--> -->

Bác sỹ nói gì về những người "ăn cho sướng miệng"

Ăn uống mất kiểm soát dịp Tết Nguyên đán là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến chứng rối loạn tiêu hóa ở nhiều người, nhất là các trường hợp đã có sẵn bệnh lý liên quan đến hệ tiêu hóa.
Điều gì xảy ra khi bạn ăn chuối và uống sữa cùng nhau? Đề phòng cảm lạnh kèm rối loạn tiêu hóa Trẻ em ăn Tết thế nào để không hại sức khỏe

Ăn uống mất kiểm soát dịp Tết

Với tâm lý “một năm mới Tết một lần”, ăn ngon trước, dáng ngon tính sau, nhiều người đã vô tình gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ tiêu hóa.

Chị Phạm Thương (sinh năm 1999, quê Hà Tĩnh) thường có thói quen sinh hoạt không lành mạnh, ăn uống không điều độ nên rất hay đau bao tử, trào ngược dạ dày. Dịp Tết này, chị Thương chủ quan không uống thuốc, liên tục uống nước có ga, ăn thực phẩm nhiều dầu mỡ, khó tiêu như bánh chưng, bánh tét, chả ram… làm hệ tiêu hóa của chị Thương bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Tết Nguyên đán 2024: Ăn uống mất kiểm soát, nhiều người bị rối loạn tiêu hóa
Chị Phạm Thương thường xuyên tụ tập ăn uống linh tinh, không đúng bữa gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ tiêu hóa dịp Tết này. (Ảnh: Lâm Ngọc)

Trước Tết đi khám, kết quả siêu âm cho thấy chị Phạm Thương bị loét 2 lỗ trong dạ dày. Mấy ngày Tết, vì không “giữ được miệng” mà chị bị đau liên tục, chị quyết định đi bác sĩ khám lại.

Chị Phạm Thương cho biết, lúc bác sĩ siêu âm nói chị chỉ còn một vết loét trong dạ dày, chị mừng thầm trong lòng.

“Tôi đang định hỏi vì sao còn một lỗ loét nhưng lại đau hơn thì bác sĩ cho biết, hai vết loét của tôi đã nhập thành một, nghĩa là tình trạng viêm loét dạ dày của tôi nặng hơn trước Tết do không uống thuốc và ăn uống không kiêng”, chị Phạm Thương cho hay.

“Tôi giờ chỉ dám ăn các thức ăn dễ tiêu, mềm như cháo và uống thuốc theo bác sĩ để ổn định lại sức khỏe còn đi làm”, chị Phạm Thương nói.

Tương tự chị Phạm Thương, cũng có vấn đề về tiêu hóa, đã từng đi gây mê nội soi bao tử, anh Thành Nguyễn (sinh năm 1985, ngụ TP.HCM) cũng gặp tình trạng rối loạn tiêu hóa dịp Tết này làm anh ăn uống không ngon, tâm trạng cũng không thoải mái, tính cách cũng vì đó mà trở nên khó chịu do đau.

Theo anh Thành Nguyễn, cách đây nửa năm, anh rơi tình trạng đi ngoài không kiểm soát sau mỗi bữa ăn. Sau một tuần chịu đựng và sử dụng các loại thuốc tự mua, anh quyết định đến bệnh viện đề nội soi bao tử. Sau đó là chuỗi ngày anh phải kiêng khem các món ăn ưa thích và phải uống liên tục uống thuốc để ổn định lại dạ dày và kiểm soát đường ruột.

“Tôi là một người đam mê nước ngọt có ga, từ lúc biết bao tử mình không tốt, tôi duy trì uống 2 lon nước ngọt một tuần, có thể chia đều trong tuần hoặc uống cùng một lúc nhưng đảm bảo không uống lon thứ 3 trong một tuần”, anh Thành Nguyễn khẳng định.

Tết Nguyên đán 2024: Ăn uống mất kiểm soát, nhiều người bị rối loạn tiêu hóa
Ăn nhiều đồ dầu mỡ, khó tiêu, uống nước ngọt có ga dễ gây rối loạn tiêu hóa, mất vui ngày Tết. (Ảnh: Lâm Ngọc)

Đợt Tết này, do về quê ăn uống nhiều đồ khó tiêu, bụng anh Thành Nguyễn lúc nào cũng rơi vào tình trạng đầy hơi.

