-->

Các chợ dân sinh vẫn thờ ơ trước nguy cơ dịch cúm A/H7N9:

Dù dịch cúm gia cầm chưa ghi nhận ở Hà Nội nhưng  nếu không làm rõ được nguồn gốc của các sản phẩm gia cầm đang được bày bán tràn lan trên địa bàn, thì nỗi lo về dịch cúm gia cầm vẫn là câu hỏi bị bỏ ngỏ.  
cac cho dan sinh van tho o Không thực hiện, vẫn chẳng sao
cac cho dan sinh van tho o Giết mổ gia cầm sống tại khu vực cấm

Thời gian qua, Việt Nam đã phát hiện 4 ổ dịch cúm H5N1, 1 ổ H5N6. Còn ở một số địa phương của Trung Quốc đang phải đối diện với dịch cúm A/H7N9 (một loại dịch cúm cực kỳ nguy hiểm). Mặc dù, Hà Nội chưa phát hiện bất kỳ trường hợp cúm gia cầm nào, song để chủ động phòng, tránh với đại dịch này, UBNDTP đã có công văn gửi các quận, huyện, ngành làm tốt công tác phòng dịch. Theo ghi nhận của các PV Lao động Thủ đô những ngày qua trên địa bàn Thành phố có nơi làm rất tốt, bài bản, song có nơi lại rất thờ ơ. Gà, vịt không rõ nguồn gốc vẫn được mua bán, giết mổ tràn lan…

Chợ đầu mối “sạch” tình trạng giết mổ tại chỗ, song nguồn gốc còn mù mờ

Ghi nhận tại khu vực kinh doanh gia cầm của Chợ đầu mối phía Nam (chợ Đền Lừ), quận Hoàng Mai, Hà Nội vào lúc 3h30 sáng (25/2), cho thấy: không có hiện tượng gia cầm sống được giết mổ tại chỗ mà đều đã được sơ chế. Tuy nhiên, tại một số quầy kinh doanh gia cầm vẫn còn chuyện người bán tranh thủ làm sạch nội tạng ngay tại chợ. Việc làm này ít nhiều ảnh hưởng đến vệ sinh an toàn thực phẩm (ATTP), cũng như có thể là nguồn gián tiếp lây lan dịch bệnh.

Trao đổi vấn đề này, với ông Nguyễn Quang Huy – Đại diện Ban quản lý chợ đầu mối phía Nam cho biết, do đặc điểm kinh doanh tại chợ đầu mối là nguồn hàng đã qua sơ chế nên các khâu giết mổ không được thực hiện tại chợ. Về việc vẫn còn tồn tại một số hộ kinh doanh sơ chế nội tạng, Ban quản lý ghi nhận và tăng cường nhắc nhở để nâng cao ý thức của người dân hơn nữa.

Cũng theo ông Nguyễn Quang Huy, Ban quản lý chợ thường xuyên phối hợp với lực lượng chức năng tiến hành kiểm tra định kỳ để đảm bảo vệ sinh ATTP. Khoảng 30 phút trước khi phóng viên có mặt tại chợ, lực lượng chức năng liên ngành cũng đã tiến hành thực hiện việc kiểm tra theo đúng quy định. Ông Huy cũng cho biết thêm, để tăng cường công tác phòng chống dịch cúm gia cầm đang được cảnh báo có nguy cơ lây lan, Ban quản lý chợ đã đẩy mạnh tuyên truyền cho các hộ kinh doanh thông qua các buổi tập huấn, cập nhật thông tin, chỉ đạo của lãnh đạo địa bàn, quận, thành phố...trên loa phóng thanh hoặc viết trên bảng tin ở đầu chợ.

cac cho dan sinh van tho o
Hoạt động giết, mổ gia cầm sống vẫn diễn ra tại nhiều chợ dân sinh

