Cần có quy tắc ứng xử ở các chung cư
Hiệu ứng từ hai Bộ Quy tắc ứng xử của TP Hà Nội: Ghi nhận ở một tổ dân phố | |
Nhiều chuyển biến khi thực hiện Bộ Quy tắc ứng xử | |
Hiệu quả tích cực trong việc triển khai 02 Bộ Quy tắc ứng xử |
Những năm gần đây, Hà Nội có hàng trăm khu chung cư mới được xây dựng. Bên cạnh các khu tập thể cũ, cuộc sống các khu chung cư mới có những nét tương đồng. Tuy nhiên, nếu như các khu tập thể cũ từ lâu đã định hình những nét văn hóa trong giao tiếp, ứng xử thì văn hóa ứng xử tại các khu chung cư mới còn không ít bất cập.
Ảnh minh họa |
Quan hệ giữa các gia đình tại chung cư mới lỏng lẻo. Chung cư mới có nhiều không gian chung như: Hành lang, cầu thang, cầu thang máy, sân chơi công cộng... Nhưng nhiều người chưa ý thức được tôn trọng không gian chung, sử dụng không gian chung bừa bãi…
Thực tế hiện nay việc bổ sung quy ước về không gian chung của các chung cư còn hạn chế. Tại các khu chung cư có nhiều thành phần với nhiều phông văn hóa khác nhau cùng sinh sống tại cùng một tòa nhà đã khiến nảy sinh nhiều vấn đề. Trong đó, nổi cộm nhất là sử dụng không gian chung, đảm bảo môi trường, cảnh quan. Nhiều khu tập thể, chung cư có nhiều gia đình cho thuê nhà nên tư tưởng sống của những người thuê nhà rất tạm bợ, không tham gia các hoạt động chung của tổ dân phố, xả rác bừa bãi không theo quy định.
Không những vậy, có những người vô ý thức vứt tàn thuốc lá, rác dọc cầu thang, bồn cây cảnh gây mất vệ sinh môi trường. Thậm chí trước đây có hộ còn hóa vàng mã, dùng bếp than tổ ong nấu nướng, nuôi chó thả rông ngay tại cầu thang chung làm ảnh hưởng không gian chung, đi lại, gây ô nhiễm môi trường. Có những đôi vợ chồng trẻ đến thuê nhà thường xuyên cãi nhau ầm ĩ ảnh hưởng tới hàng xóm.
Thậm chí có trường hợp, hai vợ chồng cãi nhau, đánh nhau ở cả hành lang khiến cán bộ tổ dân phố phải can thiệp. Dù hàng xóm láng giềng đã góp ý, nhưng tình trạng này vẫn tái diễn. Các sân tập thể hiện nay do nhu cầu gửi xe của người dân nên thường cho gửi xe, một số hộ dân lấn chiếm khu sân chung để kinh doanh buôn bán, phơi quần áo… gây nên sự mất trật tự và lộn xộn trong khu tập thể. Công tác phòng cháy chữa cháy tại các khu tập thể cũ còn hạn chế, việc sử dụng không gian chung còn nhiều vấn đề bất cập.
Nhìn vào thực tế hiện không có mẫu chung nào quy định áp dụng nội quy, quy ước của tổ dân phố trong các khu tập thể. Tuy nhiên, từ khi Hà Nội ban hành Bộ Quy tắc ứng xử nơi công cộng, đã thực sự cởi bỏ, tháo gỡ được phần lớn “nút thắt” đối với người dân Thủ đô trong việc xây dựng hình ảnh “Người Hà Nội thanh lịch, văn minh, hiện đại”. Nhiều tổ dân phố đã triển khai tuyên truyền cho người dân khu dân cư.
Khi họp tổ dân phố, cán bộ tổ dân phố đã lấy ý kiến góp ý của người dân dựa trên các quy định hiện có của Nhà nước và tham khảo xây dựng nếp sống văn hóa của bộ áp dụng Quy tắc ứng xử nơi cộng cộng với việc thực hiện Quy ước dân chủ ở cơ sở. Những quy ước chung như: Tuân thủ, chấp hành các quy định của pháp luật; nội quy, quy tắc nơi công cộng; tôn trọng không gian chung của cộng đồng; ứng xử lịch thiệp, thân thiện, nhã nhặn, đúng mực; tôn trọng, bảo vệ cảnh quan môi trường….
Bà Nguyễn Thu Hương, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam phường Phố Huế, quận Hai Bà Trưng cho biết, việc phổ biến được thực hiện ngay khi cư dân đến ở, nếu vi phạm sẽ nhắc nhở để cùng nâng cao ý thức của từng cá nhân, gia đình vì cộng đồng. Thông qua tổ dân phố, nhiều gia đình cũng đề xuất kiến nghị về xây dựng quy ước của tổ theo đặc điểm và nhu cầu của mỗi nơi.
Nếu tổ dân phố nào thấy quy ước tổ dân phố của mình đã phù hợp thì tiếp tục thực thi, nếu còn nội dung nào chưa thấy phù hợp sẽ tiếp tục bổ sung vào các Hội nghị đại biểu nhân dân diễn ra vào đầu năm hoặc sau khi thống nhất trong hội nghị của tổ dân phố. Chính quyền phường cũng thường xuyên phối hợp với MTTQ và các đoàn thể tích cực đẩy mạnh tuyên truyền về Bộ Quy tắc ứng xử, thông qua tổ dân phố để người dân nâng cao nhận thức.
