--> -->

Cách mạng Tháng Tám 1945 - Biểu tượng sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc

Tháng Tám 1945, chớp thời cơ “ngàn năm có một”, dưới sự lãnh đạo của Đảng, đứng đầu là lãnh tụ Hồ Chí Minh, nhân dân ta vùng lên tiến hành cuộc tổng khởi nghĩa.
Đợt phim kỷ niệm 77 năm Ngày cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2/9 Hà Nội thông báo về việc treo cờ Tổ quốc dịp kỷ niệm Cách mạng tháng Tám và Lễ Quốc khánh

Nhân dịp kỉ niệm 77 năm sự kiện trọng đại này, Thông tấn xã Việt Nam trân trọng giới thiệu bài viết: “Cách mạng Tháng Tám 1945 - Biểu tượng sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc” của Thiếu tá, Tiến sỹ Trần Hữu Huy - Viện Lịch sử quân sự (Bộ Quốc phòng).

Chú thích ảnh
Đại tướng Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp chung vui cùng các chiến sĩ trong lễ mừng chiến thắng, tổ chức tại Sở chỉ huy ở Mường Phăng trong chiến dịch Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”. Ảnh tư liệu: TTXVN

Đường lối đại đoàn kết dân tộc đúng đắn, sáng tạo của Đảng

Năm 1858, thực dân Pháp nổ súng xâm lược Việt Nam. Triều đình phong kiến nhà Nguyễn rơi vào khủng hoảng và bất lực, chịu thất bại rồi đi đến đầu hàng (ký Hiệp ước Giáp Thân 1884), chấp nhận làm tay sai cho giặc. Từ đó, để phục vụ mục đích nô dịch thuộc địa và bóc lột lâu dài, thực dân Pháp thi hành chính sách “chia để trị” hết sức thâm độc. Nhân dân sống trong cảnh “nước mất, nhà tan”, cuộc đời lầm than cơ cực.

Dù những cuộc đấu tranh anh dũng của bao thế hệ người Việt vẫn liên tục diễn ra, tiêu biểu như phong trào Cần Vương (cuối thế kỉ XIX), khởi nghĩa nông dân (cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX), phong trào dân tộc theo khuynh hướng dân chủ tư sản (đầu thế kỉ XX)... nhưng đều bị kẻ thù “dìm trong biển máu”. Một trong những nguyên nhân căn bản nhất dẫn tới sự thất bại đó là các phong trào yêu nước chưa phát huy được sức mạnh đại đoàn kết toàn dân do thiếu cơ sở lý luận, thiếu phương tiện và sách lược phù hợp.

Trải qua một quá trình tích cực vận động, ngày 3/2/1930, Đảng Cộng sản Việt Nam - chính đảng của giai cấp vô sản (công nhân) được thành lập (tháng 10/1930 đổi tên thành Đảng Cộng sản Đông Dương), khẳng định con đường phát triển tất yếu của cách mạng Việt Nam là con đường kết hợp và giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội (“chủ trương làm tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản”).

Chú thích ảnh
Ngày 19/8/1945, sau cuộc mít tinh tại Quảng trường Nhà hát Lớn, quần chúng nhân dân Thủ đô đã đánh chiếm Bắc Bộ phủ, cơ quan đầu não của chính quyền tay sai Pháp ở Bắc Bộ. Cách mạng Tháng Tám là một bài học lịch sử, mở ra một thời đại mới ở Việt Nam, thời đại nhân dân Việt Nam làm chủ đất nước, làm chủ vận mệnh của chính mình. Ảnh: Tư liệu TTXVN

Để thực hiện mục tiêu chiến lược đó, Đảng Cộng sản Việt Nam đề ra đường lối đại đoàn kết dân tộc rất đúng đắn, đó là: Đảng chủ trương tập hợp được đại bộ phận giai cấp công nhân, làm cho giai cấp công nhân lãnh đạo được quần chúng, phải thu phục cho được đại bộ phận dân cày và phải dựa vào hạng dân cày nghèo, xây dựng liên minh công nông vững chắc; đồng thời “phải hết sức liên lạc với tiểu tư sản, trí thức, trung nông... để kéo họ đi vào phe vô sản giai cấp. Còn đối với phú nông, trung, tiểu địa chủ và tư bản An Nam mà chưa rõ mặt phản cách mạng thì phải lợi dụng, ít lâu mới làm cho họ đứng trung lập. Bộ phận nào đã ra mặt phản cách mạng... thì phải đánh đổ”. Chủ trương, đường lối cách mạng khoa học, đúng đắn đó là tiền đề quan trọng nhất dẫn đến mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam.

