-->

Cải cách thể chế là đột phá của đột phá, cần đẩy mạnh phân cấp, phân quyền

Sáng 13/3, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Tiểu Ban Kinh tế - xã hội Đại hội toàn quốc lần thứ XIV của Đảng, chủ trì phiên họp thứ tư của Tiểu ban.
Chủ tịch Quốc hội: Kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về thể chế, chính sách Đổi mới, bám sát thực tiễn trong xây dựng thể chế

Tại phiên họp, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cho biết, so với dự thảo Báo cáo trước Hội nghị Trung ương 10, nhiều nội dung đã được điều chỉnh, cập nhật, bổ sung như kết quả phát triển kinh tế - xã hội, các số liệu cụ thể, chính xác hơn; phương hướng, nhiệm vụ, mục tiêu tăng trưởng khác hơn, với mục tiêu 8% trong năm 2025 và 2 con số những năm tiếp theo…

Phát biểu kết luận, Thủ tướng Phạm Minh Chính giao Thường trực Tổ Biên tập ghi chép đầy đủ, tiếp thu các ý kiến để tiếp tục hoàn thiện dự thảo Báo cáo Kinh tế - xã hội, trình Bộ Chính trị, trình Hội nghị Trung ương thời gian tới.

Theo Thủ tướng, phải chú ý hai đặc điểm lớn là tình hình thế giới diễn biến nhanh, xuất hiện nhiều vấn đề mới, khó lường, tác động rất sâu rộng, trong nước có nhiều thay đổi với những tiến triển mới.

Thủ tướng nhấn mạnh tư duy, phương pháp luận, cách tiếp cận trong tiếp tục hoàn thiện dự thảo Báo cáo Kinh tế - xã hội: Bám sát thực tiễn, tôn trọng thực tiễn, xuất phát từ thực tiễn, lấy thực tiễn làm thước đo; tính chiến đấu và tính cách mạng mạnh mẽ hơn; tính khả thi, tính thực tiễn và tính hiệu quả cao hơn; nhìn xa trông rộng, nghĩ sâu làm lớn, vượt qua giới hạn thực tiễn và vượt qua giới hạn của chính mình; Báo cáo Kinh tế - xã hội phải liên thông với Báo cáo Chính trị và các văn kiện khác, cụ thể hóa tư tưởng lớn của Báo cáo Chính trị; tiếp thu đầy đủ ý kiến chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm.

Dự thảo Báo cáo cần phản ánh đúng thực trạng, không tô hồng, không bôi đen trên cơ sở số liệu thống kê; đồng thời chỉ rõ được những tồn tại, hạn chế, điểm nghẽn, nút thắt. Phải bảo đảm tính khả thi để thực hiện thành công mục tiêu 100 năm thành lập Đảng, hướng tới mục tiêu 100 năm thành lập nước.

Các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu phải có trọng tâm, trọng điểm; bảo đảm tính súc tích, ngắn gọn, ở tầm chiến lược của văn kiện đại hội; có các chương trình, đề án, dự án, kế hoạch cụ thể.

Cải cách thể chế là đột phá của đột phá, cần đẩy mạnh phân cấp, phân quyền
Thủ tướng phát biểu kết luận phiên họp thứ tư của Tiểu ban Kinh tế - xã hội Đại hội toàn quốc lần thứ XIV của Đảng - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Cho ý kiến về phần mở đầu của dự thảo Báo cáo, Thủ tướng nêu rõ đánh giá bối cảnh, tình hình cần ngắn gọn, tập trung vào những vấn đề nổi lên ảnh hưởng lớn đến sự phát triển kinh tế - xã hội của nước ta (như đại dịch Covid-19 với hậu quả kéo dài; xung đột làm đứt gãy cục bộ chuỗi cung ứng; lạm phát thế giới ở mức cao; kinh tế, thương mại, đầu tư toàn cầu giảm và phục hồi chậm, thiếu vững chắc…).

Trong bối cảnh đó, Đảng, Nhà nước, Chính phủ đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, ban hành nhiều quyết sách có tính chất "xoay chuyển tình thế, chuyển đổi trạng thái", huy động được sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, người dân, doanh nghiệp và tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế…

Về phần nhiệm vụ, giải pháp trong dự thảo Báo cáo, Thủ tướng nhấn mạnh thêm một số nội dung, đặc biệt là tiếp tục đẩy mạnh 3 đột phá chiến lược (về thể chế, hạ tầng và nhân lực); trong đó tập trung cải cách thể chế là "điểm nghẽn của điểm nghẽn" và là "đột phá của đột phá".