Bà Hương cũng cho biết, sau khi tích cực tuyên truyền về Quy tắc ứng xử nơi công cộng và đưa các nội dung này bổ sung vào quy ước của tổ dân phố thì thực trạng cách ứng xử của người dân trong các khu cung cư và tập thể trên địa bàn phường và nơi công cộng đã bước đầu có sự chuyển biến.
Tình trạng bạo lực gia đình, hành vi ứng xử thiếu văn minh, văn hóa và tình trạng vô cảm trong cuộc sống cũng đã được cải thiện. Việc sử dụng không gian chung ở các sân tập thể, khu chung cư đã được sắp xếp theo trật tự đảm bảo đáp ứng nhu cầu của người dân, không để tồn tại tình trạng lộn xộn, gây mất trật tự trong các không gian chung.
Phường Bách Khoa, quận Hai Bà Trưng cũng là địa bàn có nhiều nhà tập thể cũ. Ông Đặng Văn Sáng - Trưởng ban Công tác Mặt trận địa bàn dân cư số 6 phường Bách Khoa cho biết: “Qua tuyên truyền vận động thực hiện Quy tắc ứng xử nơi công cộng, địa bàn dân cư đã giải phóng được 2 chiếc xe ô tô đỗ chiếm dụng lòng đường từ lâu giữa nhà tập thể K4 và K5 Bách Khoa; giải phóng được một điểm người dân thường xuyên đốt rác gây mất vệ sinh, ô nhiễm môi trường và nguy cơ cháy nổ trên địa bàn.
Bên cạnh đó, địa bàn dân cư đã hưởng ứng và tham gia tổ chức Hội nghị tọa đàm tuyên truyền Quy tắc ứng xử nơi công cộng trên địa bàn phường năm 2018 trong thời gian gần 2 giờ với hơn 40 người tham dự và 9 ý kiến đóng góp xây dựng vào các nội dung điều chỉnh lời nói, thái độ, hành vi của cá nhân, tổ chức nơi công cộng góp phần gìn giữ và phát triển truyền thống văn hóa tốt đẹp của Thủ đô, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh”.
Trưởng phòng Xây dựng nếp sống và gia đình Ngô Văn Nam, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội, cho biết, hiện nay theo chỉ đạo của UBND TP Hà Nội, vấn đề văn hóa chung cư đang đặc biệt được quan tâm. Sở đang tiến hành những hướng dẫn cụ thể tới từng quận, phường và các tổ dân phố. Đồng thời tổ chức các buổi kiểm tra giám sát việc thực hiện Quy tắc ứng xử tại nhiều phường được xem là “nóng” trên địa bàn Hà Nội.
Thời gian tới, giải pháp cho việc ứng xử có văn hoá tại các khu nhà chung cư, khu nhà tập thể cần sự nỗ lực hơn nữa của cơ quan chức năng, chính quyền sở tại. Xác định việc thực hiện này cần triển khai lâu dài và khó khăn nhưng người dân vẫn kỳ vọng hai Bộ Quy tắc ứng xử sẽ phát huy trong thực tiễn và “Người Hà Nội sẽ sống thực sự có văn hóa, tiêu biểu cho văn hóa dân tộc, đó là lối sống Nhân ái – Nghĩa tình – Thủy chung – Trong sáng và Tôn trọng pháp luật”.
Phương Bùi
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
LĐLĐ huyện Chương Mỹ thăm, tặng quà người lao động có hoàn cảnh khó khăn
Kiểm tra việc tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị ứng dụng iHanoi
Ông Nguyễn Duy Ngọc được bầu bổ sung Ủy viên Bộ Chính trị, giữ chức Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương
Khởi tố Tiktoker Nam Birthday về tội “Chống người thi hành công vụ”
Khai mạc Hội chữ Xuân 2025 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám
Khởi tố Facebooker Đậu Thanh Tâm - kẻ kích động người dân phản đối Nghị định 168
Hà Nội: Loạt màn hình led tuyên truyền Nghị định 168
Tin khác
Vinh danh những “lá chắn” vững vàng, tiêu biểu ở cơ sở
Tôi yêu Hà Nội 16/01/2025 22:43
Cột cờ Hà Nội mở cửa đón khách từ 1/1/2025
Tôi yêu Hà Nội 01/01/2025 15:09
Hà Nội: Chiêm ngưỡng pháo hoa rực rỡ vào thời khắc sang năm mới 2025
Tôi yêu Hà Nội 01/01/2025 12:29
Hoài niệm về Hà Nội xưa qua không gian nghệ thuật ga Long Biên
Tôi yêu Hà Nội 05/12/2024 11:07
Độc đáo di sản cổ tự 2.000 năm tuổi
Tôi yêu Hà Nội 03/12/2024 07:14
Phở - Tinh hoa ẩm thực Hà thành trong kỷ nguyên số
Tôi yêu Hà Nội 03/12/2024 07:06
“Đêm Trúc Bạch” - Trải nghiệm Hà Nội qua lăng kính thời bao cấp
Infographic 28/11/2024 22:32
Báo Lao động Thủ đô giành giải Ba cuộc thi viết về Bảo vệ môi trường Hà Nội năm 2024
Tôi yêu Hà Nội 28/11/2024 10:57
Sông Đáy thuở xưa
Tôi yêu Hà Nội 26/11/2024 08:01
Huyện Thường Tín: Khai thác giá trị văn hóa để phát triển du lịch
Tôi yêu Hà Nội 23/11/2024 21:30