-->

Cần những “đòn bẩy” làng nghề Thủ đô phát triển

Thời gian qua, cùng với việc quy hoạch, phát triển làng nghề theo hướng xanh hóa, các làng nghề truyền thống của Hà Nội đã góp phần quan trọng trong việc đẩy mạnh xuất khẩu, thu hút khách du lịch, từ đó tạo công ăn việc làm, gia tăng thu nhập cho người dân nông thôn… Tuy nhiên, trong bối cảnh hội nhập kinh tế sâu rộng, nhất là xu hướng chuyển đổi số và phát triển bền vững, đòi hỏi cần có những chính sách để làng nghề phát triển mạnh mẽ hơn.
Đẩy mạnh số hóa để làng nghề Thủ đô phát triển Đưa sản phẩm làng nghề Thủ đô vươn xa

Nhiều tiềm năng để phát triển

Được mệnh danh là “đất trăm nghề”, với nhiều làng nghềtruyền thống đã khẳng định được thương hiệu, vị trí trong sự phát triển chung Thủ đô, tuy nhiên ít ai biết rằng, hiện nhiều làng nghề của Hà Nội đang phải đối diện với nhiều khó khăn và phát triển chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế; mô hình tổ chức vận hành sản xuất của nhiều làng nghề chưa hiệu quả, chưa gắn với tiết kiệm nguyên liệu và bảo vệ môi trường…

Vì thế, để tạo động lực cho làng nghề truyền thống Thủ đô phát triển bền vững, thời gian qua, thành phố Hà Nội đã triển khai xây dựng Đề án tổng thể phát triển làng nghề trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2024-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Theo các chuyên gia, để đề án phát huy hiệu quả khi triển khai, những vấn đề như cơ chế, chính sách, nguồn lực hỗ trợ cần phải được bàn thảo kỹ lưỡng, cụ thể.

Cần những “đòn bẩy” làng nghề Thủ đô phát triển
Xây dựng các giải pháp tổng thể để làng nghề truyền thống Thủ đô phát triển bền vững. Ảnh Đỗ Đạt.

Theo Sở Công Thương Hà Nội, Thành phố hiện có nhiều làng nghề nhất cả nước với 1.350 làng nghề và làng có nghề, trong đó, có 331 làng nghề, nghề truyền thống và làng nghề truyền thống được Thành phố công nhận. Giá trị sản xuất của các làng nghề Hà Nội đạt hơn 24.000 tỷ đồng.

Sản phẩm của các làng nghề đa dạng nhiều chủng loại, mẫu mã đẹp, chất lượng tốt, có sức hấp dẫn du khách, khách hàng trong và ngoài nước bởi những giá trị văn hóa lâu đời và sự sáng tạo của những nghệ nhân, thợ lành nghề qua từng sản phẩm đặc trưng như: Sản phẩm mây tre đan Phú Vinh, Chương Mỹ; nón Chuông, Thanh Oai, sơn mài Hạ Thái, thêu Quất Động, Thường Tín; hoa Tây Tựu, Bắc Từ Liêm; lụa Vạn Phúc, Hà Đông; gốm sứ Bát Tràng, Gia Lâm; tò he Xuân La, Phú Xuyên; cốm Mễ Trì, Nam Từ Liêm...

Nhờ đó, các làng nghề đã, đang góp phần tích cực vào chuyển dịch cơ cấu, phát triển kinh tế nông thôn, tạo tiền đề thực hiện thành công Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) và Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.

Trong những năm gần đây, thành phố Hà Nội rất quan tâm đến chính sách phát triển làng nghề, trong đó đặc biệt chú trọng một số chính sách về đào tạo nghề, truyền nghề, dự án hỗ trợ phát triển ngành nghề. Các chính sách hỗ trợ hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật các làng nghề, giảm thiểu ô nhiễm môi trường đã và đang giúp các làng nghề trở thành những điểm du lịch hấp dẫn.

