-->

Cân nhắc thời điểm sửa đổi Luật Công đoàn

Tại kỳ họp thứ 5 Quốc hội khóa XIV, nhiều đại biểu Quốc hội Cho ý kiến về việc sửa đổi Luật Công đoàn. Báo Lao động Thủ đô xin trích đăng ý kiến của một số đại biểu.
can nhac thoi diem sua doi luat cong doan Thực hiện hiệu quả chính sách, pháp luật về lao động trong các doanh nghiệp
can nhac thoi diem sua doi luat cong doan Chú trọng chăm lo cho người lao động

Theo Đại biểu Phạm Minh Chính (Quảng Ninh) - Ủy viên Bộ Chính trị - Bí thư Trung ương Đảng – Trưởng ban Tổ chức Trung ương: Việc sửa đổi Luật Công đoàn, khi thảo luận ở các cơ quan có trách nhiệm, quan trọng nhất là hiện nay chúng ta thấy cơ cấu người lao động ở khu vực ngoài nhà nước và khu vực trong nhà nước đang thay đổi.

can nhac thoi diem sua doi luat cong doan
Toàn cảnh kỳ họp thứ 5 Quốc hội khóa XIV

Tình hình thực tiễn là các doanh nghiệp ngoài quốc doanh tăng lên rất nhanh, cơ cấu của người lao động ở ngoài khu vực quốc doanh hiện nay lớn hơn nhiều so với cơ cấu người lao động trong khu vực quốc doanh hay là cơ cấu cán bộ công chức, viên chức. Trong khi đó luật của ta đang nghiêng về bảo vệ người lao động trong quốc doanh chứ chưa tập trung bảo vệ ngoài khu vực quốc doanh. Bảo vệ với giới chủ là bằng luật chứ không phải mang điều lệ, nghị quyết ra được.

Cũng theo đại biểu Phạm Minh Chính, một vấn đề nữa là Luật Công đoàn và Luật Lao động đang có điểm khác nhau. Ta đặt vấn đề sửa Luật Công đoàn như vậy hay nói cách khác là trọng tâm chuyển sang bảo vệ người lao động thuộc khu vực ngoài quốc doanh mà họ đang cần bảo vệ chứ không tập trung khu vực quốc doanh vì Đảng, Nhà nước lo hết rồi.

Hiện chúng ta tham gia CPTPP và trong các điều khoản chúng ta cam kết CPTPP về điều khoản lao động công đoàn, có xác định là sau 5 năm kể từ khi CPTPP có hiệu lực thì điều khoản về lao động công đoàn có hiệu lực theo đó là ở cơ sở được thành lập tổ chức khác của người lao động, hay nói cách khác là sẽ có một tổ chức Công đoàn mới. Đây là vấn đề mới, nhạy cảm, chưa có tiền lệ, rất cần công đoàn cần phải có một khoảng thời gian. Đây chính là lý do mà Công đoàn đã báo cáo với Chính phủ, Bộ Chính trị để trong quá trình đàm phán cho kéo dài 5 năm để chuẩn bị các điều kiện, lực lượng, nguồn lực, trải nghiệm những vấn đề thực tế để sau đó chúng ta khái quát hóa thành những quy định của pháp luật trong tương lai. Nếu chúng ta sửa luật ngay bây giờ về một vấn đề mới, nhạy cảm khi chúng ta chưa có kinh nghiệm, kể cả kinh nghiệm quốc tế thì đây là vấn đề có thể đặt ra thách thức trong tương lai.

Đại biểu Ngọ Duy Hiểu (Hà Nội)

Trưởng Ban Quan hệ Lao động – Tổng LĐLĐ Việt Nam

Còn nhiều vấn đề chúng ta phải lo lương, chính sách nhà ở tiếp tục theo Nghị quyết Trung ương 7. Nghị quyết Trung ương 6 cần sửa đổi và thực hiện công đoàn làm sao cho sát thực tiễn, tránh hình thức hóa, tránh không bám sát cơ sở. Trong chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn phải sửa mới bám sát được cơ sở.

