Bộ Tài chính đã trợ lực doanh nghiệp và người dân gần 46 nghìn tỷ đồng thuế, phí
Công khai danh sách các đơn vị nợ thuế, phí Các chuyên gia đề xuất áp dụng thuế, phí cao hơn khi chọn dùng túi ni lông Hỗ trợ doanh nghiệp vượt khó thông qua các công cụ thuế, phí |
Tại Hội nghị Sơ kết công tác Tài chính - Ngân sách nhà nước 6 tháng đầu năm 2022, lãnh đạo Bộ Tài chính cho biết, kết quả thực hiện các chính sách miễn, giảm, giãn thuế, phí, lệ phí và tiền thuê đất trong 6 tháng đầu năm thuộc Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế khoảng 39,8 nghìn tỷ đồng.
Trong đó, số tiền gia hạn khoảng 7,4 nghìn tỷ đồng, bằng 5,5% số dự kiến gia hạn (135 nghìn tỷ đồng) khi xây dựng chính sách; số tiền miễn, giảm khoảng khoảng 32,4 nghìn tỷ đồng, bằng 35,8% trên tổng số dự kiến miễn, giảm (90,5 nghìn tỷ đồng) khi xây dựng chính sách.
Tính cả 6,1 nghìn tỷ đồng số tiền miễn, giảm theo Nghị quyết số 406/NQ-UBTVQH15 ngày 19/10/2021 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (chính sách ban hành từ năm 2021, tác động làm giảm thu ngân sách trong đầu năm 2022 khi quyết toán thuế năm 2021), tổng số tiền đã thực hiện miễn, giảm, gia hạn khoảng 45,9 nghìn tỷ đồng.
![]() |
(Ảnh minh họa: BT) |
Trước diễn biến phức tạp của thị trường xăng dầu thế giới, giá xăng dầu tăng mạnh, gây áp lực lên lạm phát và hoạt động sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp và đời sống người dân, Bộ Tài chính đã báo cáo Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết số 18/2022/UBTVQH15 ngày 23/3/2022 giảm mức thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu, mỡ nhờn (theo trình tự, thủ tục rút gọn), áp dụng từ ngày 1/4/2022 đến hết ngày 31/12/2022.
Bên cạnh đó, Bộ Tài chính tập trung chỉ đạo triển khai tốt các luật thuế; chủ động phối hợp với các bộ, ngành, địa phương làm tốt công tác quản lý thu; xử lý nợ đọng thuế; đẩy mạnh chống thất thu, buôn lậu, gian lận thương mại, trốn thuế. Lũy kế đến hết tháng 6, thu ngân sách nhà nước (NSNN) ước đạt 941,3 nghìn tỷ đồng, bằng 66,7% dự toán.
Trong đó: thu nội địa đạt 63,6%, thu từ dầu thô đạt 125,6%, thu cân đối từ hoạt động xuất nhập khẩu đạt 79,4% dự toán. Theo phân cấp, thu ngân sách trung ương đạt 66,4% dự toán, thu ngân sách địa phương đạt xấp xỉ 67% dự toán.
Về chi ngân sách, Bộ Tài chính đã trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành chính sách hỗ trợ lãi suất đối với các khoản vay tại Ngân hàng Chính sách xã hội; chính sách tín dụng đối với học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn để mua máy tính, thiết bị phục vụ học tập trực tuyến; phối hợp với các bộ, ngành có liên quan xây dựng, trình cấp có thẩm quyền các chính sách về việc thực hiện chính sách hỗ trợ tiền thuê nhà cho người lao động; hỗ trợ lãi suất từ NSNN đối với khoản vay của doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh; chính sách tín dụng ưu đãi thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 đến năm 2030; (giai đoạn 1: từ năm 2021 đến năm 2025); chính sách tín dụng đối với cơ sở giáo dục mầm non, tiểu học.
Báo cáo Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định phương án sử dụng nguồn tăng thu, tiết kiệm, cắt giảm và nguồn còn lại của ngân sách trung ương năm 2021, trong đó 6.840 tỷ đồng thực hiện Chương trình; chuyển 15,6 nghìn tỷ đồng các nguồn kinh phí còn lại của ngân sách trung ương năm 2021 sang năm 2022 để mua vắc-xin phòng Covid-19 (6,99 nghìn tỷ đồng), chi cho công tác phòng, chống dịch (8,6 nghìn tỷ đồng). Bên cạnh đó, đến hết tháng 6/2022 nguồn Quỹ vắc-xin còn dư khoảng gần 1,5 nghìn tỷ đồng.
Đồng thời, kiến nghị Chính phủ tại Nghị quyết số 77/NQ-CP yêu cầu cắt giảm những khoản chi ngân sách trung ương đã được giao trong dự toán đầu năm nhưng đến ngày 30/6/2022 chưa phân bổ để bổ sung nguồn lực thực hiện Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội.
Nhờ chủ động trong điều hành, các nhiệm vụ chi ngân sách trong 6 tháng được thực hiện theo dự toán, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, quản lý nhà nước và thanh toán các khoản nợ đến hạn, đảm bảo kinh phí phòng, chống dịch, các nhiệm vụ chi an sinh xã hội cho nhân dân. Tổng chi NSNN 6 tháng đầu năm ước đạt 713 nghìn tỷ đồng, bằng 40% dự toán, trong đó chi đầu tư phát triển đạt 28,6%, chi thường xuyên đạt 45,8%, chi trả lãi đạt 50,1% dự toán.
Cân đối ngân sách trung ương và ngân sách địa phương các cấp được đảm bảo. Trong 6 tháng đầu năm (đến hết ngày 30/6/2022), đã thực hiện phát hành 69 nghìn tỷ đồng trái phiếu Chính phủ, với kỳ hạn bình quân 14,75 năm, lãi suất bình quân 2,45%/năm.
Bảo Thoa
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