Tuy nhiên, quy mô sản xuất trong làng nghề tại Hà Nội hiện nay vẫn mang tính nhỏ lẻ, manh mún, tự phát; thiết bị sản xuất chủ yếu thủ công, lạc hậu; năng lực, trình độ tổ chức quản lý các cơ sở sản xuất, kinh doanh còn hạn chế; tính cạnh tranh của một số sản phẩm làng nghề chưa cao, tăng trưởng chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế của Thủ đô…

Xây dựng các giải pháp để làng nghề phát triển bền vững

Để phát triển làng nghề truyền thống, thành phố Hà Nội đã thí điểm phát triển 6 làng nghề gắn với du lịch, xây dựng 9 điểm giới thiệu quảng bá sản phẩm làng nghề; Thành phố cũng tập trung phát triển các cụm công nghiệp, tạo điều kiện phát triển làng nghề bền vững.

Đặc biệt, để tạo động lực cho làng nghề phát triển bền vững, Thành phố đang triển khai xây dựng Đề án tổng thể phát triển làng nghề trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2024-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Theo đó, đề ra nhiệm vụ bảo tồn và phát huy giá trị, tôn vinh nghệ nhân; bảo tồn và phát triển nghề truyền thống, làng nghề truyền thống; phát triển nghề mới; phát triển các làng nghề chủ lực gắn với tiềm năng và thế mạnh của địa phương; phát triển dịch vụ hỗ trợ và nâng cao vai trò của các tác nhân liên quan.

Thành phố Hà Nội đề ra các giải pháp phát triển làng nghề bền vững, đó là tập trung vào tuyên truyền, vận động, nâng cao năng lực quản lý nhà nước đối với công tác bảo tồn và phát triển làng nghề. Hoàn thiện cơ chế, chính sách hỗ trợ bảo tồn và phát triển làng nghề; phát triển các vùng nguyên liệu cho sản xuất. Đào tạo nhân lực, ứng dụng khoa học, công nghệ vào sản xuất…

Theo Sở Công Thương Hà Nội, thành phố Hà Nội có nhiều làng có nghề và làng nghề truyền thống. Vì vậy, trong Đề án tổng thể phát triển làng nghề trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2024-2030, tầm nhìn đến năm 2050 cần có sự phân nhóm rõ từng nghề để có cơ chế phù hợp từng đối tượng, như: Nhóm các làng nghề chế biến nông sản; nhóm các làng nghề dệt may, nhóm các làng nghề sản xuất đồ gỗ, kim khí; hàng thủ công mỹ nghệ…

Đề cập đến nội dung này, Chủ tịch Hiệp hội Thủ công mỹ nghệ và làng nghề Hà Nội Hà Thị Vinh, Đề án tổng thể phát triển làng nghề trên địa bàn Thành phố giai đoạn 2024-2030, tầm nhìn đến năm 2050 có ý nghĩa quan trọng, là tin vui cho các làng nghề của Hà Nội. Tuy nhiên, cần phải chi tiết đề án, gắn với việc triển khai thực hiện cụ thể của từng cơ quan, đơn vị, tổ chức.

Trong khi đó, đối với chính quyền các cấp cần phải nắm chắc đề án để khi triển khai mới có thể hỗ trợ người dân thực hiện. Còn các sở, ban, ngành cùng tham gia hỗ trợ làng nghề thay đổi quy trình sản xuất, xúc tiến thương mại cho các làng nghề; kết nối cung cầu để tạo đầu ra cho làng nghề phát triển bền vững.

Đỗ Đạt

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Hà Nội phấn đấu khởi công Dự án khu công nghệ cao sinh học tại quận Bắc Từ Liêm vào tháng 9

Hà Nội phấn đấu khởi công Dự án khu công nghệ cao sinh học tại quận Bắc Từ Liêm vào tháng 9

Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh chỉ đạo các sở, ngành liên quan và UBND quận Bắc Từ Liêm cần tập trung, quyết liệt chỉ đạo, với tinh thần khẩn trương, nỗ lực hơn nữa, phấn đấu khởi công Dự án khu công nghệ cao sinh học vào ngày 2/9/2025.
Đề xuất người sử dụng ô tô điện sẽ được miễn 100% lệ phí trước bạ thêm hai năm

Đề xuất người sử dụng ô tô điện sẽ được miễn 100% lệ phí trước bạ thêm hai năm

Thay vì phải đóng 50% lệ phí trước bạ tính từ ngày 28/2/2025, người sử dụng ô tô điện sẽ có cơ hội được miễn 100% lệ phí thêm hai năm nữa. Hiện Bộ Tài chính và Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đang xây dựng và góp ý dự thảo nhằm hướng tới lợi ích cho người tiêu dùng.
Tuyên truyền, vận động các tầng lớp nhân dân thực hiện tốt hơn nữa cuộc cách mạng tinh gọn bộ máy