Sau khi ra đời, căn cứ vào bối cảnh thế giới, tình hình trong nước ở mỗi giai đoạn lịch sử khác nhau, Đảng tiếp tục có sự chuyển hướng về chỉ đạo chiến lược và sách lược nhằm tập hợp mọi lực lượng yêu nước trong một mặt trận dân tộc thống nhất đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng. Theo đó, công tác vận động và tổ chức quần chúng có nhiều hình thức đổi mới sáng tạo, như việc thành lập:

Hội Phản đế Đồng minh (11/1930 - 3/1935), Hội Phản đế Liên minh (3/1935 - 10/1936), Mặt trận Thống nhất nhân dân phản đế Đông Dương (10/1936 - 3/1938), Mặt trận Dân chủ Đông Dương (3/1938 - 11/1940), Mặt trận Dân tộc thống nhất phản đế (11/1940 - 5/1941), Mặt trận Việt Minh (từ tháng 5/1941). Qua đó, Đảng đã xây dựng, giáo dục được một đội quân chính trị hàng triệu người, sức mạnh đại đoàn kết không ngừng được củng cố, tăng cường.

Đặc biệt, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 8 (từ 10 - 19/5/1941) họp tại Pác Bó (Cao Bằng), do lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc chủ trì tiếp tục khẳng định giải phóng dân tộc là nhiệm vụ hàng đầu của cách mạng, quyết định giải quyết vấn đề dân tộc giải phóng trong phạm vi từng nước Đông Dương. Mỗi nước Đông Dương thành lập một mặt trận dân tộc thống nhất riêng. Ở Việt Nam sẽ thành lập Mặt trận Việt Nam độc lập đồng minh (gọi tắt Mặt trận Việt Minh), gồm các tổ chức quần chúng lấy tên “hội cứu quốc”.

Ngày 19/5/1941, Mặt trận Việt Minh chính thức ra đời. Tháng 10/1941, Mặt trận Việt Minh công bố Tuyên ngôn, Chương trình và Điều lệ, khẳng định chủ trương “liên hiệp hết thảy các tầng lớp nhân dân không phân biệt tôn giáo, đảng phái, xu hướng chính trị nào, giai cấp nào, đoàn kết chiến đấu để đánh đuổi Pháp - Nhật giành quyền độc lập cho xứ sở”.

Sau khi thành lập, Mặt trận Việt Minh triển khai đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phát triển cả về tổ chức và lực lượng, hình thành hệ thống từ trung ương đến cơ sở. Đến giữa năm 1945, Việt Minh đã có khoảng 5 triệu hội viên. Đến đây, khối đại đoàn kết được mở rộng, từng bước phát triển lên mức cao nhất, sẵn sàng phát huy sức mạnh vĩ đại vùng lên giành chính quyền khi thời cơ chín muồi!

Phát huy sức mạnh đại đoàn kết, tiến hành tổng khởi nghĩa thắng lợi

Đầu năm 1945, cục diện Chiến tranh thế giới thứ hai đang đi đến giai đoạn kết thúc. Chủ nghĩa phát xít đứng trước nguy cơ bị tiêu diệt hoàn toàn. Trong tình thế khó khăn đó, phát xít Nhật tiến hành cuộc đảo chính lật đổ Pháp (9/3/1945) để độc chiếm Đông Dương.