Tương tự, tại chợ đầu mối Dịch Vọng (Cầu Giấy – Hà Nội), 100% các gian hàng kinh doanh gia cầm đã qua sơ chế, không có hiện tượng giết mổ tại chỗ, hoạt động trong điều kiện kinh doanh có mái che. Tuy nhiên, tại khu chợ này, ngoài nguồn hàng đã qua sơ chế, còn thấy có hàng đông lạnh được bảo quản trong thùng xốp. Bên cạnh vấn đề về nguồn gốc xuất xứ vẫn chưa được kiểm chứng thì ý thức giữ vệ sinh cho thực phẩm của các tiểu thương chưa được đảm bảo. Cụ thể, gia cầm đã được giết mổ sau khi đã bày kín trên sạp thì nguồn hàng còn lại được tập kết ngay dưới chân người bán. Điều đáng nói là ngoài mặt hàng đông lạnh được đóng sẵn trong thùng xốp thì một số lượng không nhỏ được bọc trong túi nilon sơ sài và vất thẳng xuống sàn lép lép nước bẩn. Quan sát có nhiều túi mỏng đã rách bươm còn gà, vịt chứa bên trong chỉ trực rơi ra ngoài...

Còn tại chợ Phùng Khoang (thuộc phường Trung Văn, quận Thanh Xuân, Hà Nội), PV có mặt tại chợ này vào 4 giờ 30 phút sáng (25/2), cũng ghi nhận thấy không còn hiện tượng giết, mổ gia cầm sống tại các quầy kinh doanh như trước đó. Thắc mắc về sự thay đổi này, một tiểu thương cho biết, Ban quản lý chợ giờ làm rất chặt, phát hiện hộ nào vi phạm là phạt ngay. Chính vì vậy, không ai dám giết, thịt gia cầm tại chợ nữa. Hơn nữa, đang có cảnh báo về dịch cúm gia cầm nên các tiểu thương cũng cẩn trọng.

Trao đổi với đại diện Ban quản lý chợ Phùng Khoang, ông Trần Văn Lưu cho biết, được sự chỉ đạo của UBND phường Trung Văn về việc tuyên truyền dịch cúm gia cầm cũng như cấm giết, mổ gia cầm sống tại chợ nên ngay từ trong năm 2016, Ban quản lý đã nhận được công văn chỉ đạo công tác tuyên truyền về phòng, chống dịch cúm gia cầm. Từ đó, Ban quản lý chợ Phùng Khoang đã phối hợp chặt chẽ với Chi cục thú y thuộc quận Thanh Xuân và Trạm thú y thuộc phường Trung Văn để có kế hoạch tuyên truyền đến người dân và các tiểu thương đang hoạt động buôn bán trong chợ. Đến thời điểm hiện tại, hoạt động giết, mổ gia cầm sống không còn diễn ra tại chợ và những gia cầm đang được bày bán tại chợ cũng phải có đóng dấu kiểm dịch an toàn thì các tiểu thương mới được phép bày bán.

Quản lý tại chợ dân sinh, chợ cóc còn lòng lẻo

Trên cuộc hành trình, chúng tôi tiếp tục di chuyển đến chợ dân sinh khác trên địa bàn quận Thanh Xuân, tại điểm chợ Bờ Mương, đường Kim Giang vào lúc 5 giờ sáng (25/2). Theo như quan sát của phóng viên, cả khu chợ có diện tích khoảng chừng 200 m2 nhưng có khoảng hơn chục tiểu thương làm công tác giết, mổ gia cầm sống ngay tại chợ. Cách một, hai hàng bán rau, bán thịt lại là một điểm giết, mổ gia cầm sống. Vì diện tích nhỏ, hẹp nên mỗi tiểu thương ở đây chỉ có một khoảng rất nhỏ để vừa bán gia cầm sống vừa phục vụ giết, mổ tại chỗ. Vì giết mổ tại chỗ nên toàn bộ lông gà, vịt và nội tạng bẩn của gia cầm sau khi giết mổ đều được thải theo nước rửa gia cầm nên gây mất vệ sinh cả khu vực xung quanh đó. Dù đã đứng cách đó cả chục mét nhưng người bán và người mua vẫn “hứng đủ” mùi hôi tanh nồng nặc. Hỏi ra mới biết, chợ Bờ Mương thuộc sự quản lý của hai phường Đại Kim và Kim Giang, quận Thanh Xuân, Hà Nội.

