-->

Bị can Hoàng Quốc Vượng và các đồng phạm đã gây thiệt hại hơn 1.000 tỷ đồng cho EVN

Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an vừa ra Kết luận bổ sung vụ án "Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ; Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng", xảy ra tại Bộ Công Thương và các tỉnh, thành liên quan nhà máy điện mặt trời Trung Nam Thuận Nam.
Khởi tố nguyên Giám đốc Ban Quản lý dự án huyện Nam Giang Khởi tố vụ án tại Công ty SJC lợi dụng việc bán vàng miếng bình ổn Bình Dương: Khởi tố các đối tượng mua bán hoá đơn trái phép

Đây là lần thứ 3 Cơ quan An ninh điều tra ra kết luận bổ sung và giữ nguyên quan điểm đề nghị truy tố 12 bị can về các tội danh "Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ" và "Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng".

Quá trình điều tra bổ sung lần 3, cơ quan chức năng đã tiến hành lấy lời khai đối với ông Trần Tuấn Anh (cựu Bộ trưởng Bộ Công Thương, giai đoạn 2016-2021) và ông Trịnh Đình Dũng (cựu Phó Thủ tướng Chính phủ)…

Trong vụ án này, Cơ quan điều tra (CQĐT) xác định, bị can Hoàng Quốc Vượng, (cựu Chủ tịch EVN, cựu Thứ trưởng Bộ Công Thương) cùng bị can Phương Hoàng Kim (cựu Cục trưởng Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo) có hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong việc Bộ Công Thương tham mưu cho Thủ tướng Chính phủ ban hành quy định về diện đối tượng và điều kiện được hưởng chính sách giá điện ưu đãi.

Ban đầu, CQĐT xác định, hành vi của các bị can Vượng, Kim gây ra thiệt hại hơn 937 tỷ đồng cho EVN, tính đến ngày 28/6/2023. Sau khi điều tra bổ sung, cơ quan chức năng xác định, thiệt hại trong vụ án lên tới hơn 1.043 tỷ đồng.

Với cựu Bộ trưởng Trần Tuấn Anh, kết quả điều tra cho thấy, ông Tuấn Anh đã ký 6 Tờ trình, Báo cáo của Bộ Công Thương gửi Thủ tướng Chính phủ đề xuất Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 13/2020/QĐ-TTg. Quyết định này trái với Nghị quyết 115 của Chính phủ được ban hành trước.

Khi ký các Tờ trình, Báo cáo nêu trên, ông Trần Tuấn Anh không biết việc ông Hoàng Quốc Vượng đã chỉ đạo điều chỉnh mở rộng diện đối tượng trái với Nghị quyết số 115. Ngoài ra, kết quả điều tra không có tài liệu, chứng cứ thể hiện ông Trần Tuấn Anh có động cơ vụ lợi, nên CQĐT không xem xét xử lý hình sự đối với cựu Bộ trưởng Bộ Công Thương, giai đoạn 2016-2021.

Bị can Hoàng Quốc Vượng và các đồng phạm đã gây thiệt hại hơn 1.000 tỷ đồng cho EVN
Bị can Hoàng Quốc Vượng - cựu Thứ trưởng Bộ Công Thương (trái) và bị can Phương Hoàng Kim - cựu Cục trưởng Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo, Bộ Công Thương.

Hồ sơ vụ án thể hiện, năm 2017, sau khi hủy dự án điện hạt nhân, Thủ tướng có quyết định khuyến khích phát triển các dự án điện mặt trời tại Việt Nam, quy định giá mua điện ưu đãi là 9,35 UScents/kWh, áp dụng đến hết tháng 6/2019.

Giai đoạn 2016-2018, trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận, ngoài 3 dự án điện mặt trời đã có, Thủ tướng phê duyệt bổ sung 5 dự án vào Quy hoạch điện VII điều chỉnh còn Bộ Công Thương phê duyệt bổ sung 24 dự án vào Quy hoạch phát triển điện lực tỉnh Ninh Thuận.

Cuối năm 2017, Công ty cổ phần Điện mặt trời Trung Nam (do ông Nguyễn Tâm Thịnh làm đại diện theo pháp luật) đề xuất và được UBND tỉnh Ninh Thuận chấp thuận, rồi có văn bản gửi Bộ Công Thương đề nghị bổ sung Dự án Nhà máy điện mặt trời Trung Nam Thuận Nam, công suất 50 MW vào Quy hoạch điện VII.