Ngay sau khi Nhật đảo chính Pháp, Ban Thường vụ Trung ương Đảng họp mở rộng tại Đình Bảng (Bắc Ninh), ra chỉ thị “Nhật - Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta” (12/3/1945), xác định rõ kẻ thù cụ thể trước mắt duy nhất của nhân dân Đông Dương lúc này là phát xít Nhật. Hội nghị quyết định phát động một cao trào “Kháng Nhật cứu nước” mạnh mẽ làm tiền đề cho cuộc tổng khởi nghĩa. Phong trào đấu tranh vũ trang và các cuộc khởi nghĩa từng phần liên tiếp diễn ra ở nhiều địa phương, đẩy quân Nhật và chính quyền tay sai rơi vào khủng hoảng trầm trọng.

Ngày 13/8/1945, Chính phủ Nhật hoàng phải tuyên bố đầu hàng các nước Đồng minh không điều kiện. Tin tức đầu hàng nhanh chóng lan đi khắp các mặt trận. Quân đội Nhật chiếm đóng ở Đông Dương bị tê liệt, mất tinh thần chiến đấu, chính phủ tay sai bù nhìn hoang mang cực độ. Không khí cách mạng sục sôi trong cả nước.

Theo sự thỏa thuận của các nước Đồng minh thắng trận, quân đội Tưởng Giới Thạch (Trung Hoa dân quốc) sẽ tiến vào miền Bắc Việt Nam, quân đội Anh - Pháp sẽ vào miền Nam Việt Nam (lấy vĩ tuyến 16 phân chia) làm nhiệm vụ giải giáp quân đội Nhật, nhưng thực chất đều muốn thực hiện ý định tiêu diệt lực lượng cách mạng và Đảng Cộng sản Đông Dương, thành lập chính quyền tay sai phục vụ mưu đồ cai trị.

Trước sự chuyển biến mau lẹ của tình hình, Đảng triệu tập Hội nghị toàn quốc (từ 13 - 15/8/1945) họp tại Tân Trào (Tuyên Quang), nhận định thời cơ đã đến, quyết định phát động tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước trước khi quân Đồng minh vào. Hội nghị quyết định thành lập Ủy ban khởi nghĩa toàn quốc để kịp thời chỉ đạo thống nhất phong trào khởi nghĩa các địa phương.

Chú thích ảnh
Ngày 16/8/1945, Đại hội Quốc dân họp tại Tân trào thông qua “10 chính sách lớn của Việt Minh”; thông qua “Lệnh tổng khởi nghĩa”; quy định quốc kỳ, quốc ca; thành lập Ủy ban Dân tộc giải phóng Trung ương, tức Chính phủ Lâm thời do đồng chí Hồ Chí Minh làm Chủ tịch. Trong ảnh: Đình Tân Trào, huyện Sơn Dương (Tuyên Quang), nơi diễn ra Đại hội Quốc dân do Việt Minh triệu tập, ngày 16/8/1945. Ảnh: TTXVN

Ngay sau đó, Đại hội quốc dân cũng họp ở Tân Trào (ngày 16/8/1945), bao gồm đại biểu của ba xứ (Bắc Kỳ, Trung Kỳ, Nam Kỳ) đại diện cho các giới, các đoàn thể, các dân tộc, tiêu biểu cho ý chí và nguyên vọng toàn dân. Đại hội nhất trí tán thành quyết định tổng khởi nghĩa, bầu Ủy ban dân tộc giải phóng Việt Nam (Chính phủ lâm thời) do Chủ tịch Hồ Chí Minh đứng đầu, thông qua một số chính sách quan trọng của Mặt trận Việt Minh.

Hưởng ứng lệnh Tổng khởi nghĩa, nhân dân cả nước với khí thế sục sôi đồng loạt nổi dậy giành chính quyền. Ngày 19/8/1945, Tổng khởi nghĩa thắng lợi ở Hà Nội. Ngày 23/8, Thừa Thiên - Huế giành được chính quyền. Ngày 25/8, nhân dân Sài Gòn - Gia Định giành được chính quyền... Sức mạnh vùng dậy "long trời, lở đất” của hàng triệu quần chúng, tạo nên một ưu thế áp đảo, giáng đòn quyết định vào tất cả cơ quan đầu não của chính quyền bù nhìn, làm tê liệt mọi sự kháng cự của các thế lực thù địch, khiến chúng không kịp trở tay.

