Cảnh báo nguy cơ bỏng mắt, loét dạ dày vì hạt chống ẩm
Những dấu hiệu cảnh báo nguy cơ tăng đường huyết | |
Cảnh báo nguy cơ khi gắn mi giả, nối mi |
Thông thường hạt chống ẩm rất dễ tìm trong các gói bánh, kẹo, bim bim của trẻ nhỏ. Điều đáng nói, nhà sản xuất thường đóng gói loại hạt này bằng chất liệu nilon, túi giấy dai. Nhiều gói chỉ ghi đơn thuần là “silicon gel” hoặc “hạt chống ẩm” chứ không hề có hướng dẫn sử dụng. Chính điều đó gây ra sự nhầm lẫn, khiến không chỉ trẻ nhỏ, đôi khi nhiều người lớn lần đầu tiếp xúc vẫn nghĩ là đồ đi kèm có thể ăn được. Chưa kể, nhiều bậc phụ huynh chưa ý thức được sự nguy hại của chất liệu có trong túi chống ẩm nên vẫn để trẻ vô tư chơi đùa với chúng.
Vô tình, từ việc thiếu hiểu biết, chủ quan, nhiều trẻ nhỏ trở thành nạn nhân của hạt chống ẩm, có những trẻ bị tật ở mắt, hóc dị vật, loét dạ dày…Theo chia sẻ chuyên gia hóa học, PGS. TS Trần Hồng Côn – Đại học Bách Khoa cho biết, hiện nay, hạt hút ẩm thường sử dụng ở dạng silical gel. Xét về tính chất hóa học, đây là loại không có độc. Tuy nhiên, nó có đặc tính là hút ẩm rất mạnh. “Nếu không may trẻ nuốt hoặc bắn vào mắt có thể gây nguy hiểm. Khi bắn vào mắt, hạt có đặc tính hút ẩm nên dính chặt vào giác mạc, nếu chúng ta không biết lại dứt ra có thể gây tổn thương giác mạc, rách giác mạc. Với trường hợp trẻ ngậm vào miệng, hạt có thể hút và vỡ ra, sắc như thủy tinh và có thể gây hóc, chảy máu.
Và với gói chống ẩm silica gel, nếu để chất chống ẩm hút hết nước tự nhiên trong mắt cũng gây ảnh hưởng thị lực, nên cần sơ cứu bằng cách nhỏ nước liên tục, nằm nghiêng một bên để dị vật từ mắt trôi ra ngoài. Quan trọng hơn, phụ huynh cần chú ý khi bóc bánh kẹo, sản phẩm tiêu dùng nếu phát hiện thấy gói chống ẩm cần vứt bỏ, không cho trẻ nhỏ tiếp xúc với gói chống ẩm, cần giáo dục các em tác hại của gói chống ẩm để tránh những nguy cơ trên. “Còn riêng loại bột hút ẩm thường được làm từ canxi oxit, loại này có độ kiềm rất cao và hút ẩm cực mạnh. Vì tính kiềm nên nó ăn mòn giống như vôi, loại này nguy hiểm hơn nhiều vì có thể gây bỏng da, bỏng giác mạc”, PGS. Trần Hồng Côn cho biết thêm.
Ngoài ra, theo thông tin từ Bệnh viện Mắt Trung Ương, bỏng mắt là một cấp cứu đặc biệt trong nhãn khoa, tổn thương chủ yếu là kết giác mạc, điều trị gặp nhiều khó khăn. Khả năng phục hồi thị lực phụ thuộc nhiều vào việc cấp cứu ở những phút ban đầu ngay sau bị bỏng, do đó việc xử trí cấp cứu ở nơi xảy ra tai nạn là điều rất quan trọng. Vì thế, trong trường hợp trẻ bị chất lạ bắn vào mắt, cha mẹ cần nhanh chóng rửa mắt sớm, xối rửa dưới vòi nước sạch trong tư thế bệnh nhân nằm ngửa, mắt mở chủ động hoặc người khác phải vành mi giúp, sau đó đưa ngay đến cơ sở y tế gần nhất để được bác sĩ thăm khám và điều trị kịp thời.
Nguyễn Minh
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Tỷ giá USD hôm nay (24/1): Đồng USD giảm
Nhà sản xuất show "Anh trai vượt ngàn chông gai" tiết lộ lãi khủng
Brighton vs Everton: 3 điểm nằm trong tay đội chủ nhà
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 24/1: Sáng sớm có sương mù nhẹ, trưa chiều trời nắng
Wolves vs Arsenal: Pháo thủ phải thắng để tiếp tục cuộc đua
Giá vàng hôm nay (24/1): Đồng loạt giảm nhẹ
Bức tranh văn hóa đa sắc tại Hội chữ Xuân 2025
Tin khác
Chủ động các biện pháp phòng chống bệnh dại dịp Tết
Y tế 23/01/2025 10:20
Hà Nội ghi nhận thêm 102 ca bệnh sởi
Y tế 21/01/2025 06:08
Duy trì trực 4 cấp ứng phó với các tình huống cấp cứu trong dịp Tết
Y tế 18/01/2025 14:40
Mỹ Đức: Đảm bảo an toàn thực phẩm dịp Tết Nguyên đán và lễ hội chùa Hương
Y tế 16/01/2025 17:18
Nhập viện cấp cứu sau khi tiêm filler nâng ngực ở cơ sở chui
Y tế 16/01/2025 06:10
Gia tăng ca bệnh viêm phổi nặng khi trời lạnh
Y tế 15/01/2025 11:56
22 quận, huyện, thị xã trên địa bàn Thành phố ghi nhận ca mắc sởi
Y tế 13/01/2025 16:51
Tự hào những chiến sĩ áo blouse trắng mang sứ mệnh cứu người
Y tế 13/01/2025 16:45
Tỷ lệ hài lòng của người bệnh với khối bệnh viện quý IV là 97,11%
Y tế 10/01/2025 08:47
Không khí ô nhiễm làm tăng nguy cơ mắc các bệnh viêm đường hô hấp cấp
Y tế 09/01/2025 14:58