-->

Cần công khai chất lượng doanh nghiệp bảo hiểm

Trước nhiều vụ việc gây bức xúc trên thị trường bảo hiểm, các chuyên gia đã kiến nghị tăng cường vai trò của cơ quan quản lý Nhà nước, tăng chất lượng và số lượng chế tài để tạo hàng rào bảo vệ các quan hệ trên thị trường và cụ thể hóa trách nhiệm của doanh nghiệp.
Phải có bằng đại học chuyên ngành bảo hiểm Doanh nghiệp bảo hiểm không được quấy nhiễu khách hàng Năm trường hợp không phải bồi thường, trả tiền bảo hiểm

Không thể phủ nhận, ngành Bảo hiểm đã có những đóng góp tích cực cho phát triển kinh tế - xã hội với tốc độ tăng trưởng trung bình 20%/năm. Tuy nhiên, chất lượng phát triển còn có những tồn tại, hạn chế chưa tương xứng với tốc độ tăng trưởng. Thời gian qua, thị trường bảo hiểm đã phát sinh những vấn đề nổi cộm về chất lượng tư vấn, chăm sóc, giải quyết quyền lợi cho khách hàng.

Đặc biệt, trong quá trình phát triển đã xuất hiện rất nhiều kênh phân phối bảo hiểm mới bên cạnh kênh phân phối truyền thống, điển hình là kênh phân phối qua ngân hàng.

Cần công khai chất lượng doanh nghiệp bảo hiểm
Các chuyên gia chia sẻ tại tọa đàm. Ảnh: BTC

Tại tọa đàm “Bảo vệ quyền lợi của người mua bảo hiểm” vừa được tổ chức mới đây, bà Phạm Thu Phương - Phó Cục trưởng Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm, Bộ Tài chính cho rằng, kênh phân phối bảo hiểm qua ngân hàng, nếu làm đúng, chính xác sẽ mang lại lợi ích rất lớn cho các bên tham gia, vì tiết giảm rất nhiều chi phí cho người dân mong muốn tham gia gói tài chính trọn gói tại một nơi.

Song thực tế, trong quá trình triển khai, việc kiểm soát chất lượng tư vấn qua kênh ngân hàng còn nhiều vấn đề phức tạp, chưa chặt chẽ. Có thông tin phản ánh nhân viên ngân hàng có hiện tượng mời chào, lôi kéo, tư vấn không đầy đủ, thậm chí ép buộc khách hàng phải mua sản phẩm bảo hiểm mới cho vay vốn, trong khi hành vi ép buộc khách hàng đã bị cấm.

Theo bà Phạm Thu Phương, có một số nguyên nhân của những tồn tại hạn chế nêu trên. Đầu tiên, về hợp đồng bảo hiểm, đó là hợp đồng tài chính dài hạn, tương đối đặc thù, tính chuyên môn cao để bảo vệ quyền lợi của người mua bảo hiểm trong việc tiếp cận thông tin đúng về sản phẩm bảo hiểm trước khi kết giao hợp đồng.

Do đó, các chuyên gia khuyến nghị, khách hàng cần quan tâm kỹ hơn về hợp đồng, loại hình bảo hiểm tham gia. Tuy hợp đồng bảo hiểm rất phức tạp, khó hiểu, nhưng không thể vì thế mà phó thác toàn bộ cho đại lý. Khi khách hàng chưa rõ, chưa đủ tự tin thì không nên đưa ra quyết định đầu tư để đảm bảo quyền lợi của bản thân.

Mặt khác, pháp luật có quy định nghĩa vụ của doanh nghiệp bảo hiểm cũng như nghĩa vụ của đại lý bảo hiểm trong việc cung cấp thông tin, giải thích đầy đủ, rõ ràng điều khoản của sản phẩm bảo hiểm đến khách hàng. Nhưng thời gian qua, vẫn còn có một số đại lý tư vấn chưa đầy đủ, khách quan, nhất là sản phẩm bảo hiểm liên kết đầu tư, ảnh hưởng đến chất lượng phát triển thị trường nói chung. Đây là nguyên nhân chính dẫn đến bức xúc mà dư luận phản ánh trong thời gian qua, đã làm giảm rất nhiều tính nhân văn của bảo hiểm.