Cuộc Tổng khởi nghĩa giành chính quyền Cách mạng Tháng Tám đã thành công rực rỡ trong cả nước vào ngày 28/8/1945. Ngày 30/8/1945, Bảo Đại - vị vua cuối cùng của triều Nguyễn tuyên bố thoái vị, trao ấn vàng, kiếm nạm ngọc lại cho đại diện Việt Minh. Lần đầu tiên trong lịch sử dân tộc Việt Nam, chính quyền cả nước thuộc về tay nhân dân.

Ngày 2/9/1945, tại Quảng trường Ba Đình lịch sử, trước hàng chục vạn đồng bào, Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ cách mạng lâm thời đọc bản “Tuyên ngôn độc lập” khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa - nhà nước công nông đầu tiên ở Đông Nam Á. Trong giờ phút thiêng liêng trọng đại ấy, Người tiếp tục khẳng định sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc là nhân tố nền tảng để bảo vệ thành quả cách mạng vĩ đại vừa giành được: “Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thật đã thành một nước tự do, độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy”.

Chú thích ảnh
Đồng bào Sài Gòn hưởng ứng Lời kêu gọi Tổng khởi nghĩa của Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh. Ảnh: TTXVN

Cuộc Cách mạng Tháng Tám 1945 thực sự là biểu tượng cho sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân. Sức mạnh đó trước hết bắt nguồn từ chủ nghĩa yêu nước nồng nàn của mỗi con dân đất Việt, được bồi dưỡng trao truyền qua hàng ngàn năm lịch sử, tiếp tục được nhân lên và phát huy cao độ bởi đường lối cách mạng khoa học, đúng đắn, sáng tạo của Đảng.

Trên cơ sở thắng lợi vĩ đại vừa giành được, Đảng kịp thời đúc rút những bài học kinh nghiệm quý báu, trong đó có bài học về phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân, nội dung cụ thể là: Đánh giá đúng và biết tập hợp, tổ chức lực lượng các giai cấp cách mạng, trong đó lấy liên minh công nông làm nền tảng. Trên cơ sở đó, biết khơi dậy tinh thần dân tộc trong mọi tầng lớp nhân dân, tập hợp mọi lực lượng yêu nước tiến bộ trong mặt trận dân tộc thống nhất rộng rãi, phân hóa và cô lập cao đội kẻ thù, chớp thời cơ tiến lên đánh bại chúng. Bài học kinh nghiệm này được Đảng chắt lọc, vận dụng sáng tạo vào các chặng đường cách mạng tiếp theo.

Gần 80 năm đã trôi qua, song cuộc Cách mạng Tháng Tám 1945 vẫn vẹn nguyên tầm vóc và giá trị lịch sử, là niềm tự hào thôi thúc toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta tiếp tục phát huy truyền thống đại đoàn kết, vượt qua mọi khó khăn, thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, vì mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”.

Theo TTXVN/Báo Tin tức

https://baotintuc.vn/thoi-su/cach-mang-thang-tam-1945-bieu-tuong-suc-manh-khoi-dai-doan-ket-toan-dan-toc-20220818113100959.htm

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Ngân hàng tăng cường ngăn chặn lừa đảo qua tài khoản

Ngân hàng tăng cường ngăn chặn lừa đảo qua tài khoản

Trước tình hình các đối tượng ngày càng tinh vi, lợi dụng không gian số để thực hiện các chiêu trò lừa đảo qua tài khoản ngân hàng, nhiều ngân hàng đang tăng tốc triển khai các biện pháp ngăn chặn, phối hợp liên ngành để bảo vệ người dùng. Trong đó, chuyển đổi số được xác định là chìa khóa để tăng cường bảo mật và củng cố niềm tin trong hệ thống tài chính - ngân hàng hiện đại.
Tạo điều kiện thuận lợi nhất cho thí sinh dự thi tốt nghiệp THPT

Tạo điều kiện thuận lợi nhất cho thí sinh dự thi tốt nghiệp THPT

Ngày 27/5, Đảng ủy Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) có Công văn số 113-CV/ĐU gửi Ban Thường vụ các Tỉnh ủy, Thành ủy trực thuộc Trung ương về việc tổ chức kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) năm 2025.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính hội đàm với Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính hội đàm với Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường

