--> -->

Cân nhắc thời điểm tăng giá điện

Đề xuất tăng giá điện trong dịp Tết sẽ khiến cả DN và NLĐ thêm khó do làm tăng giá cả tiêu dùng, nhất là trong bối cảnh nhiều doanh nghiệp đang khó khăn do không có đơn hàng, phải chấm dứt hợp đồng lao động với công nhân hoặc giảm giờ làm - đây là ý kiến của nhiều cán bộ Công đoàn cơ sở.
Phó Thủ tướng yêu cầu chưa tăng giá điện trong thời gian tới Đề xuất tăng giá điện: Gia đình công nhân lo lắng vì phát sinh chi phí Đề xuất tăng giá điện: Phải có lộ trình và phù hợp với người lao động
Cân nhắc thời điểm tăng giá điện
Nhiều doanh nghiệp ngành sợi đang phải bán sản phẩm dưới giá thành, nếu tăng giá điện càng khiến doanh nghiệp khó khăn, không có lợi nhuận chăm lo đời sống CN. Ảnh: Nam Dương

Tăng giá điện trước Tết sẽ làm tăng giá cả tiêu dùng

“Đang lúc khó khăn, “nước sôi lửa bỏng”, đặc biệt gần Tết thế này mà tăng giá điện thì sẽ khó khăn lắm, CN và cả người dân sẽ cùng khổ”, ông Củ Phát Nghiệp - Chủ tịch CĐ Công ty TNHH PouYuen Việt Nam - nói như thế khi được hỏi về đề xuất tăng giá điện mới đây. Ông Nghiệp cho biết, thông qua báo chí cũng biết đến việc ngành điện bị lỗ do giá đầu vào sản xuất điện tăng. Đây là khó khăn chung mà không doanh nghiệp nào mong muốn. Tuy nhiên, giá điện ảnh hưởng lớn đến giá thành sản phẩm, đặc biệt, trong dịp Tết giá cả thường tăng cao, ít nhất là khoảng 10%, nên nếu tăng giá điện thì giá các sản phẩm khác sẽ tăng theo ngay lập tức.

“Trong bối cảnh rất nhiều doanh nghiệp bị ảnh hưởng đơn hàng phải cho CN ngừng việc, giãn việc, thậm chí chấm dứt HĐLĐ, đời sống của CN đã rất khó khăn, nay tiếp tục phải gánh thêm giá cả tăng ngay trong dịp Tết thì sẽ càng khó khăn hơn. Không chỉ CN mà cả người dân cũng phải gánh chịu chi phí tăng thêm. Vì thế, nếu phải tăng giá điện thì Nhà nước nên cân nhắc thời điểm hợp lý hơn”, ông Nghiệp nói.

Đồng quan điểm này, ông Trần Văn Hùng - Chủ tịch CĐ Công ty CP Thương mại Cơ khí Tân Thanh - cho rằng, trong hai năm 2021, 2022, nhiều doanh nghiệp đã cố gắng gồng mình chịu lỗ để bảo đảm việc làm cho CN.

Theo dự báo, năm 2023, nhiều doanh nghiệp nhất là ngành dệt may, da giày, chế biến gỗ sử dụng đông lao động tiếp tục sẽ khó khăn về đơn hàng đến quý II. Nếu tăng giá điện sẽ ảnh hưởng đến giá thành sản xuất, doanh nghiệp sẽ không còn chi phí để chăm lo cho NLĐ.

Ông Hùng kiến nghị: “Ngành điện cũng có nhiều cái khó nếu không được tăng giá nhưng nếu tăng dịp này thì chưa phù hợp vì sẽ đẩy giá các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu trong dịp Tết tăng theo. Vì thế Nhà nước cần tính toán, cân nhắc về tổng thể xã hội để chưa tăng giá điện hiện nay”.

Nên lùi thời điểm tăng giá điện

Bà Trần Thị Hồng Vân - Chủ tịch CĐ Công ty Nissei Việt Nam - cho biết, công ty có xây khu nhà lưu trú cho CN ở với gần 300 phòng. Mỗi tháng, công ty hỗ trợ NLĐ 300.000 đồng tiền thuê nhà trọ, kể cả những người ở trong khu lưu trú vẫn được hỗ trợ. Người ở trong khu lưu trú chỉ phải trả khoảng 20.000 đồng tiền điện, nước/tháng.

