-->

Cần hạn chế rút bảo hiểm xã hội một lần

(LĐTĐ) Tại hội thảo lấy ý kiến khu vực phía Nam về dự án Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) sửa đổi do Ủy ban Xã hội của Quốc hội và Quỹ dân số Liên Hiệp Quốc tổ chức ngày 13/7 tại thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM), bà Pauline Tamesis, Điều phối viên thường trú của Liên Hiệp Quốc kiêm Trưởng đại diện Quỹ dân số Liên Hiệp Quốc (UNFPA) tại Việt Nam khẳng định: Trong nhiều năm qua Việt Nam đã đạt được nhiều bước tiến trong chính sách BHXH với việc mỗi năm lại có thêm nửa triệu người tham gia.
Công bố điểm thi, điểm chuẩn vào lớp 6 ở TP.HCM TP. Hồ Chí Minh: Phải "đánh thức" hệ sinh thái du lịch sông để phát triển kinh tế Thông qua 65 nghị quyết quan trọng để tạo đột phá cho TP.HCM

Chứng minh rõ thành tựu này, bà Pauline Tamesis dẫn chứng, ở Việt Nam nếu năm 2016 chỉ có gần 13 triệu người tham gia BHXH thì đến năm 2023 đã tăng lên khoảng 17,5 triệu người.

Đồng quan điểm, ông Đặng Thuần Phong, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội của Quốc hội cho biết: Chính sách BHXH ở Việt Nam thời gian qua đạt được nhiều thành tựu, nhất là diện bao phủ ngày càng mở rộng, số người hưởng chế độ BHXH ngày một nhiều. Tuy nhiên việc ban hành chính sách và tổ chức thực hiện Luật BHXH vẫn còn những hạn chế, yếu kém như chưa quan tâm lao động phi chính thức, tình trạng rút BHXH một lần tăng nhanh, việc trốn đóng BHXH vẫn còn...

Cần hạn chế rút bảo hiểm xã hội một lần
Bà Pauline Tamesis, Điều phối viên thường trú của Liên Hiệp Quốc kiêm Trưởng đại diện Quỹ dân số Liên Hiệp Quốc (UNFPA) tại Việt Nam phát biểu tại hội thảo. Ảnh: Thu Ngân.

Theo bà Pauline Tamesis, mặc dù Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu về việc mở rộng đối tượng tham gia BHXH nhưng hiện tỷ lệ bao phủ BHXH còn thấp, chỉ chiếm 37% lực lượng lao động so với mục tiêu 60% đề ra, nhất là khi tỷ lệ thuộc nhóm người cao tuổi ngày càng tăng ở Việt Nam.

"Trong bối cảnh dân số Việt Nam đang già đi khá nhanh, việc phát triển một hệ thống BHXH vững mạnh ngày càng trở nên cần thiết nhằm bảo vệ người dân, đặc biệt là người cao tuổi. Ngoài ra, Điều tra quốc gia về người khuyết tật Việt Nam năm 2016 cho thấy, có 10,1% người cao tuổi cần được chăm sóc, trong đó nhóm người cao tuổi khuyết tật chiếm một tỷ lệ cao", bà Pauline Tamesis cho biết và khẳng định Việt Nam có thể thực hiện một số lựa chọn chính sách và đầu tư để tăng cường và cải thiện hệ thống BHXH.

Cần hạn chế rút bảo hiểm xã hội một lần
Quang cảnh hội thảo.

Trong đó có thể kể đến cách tiếp cận bao trùm toàn bộ hệ thống xã hội và vai trò quan trọng của Chính phủ đối với sự phát triển và mở rộng bảo trợ xã hội. Đồng thời xác định việc mở rộng phạm vi bao phủ của hệ thống BHXH phải là trọng tâm trong việc sửa đổi Luật BHXH hiện hành; mở rộng chế độ thai sản cho nam giới và nữ giới trong tương lai cũng như đảm bảo tính phù hợp, thoả đáng các quyền lợi do hệ thống BHXH chi trả và tính bền vững về mặt tài chính.

Cần hạn chế rút BHXH một lần

Phát biểu tại hội thảo, bà Trần Thị Diệu Thúy, Chủ tịch Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) TP.HCM đề xuất 2 phương án liên quan đến rút BHXH một lần. Thứ nhất, những ai đã tham gia và đóng BHXH rồi, thì được rút BHXH một lần như quy định hiện hành; còn những người tham gia mới thì chỉ được rút 50% số tiền BHXH một lần. Phương án thứ hai, người lao động được rút BHXH một lần toàn bộ số tiền mà họ đóng góp, nhưng phải giữ lại phần của người sử dụng lao động đóng.

