--> -->

Cần nhiều giải pháp để đưa pháp luật đi vào cuộc sống

Nhằm nhìn nhận lại những kết quả của 15 năm thực hiện Chỉ thị số 32- CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, mới đây, Cổng Thông tin điện tử Chính phủ đã tổ chức cuộc tọa đàm trực tuyến “Để pháp luật đi vào cuộc sống”.  
can nhieu giai phap de dua phap luat di vao cuoc song Phổ biến giáo dục pháp luật phải đảm bảo tính hiệu quả
can nhieu giai phap de dua phap luat di vao cuoc song Tai nạn giao thông có diễn biến phức tạp

Khách mời tham dự tọa đàm có ông Lê Vệ Quốc - Vụ trưởng Vụ phổ biến giáo dục pháp luật Bộ Tư pháp; bà Nguyễn Thị Thược - Giám đốc Sở Tư pháp tỉnh Tuyên Quang và ông Bùi Xuân Phái - Phó trưởng Bộ môn Lý luận nhà nước và pháp luật, Khoa Pháp luật Hành chính nhà nước, Trường Đại học Luật Hà Nội.

Năm 2019 đánh dấu mốc tròn 15 năm triển khai và thực hiện Chỉ thị số 32-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác phổ niến giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân và Luật phổ biến giáo dục pháp luật.

can nhieu giai phap de dua phap luat di vao cuoc song
Các khách mời tham dự tọa đàm đã đưa ra nhiều ý kiến, nhận định để đưa pháp luật đi vào cuộc sống (Ảnh: K.T)

Trong 15 năm qua, nhiều Quyết định, Thông tư của Thủ tướng Chính phủ, các Bộ, ban, ngành liên quan quan đến công tác tuyên truyền pháp luật trên cả nước đã được ban hành để đưa pháp luật vào cuộc sống, từ đó tạo sự chuyển biến rõ rệt trong việc tiếp thu, nhận thức pháp luật của cán bộ và nhân dân cả nước.

Năm 2019 cũng tròn 6 năm Ngày Pháp luật Việt Nam 9/11 đi vào cuộc sống theo tinh thần của Nghị định 28/2013/NĐ-CP do Thủ tướng Chính phủ ban hành.

Tại buổi tọa đàm, các khách mời đã đưa ra nhiều ý kiến, nhận định để góp phần đưa pháp luật đi vào cuộc sống một cách hiệu quả nhất. Theo ông Lê Vệ Quốc -Vụ trưởng Vụ phổ biến giáo dục pháp luật, công tác phổ biến giáo dục pháp luật đã đạt được nhiều kết quả quan trọng sau 15 năm triển khai Chỉ thị số 32-CT/TW.

Theo đó, nhận thức của các cấp ủy và chính quyền trong chỉ đạo triển khai công tác phổ biến giáo dục pháp luật đã có sự chuyển biến tích cực. Thể chế, chính sách của công tác phổ biến giáo dục pháp luật cơ bản đã hoàn thiện. Số lượng, chất lượng nguồn nhân lực thực hiện công tác này được từng bước cải thiện, nâng cao. Nội dung, hình thức, mô hình phổ biến giáo dục pháp luật có hiệu quả, phù hợp hơn với từng đối tượng, lĩnh vực, địa bàn…

Bên cạnh những kết quả đã đạt được, các khách mời cũng đã chỉ ra một số bất cập, vướng mắc trong quá trình thực hiện Chỉ thị số 32- CT/TW như: còn tình trạng nhiều bộ, ngành, địa phương vẫn coi nhiệm vụ phổ biến giáo dục pháp luật là của ngành tư pháp; chất lượng và hiệu quả công tác này chưa đồng đều; nguồn lực đảm bảo cho công tác này còn hạn chế…

Từ những bất cập đó, các khách mời tham gia cũng đã đưa ra những nhận định về thuận lợi, khó khăn trong thực hiện công tác phổ biến giáo dục pháp luật hiện nay đồng thời đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả.