Trước những lo ngại về nguồn gốc gia cầm cũng như dịch cúm gia cầm có nguy cơ bùng phát, một số tiểu thương ở đây tỏ thái độ “bình chân như vại” thậm chí, anh H, một tiểu thương ở chợ cho hay, gà ở đây là gà sạch, gà ta (gà quê) nên cứ yên tâm mua ăn không lo dịch và cũng không cần kiểm dịch. “Dịch vẫn đang ở Trung Quốc chưa tràn về Việt Nam nên chị cứ yên tâm. Hơn nữa, có tràn về Việt Nam thì cũng còn lâu mới về đến Hà Nội” – tiểu thương này cho hay.Còn Chị Lê Thị T, người mua hàng chia sẻ: Tôi không lo dịch vì dịch chưa về Việt Nam, hơn nữa gà ở đây chị ăn quen nhiều năm nên không lo sợ có dịch.

Nói về việc chợ tạm vẫn tồn tại việc những tiểu thương giết, mổ gia cầm sống tại chợ Bờ Mương, ông Đỗ Kỳ Lân – Phó Chủ tịch UBND phường Kim Giang, quận Thanh Xuân cho hay, chợ tạm Bờ Mương nếu theo kế hoạch là chợ không được hoạt động và phải dẹp bỏ từ lâu. Tuy nhiên, các hộ tiểu thương vẫn tự ý bày bán. “Phần quản lý chợ Bờ Mương thuộc quản lý của cả hai phường nhưng riêng phần chợ do phường Kim Giang quản lý không có hoạt động giết, mổ gia cầm sống tại chợ” – ông Lân khẳng định.

Như vậy, dù việc quản lý giết, mổ gia cầm sống đã được kiểm soát tương đối tốt tại các chợ đầu mối và chỉ lỏng lẻo ở một số chợ dân sinh. Nhưng vấn đề cần làm rõ là nguồn gốc của những gia cầm đang được bày bán tại chợ được lấy từ đâu. Mặc dù, nhiều tiểu thương vẫn khẳng định về chất lượng nhưng đều là “văn bản miệng”. Hay, không ít tiểu thương vẫn “ỡm ờ” khi được hỏi về nguồn gốc gia cầm của mình đang được bày bán cũng như giết, mổ tại chợ. Còn một số không nhỏ thì khẳng định gà của mình đang bán là “gà nhà”.

Vấn đề đáng bàn hiện nay là dù dịch cúm gia cầm chưa ghi nhận ở Hà Nội nhưng điều đáng bàn hiện nay là nguồn gốc của những sản phẩm đang được bày bán bao nhiêu là được kiểm dịch và bao nhiêu là sản phẩm “chui”. Nếu không được làm rõ thì nỗi lo về dịch cúm gia cầm vẫn bị là câu hỏi bị bỏ ngỏ. Và, người dân có quyền lo ngại về việc, liệu nguồn gia cầm của các tiểu thương đang bày bán tợi các chợ đầu mối, chợ dân sinh có thực sự được kiểm dịch trước khi bầy bán, vấn đề này rất cần các cơ quan chức năng trả lời.

Tuệ Liên – Thu Trang

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Lãnh đạo Tổng LĐLĐ Việt Nam chúc Tết cán bộ, phóng viên, nhân viên Báo Lao động Thủ đô

Lãnh đạo Tổng LĐLĐ Việt Nam chúc Tết cán bộ, phóng viên, nhân viên Báo Lao động Thủ đô

(LĐTĐ) Sáng 3/2 (mùng 6 Tết Ất Tỵ) - ngày làm việc đầu tiên của Xuân mới, đoàn công tác của Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam do đồng chí Huỳnh Thanh Xuân - Phó Chủ tịch dẫn đầu đã tới thăm, chúc Tết cán bộ, phóng viên, nhân viên Báo Lao động Thủ đô.
Mùng 6 Tết, giá vàng trong nước tăng vọt