Theo bà Vân, hai năm 2020, 2021, do ảnh hưởng của dịch COVID-19, Nhà nước không điều chỉnh tăng lương tối thiểu vùng và mới chỉ tăng từ 1.7.2022, nhưng sau đó do ảnh hưởng của giá xăng tăng cao, nhiều mặt hàng đều lên giá, nên đời sống của CN gặp nhiều khó khăn. Còn lương cơ sở thì đến 1.7.2023 mới tăng, nhưng nếu tăng giá điện sẽ làm cho nhiều mặt hàng tăng giá tiếp, nên việc tăng lương sẽ không còn nhiều ý nghĩa.

Bà Vân kiến nghị, không nên tăng giá điện thời điểm trước Tết vì sẽ góp phần làm cho tăng giá cả mà lùi việc tăng giá điện vào lúc khác.

Bên cạnh đó, cần phải kiểm soát chặt việc bán điện đúng giá cho CN, NLĐ ở trọ vì nhiều nơi chủ nhà trọ bán điện cao hơn quy định, khiến cho CN phải chịu tiền điện giá cao.

Bà Nguyễn Thị Thủy - Phó Chủ tịch CĐ Dệt may Việt Nam phụ trách khu vực phía Nam - phân tích thêm: Sau đại dịch COVID-19, doanh nghiệp đang gồng mình khôi phục lại sản xuất. Áp lực lạm phát tăng cao làm giá nguyên nhiên vật liệu tăng cao, nhưng thị trường lại giảm sút, vì vậy hiện nay phần lớn doanh nghiệp dệt may đang thiếu đơn hàng, phải cắt giảm sản xuất, cho CN nghỉ luân phiên, phải bù lương, thưởng để đảm bảo đời sống và giữ chân NLĐ.

Riêng ngành sợi càng khó khăn hơn khi giá bán hiện đang dưới giá thành sản xuất do không có đơn hàng. Cùng với đó, lãi suất ngân hàng đang rất cao tạo thêm áp lực cho doanh nghiệp. Vì vậy nếu tăng thêm giá điện thời gian này sẽ làm doanh nghiệp kiệt sức.

“Hầu hết doanh nghiệp hiện đang cố gắng tiết giảm chi phí để bù lương, nếu tăng giá điện thì doanh nghiệp lại thêm khó khăn, không còn lợi nhuận để chăm lo đời sống NLĐ. Vì thế, nên lùi thời điểm tăng giá điện sang một dịp khác thuận lợi hơn”, bà Thủy kiến nghị.

Theo NAM DƯƠNG/Laodong.vn

https://laodong.vn/kinh-doanh/can-nhac-thoi-diem-tang-gia-dien-1127056.ldo

Nên xem

EVNHANOI cảnh báo thủ đoạn mạo danh ngành điện lợi dụng sắp xếp tổ chức để lừa đảo

EVNHANOI cảnh báo thủ đoạn mạo danh ngành điện lợi dụng sắp xếp tổ chức để lừa đảo

Hiện nay, Tổng công ty Điện lực thành phố Hà Nội (EVNHANOI) đã thực hiện tổ chức lại mô hình các Công ty Điện lực, từ 30 đơn vị cấp quận/huyện, thành 12 Công ty Điện lực khu vực, phù hợp với địa giới hành chính mới của Thủ đô. Tuy nhiên, đây lại là cơ hội cho những tổ chức lừa đảo, lợi dụng thông tin sáp nhập để giả danh nhân viên ngành điện, thực hiện hành vi lừa đảo tinh vi nhằm chiếm đoạt tài sản của khách hàng.
Hàng tỷ đồng "bốc hơi" vì chiêu trò lừa đảo sàn vàng quốc tế siêu lợi nhuận

Hàng tỷ đồng "bốc hơi" vì chiêu trò lừa đảo sàn vàng quốc tế siêu lợi nhuận

Hàng trăm triệu, thậm chí hàng tỷ đồng của nhiều người dân Hà Nội đã "bốc hơi" chỉ sau vài cú nhấp chuột vì tin những lời mời gọi "rót vốn" siêu lợi nhuận vào các sàn giao dịch vàng quốc tế ảo. Công an thành phố Hà Nội tiếp tục cảnh báo về chiêu thức lừa đảo tinh vi này, khi các đối tượng lợi dụng lòng tin và sự thiếu hiểu biết để chiếm đoạt tài sản.
Giải quyết kịp thời các vấn đề phát sinh, nổi cộm, đảm bảo đúng quy định pháp luật

Giải quyết kịp thời các vấn đề phát sinh, nổi cộm, đảm bảo đúng quy định pháp luật