Trên cơ sở đề xuất của doanh nghiệp, Bộ Công Thương đã thực hiện một số thủ tục thẩm định, lấy ý kiến các cơ quan, đơn vị liên quan. Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng khi đó có ý kiến chỉ xem xét bổ sung vào Quy hoạch điện VII điều chỉnh với các dự án đã hoàn thành thẩm định. Do đó, Bộ Công Thương dừng việc thẩm định, bổ sung quy hoạch các dự án điện mặt trời nói chung, trong đó có Trung Nam Thuận Nam.

Giai đoạn này, bị can Phương Hoàng Kim là Cục trưởng Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo Bộ Công Thương đã trực tiếp chỉ đạo Phòng Kế hoạch và Quy hoạch thực hiện thủ tục thẩm định và trực tiếp ký các văn bản gửi các cơ quan, đơn vị, đề nghị góp ý về việc bổ sung quy hoạch dự án; bị can Hoàng Quốc Vượng là Thứ trưởng Bộ Công Thương đã trực tiếp ký báo cáo gửi Thủ tướng Chính phủ về tình hình phát triển các dự án điện mặt trời.

Năm 2018, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 115 về một số cơ chế, chính sách đặc thù hỗ trợ tỉnh Ninh Thuận. Văn bản này có nội dung cho các dự án năng lượng mặt trời tại tỉnh được hưởng giá bán ưu đãi 9,35 UScents/kWh đến hết năm 2020, thay vì chỉ đến tháng 6/2019 như quyết định số 11/2017 của Thủ tướng.

Tháng 8/2018, Bộ Công Thương lập Tổ soạn thảo các Quyết định của Thủ tướng quy định về cơ chế khuyến khích phát triển các dự án điện mặt trời tại Việt Nam (Dự thảo Quyết định số 13/2020/QĐ-TTg), gồm 26 thành viên. Trong đó, Phương Hoàng Kim làm tổ trưởng.

Tổ soạn thảo đã đưa nội dung vào dự thảo: "Đối với tỉnh Ninh Thuận, giá bán điện từ các dự án điện mặt trời nối lưới có ngày vận hành thương mại trước ngày 1/1/2021, với tổng cộng suất không quá 2.000 MW đã được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận triển khai là 2.086 đồng/kWh (tương đương 9,35 UScents/kWh)...".

Tháng 4/2019, Thứ trưởng Hoàng Quốc Vượng chủ trì cuộc họp về việc xây dựng nội dung dự thảo và chỉ đạo thay đổi nội dung trên theo hướng, quy định áp dụng cho: "Các dự án điện mặt trời nối lưới đã có trong quy hoạch phát triển điện lực các cấp".

Việc thay đổi như trên sẽ khiến số lượng các đơn vị được bán điện giá cao cho Tập đoàn Điện lực (EVN) "đã rộng còn mở rộng thêm". Tuy vậy, các bị can tại Bộ Công Thương vẫn nhất quyết thực hiện, bất chấp sự phản đối của Bộ Tư pháp và yêu cầu xem xét lại từ Bộ Tài chính.

Tháng 11/2019, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu "thực hiện nghiêm" Nghị quyết số 115. Tuy nhiên, bị can Hoàng Quốc Vượng vẫn gửi dự thảo Tờ trình có nội dung: "Đối với tỉnh Ninh Thuận, giá mua điện từ các dự án điện mặt trời nổi lưới đã có trong quy hoạch phát triển điện lực các cấp và có ngày vận hành thương mại trước ngày 1/01/2021 với tổng công suất tích lũy không quả 2.000 MW là 2.086 đồng/kWh".

Tháng 4/2020, Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng ký Quyết định số 13/2020 về cơ chế khuyến khích phát triển điện mặt trời tại Việt Nam, bao gồm nội dung nói trên.

Sau khi Quyết định số 13/2020 được ban hành, trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận có tổng cộng 30 dự án được hưởng chính sách giá điện 9,35 UScents/kWh. Trong đó có 2 nhà máy điện mặt trời không đủ điều kiện được hưởng chính sách giá điện ưu đãi theo Nghị quyết số 115, gồm Solar Farm Nhơn Hải và Trung Nam Thuận Nam.

Việc trả tiền ưu đãi cho 2 nhà máy nói trên đã gây thiệt hại 1.043 tỷ đồng cho EVN, gồm Solar Farm Nhơn Hải hơn 99 tỷ đồng và Trung Nam Thuận Nam hơn 944 tỷ đồng. Trách nhiệm này thuộc về bị can Hoàng Quốc Vượng và đồng phạm.