Còn đại biểu Bùi Văn Cường (Gia Lai) - Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam, cho rằng: Tôi thấy việc sửa đổi để thể chế quan điểm của Đảng, Nhà nước phù hợp với quy định của pháp luật, đồng thời việc chuyển trọng tâm bảo vệ đoàn viên và người lao động khu vực ngoài nhà nước theo các chủ trương của Đảng, Nhà nước nhất là Nghị quyết Trung ương 5 về phát triển kinh tế tư nhân. Tuy nhiên, chúng tôi xin phép Quốc hội cho phép lùi thời gian sửa đổi bởi hai lý do như sau.

Thứ nhất, khi chuẩn bị cho xây dựng luật, pháp lệnh năm 2019, lúc đó chúng ta chưa ký CPTTP, tháng 3 vừa rồi chúng ta ký Hiệp định thương mại đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương CPTTP, theo đó có điều khoản quy định về việc lập tổ chức của người lao động và người lao động tự do lập tổ chức của mình. Trong thể chế chính trị của chúng ta có lẽ Công đoàn sẽ là tổ chức đầu tiên chịu áp lực về việc đa tổ chức và vấn đề này thì có thể nói chúng ta cũng đặt ra vấn đề cần phải xem xét.

Về nguyên tắc thì sau khi các quốc gia thành viên phê chuẩn, tức là Quốc hội chúng ta năm nay hoặc sang năm phê chuẩn thì 3 năm sau, năm 2021 cho phép lập tổ chức Công đoàn ở cơ sở và 2 năm nữa cho liên kết dọc, liên kết ngang.

Nếu chúng ta sửa bây giờ, lại đặt ra những vấn đề đó thì rất phức tạp ở chỗ vừa rồi khi chúng ta ký CPTPP trước khi Tổng thống Trump được bầu làm Tổng thống thì đã có 3 địa phương xin lập tổ chức Công đoàn theo cách riêng của họ. Hiện đã có một tỉnh gửi văn bản đến Bộ Nội vụ và Bộ Nội vụ hỏi về vấn đề này, thì phía Tổng LĐLĐVN cũng nói pháp luật hiện hành chưa quy định về việc lập tổ chức Công đoàn khác tổ chức Công đoàn Việt Nam.

Lý do thứ 2 về xin lùi trình dự án là TLĐLĐ VN đang tập trung vào việc thực hiện Chỉ thị 09 của Ban Bí thư, về tổ chức Đại hội Công đoàn các cấp và Đại hội XII Công đoàn Việt Nam. Hiện nay toàn bộ lực lượng, vật lực, nhân lực của Tổng LĐLĐ Việt Nam đang tập trung cho việc chỉ đạo đại hội các địa phương, các ngành và chuẩn bị Đại hội XII Công đoàn Việt Nam.

Do đó, đúng thời điểm này nếu đồng thời làm hai việc lớn như vậy thì rất khó khăn. Chúng tôi xin phép, nếu được thì Quốc hội xem xét cân nhắc, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét cân nhắc cho lùi thời điểm sửa còn chúng tôi thấy cần thiết phải sửa và sửa để phù hợp.

Nhất là việc như đại biểu Phạm Minh Chính phân tích rất sâu sắc, đó là cần phải chuyển trọng tâm bảo vệ người lao động khu vực ngoài nhà nước. Trong đề án đổi mới, tổ chức và hoạt động Công đoàn Việt Nam trong tình hình mới trình Bộ Chính trị chúng tôi cũng đã có đề xuất liên quan đến lĩnh vực này.

Đồng tình với việc xin lùi thời gian sửa đổi Luật Công đoàn, đại biểu Ngọ Duy Hiểu (Hà Nội) – Trưởng Ban Quan hệ Lao động – Tổng LĐLĐ Việt Nam, cho rằng qua 5 năm thực hiện đến nay Luật Công đoàn không có vướng mắc, bất cập nào mà ở cơ quan cấp dưới đề xuất lên với Tổng LĐLĐ Việt Nam, chúng ta sửa luật khi chưa có vấn đề phát sinh là một khó khăn.