“Không ăn thì đói, ăn xong thì đau, lúc nào bụng cũng chướng và ợ nóng, ợ chua. Tôi nghe mọi người mách uống nước có ga sẽ dễ tiêu nên bữa ăn nào tôi cũng làm một lon nước ngọt có ga. Tình trạng khó tiêu của tôi không giảm mà còn nặng hơn”, anh Thành Nguyễn nói.

Bỏ túi “bí kíp” ngày Tết

BS.CKI Huỳnh Ngọc Phương Thủy, Trưởng khoa Dinh dưỡng Bệnh viện Hùng Vương (TP.HCM), nhận định, Tết là thời gian nghỉ ngơi thoải mái, dịp gia đình, bạn bè họp mặt ăn uống thả ga, rất dễ khiến cân nặng tăng nhanh hoặc bị rối loạn tiêu hóa, ảnh hưởng xấu đến các bệnh mạn tính đang mắc phải như tim mạch, tiểu đường, cao huyết áp.

“Đồ uống có ga như nước ngọt có ga có thể góp phần gây rối loạn tiêu hóa. Một số người thấy rằng nước có ga giúp ích cho quá trình tiêu hóa và giảm chứng khó tiêu. Tuy nhiên, ở một số người, đồ uống có ga có thể gây đầy hơi hoặc chướng bụng. Sử dụng ống hút để uống nước có ga làm tăng khí và đầy hơi. Vì vậy, nên lưu ý trong việc lựa chọn đồ uống có ga”, BS Thủy lưu ý.

Theo BS Thủy, thời gian Tết là thời gian mọi người dành để nghỉ ngơi, thư giãn và thường không chú trọng đến việc ăn uống, có người sẽ bỏ bữa, có người lại ăn quá nhiều. Đặc biệt, dịp Tết đến xuân về, hầu hết thực đơn của các gia đình đều đa dạng, nhiều món ăn và tập trung chủ yếu là các món nhiều đạm, chất béo, nhiều đường như bánh chưng, bánh tét, các loại thịt đông, giò, chả, nem chua…

Tết Nguyên đán 2024: Ăn uống mất kiểm soát, nhiều người bị rối loạn tiêu hóa
BS.CKI Huỳnh Ngọc Phương Thủy, Trưởng khoa Dinh dưỡng Bệnh viện Hùng Vương (TP.HCM).

BS Thủy cho biết thêm, rối loạn tiêu hóa là tổng hợp các triệu chứng bất thường của đường tiêu hóa từ miệng tới ống hậu môn.

“Một số biểu hiện thường gặp của rối loạn tiêu hóa có thể kể đến như buồn nôn, đau bụng, đầy hơi, khó tiêu, thay đổi thói quen đi tiêu như tiêu chảy hoặc táo bón; biểu hiện đau bụng là triệu chứng thường gặp nhất khi xuất hiện rối loạn tiêu hóa”, BS Thủy nói.

Theo BS Thủy, mọi người nên có chế độ ăn cân đối, không cần kiêng hoàn toàn các loại thực phẩm vào dịp Tết nhưng nên giới hạn sử dụng bánh kẹo, mứt, nước ngọt, bánh chưng, bánh tét ở các bữa chính. Đối với những bữa phụ ngày Tết, người dân có thể tăng cường ăn các loại trái cây và nhiều loại hạt như hạt dưa, hạt hướng dương, hạt điều.

Bảo quản thực phẩm đúng cách

BS Dinh dưỡng Nguyễn Thị Hòa, Viện Nghiên cứu và tư vấn dinh dưỡng (TP.HCM) cho biết, bên cạnh đó, một số nguyên nhân gây ra rối loạn tiêu hóa do ăn uống, còn kể đến việc bảo quản thức ăn không đúng cách dẫn đến thực phẩm bị ôi thiu, nhiễm khuẩn chéo từ các loại thực phẩm khác.

