-->

Bất động sản 2022: Cần giải pháp kép gỡ nút thắt cho thị trường

Trước biến động của thị trường, bất động sản 2022 cũng đối mặt không ít thách thức với nhiều vấn đề: vướng mắc về pháp lý, lạm phát đẩy giá bất động sản tăng…
Bất động sản du lịch: Kỳ vọng phục hồi khi mở cửa du lịch Thị trường bất động sản không “té nước” theo lạm phát

Đối mặt rủi ro kép

Tại Diễn đàn Bất động sản Mùa Xuân thường niên lần II diễn ra mới đây, các chuyên gia đã đưa ra nhận định về thách thức của thị trường bất động sản Việt Nam nhìn từ quy hoạch.

TS. Vũ Tiến Lộc, Đại biểu Quốc hội, Chủ tịch Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC) cũng nhận định: "Sự hồi phục và phát triển của thị trường bất động sản là một trong những chỉ dẫn quan trọng của quá trình phục hồi chung của nền kinh tế. Chúng ta đang trong tình thế của các tác động kép, rất bất lợi, dịch bệnh chưa qua thì chiến tranh đã tới. Rủi ro kép tăng lên kể cả trên hai phương diện: Rủi ro về pháp lý, rủi ro về thị trường".

bat-dong-san-rui-ro-kep-1.jpeg
Thị trường bất động sản đang đối mặt với rủi ro kép.

Ông Nguyễn Văn Khôi, Phó Chủ tịch thường trực Hiệp hội Bất động sản Việt Nam cho biết, cơ chế và chính sách đối với thị trường bất động sản Việt Nam trong thời gian qua chưa thực sự rõ nét và phù hợp. Nhiều vấn đề mới được đặt ra chưa có sự giải quyết kịp thời và hợp lý của cơ quan quản lý Nhà nước, như pháp lý cho các loại hình bất động sản du lịch, bất động sản văn phòng kết hợp nhà ở, trung tâm thương mại… Các quy trình, thủ tục pháp lý về tiếp cận đất đai, vận hành dự án, về cơ chế bảo đảm phòng ngừa rủi ro cho các chủ thể tham gia thị trường còn hạn chế nên tiềm ẩn nguy cơ của rủi ro, tranh chấp…

Nói rõ hơn về điều này, ông Nguyễn Quang Tuyến, Phó Chủ tịch Hội đồng Trường Đại học Luật, giải thích: Hiện nay, các thể chế chưa theo kịp tốc độ của thị trường bất động sản. Trong hệ thống pháp luật có 82 đạo luật liên quan đến thị trường bất động sản và vẫn tồn tại những bất cập. Sự thiếu đồng bộ, chưa cập nhật và thay đổi của các quy định phù hợp với thực tiễn của thị trường trong Luật Kinh doanh bất động sản, Luật Nhà ở, Luật Đầu tư… cùng một số nghị định, văn bản chuyên ngành có liên quan gây khó khăn cho công tác thực thi Chiến lược Phát triển nhà ở Quốc gia. Nhất là việc cơ cấu lại nguồn cung, tập trung vào phát triển các phân khúc nhà ở xã hội và nhà ở thương mại giá thấp phục vụ nhu cầu của số đông.

Bên cạnh đó quy định sử dụng đất, cấp giấy chứng nhận cho bất động sản du lịch chưa rõ ràng khiến các địa phương cũng trở nên lúng túng. Các doanh nghiệp khi kinh doanh phân khúc bất động sản như condotel, shophouse cũng lúng túng theo.

TS Cấn Văn Lực - Chuyên gia kinh tế trưởng BIDV bổ sung, thị trường bất động sản còn đối diện với thách thức về thị trường như nguồn cung chưa dồi dào ngay; giá năng lượng, nguyên vật liệu tăng nhanh (trong 2 tháng đầu năm tăng 2%); Chính phủ chỉ đạo kiểm soát, rà soát thị trường TPDN (sửa đổi Nghị định 153); các cuộc đấu giá đất đã tạo ra một mặt bằng không lành mạnh; giá bất động sản vẫn tăng, đặt ra câu hỏi liệu có điều chỉnh; Thông tư 16/TT-NHNN kiểm soát đầu tư của tổ chức tín dụng vào trái phiếu bất động sản; chương trình đánh thuế bất động sản...

can-van-luc-1.jpg
TS Cấn Văn Lực - Chuyên gia kinh tế trưởng BIDV

Giải pháp kép "gỡ" nút thắt cho thị trường bất động sản

Để giải quyết được rủi ro kép cần giải pháp kép. TS. Vũ Tiến Lộc, Đại biểu Quốc hội, Chủ tịch Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC) cho rằng, mở cửa được hiểu theo nghĩa rộng nhất không phải là mở cửa thị trường mà là mở cửa trong thể chế. Mở cửa bên ngoài và bên trong nên thúc đẩy cải cách thể chế, giải phóng mọi nguồn lực, phá bỏ mọi rào cản để phát huy được tinh thần doanh nghiệp, thúc đẩy quá trình kinh doanh. Đây là yêu cầu quan trọng nhất ngay trong bối cảnh hiện nay.