Minh Phương

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Thanh Hóa triệt phá đường dây sản xuất, buôn bán thuốc tân dược giả

Thanh Hóa triệt phá đường dây sản xuất, buôn bán thuốc tân dược giả

Ngày 16/4, Công an tỉnh Thanh Hóa cho biết, Phòng Cảnh sát kinh tế Công an tỉnh vừa phá đường dây sản xuất, buôn bán thuốc tân dược giả với quy mô lớn trên phạm vi toàn quốc, bắt giữ, khởi tố 14 bị can về tội “sản xuất, buôn bán hàng giả là thuốc phòng bệnh, thuốc chữa bệnh”.
Trao đổi kinh nghiệm công tác Mặt trận giữa Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và Cần Thơ

Trao đổi kinh nghiệm công tác Mặt trận giữa Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và Cần Thơ

Từ ngày 12 - 16/4, Đoàn cán bộ Mặt trận của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội đã tới thăm, làm việc tại Thành phố Hồ Chí Minh và Cần Thơ.
Kết quả nổi bật trong chuyến thăm Việt Nam của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình

Kết quả nổi bật trong chuyến thăm Việt Nam của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình

Nhận lời mời của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Tô Lâm, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Lương Cường, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình đã thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam từ ngày 14 đến ngày 15/4/2025. Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao Nguyễn Minh Vũ đã thông tin với báo chí về kết quả nổi bật của chuyến thăm.
Chỉ tiêu tuyển sinh năm học 2025 - 2026 của các trường có vốn đầu tư nước ngoài

Chỉ tiêu tuyển sinh năm học 2025 - 2026 của các trường có vốn đầu tư nước ngoài

Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội vừa có Quyết định số 717/QĐ-SGDĐT về việc giao chỉ tiêu kế hoạch tuyển sinh năm học 2025 - 2026 các trường có vốn đầu tư nước ngoài trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Hà Nội: 9 trường trung cấp được giao tuyển sinh 2.955 chỉ tiêu

Hà Nội: 9 trường trung cấp được giao tuyển sinh 2.955 chỉ tiêu

Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội vừa có Quyết định số 716/QĐ-SGDĐT về việc giao chỉ tiêu học văn hóa chương trình giáo dục thường xuyên cấp trung học phổ thông cho các trường trung cấp trực thuộc trên địa bàn thành phố Hà Nội năm học 2025 - 2026.
Chủ tịch nước Lương Cường tiếp Thủ tướng Cộng hòa Dân chủ Liên bang Ethiopia

Chủ tịch nước Lương Cường tiếp Thủ tướng Cộng hòa Dân chủ Liên bang Ethiopia

Chiều 16/4, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Lương Cường đã tiếp Thủ tướng Cộng hòa Dân chủ Liên bang Ethiopia Abiy Ahmed Ali đang có chuyến thăm chính thức Việt Nam và tham dự Hội nghị thượng đỉnh Diễn đàn Đối tác vì Tăng trưởng Xanh và Mục tiêu toàn cầu 2030 lần thứ tư (P4G) từ ngày 14 đến ngày 17/4/2025.
“Vươn mình cùng Khoa Thuế và Hải quan”: Đồng hành cùng sinh viên bước vào kỷ nguyên mới

“Vươn mình cùng Khoa Thuế và Hải quan”: Đồng hành cùng sinh viên bước vào kỷ nguyên mới

Tối 15/4, tại Hội trường 700 - Học viện Tài chính (Bắc Từ Liêm, Hà Nội), buổi tọa đàm “Vươn mình cùng Khoa Thuế và Hải quan - Vững bước tiến vào kỷ nguyên mới” đã diễn ra trong không khí sôi nổi và đầy cảm hứng.

Tin khác

Thanh Hóa triệt phá đường dây sản xuất, buôn bán thuốc tân dược giả

Thanh Hóa triệt phá đường dây sản xuất, buôn bán thuốc tân dược giả

Ngày 16/4, Công an tỉnh Thanh Hóa cho biết, Phòng Cảnh sát kinh tế Công an tỉnh vừa phá đường dây sản xuất, buôn bán thuốc tân dược giả với quy mô lớn trên phạm vi toàn quốc, bắt giữ, khởi tố 14 bị can về tội “sản xuất, buôn bán hàng giả là thuốc phòng bệnh, thuốc chữa bệnh”.
Kiểm lâm Nghệ An chấn chỉnh hoạt động tại các vườn thú

Kiểm lâm Nghệ An chấn chỉnh hoạt động tại các vườn thú

Chi cục Kiểm lâm tỉnh Nghệ An cho biết, đơn vị vừa chấn chỉnh hoạt động tại các vườn thú sau khi xuất hiện hình ảnh du khách tiếp xúc với hổ nuôi nhốt.
Vụ 573 loại sữa giả ung dung xâm nhập thị trường: Kẽ hở pháp lý nào giúp sữa giả "sống" thật?

Vụ 573 loại sữa giả ung dung xâm nhập thị trường: Kẽ hở pháp lý nào giúp sữa giả "sống" thật?