Tết Nguyên đán 2024: Ăn uống mất kiểm soát, nhiều người bị rối loạn tiêu hóa
Lựa chọn các loại thực phẩm lên men như sữa chua để cải thiện tình trạng rối loạn tiêu hóa. (Ảnh: Lâm Ngọc)

“Tủ lạnh cũng cần được vệ sinh định kỳ ít nhất một lần/tháng vì đây là nơi chứa nhiều vi khuẩn nhất mà mọi người không nhìn thấy được. Mọi người phải luôn nhớ rằng thực phẩm phải được hâm nóng trước khi ăn, ưu tiên ăn đồ ăn nấu chín; đồ ăn để bên ngoài trên hai tiếng cũng phải hâm lại để tránh ngộ độc thực phẩm; cần phân loại thực phẩm tươi và thực phẩm chín để tránh lây nhiễm chéo khi dự trữ trong tủ lạnh”, BS Hòa thông tin.

“Đa số đau bụng âm ỉ là dấu hiệu của dấu hiệu rối loạn tiêu hóa, tuy nhiên, trước khi sử dụng các loại thuốc hoặc khi có những dấu hiệu đau âm ỉ kéo dài, đau nhiều, đau từng cơn, nôn ói kéo dài, tiêu chảy mất kiểm soát thì mọi người cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để thăm khám để tránh trường hợp có thể bị các vấn đề đau bụng ngoại khoa như đau ruột thừa, đau tụy, đau mật… để các bác sĩ kịp thời thăm khám và điều trị”, BS Hòa nhấn mạnh.

Khi gặp phải tình trạng rối loạn tiêu hóa vào những ngày Tết, nên ăn những thức ăn lỏng, dễ tiêu hóa như cháo, súp; đồng thời bổ sung lợi khuẩn để ổn định hệ tiêu hóa, lựa chọn các loại thực phẩm lên men như sữa chua…

Để bù nước nếu có tình trạng tiêu chảy nhiều, cần uống đủ nước và có thể dùng oresol, uống thêm trà gừng ấm, gừng là vị thuốc dân gian thường được sử dụng rộng rãi để cải thiện tình trạng rối loạn tiêu hóa.

Một số loại thuốc thường được sử dụng để cải thiện tình trạng rối loạn tiêu hóa gồm thuốc giảm đầy hơi, khó tiêu, thuốc chống tiêu chảy, bổ sung men vi sinh, nước chứa điện giải để cải thiện các triệu chứng.

Lâm Ngọc

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Triển lãm “Cửa Nam giao hòa”: Nơi di sản được kể lại bằng hình ảnh

Triển lãm “Cửa Nam giao hòa”: Nơi di sản được kể lại bằng hình ảnh

Sáng 26/7, Ủy ban nhân dân (UBND) phường Cửa Nam tổ chức Lễ khai mạc triển lãm ảnh với chủ đề “Cửa Nam giao hòa - Cửa ngõ văn hóa, kết nối di sản, đổi mới sáng tạo”. Triển lãm kéo dài từ ngày 26/7 - 5/8 tại Trường THCS Trưng Vương (số 26 Hàng Bài).
Đoàn công tác Tổng LĐLĐ Việt Nam dâng hương tưởng niệm đồng chí Nguyễn Đức Cảnh

Đoàn công tác Tổng LĐLĐ Việt Nam dâng hương tưởng niệm đồng chí Nguyễn Đức Cảnh

Đoàn công tác của Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam do đồng chí Huỳnh Thanh Xuân - Phó Chủ tịch dẫn đầu vừa tới dâng hương, dâng hoa tại Nhà tưởng niệm đồng chí Nguyễn Đức Cảnh ở thành phố Hải Phòng và tỉnh Hưng Yên.
Mong muốn nhiệm kỳ tới, Đảng bộ thành phố Hà Nội có những quyết sách giải quyết vấn đề ô nhiễm

Mong muốn nhiệm kỳ tới, Đảng bộ thành phố Hà Nội có những quyết sách giải quyết vấn đề ô nhiễm