Để nâng cao hiệu quả của quản lý Nhà nước về kinh doanh bất động sản nói chung, cần rà soát, sửa đổi bổ sung các các quy định có liên quan của Luật Đất đai năm 2013, Luật Nhà ở năm 2014 và Luật Kinh doanh bất động sản 2014. Trong đó, cần tập trung giải quyết nhiều nhóm vấn đề khác nhau như bổ sung các quy định về quản lý Nhà nước trong Luật Kinh doanh bất động sản 2021 đối với hoạt động kinh doanh bất động sản nói chung và kinh doanh bất động sản du lịch nói riêng; thể hiện các loại hình chủ đầu tư kinh doanh bất động sản phát hành cổ phiếu, trái phiếu bất động sản trên thị trường chứng khoán.

GS.TS Hoàng Văn Cường, Ủy viên Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội, Phó Hiệu trưởng trường Đại học Kinh tế quốc dân chia sẻ: Khủng hoảng từ dịch COVID-19 mang lại bất lợi cho thị trường bất động sản, nhưng cũng để chúng ta nhận ra rằng, bất động sản càng phải phát triển lành mạnh và bền vững. Với các dự án quy mô lớn, của các doanh nghiệp có uy tín thì càng có nhiều cơ hội. Thị trường bất động sản năm 2022 có nhiều cơ hội song không phải ai cũng nắm bắt được cơ hội, điều đó chỉ phụ thuộc vào những doanh nghiệp, nhà đầu tư chuyên nghiệp.

Các doanh nghiệp bất động sản cần chủ động tìm hiểu, tiếp cận chương trình phục hồi; Phục hồi xanh, tăng trưởng xanh bởi bất động sản xanh đang là xu thế, chuyển đổi số, đón đầu xu hướng mới liên quan đến thay đổi hành vi của khách hàng; Thích ứng, quản lý thay đổi, quản lý rủi ro… là tất yếu.

Trong giai đoạn tới, Hiệp hội Bất động sản Việt Nam sẽ phối hợp chặt chẽ với các chuyên gia trong lĩnh vực kinh tế, tài chính, đầu tư bất động sản… và các cơ quan, bộ, ngành đồng hành cùng doanh nghiệp bất động sản Việt Nam trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 và nền kinh tế số đang phát triển nhanh để khẳng định vị thế, sứ mệnh của mình trong sự phát triển đất nước, trước hết là với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, chiến lược phát triển nhà ở và các phân khúc của thị trường bất động sản.

Theo Trang Nhi/congly.vn

https://congly.vn/bat-dong-san-2022-can-giai-phap-kep-go-nut-that-cho-thi-truong-204894.html

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Dạy thêm, học thêm: Đại biểu băn khoăn liệu có phải do chương trình "nặng" quá?

Dạy thêm, học thêm: Đại biểu băn khoăn liệu có phải do chương trình "nặng" quá?

Theo đại biểu Trần Khánh Thu, cần nhìn nhận vấn đề học thêm xuất phát từ nhu cầu học tập và của xã hội, học sinh và phụ huynh, chứ không hẳn tất cả chúng ta quy cho việc giáo viên ép buộc trong vấn đề học thêm.
Vụ sữa giả, thuốc giả: Thứ trưởng Bộ Y tế khẳng định ngành y tế "đã làm hết trách nhiệm"

Vụ sữa giả, thuốc giả: Thứ trưởng Bộ Y tế khẳng định ngành y tế "đã làm hết trách nhiệm"

Trước câu hỏi về những lỗ hổng trong chính sách, pháp luật khiến cho những sản phẩm giả tồn tại trên thị trường trong thời gian dài, Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn khẳng định: "Ngành y tế đã làm hết trách nhiệm khi đã ban hành đầy đủ quy định liên quan".
Nhiều vướng mắc “kéo chân” tiến độ giải ngân