Mùng 6 Tết, giá vàng trong nước tăng vọt

(LĐTĐ) Mở cửa phiên giao dịch sáng nay (3/2, tức mùng 6 Tết), nhiều công ty kinh doanh vàng đồng loạt điều chỉnh giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn tròn trơn.
Giá vàng thế giới bất ngờ giảm mạnh

Giá vàng thế giới bất ngờ giảm mạnh

(LĐTĐ) Hôm nay (3/2), chỉ vài giờ sau khi chạm mốc 2.810 USD/ounce, giá vàng thế giới liên tục giảm.
Thông tin mới về đợt gió mùa đông bắc

Thông tin mới về đợt gió mùa đông bắc

(LĐTĐ) Sáng sớm nay (3/2, tức mùng 6 Tết), không khí lạnh đã ảnh hưởng đến khu vực phía Đông Bắc Bộ. Dự báo trong ngày và đêm nay, tiếp tục ảnh hưởng đến khu vực phía Tây Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, Trung Trung Bộ và một số nơi ở Nam Trung Bộ. Nền nhiệt giảm dần, trời chuyển mưa rải rác.
Quy định mới về giá điện từ tháng 2

Quy định mới về giá điện từ tháng 2

(LĐTĐ) Luật Điện lực (sửa đổi) thay thế cho Luật Điện lực năm 2004 và có hiệu lực từ ngày 1/2/2025, trong đó khoản 12 Điều 5 nêu rõ về chính sách giá điện và giá dịch vụ về điện.
Cán bộ, công chức, viên chức tuyệt đối không đi lễ hội trong giờ hành chính

Cán bộ, công chức, viên chức tuyệt đối không đi lễ hội trong giờ hành chính

(LĐTĐ) Không tổ chức du xuân, liên hoan, chúc Tết làm ảnh hưởng đến thời gian và hiệu quả làm việc, tuyệt đối không đi lễ hội trong giờ hành chính là quy định từ nhiều năm nay đối với cán bộ, công chức, viên chức.
Đảng đưa dân tộc ta tới tương lai tươi sáng

Đảng đưa dân tộc ta tới tương lai tươi sáng

Đảng ta thật là vĩ đại. 95 năm qua, kể từ khi thành lập đến nay, Đảng ta luôn có những quyết định mang tầm tư duy dẫn đường đưa cách mạng Việt Nam vào thế tiến công không ngừng, tiên phong trong cách mạng thế giới, đưa dân tộc tới tương lai rạng ngời...

Tin khác

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 3/2: Không khí lạnh tràn về gây mưa rào rải rác

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 3/2: Không khí lạnh tràn về gây mưa rào rải rác

(LĐTĐ) Dự báo ngày 3/2, khu vực Hà Nội trời nhiều mây, đêm và sáng có mưa, mưa rào rải rác. Gió chuyển hướng Đông Bắc cấp 3.
Hà Nội không xảy ra ùn tắc trong ngày cuối kỳ nghỉ Tết Ất Tỵ

Hà Nội không xảy ra ùn tắc trong ngày cuối kỳ nghỉ Tết Ất Tỵ

(LĐTĐ) Chiều 2/2, sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ kéo dài 9 ngày, người dân ở các tỉnh quay trở lại Hà Nội học tập và làm việc. Tuy nhiên, tình hình giao thông trong nội đô và các cửa ngõ Thủ đô không xảy ra tắc nghẽn nghiêm trọng như các năm trước.
9 ngày nghỉ Tết Ất Tỵ, toàn quốc xảy ra 445 vụ tai nạn giao thông, 209 người tử vong

9 ngày nghỉ Tết Ất Tỵ, toàn quốc xảy ra 445 vụ tai nạn giao thông, 209 người tử vong

(LĐTĐ) Chiều 2/2, Cục Cảnh sát giao thông (Bộ Công an) thông tin về tình hình, kết quả công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông 9 ngày nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 (từ 25/1 - 2/2/2025).
Đợt không khí lạnh đầu xuân sắp tràn về miền Bắc