Về thể chế, cần đẩy mạnh phân cấp, phân quyền đi đôi với phân bổ nguồn lực, tăng cường kiểm tra, giám sát và nâng cao năng lực thực thi của các cấp, quản lý theo hiệu quả, mục tiêu; mở rộng quyền tự quyết, tự chịu trách nhiệm của địa phương trong huy động nguồn lực; cắt giảm thủ tục hành chính, chi phí tuân thủ cho người dân và doanh nghiệp…

Về hạ tầng, Trung ương xây dựng hạ tầng chiến lược, hạ tầng quốc gia, liên vùng; với các hạ tầng còn lại thì phát huy tinh thần địa phương quyết, địa phương làm, địa phương chịu trách nhiệm.

Về nhân lực, tập trung phát triển nguồn nhân chất lượng cao, có cơ chế thu hút nguồn nhân lực, giữ chân người tài bằng chính sách thu nhập, nhà ở, chính sách visa thu hút các nhà khoa học, chuyên gia giỏi, tỷ phú, người nổi tiếng…; tạo môi trường làm việc tốt, bảo đảm liên thông trong nghiên cứu khoa học, đặc biệt chú ý nghiên cứu cơ bản, gắn kết giữa khoa học công nghệ, khoa học tự nhiên và khoa học xã hội nhân văn.

Phát triển đột phá khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số theo tinh thần Nghị quyết 57-NQ/TW của Bộ Chính trị là nền tảng cho sự phát triển nhanh và bền vững; bảo đảm từ 3%-5% tổng chi ngân sách cho khoa học, công nghệ. Quản trị phải thông minh, ứng dụng công nghệ số, trí tuệ nhân tạo trong lãnh đạo, quản lý và điều hành của Đảng, Nhà nước, trợ lý ảo cho công dân.

Môi trường đầu tư kinh doanh phải thực sự thông thoáng; đặc biệt là xây dựng một cửa quốc gia về xúc tiến và thu hút đầu tư theo chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm, để nhà đầu tư chỉ cần làm việc tại một cửa này, không phải đến nhiều cửa, đến từng bộ, ngành, cơ quan như hiện nay.

Cải cách thể chế là đột phá của đột phá, cần đẩy mạnh phân cấp, phân quyền
Toàn cảnh phiên họp - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Xây dựng cơ chế huy động nguồn lực, đẩy mạnh hợp tác công tư, huy động tối đa nguồn lực trong dân, nguồn lực doanh nghiệp bằng các mô hình cụ thể, đồng thời bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người dân và doanh nghiệp. Đầu tư phải có trọng tâm, trọng điểm, tránh bệnh dàn trải và bệnh hình thức, mang lại hiệu quả cân đong đo đếm được.

Về hợp tác công tư, phát triển mạnh mẽ hơn nữa mô hình lãnh đạo công, quản trị tư như với các khu công nghiệp đang làm, điển hình như các khu VSIP…; đầu tư công, quản lý tư như với các nhà khách, nhà thi đấu, công viên, sân vận động…; đầu tư tư, sử dụng công như cơ quan Nhà nước thuê trụ sở do tư nhân xây dựng…

Phát triển mạnh mẽ các thành phần kinh tế, trong đó có kinh tế tư nhân, lấy kinh tế tư nhân làm động lực quan trọng nhất thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, từ đó tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và có cơ chế, mạnh dạn đặt hàng, giao một số việc lớn cho các tập đoàn, doanh nghiệp tư nhân; đồng thời phân tích rõ vai trò, vị trí chủ đạo của kinh tế nhà nước.

Phải có cơ chế, chính sách đủ mạnh để thúc đẩy khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo, thành lập doanh nghiệp mới; ươm tạo, phát triển nhân tài trong các lĩnh vực và doanh nghiệp tiềm năng; phát triển doanh nghiệp cả về số lượng và nâng cao chất lượng, nâng tầm doanh nghiệp, phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ thành doanh nghiệp lớn, tạo điều kiện thuận lợi phát triển doanh nghiệp dân tộc, doanh nghiệp dẫn dắt, doanh nghiệp có tầm ảnh hưởng trong khu vực, thế giới.

Bảo đảm tiến bộ, công bằng, an sinh xã hội; chú trọng đầu tư cho nguồn lực con người, cho giáo dục - đào tạo, y tế, triển khai các chương trình mục tiêu về y tế và giáo dục, mọi người dân được tiếp cận bình đẳng về y tế và giáo dục. Quan tâm chăm lo sức khỏe, khám chữa bệnh, bảo vệ tính mạng người dân. Tạo cơ chế thúc đẩy học tập suốt đời. Phát huy tinh thần tự lực, tự chủ, tự cường, tự hào dân tộc; đẩy mạnh tự chủ của các trường đại học; thành lập các đại học thuộc các bệnh viện lớn. Chú ý hạ tầng cho vùng sâu, xa, vùng biên giới, hải đảo, nhất là hạ tầng điện, hạ tầng số.