Trong khi đó, theo kế hoạch của Đảng đoàn cũng như công văn 1099 của Ủy ban Pháp luật Quốc hội gửi cho Tổng Liên đoàn để đề xuất sửa đổi Luật Công đoàn có nêu vấn đề cần tập trung là tổ chức bộ máy. Tổ chức bộ máy hiện nay của Công đoàn được chia thành 4 cấp. Còn các vấn đề xung quanh bộ máy, biên chế của Công đoàn lại nằm trong chính văn bản của Đảng và Điều lệ của tổ chức Công đoàn.

Chúng ta cũng thấy là Hội nông dân, thanh niên, phụ nữ không có luật nhưng vẫn hoạt động bình thường vì có các văn bản của Đảng quy định về tổ chức bộ máy và điều lệ của tổ chức. Đây là lý do thứ hai chúng tôi đề xuất cần phải nghiên cứu lùi.

Một lý do nữa, hiện chúng ta tham gia CPTPP và trong các điều khoản chúng ta cam kết CPTPP về điều khoản lao động công đoàn, có xác định là sau 5 năm kể từ khi CPTPP có hiệu lực thì điều khoản về lao động công đoàn có hiệu lực theo đó là ở cơ sở được thành lập tổ chức khác của người lao động, hay nói cách khác là sẽ có một tổ chức Công đoàn mới. Đây là vấn đề mới, nhạy cảm, chưa có tiền lệ, rất cần công đoàn cần phải có một khoảng thời gian.

Đây chính là lý do mà Công đoàn đã báo cáo với Chính phủ, Bộ Chính trị để trong quá trình đàm phán cho kéo dài 5 năm để chuẩn bị các điều kiện, lực lượng, nguồn lực, trải nghiệm những vấn đề thực tế để sau đó chúng ta khái quát hóa thành những quy định của pháp luật trong tương lai. Nếu chúng ta sửa luật ngay bây giờ về một vấn đề mới, nhạy cảm khi chúng ta chưa có kinh nghiệm, kể cả kinh nghiệm quốc tế thì đây là vấn đề có thể đặt ra thách thức trong tương lai.

Cùng với đó, Bộ luật Lao động sửa đội dự kiến là năm 2019 và 2020 sẽ có hiệu lực thì chúng ta cũng có thêm nội dung để cụ thể hóa thể chế, thể hiện trong Luật Công đoàn. Bộ Chính trị cũng đang xem xét để có thể phê chuẩn đề án đổi mới tổ chức hoạt động công đoàn, thì khi đề án này được thông qua, sau này chúng ta sẽ sửa Luật Công đoàn trên cơ sở thể chế những vấn đề của đề án này.

Thu Trang

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Lãnh đạo Tổng LĐLĐ Việt Nam chúc Tết cán bộ, phóng viên, nhân viên Báo Lao động Thủ đô

Lãnh đạo Tổng LĐLĐ Việt Nam chúc Tết cán bộ, phóng viên, nhân viên Báo Lao động Thủ đô

(LĐTĐ) Sáng 3/2 (mùng 6 Tết Ất Tỵ) - ngày làm việc đầu tiên của Xuân mới, đoàn công tác của Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam do đồng chí Huỳnh Thanh Xuân - Phó Chủ tịch dẫn đầu đã tới thăm, chúc Tết cán bộ, phóng viên, nhân viên Báo Lao động Thủ đô.
Mùng 6 Tết, giá vàng trong nước tăng vọt

Mùng 6 Tết, giá vàng trong nước tăng vọt

(LĐTĐ) Mở cửa phiên giao dịch sáng nay (3/2, tức mùng 6 Tết), nhiều công ty kinh doanh vàng đồng loạt điều chỉnh giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn tròn trơn.
Giá vàng thế giới bất ngờ giảm mạnh

