Bộ Tài chính dự báo bối cảnh tài chính 3 năm tới
Theo Bộ Tài chính, môi trường khu vực, thế giới tiếp tục diễn biến phức tạp; đặc biệt, xung đột Nga - Ukraine kéo dài đã và đang tác động lớn đến triển vọng kinh tế thế giới trong giai đoạn ngắn hạn. Kèm theo đó là diễn biến phức tạp các biến thể Covid-19, lạm phát bùng phát dẫn đến việc điều chỉnh chính sách tiền tệ nhanh hơn ở một số nền kinh tế lớn....
Trong nước, môi trường đầu tư được cải thiện, khiến Việt Nam tiếp tục trở thành điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư nước ngoài; mở rộng các hoạt động thương mại, xuất khẩu duy trì đà tăng trưởng tích cực nhờ các hiệp định thương mại.
Tuy nhiên, kinh tế Việt Nam vẫn đang phải đối mặt các rủi ro lớn như xung đột Nga - Ukraine kéo dài, bất ổn địa chính trị ngày càng gia tăng có thể làm tăng chi phí vận chuyển, giá cả hàng hóa và gián đoạn “dòng chảy thương mại” sẽ kìm hãm đà phục hồi, đặc biệt là ở các nền kinh tế nhập khẩu hàng hóa.
![]() |
Bộ Tài chính dự kiến tổng thu cân đối NSNN kế hoạch 3 năm 2023-2025 khoảng 5.178,4 nghìn tỷ đồng (ảnh minh họa: Cao Tiến) |
Mặt khác, những yếu kém nội tại của nền kinh tế chưa được xử lý hiệu quả; năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh còn thấp; sự phục hồi không đồng đều ở các lĩnh vực và năng lực tiếp cận nền kinh tế số, xã hội số còn hạn chế;...
Vì vậy, Bộ Tài chính đưa ra mục tiêu Kế hoạch tài chính - Ngân sách nhà nước (NSNN) 3 năm 2023-2025. Cụ thể, đẩy mạnh thực hiện chính sách tài khóa hỗ trợ phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội; tiếp tục cơ cấu lại NSNN, nợ công đảm bảo vai trò chủ đạo của ngân sách trung ương, phát huy sự chủ động của các bộ, ngành, địa phương gắn với huy động, sử dụng hiệu quả các nguồn lực tài chính; góp phần kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế và hoàn thành các mục tiêu Kế hoạch tài chính quốc gia, vay, trả nợ công 5 năm giai đoạn 2021-2025;
Phấn đấu tăng thu NSNN, dành nguồn lực giải quyết các vấn đề an sinh xã hội, thực hiện cải cách tiền lương; giữ vững an toàn, bền vững nguồn lực tài chính quốc gia; siết chặt kỷ cương, kỷ luật tài chính - ngân sách.
Bộ Tài chính dự kiến tổng thu cân đối NSNN kế hoạch 3 năm 2023-2025 khoảng 5.178,4 nghìn tỷ đồng, tăng 10,3% so với thu NSNN 3 năm 2020-2022. Tỷ lệ huy động thu NSNN bình quân khoảng 15% GDP, trong đó huy động từ thuế, phí bình quân khoảng 12,7% GDP.
Về chi NSNN: tổng chi cân đối NSNN kế hoạch 3 năm 2023-2025 khoảng 6.473 nghìn tỷ đồng, gấp 1,15 lần chi NSNN 3 năm 2020 - 2022. Về bội chi NSNN, nợ công: dự kiến mức bội chi NSNN trong năm 2023 khoảng 4,42% GDP. Mức bội chi các năm 2024-2025 phấn đấu giảm dần để giữ tỷ lệ bình quân giai đoạn 5 năm theo Kế hoạch tài chính 2021-2025. Nợ công đến năm 2025 khoảng 43-44% GDP, thấp hơn mức trần và ngưỡng cảnh báo được Quốc hội cho phép.
Cùng với đó, Bộ Tài chính có một số đề xuất, giải pháp về tài chính. Trước mắt, tcoi trọng công tác phân tích, dự báo, bám sát thực tiễn diễn biến của thị trường, chủ động kịp thời tham mưu các cấp có thẩm quyền các kịch bản ứng phó linh hoạt phù hợp.
Tập trung triển khai các giải pháp hỗ trợ phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội. Tăng cường quản lý, điều hành tài chính, ngân sách gắn với các ưu tiên và mục tiêu của nền kinh tế, cải thiện và nâng cao đời sống nhân dân.
Về trung và dài hạn, tập trung rà soát, nghiên cứu và hoàn thiện hệ thống pháp luật tài chính, chế độ kế toán, kiểm toán đối với các chủ thể trong nền kinh tế; tiếp tục đẩy mạnh việc phân cấp, phân quyền đi đôi với yêu cầu nâng cao tinh thần trách nhiệm, công khai, minh bạch. Đẩy mạnh thực hiện các giải pháp về cơ cấu lại nền kinh tế với các cấu phần quan trọng (doanh nghiệp nhà nước, tổ chức tín dụng, đầu tư công và đơn vị sự nghiệp công lập…) nhằm huy động và phân bổ hiệu quả các nguồn lực.
Tiếp tục hoàn thiện hệ thống thu ngân sách phù hợp với bối cảnh kinh tế - xã hội của đất nước và thông lệ quốc tế; rà soát lại các chính sách ưu đãi, miễn, giảm thuế không còn phù hợp, đảm bảo tính công bằng, minh bạch, khuyến khích cạnh tranh phát triển. Hạn chế tối đa việc lồng ghép chính sách xã hội trong pháp luật về thuế.
Thực hiện quản lý, phân bổ, sử dụng nguồn lực tài chính - NSNN gắn với hoàn thiện cơ chế phân cấp, phân quyền, đề cao trách nhiệm của các Bộ, cơ quan trung ương, địa phương. Tiếp tục quán triệt nguyên tắc vay bù đắp bội chi NSNN chỉ được sử dụng cho đầu tư phát triển; chỉ chi trong khả năng của nền kinh tế và chỉ vay trong khả năng trả nợ của nền kinh tế.
Siết chặt kỷ luật, kỷ cương tài chính - NSNN, nợ công, quản lý tài sản công, tăng cường công tác giám sát, thanh tra, kiểm tra, kiểm toán. Đẩy mạnh việc phòng chống tham nhũng, lãng phí trong quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công.
Bảo Thoa
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