Phát triển công nghiệp văn hóa, giải trí; dân tộc hóa tinh hoa văn hóa thế giới và quốc tế hóa tinh hoa, bản sắc văn hóa dân tộc. Bảo vệ môi trường sáng xanh sạch đẹp; xử lý ô nhiễm không khí, làm sạch các dòng sông tại Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và các địa phương khác.

P.Ngân

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Hà Nội: Nâng mức phạt với vi phạm môi trường, đất đai

Hà Nội: Nâng mức phạt với vi phạm môi trường, đất đai

Sáng 29/4, Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội đã thông qua Nghị quyết quy định mức tiền phạt đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường trên địa bàn thành phố Hà Nội (thực hiện khoản 1, Điều 33 của Luật Thủ đô) và quy định mức tiền phạt đối với một số hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai trên địa bàn thành phố Hà Nội (thực hiện khoản 1 Điều 33 Luật Thủ đô).
Hà Nội yêu cầu thực hiện mọi thủ tục, giao dịch trên môi trường số, giảm tối đa hồ sơ giấy

Hà Nội yêu cầu thực hiện mọi thủ tục, giao dịch trên môi trường số, giảm tối đa hồ sơ giấy

Ngày 29/4, Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh ký ban hành Chỉ thị 08/CT-UBND về việc sử dụng hồ sơ điện tử trên địa bàn thành phố Hà Nội.
HĐND Thành phố nhất trí thông qua phương án sắp xếp từ 526 xuống còn 126 xã, phường

HĐND Thành phố nhất trí thông qua phương án sắp xếp từ 526 xuống còn 126 xã, phường

Sáng 29/4, tại kỳ họp thứ 22, 86/86 đại biểu HĐND thành phố Hà Nội (đạt tỷ lệ 100%) đã nhất trí thông qua Nghị quyết về chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn thành phố Hà Nội.
HĐND thành phố Hà Nội xem xét 4 nhóm vấn đề quan trọng

HĐND thành phố Hà Nội xem xét 4 nhóm vấn đề quan trọng

Sáng nay (29/4), Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội khai mạc kỳ họp chuyên đề (kỳ họp thứ 22), diễn ra trong 1 ngày để xem xét, quyết định nhiều nội dung quan trọng, trong đó có công tác sắp xếp tổ chức bộ máy.
TRỰC TUYẾN: Phổ biến chính sách về tiền lương, bảo hiểm xã hội và Luật Thủ đô 2024

TRỰC TUYẾN: Phổ biến chính sách về tiền lương, bảo hiểm xã hội và Luật Thủ đô 2024

Sáng nay (29/4), Báo Lao động Thủ đô phối hợp với Công đoàn ngành Giáo dục Hà Nội tổ chức buổi đối thoại trực tiếp, giao lưu trực tuyến, truyền thông chính sách năm 2025 với chủ đề "Phổ biến chính sách về tiền lương, bảo hiểm xã hội và Luật Thủ đô 2024".
TRỰC TUYẾN HÌNH ẢNH: Giải đáp vướng mắc về chính sách tiền lương, bảo hiểm xã hội và Luật Thủ đô 2024

TRỰC TUYẾN HÌNH ẢNH: Giải đáp vướng mắc về chính sách tiền lương, bảo hiểm xã hội và Luật Thủ đô 2024

Sáng nay (29/4), gần 300 cán bộ Công đoàn, cán bộ, giáo viên, nhân viên (CBGVNV) Công đoàn ngành Giáo dục Hà Nội tham gia buổi đối thoại, giao lưu trực tuyến, truyền thông chính sách năm 2025 với chủ đề "Phổ biến chính sách về tiền lương, bảo hiểm xã hội (BHXH) và Luật Thủ đô 2024".
Kết hợp nhiều hoạt động tại Lễ phát động Tháng Công nhân

Kết hợp nhiều hoạt động tại Lễ phát động Tháng Công nhân

Cùng với Lễ phát động Tháng Công nhân năm 2025, Liên đoàn Lao động quận Hai Bà Trưng đã tổ chức trao trợ cấp cho 178 đoàn viên, người lao động có hoàn cảnh khó khăn; khen thưởng 407 công nhân, viên chức, lao động có sáng kiến sáng tạo nổi bật; trao danh hiệu Cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa giai đoạn 2023 - 2024 cho 22 cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn quận;...