Nhiều chuyên gia đề nghị, cơ quan quản lý phải định kỳ công bố kết quả đánh giá “hạnh kiểm” của các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ. Đây sẽ là căn cứ quan trọng để người dân biết được doanh nghiệp nào hoạt động tốt, tư vấn đầy đủ, đúng quy định. Đồng thời, các cơ quan Nhà nước cũng phải nghiên cứu để tăng chế tài đối với hành vi vi phạm hoạt động kinh doanh bảo hiểm.

Một nguyên nhân nữa là do một số tổ chức tín dụng đã giao chỉ tiêu doanh số bán bảo hiểm cho nhân viên, tạo sức ép cho nhân viên, dẫn đến tình trạng áp lực doanh số, bằng mọi giá bán bảo hiểm cho khách hàng.

Phó Cục trưởng Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm cho biết, trong thời gian qua, cùng với việc ban hành các công văn chấn chỉnh, kể từ 2022 đến nay, Bộ Tài chính đã thanh tra, kiểm tra 10 doanh nghiệp. Nhận thấy hoạt động bán bảo hiểm qua qua ngân hàng còn nhiều vấn đề tồn đọng, Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm đã đề xuất bổ sung văn bản hướng dẫn Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022. Cục cũng đề xuất khống chế mức chi cho đại lý bảo hiểm; cụ thể hóa trách nhiệm của doanh nghiệp trong kiểm tra, giám sát đại lý; minh bạch hóa thông tin hợp đồng; xây dựng bản tóm tắt hợp đồng bảo hiểm, nêu rõ thời hạn đóng phí, cùng các thông tin quan trọng khác. Năm 2023, Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm sẽ tiếp tục mở rộng hoạt động thanh tra, kiểm tra; khi phát hiện vi phạm sẽ xử lý nghiêm để bảo đảm kỷ luật, kỷ cương thị trường.

Các chuyên gia cũng cho rằng, hai cơ quan quản lý Nhà nước có liên quan đến bảo hiểm là Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà nước cần phối hợp chặt chẽ với nhau trong quá trình xử lý các vấn đề; tăng cường công tác truyền thông; tăng cường ứng dụng công nghệ cao trong quản lý hoạt động của lĩnh vực bảo hiểm; đặc biệt là tăng chất lượng và số lượng chế tài quản lý vì sẽ giúp tạo hàng rào bảo vệ các quan hệ cốt lõi.

Xoay quanh những vấn đề tồn tại của thị trường bảo hiểm nhân thọ thời gian qua, nhiều ý kiến cũng cho thấy, đây là bài học lớn cho cả cơ quan quản lý Nhà nước và khối doanh nghiệp, trong đó có doanh nghiệp bảo hiểm và ngân hàng. Đồng thời nhấn mạnh, việc kiểm tra và chấn chỉnh kịp thời của các cơ quan quản lý vừa qua là rất cần thiết để có thể sớm lành mạnh hóa ngành Bảo hiểm.

Nhìn vào Luật Kinh doanh bảo hiểm năm 2022 có hiệu lực từ ngày 1/1/2023 cũng đã có rất nhiều bổ sung và có cả tính chất kế thừa của luật cũ. Những vấn đề về tư vấn trung thực, đầy đủ, không lừa dối khách hàng… đã được quy định trong Luật. Vì vậy, nguyên nhân chính dẫn đến hạn chế trong lĩnh vực bảo hiểm là chất lượng của hoạt động tư vấn chứ không phải do quy định.

Bảo Anh

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Chính thức thông xe tuyến đường Lê Quang Đạo kéo dài

Chính thức thông xe tuyến đường Lê Quang Đạo kéo dài

Tuyến đường Lê Quang Đạo kéo dài do Ủy ban nhân dân (UBND) quận Nam Từ Liêm làm chủ đầu tư, chính thức khởi công từ tháng 2/2023. Tuyến đường có tổng chiều dài 2,67km, tổng mức đầu tư khoảng 705 tỉ đồng. Dự án được kỳ vọng là trục giao thông huyết mạch kết nối quận Nam Từ Liêm với Hà Đông và nhiều khu đô thị phía Tây Thủ đô.
Chi tiết diện tích, dân số của 5 xã thuộc huyện Sóc Sơn sau khi sắp xếp