Đợt không khí lạnh đầu xuân sắp tràn về miền Bắc

(LĐTĐ) Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn quốc gia đã phát đi bản tin dự báo thời tiết 10 ngày tới và nhận định về đợt không khí lạnh sắp tràn về miền Bắc.
Hà Nội: Tết Ất Tỵ, tai nạn giao thông giảm sâu so với cùng kỳ

Hà Nội: Tết Ất Tỵ, tai nạn giao thông giảm sâu so với cùng kỳ

(LĐTĐ) Sáng 2/2, Phòng Cảnh sát giao thông Hà Nội cho biết, từ ngày 25/1 đến ngày 1/2 (từ 26 tháng Chạp đến mùng 4 Tết Ất Tỵ), toàn Thành phố xảy ra 17 vụ tai nạn giao thông, làm 10 người tử vong, 13 người bị thương. So sánh với 9 ngày nghỉ Tết Giáp Thìn 2024, giảm 21 vụ, giảm 6 người tử vong, giảm 31 người bị thương. So sánh 9 ngày liền kề giảm 13 vụ, giảm 10 người tử vong, giảm 7 bị thương...
Tăng cường kiểm soát hoạt động vận tải hành khách ngay từ đầu năm

Tăng cường kiểm soát hoạt động vận tải hành khách ngay từ đầu năm

(LĐTĐ) Lực lượng chức năng tăng cường công tác tuần tra, kiểm soát, kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm, đặc biệt là tình trạng dừng, đỗ sai quy định, đón trả khách không đúng nơi quy định, tình trạng nhồi nhét khách...
Hà Nội: Năm 2025, phấn đấu vận tải công cộng đáp ứng 20% nhu cầu

Hà Nội: Năm 2025, phấn đấu vận tải công cộng đáp ứng 20% nhu cầu

(LĐTĐ) Năm 2025, Sở Giao thông vận tải (GTVT) Hà Nội cho biết, sẽ thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm, trong đó có hoàn thành toàn diện các chỉ tiêu, nhiệm vụ được Bộ GTVT, Thành ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân Thành phố giao hằng năm. Đặc biệt, vận tải hành khách công cộng (VTHKCC) đáp ứng đạt tỷ lệ đảm nhiệm 20% nhu cầu đi lại của người dân.
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 2/2: Đêm và sáng mưa phùn, trời rét

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 2/2: Đêm và sáng mưa phùn, trời rét

(LĐTĐ) Theo Trung tâm Khí tượng thuỷ văn quốc gia, dự báo khu vực Hà Nội ngày 2/2, trời nhiều mây, đêm và sáng có mưa nhỏ, mưa phùn và sương mù rải rác; trưa chiều giảm mây hửng nắng.
Mùng 4 Tết Ất Tỵ: Toàn quốc xảy ra 47 vụ tai nạn giao thông, làm chết 21 người

Mùng 4 Tết Ất Tỵ: Toàn quốc xảy ra 47 vụ tai nạn giao thông, làm chết 21 người

(LĐTĐ) Chiều 1/2 (mùng 4 Tết Ất Tỵ) Cục Cảnh sát giao thông (CSGT) - Bộ Công an cho biết, toàn quốc xảy ra 47 vụ tai nạn giao thông, làm chết 21 người, bị thương 45 người. So với ngày mùng 4 Tết Giáp Thìn năm 2024, giảm 21 vụ, giảm 6 người chết, giảm 20 người bị thương.
Cách di chuyển qua nút giao Nguyễn Trãi - Khuất Duy Tiến - Nguyễn Xiển mới nhất

Cách di chuyển qua nút giao Nguyễn Trãi - Khuất Duy Tiến - Nguyễn Xiển mới nhất

(LĐTĐ) Sở Giao thông vận tải Hà Nội vừa thông tin phương án di chuyển mới nhất tại nút giao Nguyễn Trãi - Khuất Duy Tiến - Nguyễn Xiển. Theo đó, đây là nút giao thông nhiều tầng nhất Hà Nội hiện nay với lưu lượng phương tiện giao thông rất cao, thường xuyên xảy ra ùn tắc.
Xem thêm
Phiên bản di động