Chất lượng không khí, vốn đang trở thành một nỗi lo lớn và trực tiếp ảnh hưởng đến sức khỏe hằng ngày của mỗi gia đình. Đây là vấn đề cấp bách mà tôi đặc biệt quan tâm khi góp ý cho Dự thảo Văn kiện Đại hội Đảng bộ thành phố Hà Nội lần thứ XVIII.
Cầu Giấy: Trọn vẹn đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”

Cầu Giấy: Trọn vẹn đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”

Nhân dịp kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2025), Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội phường Cầu Giấy phối hợp với các Nhà hảo tâm vừa tổ chức chương trình trao xe lăn, tặng quà cho các gia đình chính sách, người có công trên địa bàn phường.
Xây dựng cộng đồng văn minh, giữ gìn cốt cách người Hà Nội trong kỷ nguyên mới

Xây dựng cộng đồng văn minh, giữ gìn cốt cách người Hà Nội trong kỷ nguyên mới

Khi đọc Dự thảo Văn kiện Đại hội Đảng bộ thành phố Hà Nội lần thứ XVIII, chúng tôi đặc biệt quan tâm đến mục tiêu xây dựng cộng đồng văn minh, nghĩa tình, và kỳ vọng rằng, những định hướng này sẽ được hiện thực hóa bằng các giải pháp thiết thực, đi vào chiều sâu đời sống.
Phường Hai Bà Trưng ra quân thực hiện “Ngày cuối tuần xanh”

Phường Hai Bà Trưng ra quân thực hiện “Ngày cuối tuần xanh”

Trong không khí thiêng liêng kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2025), Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phường Hai Bà Trưng đã phát động chương trình “Ngày cuối tuần xanh” trên toàn địa bàn phường. Hoạt động này không chỉ thể hiện lòng tri ân sâu sắc đến các anh hùng liệt sĩ mà còn là hành động thiết thực hưởng ứng thông điệp “Sạch nhà - Đẹp phố - Xanh Thủ đô”, góp phần xây dựng một Hà Nội văn minh, trong lành.
Vân Đình rực rỡ cờ hoa chào mừng Đại hội Đảng

Vân Đình rực rỡ cờ hoa chào mừng Đại hội Đảng

Xã Vân Đình, Hà Nội đang ngập tràn không khí hân hoan và rực rỡ sắc màu cờ hoa, pano chào mừng Đại hội Đảng các cấp.Sự kiện chính trị quan trọng này không chỉ là dấu mốc tổng kết những thành tích đã đạt được, mà còn mở ra định hướng phát triển mới cho địa phương.

Tin khác

Người thầy thuốc và nghĩa cử "đền ơn đáp nghĩa" với người có công

Người thầy thuốc và nghĩa cử "đền ơn đáp nghĩa" với người có công

Nhân dịp kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 – 27/7/2025), phát huy truyền thống “Uống nước nhớ nguồn, đền ơn đáp nghĩa”, nhiều cơ sở y tế trên địa bàn thành phố Hà Nội đã triển khai các hoạt động thiết thực như khám bệnh, tư vấn sức khỏe và cấp phát thuốc miễn phí cho người có công với cách mạng và các gia đình chính sách.
Phường Bồ Đề khám sức khỏe, tặng quà gia đình chính sách, người có công với cách mạng

Phường Bồ Đề khám sức khỏe, tặng quà gia đình chính sách, người có công với cách mạng

Nhân dịp kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2025), Ủy ban nhân dân (UBND) phường Bồ Đề đã chỉ đạo Trạm Y tế phường tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho đối tượng chính sách.
Hà Nội: 126 xã, phường cần lập danh sách, bản đồ các khu vực nguy cơ sốt xuất huyết

Hà Nội: 126 xã, phường cần lập danh sách, bản đồ các khu vực nguy cơ sốt xuất huyết

Sáng 24/7, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Vũ Thu Hà - Trưởng ban Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh ở người trên địa bàn Thành phố đã chủ trì họp giao ban công tác phòng chống dịch bệnh sốt xuất huyết, yêu cầu làm rõ quy trình, trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ phòng, chống dịch, không để bùng phát dịch sốt xuất huyết trên địa bàn.
Nam thanh niên bị di chứng thần kinh nghiêm trọng vì viêm não Nhật Bản