Thời gian qua tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn thành phố Hà Nội tiếp tục được giữ ổn định. Viện Kiểm sát nhân dân hai cấp Thành phố phối hợp chặt chẽ với các cơ quan tư pháp và chính quyền địa phương giải quyết nhanh chóng, kịp thời các vấn đề phát sinh, nổi cộm, đảm bảo đúng theo quy định của pháp luật.
Thuê chuyên gia làm lãnh đạo trong một số nhiệm vụ cải cách thể chế, hoạch định chính sách công

Thuê chuyên gia làm lãnh đạo trong một số nhiệm vụ cải cách thể chế, hoạch định chính sách công

Hợp đồng thực hiện nhiệm vụ của công chức được áp dụng trong việc thực hiện một hoặc một số nhiệm vụ của vị trí việc làm lãnh đạo, quản lý mang tính chất chiến lược, đột xuất, cấp bách, không thường xuyên.
Góp phần làm sâu sắc quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và các đối tác, bạn bè truyền thống

Góp phần làm sâu sắc quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và các đối tác, bạn bè truyền thống

Sau chuyến công tác tham dự Hội nghị thượng đỉnh BRICS mở rộng 2025 và hoạt động song phương tại Brazil của Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phu nhân, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Minh Hằng đã trả lời phỏng vấn báo chí về những kết quả nổi bật của chuyến công tác.
Kiến nghị đầu tư cơ sở vật chất, xem xét chế độ cho cán bộ Tòa án

Kiến nghị đầu tư cơ sở vật chất, xem xét chế độ cho cán bộ Tòa án

Trong 6 tháng năm 2025, Tòa án nhân dân hai cấp thành phố Hà Nội thụ lý 27.283 vụ việc, giải quyết 16.990 vụ việc, đạt tỷ lệ 62,27%. So với cùng kỳ năm 2024, số thụ lý tăng 3.456 vụ; giải quyết tăng 2.295 vụ. Đặc biệt Tòa thụ lý vụ án vi phạm quy định về phòng cháy, chữa cháy; thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng xảy ra tại phố Khương Hạ, phường Khương Đình, quận Thanh Xuân (cũ); các vụ án liên quan đến trung tâm đăng kiểm; vụ án liên quan đến “Nhận hối lộ"...
Phạt 2,5 triệu đồng người phụ nữ đuổi khách đợi xe gần bến xe Mỹ Đình

Phạt 2,5 triệu đồng người phụ nữ đuổi khách đợi xe gần bến xe Mỹ Đình

Công an phường Từ Liêm, Hà Nội, cho biết, đơn vị vừa ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính số tiền 2,5 triệu đồng đối với người phụ nữ lấn chiếm vỉa hè để kinh doanh trên đường Phạm Hùng.

Tin khác

Doanh thu dịch vụ tiêu dùng và bán lẻ hàng hóa 6 tháng năm 2025 tăng 9,3%

Doanh thu dịch vụ tiêu dùng và bán lẻ hàng hóa 6 tháng năm 2025 tăng 9,3%

6 tháng đầu năm 2025, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng theo giá hiện hành ước đạt 3.416,8 nghìn tỷ đồng, tăng 9,3% so với cùng kỳ năm 2024.
Hà Nội: Mức tiêu thụ điện năng “lập đỉnh” trong tháng 6/2025

Hà Nội: Mức tiêu thụ điện năng “lập đỉnh” trong tháng 6/2025

Tháng 6/2025 ghi nhận mức tăng nhiệt độ rõ rệt tại Hà Nội, với nền nhiệt trung bình tăng từ 2 đến 6°C so với tháng 5. Đặc biệt, trong những ngày cao điểm nắng nóng đầu và giữa tháng 6 nhiệt độ ngoài trời lên tới 41°C, mức nhiệt cảm nhận thực tế thậm chí đạt 52°C.
Hàng giả, hàng nhái tràn ngập chợ dân sinh ở Hà Nội: “Vùng cấm” hay được “ưu ái”?

Hàng giả, hàng nhái tràn ngập chợ dân sinh ở Hà Nội: “Vùng cấm” hay được “ưu ái”?