Nhiều vướng mắc “kéo chân” tiến độ giải ngân

Theo báo cáo của Bộ Tài chính, ước giải ngân vốn đầu tư công đến hết tháng 4/2025 chỉ đạt 15,56% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao, thấp hơn cùng kỳ năm 2024. Có 10/47 bộ, cơ quan trung ương và 35/63 địa phương đạt trên mức bình quân chung, song vẫn còn 9 bộ, cơ quan trung ương chưa giải ngân và 15 bộ, 12 địa phương giải ngân rất thấp, dưới 5-10%.
Bộ Công an thông tin về tiến trình điều tra vụ nữ sinh bị cán tử vong tại Vĩnh Long

Bộ Công an thông tin về tiến trình điều tra vụ nữ sinh bị cán tử vong tại Vĩnh Long

Chiều 6/5, tại họp báo Chính phủ thường kỳ, Thiếu tướng Hoàng Anh Tuyên, Phó Chánh văn phòng, Người phát ngôn Bộ Công an đã thông tin về tiến trình điều tra vụ nữ sinh bị cán tử vong tại Vĩnh Long sau khi Viện Kiểm sát nhân dân tối cao và Bộ Công an có quyết định khởi tố lại.
Thông tin về gói tín dụng 500 ngàn tỷ đồng cho vay doanh nghiệp đầu tư hạ tầng, công nghệ số

Thông tin về gói tín dụng 500 ngàn tỷ đồng cho vay doanh nghiệp đầu tư hạ tầng, công nghệ số

Chiều 6/5, tại họp báo Chính phủ thường kỳ, Phó Thống đốc Thường trực Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú đã thông tin về gói tín dụng 500 ngàn tỷ đồng cho vay doanh nghiệp đầu tư hạ tầng và công nghệ số.
TP.HCM: Xử lý 3.651 trường hợp vi phạm về trật tự an toàn giao thông dịp lễ 30/4

TP.HCM: Xử lý 3.651 trường hợp vi phạm về trật tự an toàn giao thông dịp lễ 30/4

Thời điểm trước, trong, sau lễ 30/4 và 1/5, Phòng Cảnh sát giao thông (PC08) Công an Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) triển khai đồng bộ nhiều biện pháp nghiệp vụ, bố trí lực lượng điều tiết, phân luồng giao thông, tạo điều kiện để nhân dân lưu thông an toàn, thông suốt.
Công an đã bắt tạm giam 15 đối tượng trong vụ án sản xuất, buôn bán, tiêu thụ sữa bột giả

Công an đã bắt tạm giam 15 đối tượng trong vụ án sản xuất, buôn bán, tiêu thụ sữa bột giả

Tại họp báo Chính phủ thường kỳ chiều 6/5, Thiếu tướng Hoàng Anh Tuyên, Phó Chánh văn phòng, Người phát ngôn Bộ Công an trả lời câu hỏi về tiến độ cũng như diễn biến điều tra liên quan đến sữa giả, thuốc giả gây bức xúc dư luận thời gian qua.

Tin khác

Thị trường đất nền thời hậu sốt: Không dành cho người nóng vội, thiếu hiểu biết

Thị trường đất nền thời hậu sốt: Không dành cho người nóng vội, thiếu hiểu biết

Sau những cơn sốt đất nền lan rộng từ 2020 - 2022, thị trường bất động sản tại Hà Nội và các tỉnh lân cận năm 2025 đang có dấu hiệu phục hồi. Tuy nhiên, liệu đây có phải là thời điểm vàng để đầu tư hay chỉ là một cái bẫy tinh vi được giăng sẵn?
Hà Nội ban hành khung giá dịch vụ quản lý vận hành nhà chung cư

Hà Nội ban hành khung giá dịch vụ quản lý vận hành nhà chung cư

Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội Dương Đức Tuấn vừa ký Quyết định số 33/2025/QĐ-UBND ngày 21/4/2025 về việc ban hành khung giá dịch vụ quản lý vận hành nhà chung cư trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Chi tiết khung giá cho thuê nhà ở xã hội tại Hà Nội từ ngày 14/4

Chi tiết khung giá cho thuê nhà ở xã hội tại Hà Nội từ ngày 14/4

Thành phố Hà Nội vừa ban hành khung giá cho thuê nhà ở xã hội được đầu tư xây dựng không bằng vốn đầu tư công, nguồn tài chính công đoàn trên địa bàn thành phố. Khung giá có hiệu lực từ 14/4/2025.
Phát triển BĐS theo định hướng TOD - chiến lược từ Masterise Homes

