã đến Công an phường Dịch Vọng Hậu, quận Cầu Giấy trình báo.

"Sập bẫy" việc nhẹ lương cao, người lao động trở thành "nạn nhân" của lừa đảo trực tuyến
Nhiều người vẫn mất cả trăm triệu đồng khi thực hiện nhiệm vụ của chiêu trò làm cộng tác viên bán hàng online (Ảnh CAHN)

Hình thức lừa đảo khác đó là tuyển cộng tác viên bán hàng online. Một phụ nữ ở quận Thanh Xuân đã trở thành nạn nhân của chiêu trò này. Theo đó, vào ngày 5/11/2022, chị L (sinh năm 1992; trú tại quận Hoàng Mai, Hà Nội) đến Công an phường Phương Liệt, quận Thanh Xuân trình báo về việc bị lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Trong đơn trình báo, chị L thấy một tài khoản Facebook đăng tải thông tin tuyển cộng tác viên online. Chị L được nhân viên tư vấn nạp tiền thực hiện nhiệm vụ để được hưởng hoa hồng. Chị đã chuyển hơn 100 triệu đồng nhưng không nhận được tiền gốc và tiền hoa hồng. Lúc này, chị L mới biết mình bị lừa và đến cơ quan Công an trình báo...

Theo cơ quan chức năng, các đối tượng dùng thủ đoạn giăng mồi ban đầu dẫn dụ để nạn nhân tin tưởng là kiếm tiền dễ dàng. Sau đó dùng chiêu trò đánh vào tâm lý thích “việc nhẹ, lương cao” của nhiều người để lừa đảo. "Mồi nhử" của các đối tượng rất hấp dẫn như mỗi một đơn hàng sẽ được hưởng chênh lệch 10% đến 20%.

Sau khi dẫn dụ được nạn nhân chốt nhiều đơn hàng với số tiền lớn ở những lần tiếp theo, các đối tượng lừa đảo sẽ đưa ra nhiều lý do khác nhau để không hoàn tiền và thanh toán hoa hồng như: Cú pháp soạn tin bị sai, hệ thống bị lỗi… Lúc này, nếu muốn nhận lại tiền, phía bên kia sẽ yêu cầu nạn nhân phải chuyển khoản thêm tiền cho đơn hàng để lấy lại số tiền trước đó, nếu không sẽ bị mất toàn bộ. Với tâm lý muốn lấy lại tiền, nhiều người đã tin theo và liên tục chuyển khoản cho bên lừa đảo. Sau khi nạn nhân hết tiền để chuyển khoản hoặc phát hiện bị lừa, các đối tượng sẽ chặn toàn bộ liên lạc với nạn nhân qua điện thoại, Facebook.

Đa phần đó là những phụ nữ đang nuôi con nhỏ, hiện ở nhà không có việc làm, sinh viên có nhu cầu kiếm thêm thu nhập đã trở thành nạn nhân của các đối tượng lừa đảo...

Chủ động phòng ngừa tránh mắc bẫy

Theo Bộ Công an, qua công tác đấu tranh cho thấy, tội phạm lừa đảo công nghệ cao với nhiều phương thức, thủ đoạn phạm tội tinh vi, có xu hướng đan xen, kết hợp giữa nhiều hình thức lừa đảo khác nhau gây thiệt hại lớn về tài sản và bức xúc trong quần chúng nhân dân.