Tin khác

Hà Nội tăng vốn cho 3 dự án cầu qua sông Hồng

Hà Nội tăng vốn cho 3 dự án cầu qua sông Hồng

Chiều 28/4, tại Hội nghị lần thứ 22, Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố Hà Nội đã xem xét Tờ trình của Đảng ủy UBND Thành phố về Điều chỉnh Kế hoạch đầu tư công năm 2025 và cập nhật, điều chỉnh Kế hoạch đầu tư công 5 năm 2021 - 2025 cấp Thành phố.
Hà Nội họp bàn về Đề án sắp xếp đơn vị hành chính và tổ chức bộ máy

Hà Nội họp bàn về Đề án sắp xếp đơn vị hành chính và tổ chức bộ máy

Chiều 28/4, Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố Hà Nội (khóa XVII) tiến hành Hội nghị lần thứ 22 họp bàn về Đề án sắp xếp đơn vị hành chính và tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị thành phố Hà Nội; Điều chỉnh Kế hoạch đầu tư công năm 2025 và cập nhật, điều chỉnh Kế hoạch đầu tư công 5 năm 2021 - 2025 cấp Thành phố.
Khẩn trương điều tra nguyên nhân vụ cháy nhà dân tại phố Định Công Hạ

Khẩn trương điều tra nguyên nhân vụ cháy nhà dân tại phố Định Công Hạ

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình ký Công điện số 53/CĐ-TTg gửi Bộ trưởng Bộ Công an; Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội về vụ cháy nhà dân tại số 87 hẻm 99/110/85 phố Định Công Hạ, phường Định Công, quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội.
“Vang mãi khúc khải hoàn” -  Bản hùng ca về lòng tự hào dân tộc

“Vang mãi khúc khải hoàn” - Bản hùng ca về lòng tự hào dân tộc

Tối nay (27/4), Đài Truyền hình Việt Nam đã phát sóng trực tiếp cầu truyền hình đặc biệt "Vang mãi khúc khải hoàn" kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025).
Tối nay (27/4), ba miền Tổ quốc hội tụ trong cầu truyền hình "Vang mãi khúc khải hoàn"

Tối nay (27/4), ba miền Tổ quốc hội tụ trong cầu truyền hình "Vang mãi khúc khải hoàn"

Tối nay (27/4), Đài Truyền hình Việt Nam sẽ phát sóng trực tiếp cầu truyền hình đặc biệt "Vang mãi khúc khải hoàn" kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025).
TP.HCM: Khai trương Trung tâm Báo chí Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam

TP.HCM: Khai trương Trung tâm Báo chí Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam

Trung tâm Báo chí tuyên truyền các hoạt động Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước được đặt tại Hội nhà báo Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) ngay cạnh khu vực tổ chức Lễ mít tinh và diễu binh, diễu hành nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các phóng viên, biên tập viên di chuyển tác nghiệp.
Đảm bảo thông tin liên lạc thông suốt dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5

Đảm bảo thông tin liên lạc thông suốt dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5

Bộ Khoa học và Công nghệ đề nghị các doanh nghiệp viễn thông bảo đảm thông tin liên lạc thông suốt phục vụ nhu cầu thông tin liên lạc của cơ quan nhà nước, tổ chức, doanh nghiệp và người sử dụng dịch vụ viễn thông trong dịp nghỉ lễ.
Nghệ An không đặt tên xã, phường mới có gắn số La Mã

Nghệ An không đặt tên xã, phường mới có gắn số La Mã

Đó là chỉ đạo của Ban chỉ đạo thực hiện sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính cấp xã và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương hai cấp tỉnh Nghệ An
Quyết tâm khởi công tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam trong năm 2026

Quyết tâm khởi công tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam trong năm 2026

Sáng 26/4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp thứ hai của Ban Chỉ đạo các công trình trọng điểm, dự án quan trọng quốc gia lĩnh vực đường sắt. Tại đây, Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ mục tiêu phảai khởi công dự án đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng trong năm 2025 và khởi công tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam trong năm 2026.
Ngày mai (26/4), gần 600 nghìn người dân Thủ đô sẽ nhận lương hưu và trợ cấp BHXH

Ngày mai (26/4), gần 600 nghìn người dân Thủ đô sẽ nhận lương hưu và trợ cấp BHXH

Bảo hiểm xã hội (BHXH) Khu vực I cho biết, đơn vị phối hợp với các ngân hàng và Bưu điện thực hiện chi trả lương hưu và trợ cấp BHXH kỳ tháng 5/2025 qua tài khoản cá nhân và tiền mặt tới người hưởng trên địa bàn thành phố Hà Nội bắt đầu từ ngày mai (26/4).
Xem thêm
Phiên bản di động