Trong đó, giải pháp xây dựng, ban hành các văn bản, quy định pháp luật thật sự chất lượng, cần thiết với cuộc sống, có tính khả thi cao và sự phối hợp đồng bộ giữa các cơ quan lập pháp, hành pháp, tư pháp được xem là giải pháp then chốt để đưa pháp luật thực sự đi vào cuộc sống.

K.T

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Quốc hội chính thức thông qua Nghị quyết về cơ chế, chính sách phát triển kinh tế tư nhân

Quốc hội chính thức thông qua Nghị quyết về cơ chế, chính sách phát triển kinh tế tư nhân

Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, cuối phiên làm việc sáng 17/5, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết của Quốc hội về cơ chế, chính sách phát triển kinh tế tư nhân.
“Mùa sứa”, món quà từ biển

“Mùa sứa”, món quà từ biển

Khi cái nắng bắt đầu trải dài trên những bãi cát là lúc miền biển bước vào mùa hè. Với những người dân biển, mùa hè không chỉ có nắng, có gió, mà còn có một “mùa” đặc biệt, đó là “mùa sứa”.
Chủ động tổ chức thảo luận, lấy ý kiến Nhân dân góp ý sửa đổi Hiến pháp năm 2013

Chủ động tổ chức thảo luận, lấy ý kiến Nhân dân góp ý sửa đổi Hiến pháp năm 2013

Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam quận Thanh Xuân vừa tổ chức lấy ý kiến của cán bộ Mặt trận Tổ quốc trên địa bàn quận góp ý vào dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013.
600 nữ công nhân lao động được tư vấn kiến thức, khám sức khỏe miễn phí

600 nữ công nhân lao động được tư vấn kiến thức, khám sức khỏe miễn phí

Sáng 17/5, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội chủ trì, Công đoàn các Khu công nghiệp và chế xuất Hà Nội phối hợp với Công đoàn ngành Y tế Hà Nội tổ chức chương trình khám sức khỏe sinh sản, tầm soát phát hiện sớm ung thư, truyền thông, tư vấn kiến thức chăm sóc sức khỏe cho công nhân lao động (CNLĐ).
Thành tích ấn tượng của học sinh Việt Nam tại Hội thi khoa học kỹ thuật quốc tế

Thành tích ấn tượng của học sinh Việt Nam tại Hội thi khoa học kỹ thuật quốc tế

Đoàn học sinh Việt Nam đã ghi dấu ấn lịch sử tại Hội thi khoa học kỹ thuật quốc tế 2025 (Regeneron ISEF 2025), diễn ra từ ngày 11 - 16/5 tại Columbus (Ohio, Hoa Kỳ) khi giành thành tích cao nhất từ trước đến nay với 2 giải Nhì, 1 giải Ba, 3 giải Tư và 4 giải Đặc biệt từ các nhà tài trợ.
Vinamilk đồng hành cùng thiếu nhi cháu ngoan Bác Hồ hướng đến kỷ niệm 135 năm Ngày sinh nhật Bác

Vinamilk đồng hành cùng thiếu nhi cháu ngoan Bác Hồ hướng đến kỷ niệm 135 năm Ngày sinh nhật Bác

Đại hội Cháu ngoan Bác Hồ lần thứ X tại Hà Nội diễn ra thành công tốt đẹp, hội tụ 500 đại biểu thiếu nhi xuất sắc trên cả nước, hướng đến kỷ niệm 135 ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh. Chương trình có sự đồng hành của thương hiệu quốc gia gắn liền với thiếu nhi Việt Nam là Vinamilk, cùng 2 nhãn hàng Susu và Sữa tươi Vinamilk 100%. Trước đó, Vinamilk cũng đã trao tặng hàng chục nghìn sản phẩm dinh dưỡng cho các em thiếu nhi tại Đại hội Cháu ngoan Bác Hồ Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) và Hà Nội.
Đề xuất nới lỏng điều kiện nhập, trở lại quốc tịch Việt Nam

Đề xuất nới lỏng điều kiện nhập, trở lại quốc tịch Việt Nam

Chính phủ đề xuất nới lỏng điều kiện liên quan đến việc trở lại quốc tịch Việt Nam nhằm tạo điều kiện cho các trường hợp đã mất quốc tịch Việt Nam được trở lại quốc tịch Việt Nam.