Cần hạn chế rút bảo hiểm xã hội một lần
Bà Trần Thị Diệu Thúy, Chủ tịch LĐLĐ TP.HCM đề xuất 2 phương án liên quan đến rút BHXH một lần.

Trong khi đó, để hạn chế người lao động rút BHXH một lần, ông Andre Gama, chuyên gia Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) tại Việt Nam cho rằng, cần phải từng bước giảm số tiền rút trong tổng số tiền đóng BHXH mà người lao động có thể nhận thông qua hình thức rút một lần và tăng thời gian chờ đợi.

Bên cạnh đó, phải tăng cường các chế độ trợ cấp ngắn hạn như xây dựng chế độ trợ cấp gia đình, mở rộng diện bao phủ và tăng hiệu quả của các yếu tố chủ động và bị động của Bảo hiểm thất nghiệp.

Liên quan đến vấn đề này, ông Nguyễn Duy Cường, Phó Vụ trưởng Vụ BHXH, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cho biết, hiện nay Bộ này đang phối hợp với các Bộ, cơ quan liên quan tiếp tục nghiên cứu bổ sung thêm các quyền lợi cho người lao động để khuyến khích người lao động không hưởng BHXH một lần và các phương án quy định hưởng BHXH một lần để báo cáo các cấp có thẩm quyền.

Minh Tuấn

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Lãnh đạo Tổng LĐLĐ Việt Nam chúc Tết cán bộ, phóng viên, nhân viên Báo Lao động Thủ đô

Lãnh đạo Tổng LĐLĐ Việt Nam chúc Tết cán bộ, phóng viên, nhân viên Báo Lao động Thủ đô

(LĐTĐ) Sáng 3/2 (mùng 6 Tết Ất Tỵ) - ngày làm việc đầu tiên của Xuân mới, đoàn công tác của Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam do đồng chí Huỳnh Thanh Xuân - Phó Chủ tịch dẫn đầu đã tới thăm, chúc Tết cán bộ, phóng viên, nhân viên Báo Lao động Thủ đô.
Mùng 6 Tết, giá vàng trong nước tăng vọt

Mùng 6 Tết, giá vàng trong nước tăng vọt

(LĐTĐ) Mở cửa phiên giao dịch sáng nay (3/2, tức mùng 6 Tết), nhiều công ty kinh doanh vàng đồng loạt điều chỉnh giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn tròn trơn.
Giá vàng thế giới bất ngờ giảm mạnh

Giá vàng thế giới bất ngờ giảm mạnh

(LĐTĐ) Hôm nay (3/2), chỉ vài giờ sau khi chạm mốc 2.810 USD/ounce, giá vàng thế giới liên tục giảm.
Thông tin mới về đợt gió mùa đông bắc

Thông tin mới về đợt gió mùa đông bắc

(LĐTĐ) Sáng sớm nay (3/2, tức mùng 6 Tết), không khí lạnh đã ảnh hưởng đến khu vực phía Đông Bắc Bộ. Dự báo trong ngày và đêm nay, tiếp tục ảnh hưởng đến khu vực phía Tây Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, Trung Trung Bộ và một số nơi ở Nam Trung Bộ. Nền nhiệt giảm dần, trời chuyển mưa rải rác.
Quy định mới về giá điện từ tháng 2

Quy định mới về giá điện từ tháng 2

(LĐTĐ) Luật Điện lực (sửa đổi) thay thế cho Luật Điện lực năm 2004 và có hiệu lực từ ngày 1/2/2025, trong đó khoản 12 Điều 5 nêu rõ về chính sách giá điện và giá dịch vụ về điện.
Cán bộ, công chức, viên chức tuyệt đối không đi lễ hội trong giờ hành chính

Cán bộ, công chức, viên chức tuyệt đối không đi lễ hội trong giờ hành chính

(LĐTĐ) Không tổ chức du xuân, liên hoan, chúc Tết làm ảnh hưởng đến thời gian và hiệu quả làm việc, tuyệt đối không đi lễ hội trong giờ hành chính là quy định từ nhiều năm nay đối với cán bộ, công chức, viên chức.
Đảng đưa dân tộc ta tới tương lai tươi sáng

Đảng đưa dân tộc ta tới tương lai tươi sáng

Đảng ta thật là vĩ đại. 95 năm qua, kể từ khi thành lập đến nay, Đảng ta luôn có những quyết định mang tầm tư duy dẫn đường đưa cách mạng Việt Nam vào thế tiến công không ngừng, tiên phong trong cách mạng thế giới, đưa dân tộc tới tương lai rạng ngời...