Tuyên truyền, vận động các tầng lớp nhân dân thực hiện tốt hơn nữa cuộc cách mạng tinh gọn bộ máy

Chiều ngày 20/2, với tinh thần làm việc khẩn trương, dân chủ và trách nhiệm cao, Hội nghị Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam lần thứ ba, khóa X, nhiệm kỳ 2024 - 2029 đã hoàn thành toàn bộ các nội dung theo chương trình đề ra.
Bộ Tài chính không đề xuất đánh thuế thu nhập cá nhân với lãi tiền gửi tiết kiệm

Bộ Tài chính không đề xuất đánh thuế thu nhập cá nhân với lãi tiền gửi tiết kiệm

Bộ Tài chính khẳng định tại Hồ sơ đề nghị xây dựng dự án Luật Thuế thu nhập cá nhân (thay thế) đã gửi xin ý kiến các bộ, ngành, địa phương và người dân, Bộ Tài chính đã đề nghị tiếp tục giữ nguyên quy định về miễn thuế thu nhập cá nhân (TNCN) đối với lãi tiền gửi tiết kiệm như quy định hiện hành.
Giáo viên trường công lập không được đăng kí kinh doanh dạy thêm

Giáo viên trường công lập không được đăng kí kinh doanh dạy thêm

Theo điều 6 Thông tư số 29/2024/TT-BGDĐT quy định về dạy thêm, học thêm, tổ chức hoặc cá nhân tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường có thu tiền của học sinh (gọi chung là cơ sở dạy thêm) phải thực hiện đăng kí kinh doanh. Vậy, giáo viên có thể đăng kí kinh doanh dạy thêm không, thủ tục như thế nào đang là vấn đề được nhiều giáo viên quan tâm.
Chi cục Thủy lợi Nghệ An có 12 người xin nghỉ hưu trước tuổi

Chi cục Thủy lợi Nghệ An có 12 người xin nghỉ hưu trước tuổi

12 cán bộ, công chức, viên chức, người lao động Chi cục Thủy lợi thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Nghệ An đăng ký nguyện vọng nghỉ hưu trước tuổi để tinh gọn bộ máy.
Hà Nội ở vị trí dẫn đầu cả nước về thu hút khách du lịch quốc tế

Hà Nội ở vị trí dẫn đầu cả nước về thu hút khách du lịch quốc tế

Cục Du lịch quốc gia Việt Nam vừa công bố thông tin đánh giá tín nhiệm của khách du lịch quốc tế khi đến Việt Nam. Theo đó, Hà Nội được đánh giá có vị trí đứng thứ hai trong số 10 địa phương thu hút khách du lịch quốc tế tại Việt Nam.

Tin khác

Sắp xếp tổ chức bộ máy: Bảo đảm không gián đoạn công việc

Sắp xếp tổ chức bộ máy: Bảo đảm không gián đoạn công việc

Một trong những nội dung quan trọng được Quốc hội khóa XV xem xét tại Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội khóa XV là các quy định về xử lý một số vấn đề liên quan đến sắp xếp tổ chức bộ máy nhà nước.
Công khai, minh bạch trong quản lý, khai thác, sử dụng tạm thời một phần lòng đường, hè phố

Công khai, minh bạch trong quản lý, khai thác, sử dụng tạm thời một phần lòng đường, hè phố

Ngày 19/2, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội đã tổ chức Hội nghị phản biện xã hội đối với dự thảo Đề án của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội về quản lý, khai thác, sử dụng tạm thời một phần lòng đường, hè phố trên địa bàn thành phố Hà Nội (viết tắt là Đề án).
Thanh Trì: Sắp xếp tinh gọn bộ máy, đáp ứng nhiệm vụ trong tình hình mới

Thanh Trì: Sắp xếp tinh gọn bộ máy, đáp ứng nhiệm vụ trong tình hình mới

Tại Hội nghị lần thứ 21 Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Thanh Trì khoá XXIV, nhiệm kỳ 2020 - 2025, các đại biểu đã được thông qua Tờ trình về việc xây dựng Đề án hợp nhất Ban Tuyên giáo Huyện ủy và Ban Dân vận Huyện ủy, sắp xếp tổ chức bộ máy các phòng chuyên môn của Ủy ban nhân dân huyện.
Sôi động Ngày hội văn hóa, ẩm thực dân tộc Mường ở Thạch Thất