Ngày 27/5, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã có cuộc hội đàm với Thủ tướng Quốc vụ viện Trung Quốc Lý Cường trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Malaysia và tham dự Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 46 và các Hội nghị liên quan tại Kuala Lumpur, Malaysia.
6/6 học sinh đoạt Huy chương tại Olympic Tin học Châu Á - Thái Bình Dương

6/6 học sinh đoạt Huy chương tại Olympic Tin học Châu Á - Thái Bình Dương

Thông tin từ Bộ Giáo dục và Đào tạo, tham dự kỳ thi Olympic Tin học Châu Á - Thái Bình Dương (APIO) năm 2025, 6/6 học sinh Việt Nam tham gia xét giải đều đoạt Huy chương với 1 Huy chương Vàng, 2 Huy chương Bạc và 3 Huy chương Đồng.
Nâng cao kỹ năng của cán bộ Công đoàn trong bối cảnh mới

Nâng cao kỹ năng của cán bộ Công đoàn trong bối cảnh mới

Trong 2 ngày 27 - 28/5, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội tổ chức tập huấn kỹ năng hoạt động của cán bộ Công đoàn trong bối cảnh mới và tập huấn công tác Tuyên giáo Công đoàn năm 2025.
Tăng cường gắn kết kinh tế vì thịnh vượng chung

Tăng cường gắn kết kinh tế vì thịnh vượng chung

Chiều 27/5, tại Kuala Lumpur, Malaysia, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dẫn đầu đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tham dự Hội nghị Cấp cao ASEAN - Hội đồng Hợp tác Vùng Vịnh (GCC) - Trung Quốc với chủ đề “Tăng cường gắn kết kinh tế vì thịnh vượng chung”.
Công ty Xăng dầu Nghệ An hưởng ứng Tháng Công nhân, Tháng hành động về ATVSLĐ

Công ty Xăng dầu Nghệ An hưởng ứng Tháng Công nhân, Tháng hành động về ATVSLĐ

Là doanh nghiệp trong tốp đầu của tỉnh về đóng ngân sách hằng năm, hoạt động sản xuất kinh doanh năng động và hiệu quả, Công ty Xăng dầu Nghệ An còn là điểm sáng trong công tác chăm lo đời sống cho người lao động,...

Tin khác

Trình Quốc hội dự án Luật Đường sắt (sửa đổi)

Trình Quốc hội dự án Luật Đường sắt (sửa đổi)

Tại Kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa XV, chiều 27/5, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trần Hồng Minh đã trình bày Tờ trình dự án Luật Đường sắt (sửa đổi). Theo đó, dự án Luật đã cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính, điều kiện kinh doanh và đẩy mạnh phân cấp, phân quyền.
Đại biểu Quốc hội: Cẩn trọng với các quy định về thủ tục tố tụng vắng mặt

Đại biểu Quốc hội: Cẩn trọng với các quy định về thủ tục tố tụng vắng mặt

Các đại biểu Quốc hội (ĐBQH) cho rằng, do tính chất đặc biệt của thủ tục tố tụng vắng mặt, vốn ảnh hưởng trực tiếp đến quyền bào chữa và quyền được xét xử công bằng của người bị buộc tội, nên các quy định này cần được thiết kế với sự cẩn trọng tối đa.
Luật Tình trạng khẩn cấp: Phân cấp, phân quyền để ứng phó kịp thời với các tình huống

Luật Tình trạng khẩn cấp: Phân cấp, phân quyền để ứng phó kịp thời với các tình huống

Căn cứ diễn biến thảm họa, dịch bệnh, tình hình quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội và trên cơ sở đề nghị của các bộ hoặc Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Thủ tướng Chính phủ đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban bố tình trạng khẩn cấp, trong trường hợp Ủy ban Thường vụ không thể họp ngay thì Thủ tướng Chính phủ đề nghị Chủ tịch nước công bố tình trạng khẩn cấp trong cả nước hoặc ở từng địa phương.
Cần thiết hình sự hoá hành vi sử dụng trái phép chất ma tuý