Tạm giữ hình sự 2 người liên quan đến vụ tại nạn lao động khiến 3 người chết tại Bình Dương

Đêm 19/4, huy động hàng trăm người dập tắt đám cháy lớn tại Vườn quốc gia Ba Vì

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 20/4: Ngày nắng nóng, đêm không mưa

Nhận định Dortmund vs M’Gladbach: Cuộc chiến cho tấm vé châu Âu

Nhận định AC Milan vs Atalanta: Trận chiến sinh tử tại San Siro

Nhận định Real Madrid vs Bilbao: Thử thách khắc nghiệt cho Los Blancos

Dự báo giá vàng tuần tới: Giá vàng trong nước khó tăng trở lại
Tin khác

Những lưu ý về đăng ký kinh doanh, đăng ký thuế để tránh vi phạm
Tài chính 17/04/2025 11:49

Quản chặt ngân sách khi bàn giao
Tài chính 17/04/2025 10:37

NHNN tiếp tục cắt giảm thủ tục hành chính, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp
Tài chính 14/04/2025 22:36

Lấy ý kiến về Dự án sửa đổi toàn diện Luật Ngân sách Nhà nước
Tài chính 11/04/2025 15:13

Cần thiết nâng cao năng lực tài chính cho Ngân hàng Hợp tác xã
Tài chính 09/04/2025 16:33

Bộ Tài chính lên tiếng về mức thuế đối ứng Mỹ công bố áp đối với Việt Nam
Tài chính 03/04/2025 17:09

Cổ phiếu khoáng sản "dậy sóng" sau tin phát hiện 40 mỏ vàng ở Tây Bắc
Tài chính 02/04/2025 17:12

Giá vàng cao chót vót, nên mua hay bán?
Tài chính 02/04/2025 10:36

Quy định mới nhất về giá điện
Tài chính 02/04/2025 09:15

Lãi suất vay bao nhiêu là hợp lý để người thu nhập thấp có thể mua được nhà ở xã hội?
Tài chính 01/04/2025 21:18