Lực lượng Công an đã và đang tập trung triệt phá các vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng. Những thủ đoạn lừa đảo không mới, báo chí, truyền thông và cả chính quyền liên tục cảnh báo, công an vào cuộc điều tra... nhưng danh sách nạn nhân vẫn dài ra mỗi ngày. Nguyên nhân chủ yếu do sự chủ quan và thiếu cảnh giác, đề phòng của một bộ phận không nhỏ doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân, đã khiến cho các đối tượng phạm tội vẫn có thể dễ dàng lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

"Sập bẫy" việc nhẹ lương cao, người lao động trở thành "nạn nhân" của lừa đảo trực tuyến
Nhiều đối tượng thực hiện chiêu trò lừa đảo qua mạng đã bị cơ quan Công an bắt giữ. (Ảnh minh họa: CAHN)

Phòng an ninh mạng, phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao - Công an thành phố Hà Nội cho biết, ngoài hình thức mạo danh các sàn thương mại điện tử tuyển cộng tác viên nhằm mục đích lừa đảo, còn có một số hình thức lừa đảo qua tuyển dụng lao động, cộng tác viên khác như: Tự tạo lập trang web thương mại điện tử khác để đăng ký tài khoản cộng tác viên, nhận nhiệm vụ hoặc lập các trang web giả mạo...

Công an thành phố Hà Nội khuyến cáo, để không trở thành nạn nhân của các đối tượng lừa đảo với thủ đoạn tuyển cộng tác viên online, trước hết, mỗi người chúng ta cần phải hiểu rằng, tất cả những công việc kiếm tiền quá dễ dàng đều tiểm ẩn cạm bẫy bất ngờ.

Đồng thời, người dân cũng cần lưu ý một số vấn đề sau để không sập bẫy lừa đảo: Tìm hiểu kỹ đối tượng đăng tin tuyển dụng; Cảnh giác trước những lời mời chào hấp dẫn, hứa hẹn thu nhập cao mà không đòi hỏi kinh nghiệm hay kỹ năng; Khi thực hiện nhiệm vụ mà phát hiện bên kia có dấu hiệu chần chừ trong việc thanh toán tiền thì cần dừng ngay việc mua hàng. Nếu tiếp tục mua sản phẩm theo yêu cầu của bên kia, nạn nhân sẽ càng mất thêm nhiều tiền chứ không có chuyện được hoàn tiền và hoa hồng.

Mất tiền do bị lừa đảo liên hệ đến cơ quan nào?

Rất khó để trình báo cơ quan chức năng đối với những trường hợp bị lừa đảo qua hình thức này bởi vì các đối tượng lừa đảo thường sử dụng nick ảo và sim rác để nhắn tin, gọi điện. Vì các đối tượng lừa đảo và nạn nhân chỉ trao đổi với nhau qua mạng nên các thông tin liên hệ cũng như nhân thân về các đối tượng này rất mơ hồ, không xác thực. Bởi vậy, thực hiện việc tố cáo những hành vi trên để được xử lý theo quy định của pháp luật cũng rất khó khăn.

Khi không may trở thành nạn nhân của chiêu trò lừa đảo, nạn nhân có thể tố cáo đến cơ quan Công an theo hướng dẫn sau:

- Tố cáo qua đường dây nóng của Công an địa phương: Ví dụ tại Hà Nội, gọi đến đường dây nóng 113 hoặc số 069.219.4053 của Phòng An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao; tại TP. Hồ Chí Minh, gọi đến đường dây nóng 02838.413.744 hoặc 0693.187.680.

- Làm đơn tố cáo gửi đến Công an nơi thường trú hoặc nơi tạm trú để được giải quyết. Theo đó, người tố cáo cần chuẩn bị đơn tố cáo; giấy tờ, chứng cứ chứng minh bị lừa đảo, giấy tờ nhân thân của nạn nhân…

Minh Phương

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Quan tâm nâng cao chế độ phúc lợi cho người lao động

Quan tâm nâng cao chế độ phúc lợi cho người lao động

Ngày 18/7, Ban Chấp hành Công đoàn phối hợp Ban lãnh đạo Công ty TNHH Hanwa SMC Steel Service Hà Nội tổ chức thành công Hội nghị người lao động năm 2025.
Xây dựng niềm tin của cộng đồng vào vắc xin