Cần thiết hình sự hoá hành vi sử dụng trái phép chất ma tuý

Theo đại biểu Dương Khắc Mai, việc xử lý hành vi tàng trữ, sử dụng ma túy chỉ ở mức xử phạt vi phạm hành chính và hiện nay đang áp dụng biện pháp cai nghiện tự nguyện hoặc bắt buộc, là chưa đủ sức răn đe và đang tạo ra một khoảng trống pháp lý.
Báo chí Hà Nội tích cực hưởng ứng Cuộc thi và Triển lãm ảnh "Tổ quốc bên bờ sóng"

Báo chí Hà Nội tích cực hưởng ứng Cuộc thi và Triển lãm ảnh "Tổ quốc bên bờ sóng"

Ban Tuyên giáo và Dân vận Thành ủy Hà Nội vừa có công văn số 245-CV/BTGDVTU đề nghị các cơ quan báo chí đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền mọi người tham gia Cuộc thi và Triển lãm ảnh nghệ thuật cấp quốc gia "Tổ quốc bên bờ sóng" lần thứ III.
Đại biểu Quốc hội đề nghị không bỏ án tử hình với tội sản xuất thuốc giả, thực phẩm chức năng giả

Đại biểu Quốc hội đề nghị không bỏ án tử hình với tội sản xuất thuốc giả, thực phẩm chức năng giả

Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, sáng 27/5, Quốc hội đã thảo luận ở hội trường về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự. Vấn đề hình phạt với tội làm hàng giả, đặc biệt là thực phẩm giả, thuốc chữa bệnh giả được nhiều đại biểu quan tâm thảo luận.
Hơn 17,1 triệu người dân tham gia góp ý sửa đổi Hiến pháp trên VNeID

Hơn 17,1 triệu người dân tham gia góp ý sửa đổi Hiến pháp trên VNeID

Theo Thứ trưởng Bộ Tư pháp Đặng Hoàng Oanh, số lượng người dân trực tiếp góp ý sửa đổi Hiến pháp năm 2013 trên ứng dụng VNeID ngày càng tăng. Tính đến 20 giờ ngày 26/5 đã có hơn 17,1 triệu người dân tham gia góp ý.
Đại biểu đề nghị phân quyền ngân sách theo mức độ tự chủ tài khóa

Đại biểu đề nghị phân quyền ngân sách theo mức độ tự chủ tài khóa

Đại biểu Thạch Phước Bình đề nghị quy định nguyên tắc phân quyền ngân sách theo mức độ tự chủ tài khóa, tức là các tỉnh có tỷ lệ cân đối từ 80% trở lên được phép tự quyết một số khoản thu - chi, điều chỉnh định mức nội bộ.
Bộ Chính trị yêu cầu hoàn tất sắp xếp cấp xã trước 15/7, cấp tỉnh trước 15/8

Bộ Chính trị yêu cầu hoàn tất sắp xếp cấp xã trước 15/7, cấp tỉnh trước 15/8

Bộ Chính trị giao Ban Thường vụ các tỉnh ủy, thành ủy bảo đảm kiện toàn tổ chức bộ máy, điều kiện làm việc của các cơ quan cấp tỉnh, cấp xã sau khi sáp nhập hoạt động đồng bộ, thông suốt, hiệu lực hiệu quả, không để gián đoạn công việc, không bỏ trống địa bàn, lĩnh vực, không để ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và nhân dân.
Tương trợ tư pháp về hình sự: Tăng cường sự hỗ trợ giữa các quốc gia

Tương trợ tư pháp về hình sự: Tăng cường sự hỗ trợ giữa các quốc gia

Dự thảo Luật bổ sung những điểm mới như lấy lời khai trực tiếp hoặc trực tuyến; cho phép người tiến hành tố tụng của nước yêu cầu có mặt trong quá trình thực hiện tương trợ tư pháp tại nước được yêu cầu; tổ chức cho người tại nước được yêu cầu đến nước yêu cầu để hỗ trợ điều tra hoặc cung cấp chứng cứ.
Xem thêm
Phiên bản di động