Giá vàng thế giới bất ngờ giảm mạnh

(LĐTĐ) Hôm nay (3/2), chỉ vài giờ sau khi chạm mốc 2.810 USD/ounce, giá vàng thế giới liên tục giảm.
Thông tin mới về đợt gió mùa đông bắc

Thông tin mới về đợt gió mùa đông bắc

(LĐTĐ) Sáng sớm nay (3/2, tức mùng 6 Tết), không khí lạnh đã ảnh hưởng đến khu vực phía Đông Bắc Bộ. Dự báo trong ngày và đêm nay, tiếp tục ảnh hưởng đến khu vực phía Tây Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, Trung Trung Bộ và một số nơi ở Nam Trung Bộ. Nền nhiệt giảm dần, trời chuyển mưa rải rác.
Quy định mới về giá điện từ tháng 2

Quy định mới về giá điện từ tháng 2

(LĐTĐ) Luật Điện lực (sửa đổi) thay thế cho Luật Điện lực năm 2004 và có hiệu lực từ ngày 1/2/2025, trong đó khoản 12 Điều 5 nêu rõ về chính sách giá điện và giá dịch vụ về điện.
Cán bộ, công chức, viên chức tuyệt đối không đi lễ hội trong giờ hành chính

Cán bộ, công chức, viên chức tuyệt đối không đi lễ hội trong giờ hành chính

(LĐTĐ) Không tổ chức du xuân, liên hoan, chúc Tết làm ảnh hưởng đến thời gian và hiệu quả làm việc, tuyệt đối không đi lễ hội trong giờ hành chính là quy định từ nhiều năm nay đối với cán bộ, công chức, viên chức.
Đảng đưa dân tộc ta tới tương lai tươi sáng

Đảng đưa dân tộc ta tới tương lai tươi sáng

Đảng ta thật là vĩ đại. 95 năm qua, kể từ khi thành lập đến nay, Đảng ta luôn có những quyết định mang tầm tư duy dẫn đường đưa cách mạng Việt Nam vào thế tiến công không ngừng, tiên phong trong cách mạng thế giới, đưa dân tộc tới tương lai rạng ngời...

Tin khác

Lãnh đạo Tổng LĐLĐ Việt Nam chúc Tết cán bộ, phóng viên, nhân viên Báo Lao động Thủ đô

Lãnh đạo Tổng LĐLĐ Việt Nam chúc Tết cán bộ, phóng viên, nhân viên Báo Lao động Thủ đô

(LĐTĐ) Sáng 3/2 (mùng 6 Tết Ất Tỵ) - ngày làm việc đầu tiên của Xuân mới, đoàn công tác của Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam do đồng chí Huỳnh Thanh Xuân - Phó Chủ tịch dẫn đầu đã tới thăm, chúc Tết cán bộ, phóng viên, nhân viên Báo Lao động Thủ đô.
Hà Nội: Công đoàn đón công nhân trở lại làm việc an toàn

Hà Nội: Công đoàn đón công nhân trở lại làm việc an toàn

(LĐTĐ) Sau những ngày Tết đoàn viên sum họp với gia đình, hôm nay ngày 2/2 (mùng 5 Tết Ất Tỵ), 400 đoàn viên công đoàn, công nhân lao động (CNLĐ) quê ở các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An đã được Công đoàn các Khu công nghiệp và chế xuất Hà Nội tổ chức 7 chuyến xe đón quay trở lại Hà Nội làm việc thuận lợi, an toàn.
Công nhân phấn khởi trở lại Hà Nội làm việc trên những chuyến xe Công đoàn

Công nhân phấn khởi trở lại Hà Nội làm việc trên những chuyến xe Công đoàn

(LĐTĐ) Sáng 2/2, (mùng 5 Tết), 400 công nhân lao động của hai tỉnh Thanh Hóa và Nghệ An đã quay trở lại Hà Nội làm việc trên những chuyến xe ô tô miễn phí do Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội tổ chức.
Công đoàn ngành Công Thương Hà Nội: Hiệu quả từ các phong trào thi đua yêu nước