Tin khác

Cán bộ, công chức, viên chức tuyệt đối không đi lễ hội trong giờ hành chính

Cán bộ, công chức, viên chức tuyệt đối không đi lễ hội trong giờ hành chính

(LĐTĐ) Không tổ chức du xuân, liên hoan, chúc Tết làm ảnh hưởng đến thời gian và hiệu quả làm việc, tuyệt đối không đi lễ hội trong giờ hành chính là quy định từ nhiều năm nay đối với cán bộ, công chức, viên chức.
Mức đóng bảo hiểm y tế theo hộ gia đình năm 2025

Mức đóng bảo hiểm y tế theo hộ gia đình năm 2025

Theo quy định, mức đóng bảo hiểm y tế (BHYT) là 4,5% mức tiền lương hoặc lương hưu, trợ cấp mất sức lao động, trợ cấp thất nghiệp hoặc mức lương cơ sở.
Đi làm vào Tết Âm lịch 2025, người lao động được nhận lương thế nào?

Đi làm vào Tết Âm lịch 2025, người lao động được nhận lương thế nào?

(LĐTĐ) Tết Âm lịch là dịp Tết lớn nhất trong năm, dịp để mọi người nghỉ ngơi, dành thời gian quây quần bên gia đình. Tuy nhiên, không ít người lao động vẫn làm việc trong những ngày này vì yêu cầu công việc hoặc được động viên bằng mức lương hấp dẫn. Vậy người lao động đi làm vào ngày Tết Âm lịch 2025 sẽ được nhận lương như thế nào?
Đề xuất mức trợ cấp hưu trí xã hội 500.000 đồng/tháng từ 1/7/2025

Đề xuất mức trợ cấp hưu trí xã hội 500.000 đồng/tháng từ 1/7/2025

Theo đề xuất của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH), từ ngày 1/7/2025, người từ đủ 75 tuổi trở lên, không hưởng lương hưu hoặc trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng sẽ được nhận trợ cấp hưu trí xã hội với mức 500.000 đồng/tháng.
Mức điều chỉnh tiền lương, thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội năm 2025

Mức điều chỉnh tiền lương, thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội năm 2025

(LĐTĐ) Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội vừa ban hành Thông tư 01/2025/TT-BLĐTBXH quy định mức điều chỉnh tiền lương và thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 28/2/2025.
Người nghỉ hưu sớm khi tinh gọn bộ máy sẽ không bị trừ phần trăm lương hưu

Người nghỉ hưu sớm khi tinh gọn bộ máy sẽ không bị trừ phần trăm lương hưu

(LĐTĐ) Người nghỉ hưu sớm khi thực hiện tinh gọn bộ máy sẽ không bị trừ phần trăm lương hưu. Ngoài việc sẽ được hưởng mức lương hưu tối đa 75%, người nghỉ hưu sớm sẽ được nhận thêm một khoản hỗ trợ.
Bảng lương của giáo viên năm 2025

Bảng lương của giáo viên năm 2025

(LĐTĐ) Năm 2025 chưa tăng tiền lương cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang tức là chưa tăng tiền lương giáo viên trong năm 2025. Bảng lương giáo viên 2025 vẫn giữ nguyên như năm 2024.
Đề xuất mới về điều kiện hưởng lương hưu từ 1/7/2025

Đề xuất mới về điều kiện hưởng lương hưu từ 1/7/2025

(LĐTĐ) Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) đang lấy ý kiến dự thảo Thông tư quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc, trong đó đề xuất quy định về điều kiện hưởng lương hưu.
Đề xuất quy định về chế độ ốm đau của người lao động

Đề xuất quy định về chế độ ốm đau của người lao động

Tại dự thảo Thông tư quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) đề xuất quy định về chế độ ốm đau của người lao động.
Tuổi nghỉ hưu của công chức, người lao động trong năm 2025

Tuổi nghỉ hưu của công chức, người lao động trong năm 2025

Tuổi nghỉ hưu đang được điều chỉnh tăng dần theo lộ trình, do vậy, trước khi đủ 62 tuổi đối với lao động nam vào năm 2028 và đủ 60 tuổi đối với lao động nữ vào năm 2035 thì tuổi nghỉ hưu của công chức, người lao động khác nhau theo từng năm. Năm 2025, tuổi nghỉ hưu của công chức, người lao động trong điều kiện lao động bình thường là bao nhiêu?
Xem thêm
Phiên bản di động