Nam thanh niên bị di chứng thần kinh nghiêm trọng vì viêm não Nhật Bản

Các bác sĩ Trung tâm Hồi sức tích cực - Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương vừa tiếp nhận và điều trị một trường hợp viêm não Nhật Bản nặng ở nam sinh 17 tuổi, với tổn thương sâu trong mô não và di chứng thần kinh nghiêm trọng, dù đã trải qua hơn một tháng điều trị tích cực.
Hà Nội nâng cao chất lượng khám chữa bệnh BHYT: Vì sự hài lòng của người dân

Hà Nội nâng cao chất lượng khám chữa bệnh BHYT: Vì sự hài lòng của người dân

Luật Bảo hiểm y tế (BHYT) sửa đổi chính thức có hiệu lực từ ngày 1/7/2025, trong đó đáng chú ý là việc bãi bỏ rào cản địa giới hành chính trong khám, chữa bệnh bằng thẻ BHYT. Chính sách này không chỉ mang lại lợi ích thiết thực cho người dân mà còn góp phần thúc đẩy các cơ sở y tế nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh, tạo động lực để toàn ngành Y tế phát triển đồng bộ, công bằng và hiệu quả hơn.
Cẩn trọng với dịch bệnh tiềm ẩn sau mưa bão

Cẩn trọng với dịch bệnh tiềm ẩn sau mưa bão

Mưa bão, ngập lụt không chỉ gây thiệt hại về người và tài sản mà còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng. Môi trường ô nhiễm sau mưa bão là điều kiện thuận lợi để các loại dịch bệnh bùng phát, đe dọa đời sống người dân. Nhằm giúp người dân nâng cao nhận thức, chủ động phòng, tránh các bệnh thường gặp trong mùa mưa bão, phóng viên (PV) đã có cuộc trao đổi với bác sĩ chuyên khoa II Khổng Minh Tuấn - Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội.
Đảm bảo cấp cứu, khám chữa bệnh cho người dân trong mọi tình huống

Đảm bảo cấp cứu, khám chữa bệnh cho người dân trong mọi tình huống

Để chủ động ứng phó ảnh hưởng của bão số 3, các đơn vị y tế trên địa bàn Hà Nội đã chủ động xây dựng các phương án, điều kiện tốt nhất đảm bảo công tác cấp cứu, khám chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe người dân trong mọi tình huống.
Bộ Y tế chỉ đạo các bệnh viện trực 24/24h ứng phó bão số 3

Bộ Y tế chỉ đạo các bệnh viện trực 24/24h ứng phó bão số 3

Cục Quản lý khám chữa bệnh (Bộ Y tế) vừa có công văn gửi sở y tế các tỉnh, thành phố khu vực Bắc Bộ, Trung Bộ; các bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế khu vực Bắc Bộ, Trung Bộ; Thủ trưởng Y tế các Bộ, ngành về việc triển khai công tác phòng chống, ứng phó cơn bão số 3, bảo đảm công tác khám bệnh, chữa bệnh.
Khẩn trương triển khai đáp ứng công tác y tế ứng phó cơn bão số 3

Khẩn trương triển khai đáp ứng công tác y tế ứng phó cơn bão số 3

Sở Y tế Hà Nội vừa có văn bản hỏa tốc số 338/SYT-NVY gửi giám đốc các đơn vị y tế trên địa bàn Thành phố, trạm y tế các phường/xã về việc khẩn trương triển khai đáp ứng công tác phòng, chống, ứng phó bão số 3 (Wipha).
Hà Nội ghi nhận thêm 26 ca sốt xuất huyết

Hà Nội ghi nhận thêm 26 ca sốt xuất huyết

Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố (CDC) Hà Nội, trong tuần qua (từ ngày 11/7 đến ngày 17/7), thành phố Hà Nội ghi nhận 26 ca mắc sốt xuất huyết tại 19/126 phường, xã; 0 ca tử vong; giảm 8 ca so với tuần trước.
Xem thêm
Phiên bản di động