Sôi động Ngày hội văn hóa, ẩm thực dân tộc Mường ở Thạch Thất

Trong 2 ngày 15 - 16/2, “Ngày hội Văn hóa ẩm thực dân tộc Mường năm 2025” được tổ chức tại xã Tiến Xuân, huyện Thạch Thất. Ngày hội nhằm tôn vinh, bảo tồn, gìn giữ những giá trị nét đẹp và phát triển nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc của dân tộc Mường.
Lễ rước đền núi Sưa: Giữ hồn làng trong lòng phố thị

Lễ rước đền núi Sưa: Giữ hồn làng trong lòng phố thị

Cứ vào ngày 18, 19 tháng Giêng Âm lịch hàng năm, quận Ba Đình lại tưng bừng tổ chức Lễ hội Kỷ niệm ngày hóa của Đức Thánh Thượng Đẳng Phúc Thần - Huyền Thiên Hắc Đế tại đền núi Sưa (Công viên Bách Thảo, quận Ba Đình, Hà Nội).
Huyện Thường Tín đúc tượng Đại thi hào Nguyễn Du

Huyện Thường Tín đúc tượng Đại thi hào Nguyễn Du

Ngày 15/2, tức ngày 18 tháng Giêng năm Ất Tỵ, Huyện ủy - Hội đồng nhân dân - Ủy ban nhân dân - Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam huyện Thường Tín tổ chức lễ đúc tượng đài Danh nhân văn hóa - Đại thi hào Nguyễn Du.
Những giá trị nghệ thuật độc đáo của Di tích Quốc gia đặc biệt đình Đại Phùng

Những giá trị nghệ thuật độc đáo của Di tích Quốc gia đặc biệt đình Đại Phùng

Sáng ngày 15/2 (tức ngày 18 tháng Giêng Âm lịch), Đình Đại Phùng (Đan Phượng, Hà Nội) đón nhận Bằng xếp hạng Di tích Quốc gia đặc biệt, một sự kiện mang ý nghĩa lịch sử và văn hóa sâu sắc.
Thành đoàn Hà Nội thành lập 5 đội hình tình nguyện

Thành đoàn Hà Nội thành lập 5 đội hình tình nguyện

Tháng Thanh niên năm 2025 của tuổi trẻ Thủ đô diễn ra đến ngày 31/3/2025, Đoàn Thanh niên thành phố Hà Nội xác định 10 nhóm chỉ tiêu trọng tâm và thành lập 5 đội hình tình nguyện, gồm: “Hà Nội xanh”, “Hà Nội văn hiến”, “Hà Nội văn minh”, “Hà Nội trẻ” và “Hà Nội nghĩa tình”.
Phường Phú Thượng, quận Tây Hồ nhận danh hiệu “Phường đạt chuẩn đô thị văn minh”

Phường Phú Thượng, quận Tây Hồ nhận danh hiệu “Phường đạt chuẩn đô thị văn minh”

Tối 14/2, Đảng ủy - Ủy ban nhân dân - Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phường Phú Thượng (quận Tây Hồ) tổ chức Lễ đón nhận danh hiệu phường đạt chuẩn đô thị văn minh. Đây là sự kiện ý nghĩa, đánh dấu, ghi nhận sự quyết tâm phấn đấu của Đảng bộ, chính quyền và toàn thể nhân dân phường Phú Thượng trong những năm qua.
Quận Bắc Từ Liêm phấn đấu nằm trong top đầu của Thành phố về chuyển đổi số

Quận Bắc Từ Liêm phấn đấu nằm trong top đầu của Thành phố về chuyển đổi số

Xác định chuyển đổi số là xu thế tất yếu, góp phần quan trọng trong việc thúc đẩy kinh tế, xã hội phát triển, thời gian qua, quận Bắc Từ Liêm đã triển khai nhiều hoạt động cụ thể nhằm nâng cao nhận thức người đứng đầu các cơ quan, đơn vị trong công tác phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo.
Xem thêm
Phiên bản di động