Xây dựng niềm tin của cộng đồng vào vắc xin

Chiến dịch truyền thông đại chúng trên toàn quốc với chủ đề "Bảo vệ bé từ những bước đầu tiên” do Bộ Y tế và Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc - UNICEF tại Việt Nam tổ chức vừa qua đã thu hút được sự quan tâm rộng rãi trong cộng đồng, đóng góp vào thành công bước đầu việc triển khai vắc xin phòng vi rút Rota (vắc xin Rota) trong Chương trình Tiêm chủng mở rộng quốc gia.
Nâng cao các môn chuyên dành cho trường THPT chuyên

Nâng cao các môn chuyên dành cho trường THPT chuyên

Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) vừa công bố Dự thảo Thông tư quy định Chương trình giáo dục nâng cao các môn chuyên dành cho trường trung học phổ thông (THPT) chuyên, nhằm đáp ứng yêu cầu phát hiện, bồi dưỡng học sinh có năng khiếu và đam mê với các lĩnh vực chuyên sâu, đồng thời cụ thể hóa định hướng phát triển giáo dục mũi nhọn theo tinh thần của Nghị quyết 29-NQ/TW, Luật Giáo dục 2019 và Chương trình giáo dục phổ thông 2018.
UBND TP Hà Nội yêu cầu làm rõ dấu hiệu lấn chiếm hồ Cầu Cốc do Báo Lao động Thủ đô phản ánh

UBND TP Hà Nội yêu cầu làm rõ dấu hiệu lấn chiếm hồ Cầu Cốc do Báo Lao động Thủ đô phản ánh

UBND thành phố Hà Nội giao phường Tây Mỗ kiểm tra thông tin Báo Lao động Thủ đô phản ánh hồ Cầu Cốc đang có dấu hiệu bị lấn chiếm.
Thanh Hóa: Bắt giữ băng nhóm tội phạm cộm cán, nguy hiểm

Thanh Hóa: Bắt giữ băng nhóm tội phạm cộm cán, nguy hiểm

Công an tỉnh Thanh Hóa vừa ra lệnh tạm giữ hình sự đối với 8 đối tượng trong băng, ổ nhóm tội phạm do Bùi Quốc Ý (tức Ý Ẻng, SN 1981) cầm đầu
MTTQ xã Vân Đình kiện toàn bộ máy, nâng tầm vai trò trung tâm đoàn kết toàn dân

MTTQ xã Vân Đình kiện toàn bộ máy, nâng tầm vai trò trung tâm đoàn kết toàn dân

Ngày 18/7, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam xã Vân Đình đã tổ chức Hội nghị lần thứ nhất, kiện toàn bộ máy và đề ra phương hướng hoạt động 6 tháng cuối năm. Hội nghị là dấu mốc quan trọng, khẳng định vai trò nòng cốt của MTTQ trong việc xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân và góp phần phát triển địa phương.
Hà Nội lấy ý kiến cộng đồng về phương án tuyến đường sắt đô thị số 5

Hà Nội lấy ý kiến cộng đồng về phương án tuyến đường sắt đô thị số 5

Ban Quản lý Dự án đường sắt đô thị Hà Nội thông tin, đơn vị vừa phối hợp với Ủy ban nhân dân xã Quốc Oai tổ chức hội nghị lấy ý kiến người dân về phương án tuyến, vị trí và các hạng mục công trình thuộc Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường sắt đô thị số 5, đoạn Văn Cao - Ngọc Khánh - Láng - Hòa Lạc.