Phát triển BĐS theo định hướng TOD - chiến lược từ Masterise Homes

Khi TOD trở thành chuẩn quy hoạch mới tại đô thị lớn, Masterise Homes cho thấy năng lực đón đầu hạ tầng, phát triển dự án theo xu hướng, mở ra dư địa tăng trưởng bền vững.
Chung cư cũ và bài toán “tái thiết đô thị”

Chung cư cũ và bài toán “tái thiết đô thị”

Kể từ khi bài toán chung cư cũ được nhắc đến, vô số ý tưởng đã được đưa ra và thực hiện, tuy nhiên đều chưa đạt được hiệu quả nhân rộng như mong muốn. Nguyên nhân sâu xa của vấn đề này, đó chính là cách nhìn nhận từ các góc độ khác nhau thay vì cùng nhau tìm giải pháp giải quyết. Giờ đây, với việc đặt “trách nhiệm của các bên” lên trước, phải làm tròn “nghĩa vụ” và “trách nhiệm” này rồi mới cân nhắc đến “lợi ích” sẽ là cơ sở để hài hoà giữa bài toán chung cư cũ và tái thiết đô thị.
Hà Nội ban hành khung giá mới cho thuê nhà ở xã hội, áp dụng từ ngày 14/4/2025

Hà Nội ban hành khung giá mới cho thuê nhà ở xã hội, áp dụng từ ngày 14/4/2025

Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội vừa ban hành Quyết định số 27/2025/QĐ-UBND về khung giá cho thuê nhà ở xã hội, áp dụng cho các công trình không sử dụng vốn đầu tư công hoặc nguồn tài chính công đoàn. Quyết định này có hiệu lực bắt đầu từ ngày 14/4/2025, với mục tiêu đảm bảo tính công khai, minh bạch và giúp người dân dễ tiếp cận nhà ở xã hội.
Thu nhập không theo kịp giá bất động sản, giới trẻ lựa chọn thuê nhà trọn đời

Thu nhập không theo kịp giá bất động sản, giới trẻ lựa chọn thuê nhà trọn đời

Trước thực trạng giá bất động sản ngày một tăng chóng mặt, nhiều bạn trẻ đang có xu hướng chuyển sang ở trọ, thuê nhà trọn đời thay vì cố gắng sở hữu cho mình một ngôi nhà hay một căn hộ. Theo nhiều người, việc thuê nhà trọn đời sẽ giúp họ bớt áp lực về mặt tài chính và có điều kiện trải nghiệm không gian sống tốt hơn.
Thanh tra Chính phủ chỉ ra "điểm nghẽn" về phát triển nhà ở xã hội tại TP.HCM  ​​​​​​​

Thanh tra Chính phủ chỉ ra "điểm nghẽn" về phát triển nhà ở xã hội tại TP.HCM ​​​​​​​

Việc đầu tư nhà ở xã hội (NƠXH) trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) còn chậm, chưa đạt được mục tiêu đề ra, không đáp ứng được nhu cầu của người dân; các quỹ đất dành cho việc đầu tư NƠXH còn hạn hẹp, cơ chế để đầu tư còn chưa thu hút được nhiều nhà đầu tư tham gia.
Bất động sản nghỉ dưỡng vẫn "ngủ đông" dài

Bất động sản nghỉ dưỡng vẫn "ngủ đông" dài

Trong khi nhiều phân khúc bất động sản (BĐS) khác nóng lên từng ngày, thì BĐS nghỉ dưỡng vẫn im lìm “ngủ đông”. Không chỉ các chủ đầu tư lớn mà nhiều nhà đầu tư nhỏ lẻ mua loại hình BĐS này nhằm mục đích cho thuê cũng rơi vào tình cảnh ế ẩm.
Thận trọng trước cơn “sốt ảo” của thị trường bất động sản

Thận trọng trước cơn “sốt ảo” của thị trường bất động sản

Sau gần 2 năm thị trường đất nền “nằm im” vì lãi suất cao và tín dụng bị siết chặt thì đến quý đầu năm 2025, đất nền đã bắt đầu hồi phục và có dấu hiệu bật tăng khi Ngân hàng Nhà nước nới lỏng chính sách tiền tệ. Cơn “sốt ảo” này ngày càng có dấu hiệu vượt đỉnh trước các thông tin về việc sáp nhập địa giới các tỉnh, thành.
Xem thêm
Phiên bản di động