Tin khác

San lấp trái phép hồ Đầm - Kỳ 3: Cần xem xét trách nhiệm người đứng đầu

San lấp trái phép hồ Đầm - Kỳ 3: Cần xem xét trách nhiệm người đứng đầu

"UBND huyện Ba Vì tiếp tục chỉ đạo UBND xã Minh Quang yêu cầu ông Nguyễn Trọng Hiếu múc bỏ toàn bộ đất, đá đã đổ vào lòng hồ Đầm, khắc phục dứt điểm sai phạm theo quy định của pháp luật". Đây là nội dung trong báo cáo gửi thành phố Hà Nội của UBND huyện Ba Vì, sau chỉ đạo của UBND Thành phố liên quan đến nội dung Báo Lao động Thủ đô phản ánh về tình trạng san lấp trái phép tại hồ Đầm (xã Minh Quang). Tuy nhiên, theo ghi nhận của phóng viên, những vi phạm này chưa được xử lý dứt điểm. Có lẽ đã đến lúc cần phải xem xét trách nhiệm người đứng đầu ở địa phương này.
San lấp trái phép hồ Đầm - Kỳ 2: Động cơ nào khiến xã, huyện "phớt lờ" quyết định của UBND thành phố Hà Nội?

San lấp trái phép hồ Đầm - Kỳ 2: Động cơ nào khiến xã, huyện "phớt lờ" quyết định của UBND thành phố Hà Nội?

Không chỉ có dấu hiệu buông lỏng quản lý, cố tình “né tránh” cung cấp thông tin cho báo chí, để sai phạm tại khu vực hồ Đầm (xã Minh Quang, Ba Vì) tồn tại; chính quyền địa phương còn có dấu hiệu “phớt lờ” Quyết định 1614/QĐ-UBND của thành phố Hà Nội về việc không được san lấp hồ, ao, đầm trên địa bàn Thủ đô, trong đó, hồ Đầm là 1 trong 2 hồ trên địa bàn xã Minh Quang nằm trong danh mục cấm san lấp. Vậy “trên bảo”, “dưới” có thực sự nghe?
San lấp trái phép hồ Đầm - Kỳ 1: Dân lấp hồ, Chủ tịch xã Minh Quang ở đâu?

San lấp trái phép hồ Đầm - Kỳ 1: Dân lấp hồ, Chủ tịch xã Minh Quang ở đâu?

Hồ Đầm (xã Minh Quang, huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội) do Ủy ban nhân dân (UBND) xã Minh Quang quản lý, và hiện cho một người dân địa phương thầu lại để nuôi thả cá. Tuy nhiên, mới đây hàng chục mét khối đất, đá được người dân đổ xuống để san lấp, ngăn dòng chảy… Vậy nhưng, chính quyền địa phương không xử lý vi phạm kịp thời, điều này khiến nhiều người đặt câu hỏi, phải chăng có dấu hiệu tiếp tay cho sai phạm?
Vì sao cơ quan chức năng chưa ngăn chặn quyết liệt nhóm đối tượng nhiều lần đập phá nhà dân?

Vì sao cơ quan chức năng chưa ngăn chặn quyết liệt nhóm đối tượng nhiều lần đập phá nhà dân?

Ngay tại Thủ đô, một nhóm đối tượng đã nhiều lần đến phá nhà và đánh người ngay tại nhà người dân ở ngõ 180 đường Tây Mỗ, phường Tây Mỗ, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội. Sự việc khiến một người phải bó bột cánh tay, một người khác phải nhập viện, thế nhưng nhóm đối tượng kia thì vẫn nhởn nhơ ngoài vòng pháp luật.
Nhà thuốc gia truyền Khôi Nguyên sẽ bị cấm hoạt động

Nhà thuốc gia truyền Khôi Nguyên sẽ bị cấm hoạt động

Cơ quan chức năng huyện Ba Vì (Hà Nội) đã phát hiện nhiều vi phạm tại Nhà thuốc gia truyền Khôi Nguyên (xã Ba Trại, huyện Ba Vì) và sẽ ra quyết định xử phạt hành chính 60 triệu đồng, đồng thời cấm cơ sở hoạt động đến khi có giấy phép hành nghề.
Ông Lưu Tuấn Nguyên thừa nhận sai phạm