Chú trọng xây dựng môi trường làm việc an toàn cho người lao động

Giải ngân trên 21,6 tỷ đồng cho đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động vay vốn

Cẩn trọng với các chiêu lừa đảo mùa du lịch

Bác bỏ thông tin bão cấp 12 đổ bộ Quảng Ninh đầu tháng 5/2025

Hơn 207 triệu lượt đăng ký khám chữa bệnh BHYT bằng Căn cước công dân

Số người đăng ký hưởng bảo hiểm xã hội một lần giảm đáng kể

Các Công đoàn cơ sở quận Long Biên tích cực xây dựng đơn vị “Sáng - Xanh - Sạch - Đẹp”
Tin khác

Nhiều tồn tại, hạn chế 3 Chi nhánh PVcomBank tại TP.HCM
Tài chính 20/04/2025 15:59

Những lưu ý về đăng ký kinh doanh, đăng ký thuế để tránh vi phạm
Tài chính 17/04/2025 11:49

Quản chặt ngân sách khi bàn giao
Tài chính 17/04/2025 10:37

Đổi mới cơ chế phân bổ ngân sách bảo đảm công khai, minh bạch
Tài chính 15/04/2025 08:34

NHNN tiếp tục cắt giảm thủ tục hành chính, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp
Tài chính 14/04/2025 22:36

Lấy ý kiến về Dự án sửa đổi toàn diện Luật Ngân sách Nhà nước
Tài chính 11/04/2025 15:13

Cần thiết nâng cao năng lực tài chính cho Ngân hàng Hợp tác xã
Tài chính 09/04/2025 16:33

Bộ Tài chính lên tiếng về mức thuế đối ứng Mỹ công bố áp đối với Việt Nam
Tài chính 03/04/2025 17:09

Cổ phiếu khoáng sản "dậy sóng" sau tin phát hiện 40 mỏ vàng ở Tây Bắc
Tài chính 02/04/2025 17:12

Giá vàng cao chót vót, nên mua hay bán?
Tài chính 02/04/2025 10:36