Công đoàn ngành Công Thương Hà Nội: Hiệu quả từ các phong trào thi đua yêu nước

(LĐTĐ) Xác định phong trào thi đua yêu nước là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của tổ chức Công đoàn; năm qua, Công đoàn ngành Công Thương Hà Nội đã không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng các phong trào thi đua yêu nước trong công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ). Qua đó, thúc đẩy phát triển sản xuất kinh doanh, ổn định việc làm, nâng cao đời sống thu nhập cho đoàn viên, người lao động...
LĐLĐ quận Bắc Từ Liêm: Triển khai hiệu quả công tác nữ công

LĐLĐ quận Bắc Từ Liêm: Triển khai hiệu quả công tác nữ công

(LĐTĐ) Trong năm 2024, các cấp Công đoàn quận Bắc Từ Liêm đã tập trung triển khai hiệu quả công tác nữ công; chăm lo cho nữ đoàn viên, người lao động và con công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) bằng nhiều hoạt động thiết thực, ý nghĩa.
Tết ấm của đoàn viên Công đoàn, công nhân lao động ngành Dệt - May Hà Nội

Tết ấm của đoàn viên Công đoàn, công nhân lao động ngành Dệt - May Hà Nội

(LĐTĐ) Mặc dù còn gặp nhiều khó khăn về công việc, thu nhập và đời sống song trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 này, đoàn viên Công đoàn, công nhân lao động (CNLĐ) ngành Dệt - May Hà Nội vẫn cảm thấy ấm lòng và được đón một cái Tết đủ đầy bởi có sự chăm lo chu đáo của tổ chức Công đoàn.
Đẩy mạnh phát triển đoàn viên, thành lập Công đoàn cơ sở

Đẩy mạnh phát triển đoàn viên, thành lập Công đoàn cơ sở

(LĐTĐ) Công tác phát triển đoàn viên, thành lập Công đoàn cơ sở là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của tổ chức Công đoàn. Để thực hiện tốt nhiệm vụ này, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Tây Hồ đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp và đạt được những kết quả tích cực.
Phát động phong trào thi đua trong đoàn viên, người lao động huyện Đông Anh

Phát động phong trào thi đua trong đoàn viên, người lao động huyện Đông Anh

(LĐTĐ) Mới đây, Liên đoàn Lao động huyện Đông Anh đã tổ chức phát động phong trào thi đua tới toàn thể đoàn viên, người lao động với chủ đề thi đua: Quyết tâm đổi mới, tích cực sáng tạo, nâng cao năng suất lao động, hiệu quả công tác, tiết kiệm, chống lãng phí, chào mừng Đại hội Đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng, Đại hội Thi đua yêu nước các cấp, Đại hội Thi đua yêu nước toàn quốc lần thứ XI.
Quận Hoàng Mai: Thành lập mới 29 Công đoàn cơ sở

Quận Hoàng Mai: Thành lập mới 29 Công đoàn cơ sở

(LĐTĐ) Thống kê trong năm 2024, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Hoàng Mai đã thành lập mới 29 Công đoàn cơ sở (đạt 145% chỉ tiêu giao), phát triển 4.315 đoàn viên; trong đó 15 Công đoàn cơ sở có từ 25 đoàn viên trở lên (đạt 300% chỉ tiêu), 5 đơn vị thành lập theo Điều 14 Điều lệ Công đoàn Việt Nam.
LĐLĐ huyện Chương Mỹ phát động phong trào thi đua tới công nhân, viên chức, lao động

LĐLĐ huyện Chương Mỹ phát động phong trào thi đua tới công nhân, viên chức, lao động

(LĐTĐ) Với việc phát động 2 đợt thi đua trong năm 2025, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Chương Mỹ kêu gọi toàn thể cán bộ, đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) trên địa bàn huyện tích cực hưởng ứng; phấn đấu vượt qua mọi khó khăn trong lao động, sản xuất, học tập, công tác; góp phần hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.
Xem thêm
Phiên bản di động