Ông Lưu Tuấn Nguyên thừa nhận sai phạm

Ngày 27/2 vừa qua, Báo Lao động Thủ đô đã đăng tải bài viết “UBND huyện Ba Vì đang chỉ đạo xác minh người xưng là lương y Lưu Tuấn Nguyên chửi bới, rủa bệnh nhân... chết”. Để rộng đường dư luận, phóng viên đã trực tiếp về xã Ba Trại, huyện Ba Vì để tìm hiểu, xác minh những thông tin bạn đọc phản ánh. Tại đây, chúng tôi đã phát hiện ra nhiều chuyện “thú vị”, rất cần sự vào cuộc của các cơ quan chức năng.
Các bến, bãi, trạm trộn bê tông không phép ở Sóc Sơn - Kỳ 4: "Quả bóng" trách nhiệm

Các bến, bãi, trạm trộn bê tông không phép ở Sóc Sơn - Kỳ 4: "Quả bóng" trách nhiệm

Mặc dù các công trình vi phạm trong lĩnh vực sử dụng đất, không có giấy phép hoạt động, không có đánh giá tác động môi trường; xong, khi đề cập đến trách nhiệm thì không chỉ chính quyền địa phương, mà ngay cả các đơn vị liên quan như Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) và Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Hà Nội… cũng có dấu hiệu “né tránh” trách nhiệm.
Kỳ 3: 2 trạm trộn bê tông xả thải ra sông Cầu?

Kỳ 3: 2 trạm trộn bê tông xả thải ra sông Cầu?

Không chỉ để các cá nhân xây dựng bến cảng, bãi chứa, trung chuyển vật liệu xây dựng không phép ở thôn Hòa Bình; tại khu vực này, các cơ quan chức năng còn có dấu hiệu “làm ngơ” để Công ty Cổ phần Thương mại và xây dựng Phong Sơn lấn chiếm hành lang thoát lũ, xây dựng 2 trạm trộn bê tông “chui” gây ô nhiễm môi trường, khiến nhiều người dân bức xúc.
Kỳ 2: Hàng loạt bãi vật liệu xây dựng “ăn theo” cảng Hòa Bình

Kỳ 2: Hàng loạt bãi vật liệu xây dựng “ăn theo” cảng Hòa Bình

Không chỉ cảng Hòa Bình “vô tư” hoạt động không phép, ngay sát khu vực cảng (thôn Hòa Bình, xã Trung Giã, huyện Sóc Sơn), hàng loạt bãi chứa, trung chuyển vật liệu xây dựng cũng ngang nhiên tồn tại “ăn theo” cảng Hòa Bình gây bức xúc dư luận. Đáng nói, các vi phạm này hình thành ngay sát trụ sở UBND xã Trung Giã, tuy nhiên dường như vi phạm không bị xử lý, vì sao?
Các bến, bãi, trạm trộn bê tông không phép ở Sóc Sơn - Bài 1: Cảng Hòa Bình bị phạt vẫn... bình yên

Các bến, bãi, trạm trộn bê tông không phép ở Sóc Sơn - Bài 1: Cảng Hòa Bình bị phạt vẫn... bình yên

Dù không có giấy phép nhưng hàng loạt bãi tập kết vật liệu xây dựng, bến cảng, trạm trộn bê tông vẫn ngang nhiên hoạt động dọc bờ sông Cầu, thuộc xã Trung Giã, Sóc Sơn (Hà Nội), ảnh hưởng nghiêm trọng đến hành lang thoát lũ và môi trường. Đáng nói, những bến, bãi không phép này đã từng bị Ủy ban nhân dân (UBND) huyện Sóc Sơn ra quyết định xử lý vi phạm, nhưng dường như các quyết định không đủ sức răn đe, vi phạm diễn biến ngày càng phức tạp hơn…
Xem thêm
Phiên bản di động