Chi tiết diện tích, dân số của 5 xã thuộc huyện Sóc Sơn sau khi sắp xếp

Theo phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của thành phố Hà Nội, huyện Sóc Sơn dự kiến thành lập 5 đơn vị hành chính cơ sở gồm: Sóc Sơn, Nội Bài, Kim Anh, Đa Phúc và Trung Giã.
Cập nhật giá vàng trưa 19/4: Vàng miếng SJC đột ngột giảm 6 triệu đồng/lượng

Cập nhật giá vàng trưa 19/4: Vàng miếng SJC đột ngột giảm 6 triệu đồng/lượng

Trưa nay (19/4), giá vàng trong nước đột ngột quay đầu giảm mạnh ở cả chiều mua vào và bán ra. Mỗi lượng vàng miếng SJC giảm sâu tới 6 triệu đồng/lượng.
Quan tâm tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho đoàn viên, người lao động

Quan tâm tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho đoàn viên, người lao động

Nhằm nâng cao hiểu biết cho đoàn viên, người lao động, thời gian qua, các cấp Công đoàn quận Thanh Xuân đã tổ chức nhiều hoạt động tuyên truyền phong phú, sáng tạo, phù hợp với từng loại hình cơ quan, đơn vị doanh nghiệp.
Sau sắp xếp, huyện Quốc Oai dự kiến còn 4 xã

Sau sắp xếp, huyện Quốc Oai dự kiến còn 4 xã

Sáng 19/4, huyện Quốc Oai tổ chức Hội nghị trực tiếp tại hội trường Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân và trực tuyến tại các xã, thị trấn để triển khai phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn.
Quận Bắc Từ Liêm dự kiến còn 5 phường sau khi sắp xếp

Quận Bắc Từ Liêm dự kiến còn 5 phường sau khi sắp xếp

Quận ủy Bắc Từ Liêm cho biết, sau sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, dự kiến quận sẽ còn 5 phường trên cơ sở sắp xếp 13 phường hiện tại.
Dự kiến sau sắp xếp, huyện Đông Anh có 5 xã: Đông Anh, Thư Lâm, Phúc Thịnh, Thiên Lộc, Vĩnh Thanh

Dự kiến sau sắp xếp, huyện Đông Anh có 5 xã: Đông Anh, Thư Lâm, Phúc Thịnh, Thiên Lộc, Vĩnh Thanh

Sáng 19/4, huyện Đông Anh đã tổ chức Hội nghị quán triệt, triển khai sắp xếp, tổ chức đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn huyện Đông Anh. Hội nghị được tổ chức theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến đến 24 điểm cầu trên địa bàn huyện.

Tin khác

Trợ lực cho doanh nghiệp vượt thách thức: Cần đột phá cải cách thể chế

Trợ lực cho doanh nghiệp vượt thách thức: Cần đột phá cải cách thể chế

Để có thể bứt phá vào năm 2025, việc cải cách thể chế kinh tế, cải thiện môi trường kinh doanh, thúc đẩy và hỗ trợ doanh nghiệp sẽ là "chìa khóa" then chốt.
Vinamilk được vinh danh doanh nghiệp tiêu biểu nhân kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước

Vinamilk được vinh danh doanh nghiệp tiêu biểu nhân kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước

Vinamilk được vinh danh là doanh nghiệp tiêu biểu của TP.HCM nhân dịp kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước. Không chỉ là một doanh nghiệp “đầu đàn” phát triển vững mạnh, Vinamilk còn là thương hiệu mang đậm bản sắc sáng tạo, tự chủ và quyết liệt của Thành phố trong hành trình vươn tầm.
Ngân hàng Thương mại cổ phần Tiên Phong bị xử phạt 92,5 triệu đồng

Ngân hàng Thương mại cổ phần Tiên Phong bị xử phạt 92,5 triệu đồng

Ủy ban Chứng khoán Nhà nước vừa ra quyết định xử phạt hành chính đối với Ngân hàng Thương mại cổ phần Tiên Phong do những vi phạm trong công bố thông tin trái phiếu.
Khát vọng hồi sinh đội tàu du lịch vịnh Hạ Long sau bão Yagi: Cần lối thoát từ chính sách

Khát vọng hồi sinh đội tàu du lịch vịnh Hạ Long sau bão Yagi: Cần lối thoát từ chính sách

Không chỉ bị ảnh hưởng nặng nề bởi bão Yagi khi có đến hơn 20 tàu du lịch bị nhấn chìm, nhiều tàu du lịch khác ở Quảng Ninh cũng đang sắp hết hạn sử dụng, chờ được thay thế và đóng mới... Trong bối cảnh đó, các doanh nghiệp đang nỗ lực vay vốn ngân hàng để đóng mới tàu, nhưng họ vẫn mòn mỏi chờ đợi một quyết định mang tính bước ngoặt từ chính quyền địa phương.
Vì sao sàn thương mại điện tử chưa thể nộp thuế thay người bán?