Thay vì bị kiểm tra sản phẩm gắt gao ngay từ khâu lập hồ sơ thì doanh nghiệp sản xuất sữa lại được phép tự xây dựng hồ sơ, các quy định, quy chuẩn của nhà sản xuất để tự công bố sản phẩm trước khi sản xuất kinh doanh. Như vậy, đối chiếu theo Luật An toàn thực phẩm, doanh nghiệp đã được phân quyền khá lớn, kể cả khâu hậu kiểm. Đây chính là kẽ hở dẫn đến câu chuyện trong suốt thời gian dài gần 600 nhãn sữa giả ung dung thâm nhập thị trường, thậm chí được quảng cáo rầm rộ mà không bị phát hiện.
Danh tính các đối tượng trong vụ việc "bảo kê" xây dựng tại phường Xuân La

Danh tính các đối tượng trong vụ việc "bảo kê" xây dựng tại phường Xuân La

Công an thành phố Hà Nội đã triệu tập nhóm đối tượng có hành vi bảo kê vật liệu xây dựng tại Xuân La, Tây Hồ đến làm việc. Bước đầu, lực lượng chức năng xác định, ổ nhóm được mệnh danh là “Lợn rừng” này hoạt động kinh doanh vật liệu xây dựng và nhận phá dỡ các công trình tại phường Xuân La từ đầu năm 2025 đến nay.
Khởi tố Giám đốc BHXH huyện Yên Mỹ, Hưng Yên

Khởi tố Giám đốc BHXH huyện Yên Mỹ, Hưng Yên

Công an tỉnh Hưng Yên đã ra quyết định khởi tố bị can, lệnh bắt bị can để tạm giam đối với Vũ Chí Toàn (SN 1968, Giám đốc Bảo hiểm xã hội (BHXH) huyện Yên Mỹ, Hưng Yên) và các đối tượng có liên quan cùng về tội “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” trong vụ án hình sự, xảy ra ở Trung tâm Y tế huyện Yên Mỹ.
Cảnh báo thủ đoạn lừa đảo khi cài đặt phần mềm làm Visa online

Cảnh báo thủ đoạn lừa đảo khi cài đặt phần mềm làm Visa online

Nhu cầu làm Visa để đi nước ngoài ngày càng tăng cao. Nắm bắt được điều này, nhiều đối tượng đã lợi dụng sự cả tin của người dân để thực hiện các chiêu trò lừa đảo bằng thủ đoạn cài đặt phần mềm "làm Visa online".
Bắt giữ thanh niên vờ làm khách rồi cướp 2 cây vàng giữa ban ngày

Bắt giữ thanh niên vờ làm khách rồi cướp 2 cây vàng giữa ban ngày

Phòng Cảnh sát hình sự (Công an thành phố Hà Nội) đã phối hợp với các đơn vị nghiệp vụ bắt giữ đối tượng cướp giật tài sản tại tiệm vàng trên địa bàn phường Đại Kim, quận Hoàng Mai, Hà Nội.
Bắt 3 đối tượng trong ổ nhóm "bảo kê" xây dựng tại phường Xuân La, Tây Hồ

Bắt 3 đối tượng trong ổ nhóm "bảo kê" xây dựng tại phường Xuân La, Tây Hồ

Dù không được cấp phép tập kết vật liệu xây dựng, nhưng nhóm đối tượng được mệnh danh là “Lợn rừng” vẫn tự ý lấn chiếm khu vực đất quy hoạch làm công viên cây xanh, xây dựng bãi tập kết xe và vật liệu xây dựng.
TP.HCM: Xử lý nhóm học sinh cấp 2 đánh nhau dã man ngoài trường học

TP.HCM: Xử lý nhóm học sinh cấp 2 đánh nhau dã man ngoài trường học

Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) vừa có báo cáo chính thức về việc nhóm học sinh của Trường Trung học cơ sở (THCS) Thái Văn Lung đánh nhau ngoài nhà trường gây xôn xao dư luận.
Danh tính 8 đối tượng sản xuất, buôn bán sữa giả vừa bị Công an khởi tố

Danh tính 8 đối tượng sản xuất, buôn bán sữa giả vừa bị Công an khởi tố

Cơ quan cảnh sát điều tra (CSĐT) Bộ Công an ra các Quyết định khởi tố bị can, Lệnh bắt bị can để tạm giam 4 tháng đối với 8 đối tượng vụ án "Sản xuất, buôn bán hàng giả là thực phẩm" xảy ra tại Công ty CP Dược quốc tế Rance Pharma, Công ty CP Dược dinh dưỡng Hacofood Group...
Xem thêm
Phiên bản di động