Tin khác

Viện KSND tỉnh Hưng Yên trả lời Báo Lao động Thủ đô về phản ánh của người dân liên quan vụ đánh người tại Chung cư WestBay, KĐT Ecopark

Viện KSND tỉnh Hưng Yên trả lời Báo Lao động Thủ đô về phản ánh của người dân liên quan vụ đánh người tại Chung cư WestBay, KĐT Ecopark

Phản hồi tới Báo Lao động Thủ đô, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Hưng Yên cho biết, vụ việc đánh người xảy ra tại sảnh tầng 1, tòa nhà C, Chung cư WestBay, Khu đô thị Ecopark, thuộc địa phận xã Phụng Công, tỉnh Hưng Yên không khởi tố hình sự vì chưa đủ yếu tố cấu thành tội "Cố ý gây thương tích".
Bài học từ vụ lừa đảo Mr Pips

Bài học từ vụ lừa đảo Mr Pips

Vụ án lừa đảo công nghệ cao liên quan đến đối tượng Phó Đức Nam (biệt danh Mr Pips) đang khiến dư luận đặc biệt quan tâm không chỉ bởi quy mô khổng lồ, thủ đoạn tinh vi mà còn bởi số lượng nạn nhân lan rộng. Hơn 5.300 tỷ đồng bị thu giữ, hàng trăm người sập bẫy “đầu tư ảo”, con số là hồi chuông cảnh tỉnh cho bất kỳ ai còn mơ hồ trước những lời mời gọi làm giàu nhanh chóng trong thời đại số.
Chống hàng giả, hàng nhái: Người dân đồng lòng, kỳ vọng hiệu quả bền vững

Chống hàng giả, hàng nhái: Người dân đồng lòng, kỳ vọng hiệu quả bền vững

Trước thực trạng hàng giả, hàng nhái tràn lan, ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền lợi người tiêu dùng và môi trường kinh doanh, đợt cao điểm xử lý do lực lượng chức năng triển khai thời gian qua tại Hà Nội đã nhận được sự đồng tình mạnh mẽ từ người dân. Không chỉ ủng hộ về mặt chủ trương, nhiều người còn kỳ vọng chiến dịch lần này sẽ tạo ra chuyển biến thực chất, chấm dứt tình trạng “đánh trống bỏ dùi”.
Hàng giả - hàng nhái ở Hà Nội: Khó xử lý dứt điểm nếu không thường xuyên kiểm tra

Hàng giả - hàng nhái ở Hà Nội: Khó xử lý dứt điểm nếu không thường xuyên kiểm tra

Hàng giả, hàng nhái không chỉ gây thiệt hại cho người tiêu dùng và doanh nghiệp chân chính, mà còn phá vỡ niềm tin vào thị trường. Sau các đợt cao điểm xử lý, nhiều đối tượng lại tái hoạt động dưới hình thức tinh vi hơn. Những lỗ hổng trong cơ chế hậu kiểm, công nghệ truy xuất và chế tài xử phạt đang khiến cuộc chiến chống hàng giả trở thành một cuộc đua đường dài, đòi hỏi sự kiên trì và quyết liệt.
Hàng giả, hàng nhái tràn lan ở Hà Nội: Ai chịu trách nhiệm?

Hàng giả, hàng nhái tràn lan ở Hà Nội: Ai chịu trách nhiệm?

Từ quần áo, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng đến thiết bị điện tử, hàng giả, hàng nhái đang len lỏi khắp các ngõ ngách của Hà Nội. Tình trạng này không chỉ gây thiệt hại cho người tiêu dùng mà còn làm méo mó môi trường kinh doanh, suy giảm lòng tin vào hàng Việt. Trong khi đó, công tác quản lý và xử lý vi phạm vẫn còn nhiều bất cập, đòi hỏi những giải pháp quyết liệt, đồng bộ hơn từ các cơ quan chức năng và sự chung tay của toàn xã hội.
Bùng phát thực phẩm chức năng giả: Lỗ hổng trong quản lý?

Bùng phát thực phẩm chức năng giả: Lỗ hổng trong quản lý?