Vì sao sàn thương mại điện tử chưa thể nộp thuế thay người bán?

Một quy định thuế mới đang thu hút sự quan tâm lớn từ cộng đồng doanh nghiệp: Các sàn thương mại điện tử (TMĐT) có chức năng thanh toán sẽ phải khấu trừ và nộp thuế thay cho hộ, cá nhân kinh doanh hoạt động trên nền tảng. Dù đã được luật hóa và chính thức có hiệu lực từ ngày 1/4/2025, nhưng trên thực tế, các sàn vẫn chưa thể triển khai nộp thuế thay người bán. Vướng mắc đến từ đâu?
Phát triển doanh nghiệp công nghệ số để thúc đẩy kinh tế số

Phát triển doanh nghiệp công nghệ số để thúc đẩy kinh tế số

Trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, việc ứng dụng nền tảng số là xu thế tất yếu, nâng cao lợi thế cạnh tranh và tối ưu hóa quản trị doanh nghiệp. Bởi thế, thành phố Hà Nội xác định, đẩy mạnh đầu tư phát triển các loại hình doanh nghiệp công nghệ số, là hướng đi thiết thực để hiện thực hóa mục tiêu đổi mới sáng tạo và phát triển kinh tế số để phát triển bền vững.
Thúc đẩy doanh nghiệp làng nghề chuyển đổi “xanh”

Thúc đẩy doanh nghiệp làng nghề chuyển đổi “xanh”

Trong xu thế hiện nay, để các sản phẩm thủ công mỹ nghệ vươn xa thì việc đẩy mạnh sản xuất theo hướng xanh, sạch là giải pháp tất yếu đối với doanh nghiệp tại các làng nghề. Tuy nhiên, để làm được điều này cần xây dựng cơ chế, chính sách khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư vào hoạt động xử lý môi trường; đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng kỹ thuật, chuyển giao công nghệ sạch…
Bà Mai Kiều Liên nói về điều duy nhất không đổi trong cuộc “lột xác” toàn diện của Vinamilk

Bà Mai Kiều Liên nói về điều duy nhất không đổi trong cuộc “lột xác” toàn diện của Vinamilk

Sau gần nửa thế kỷ từ khi thành lập, Vinamilk đã tiến hành một cuộc đổi mới toàn diện từ quản lý, chuyển đổi số, tiêu chuẩn sản phẩm, bao bì, thương hiệu đến cách tiếp cận người tiêu dùng. Nhưng có một điều duy nhất không thay đổi là lấy chất lượng làm cốt lõi. Bởi “thực phẩm là sản phẩm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người, khi đã vào cơ thể thì không có cơ hội sửa sai”, theo lời CEO Mai Kiều Liên.
Hơn 29.200 tỷ đồng tiền thuế giá trị gia tăng đã được hoàn cho doanh nghiệp

Hơn 29.200 tỷ đồng tiền thuế giá trị gia tăng đã được hoàn cho doanh nghiệp

Bộ Tài chính vừa công bố số liệu về công tác hoàn thuế giá trị gia tăng (GTGT) tính đến ngày 23/3/2025, cho thấy tổng số tiền hoàn thuế đạt 29.236 tỷ đồng, bằng 108% so với số hoàn cùng kỳ năm 2024. Tổng cộng, đã có 3.705 quyết định hoàn thuế được ban hành, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp phục hồi và phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh.
Công ty cổ phần Tập đoàn FLC bị Ủy ban Chứng khoán Nhà nước xử phạt hành chính

Công ty cổ phần Tập đoàn FLC bị Ủy ban Chứng khoán Nhà nước xử phạt hành chính

Ủy ban Chứng khoán Nhà nước vừa ra quyết định xử phạt hành chính đối với Công ty cổ phần Tập đoàn FLC với mức tiền phạt là 92,5 triệu đồng do không công bố thông tin theo quy định pháp luật và công bố thông tin không đúng thời hạn.
Xem thêm
Phiên bản di động