Thời gian qua, mặc dù các cơ quan chức năng đã triệt xóa nhiều cơ sở sản xuất kinh doanh, nhiều kho hàng giả, nhái, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trên địa bàn Thủ đô, khiến nhiều tiểu thương phải “tạm thời” đóng cửa đối phó. Thế nhưng, đâu đó tại một số chợ dân sinh, vấn nạn hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ vẫn ngang nhiên tồn tại như thách thức các cơ quan chức năng. Phải chăng lực lượng Quản lý thị trường đang “ưu ái” những địa điểm này?.
Phân cấp quản lý thương mại điện tử cho địa phương để phục vụ tốt hơn nhu cầu phát triển kinh tế số

Phân cấp quản lý thương mại điện tử cho địa phương để phục vụ tốt hơn nhu cầu phát triển kinh tế số

Việc phân cấp trong lĩnh vực thương mại điện tử là bước tiến quan trọng nhằm cụ thể hóa chủ trương cải cách hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả điều hành. Đồng thời, đây được xem là cơ sở pháp lý quan trọng để các địa phương chủ động hơn trong tổ chức thực thi nhiệm vụ, góp phần xây dựng môi trường thương mại điện tử minh bạch, an toàn, phục vụ tốt hơn nhu cầu phát triển kinh tế số và chuyển đổi số quốc gia.
Tăng cường vai trò của các địa phương trong việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

Tăng cường vai trò của các địa phương trong việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

Việc phân cấp, phân quyền cho địa phương trong lĩnh vực bảo vệ người tiêu dùng và kinh doanh đa cấp, nhằm tăng tính chủ động và hiệu quả quản lý ở cơ sở. Đó là một trong những nội dung quan trọng được đại diện Bộ Công Thương đề cập tại hội nghị trực tuyến tập huấn chuyên sâu về phân quyền, phân cấp và phân định thẩm quyền trong các lĩnh vực quản lý Nhà nước sáng 27/6.
Trưng bày hơn 300 sản phẩm để nhận diện hàng giả, gian lận thương mại

Trưng bày hơn 300 sản phẩm để nhận diện hàng giả, gian lận thương mại

Ngày 26/6, Cục Quản lý và Phát triển thị trường trong nước (Bộ Công Thương) mở cửa Phòng trưng bày với chủ đề "Nhận diện hàng vi phạm trong Tháng cao điểm chống gian lận thương mại, hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ".
Tạo cơ hội để người tiêu dùng Thủ đô tiếp cận nhiều hơn sản phẩm Việt

Tạo cơ hội để người tiêu dùng Thủ đô tiếp cận nhiều hơn sản phẩm Việt

Sau thời gian dài triển khai thực hiện, Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” cho thấy, đây không chỉ là chủ trương đúng đắn trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, mà còn là động lực mạnh mẽ giúp người tiêu dùng Thủ đô tiếp cận nhiều hơn với sản phẩm Việt. Qua đó, hỗ trợ doanh nghiệp tăng trưởng nhanh, và là động lực giúp Hà Nội phát triển kinh tế nội lực, phát triển một cách bền vững.
Thị trường áo điều hòa: Cẩn trọng với những chiếc áo giá rẻ kém chất lượng

Thị trường áo điều hòa: Cẩn trọng với những chiếc áo giá rẻ kém chất lượng

Trong những năm gần đây, áo điều hòa đã trở thành sản phẩm được nhiều người lao động ngoài trời quan tâm và tìm mua, đặc biệt vào những đợt nắng nóng cao điểm. Với công dụng làm mát cơ thể, chiếc áo này được quảng cáo là giải pháp tối ưu cho công nhân xây dựng, shipper, người làm việc trong môi trường nhiệt độ cao. Tuy nhiên, bên cạnh những sản phẩm nhập khẩu chính hãng, thị trường hiện nay đang bị “bủa vây” bởi hàng loạt sản phẩm giá rẻ, kém chất lượng, tiềm ẩn nhiều nguy cơ cho người sử dụng.
Thúc đẩy thanh toán số tại Việt Nam qua Chương trình Ngày không tiền mặt 2025

Thúc đẩy thanh toán số tại Việt Nam qua Chương trình Ngày không tiền mặt 2025

Tại Hội thảo chủ đề “Thanh toán không tiền mặt - Động lực tăng trưởng kinh tế số” diễn ra vào ngày 14/6, Visa đã chia sẻ những ứng dụng thành công của các nước, thúc đẩy thanh toán không tiền mặt tiện lợi hơn trong lĩnh vực thanh toán Chính phủ, cho các đơn vị kinh doanh và người tiêu dùng.
76% người từ 35 tuổi trở lên ưu tiên thanh toán không dùng tiền mặt

76% người từ 35 tuổi trở lên ưu tiên thanh toán không dùng tiền mặt

Khảo sát của Cốc Cốc cho thấy tiền mặt không còn chiếm ưu thế khi có tới 59% người dùng ưu tiên thanh toán không tiền mặt.
Xem thêm
Phiên bản di động