Vụ triệt phá hơn 100 tấn thực phẩm chức năng và thiết bị y tế giả ngay giữa lòng Thủ đô Hà Nội đang khiến dư luận bàng hoàng và đặt ra nhiều câu hỏi về trách nhiệm quản lý thị trường. Không chỉ là câu chuyện của một đường dây sản xuất tinh vi, đây còn là hồi chuông cảnh tỉnh về lỗ hổng trong kiểm soát chất lượng hàng hóa, cũng như sự chủ quan từ phía người tiêu dùng.
Cần giải quyết dứt điểm việc cư dân Skylight "tố" Ban quản trị liên quan đến phí và Quỹ bảo trì

Cần giải quyết dứt điểm việc cư dân Skylight "tố" Ban quản trị liên quan đến phí và Quỹ bảo trì

Vụ việc "lùm xùm" liên quan đến phí chung cư giữa cư dân chung cư Skylight, 125D Minh Khai, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội với Ban quản trị lẽ ra sẽ được làm sáng tỏ và giải quyết dứt điểm để người dân không phải "vác đơn" đến cơ quan công quyền và báo chí nếu lãnh đạo quận, Phòng Quản lý Đô thị quận Hai Bà Trưng giải quyết đúng quy trình, quy định của pháp luật, cụ thể là Luật Tiếp công dân và Luật Tố cáo.
San lấp trái phép hồ Đầm - Kỳ 3: Cần xem xét trách nhiệm người đứng đầu

San lấp trái phép hồ Đầm - Kỳ 3: Cần xem xét trách nhiệm người đứng đầu

"UBND huyện Ba Vì tiếp tục chỉ đạo UBND xã Minh Quang yêu cầu ông Nguyễn Trọng Hiếu múc bỏ toàn bộ đất, đá đã đổ vào lòng hồ Đầm, khắc phục dứt điểm sai phạm theo quy định của pháp luật". Đây là nội dung trong báo cáo gửi thành phố Hà Nội của UBND huyện Ba Vì, sau chỉ đạo của UBND Thành phố liên quan đến nội dung Báo Lao động Thủ đô phản ánh về tình trạng san lấp trái phép tại hồ Đầm (xã Minh Quang). Tuy nhiên, theo ghi nhận của phóng viên, những vi phạm này chưa được xử lý dứt điểm. Có lẽ đã đến lúc cần phải xem xét trách nhiệm người đứng đầu ở địa phương này.
San lấp trái phép hồ Đầm - Kỳ 2: Động cơ nào khiến xã, huyện "phớt lờ" quyết định của UBND thành phố Hà Nội?

San lấp trái phép hồ Đầm - Kỳ 2: Động cơ nào khiến xã, huyện "phớt lờ" quyết định của UBND thành phố Hà Nội?

Không chỉ có dấu hiệu buông lỏng quản lý, cố tình “né tránh” cung cấp thông tin cho báo chí, để sai phạm tại khu vực hồ Đầm (xã Minh Quang, Ba Vì) tồn tại; chính quyền địa phương còn có dấu hiệu “phớt lờ” Quyết định 1614/QĐ-UBND của thành phố Hà Nội về việc không được san lấp hồ, ao, đầm trên địa bàn Thủ đô, trong đó, hồ Đầm là 1 trong 2 hồ trên địa bàn xã Minh Quang nằm trong danh mục cấm san lấp. Vậy “trên bảo”, “dưới” có thực sự nghe?
San lấp trái phép hồ Đầm - Kỳ 1: Dân lấp hồ, Chủ tịch xã Minh Quang ở đâu?

San lấp trái phép hồ Đầm - Kỳ 1: Dân lấp hồ, Chủ tịch xã Minh Quang ở đâu?

Hồ Đầm (xã Minh Quang, huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội) do Ủy ban nhân dân (UBND) xã Minh Quang quản lý, và hiện cho một người dân địa phương thầu lại để nuôi thả cá. Tuy nhiên, mới đây hàng chục mét khối đất, đá được người dân đổ xuống để san lấp, ngăn dòng chảy… Vậy nhưng, chính quyền địa phương không xử lý vi phạm kịp thời, điều này khiến nhiều người đặt câu hỏi, phải chăng có dấu hiệu tiếp tay cho sai phạm?
Xem thêm
Phiên bản di động