-->

Bảo vệ tốt hơn cho lao động nữ di cư

“Lao động di cư giúp giảm nghèo đói, tăng cường cho từng quốc gia trong khu vực. Tuy nhiên, nữ lao động di cư vẫn còn phải chịu nhiều thiệt thòi, đối mặt với nhiều rào cản từ các định kiến giới; tỷ lệ người lao động di cư là nữ giới còn thấp hơn nam giới và tập trung vào công việc mang lại giá trị thấp như nhân viên chăm sóc, giúp việc gia đình”. Đó là những nhận định được nêu ra tại lễ công bố “Báo cáo nghiên cứu về nữ lao động di cư trong luật pháp và chính sách của các quốc gia ASEAN” do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) chủ trì, phối hợp với Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) vừa tổ chức mới đây tại Hà Nội.
Cơ hội việc làm bền vững cho lao động nữ di cư: Cần thêm giải pháp hỗ trợ Nâng cao kiến thức hỗ trợ, bảo vệ lao động nữ di cư ứng phó với bạo lực

Lao động di cư trong nội khối ngày càng tăng

Phát biểu tại lễ công bố, Thứ trưởng Bộ LĐTBXH Nguyễn Bá Hoan cho rằng, lao động di cư là một trong những đặc thù của thị trường lao động khu vực Đông Nam Á, và di cư nội khối có xu hướng ngày càng tăng, chiếm tới 1/3 trong tổng số lao động di cư quốc tế của khu vực vào năm 2022. Lao động di cư đem lại lợi ích kinh tế cho nước tiếp cử và phái cử, đáp ứng nhu cầu lao động thiếu hụt, giảm áp lực giải quyết việc làm lên thị trường lao động, chuyển giao công nghệ, tăng cường kỹ năng và tăng trao đổi ngoại tệ.Chiếm một phần lớn trong tổng số lao động đi làm việc ở nước ngoài, nữ lao động di cư cũng đã khẳng định được vai trò của mình trong di cư quốc tế và nội khối, góp phần vào sự phát triển chung của khu vực.

Bảo vệ tốt hơn cho lao động nữ di cư
Các đại biểu công bố và ra mắt Báo cáo khu vực về “Nữ lao động di cư trong luật pháp và chính sách của các Quốc gia thành viên ASEAN”.

Tuy nhiên, Thứ trưởng Nguyễn Bá Hoan cũng nhận định, lao động nữ di cư đã và đang phải đối với với nhiều bất bình đẳng đan xen. Trước những thách thức và rủi ro mà lao động nữ di cư đã và đang gặp phải, Việt Nam đã đề xuất thực hiện Dự án nghiên cứu về lao động nữ di cư trong chính sách và luật pháp của các nước thành viên ASEAN. Dự án hướng tới tìm hiểu về các quy định hiện tại của lao động di cư nữ, tìm ra những khoảng trống trong quy định và chính sách của các nước, phát hiện những điển hình tốt, những bài học kinh nghiệm đáng quý nhằm thúc đẩy hài hòa các quy định của các nước và trong khu vực, hướng tới bảo vệ tốt hơn lao động di cư nữ trong thời gian tới.

Đồng tình với Thứ trưởng Nguyễn Bá Hoan, phát biểu tại lễ công bố, Phó Tổng Thư ký ASEAN về Cộng đồng Văn hóa - Xã hội Ekkaphab Phanthavong cũng cho rằng, về tổng thể, lao động di cư giúp giảm nghèo đói, tăng cường cho từng quốc gia trong khu vực. Tuy nhiên, nữ lao động di cư vẫn còn phải chịu nhiều bất công, đối mặt với nhiều rào cản từ các định kiến giới; tỷ lệ người lao động di cư là nữ giới còn thấp hơn nam giới và tập trung vào công việc mang lại giá trị thấp như nhân viên chăm sóc, giúp việc gia đình…

Đặc biệt, trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 diễn ra, các bất lợi đối với nữ lao động di cư diễn ra trầm trọng hơn trong toàn khu vực “Các quốc gia cần bảo vệ nữ lao động di cư tốt hơn thông qua quá trình lập pháp; đẩy mạnh hỗ trợ lao động di cư là nữ giới để đảm bảo công bằng và bảo vệ họ khỏi các rủi ro như xâm hại hay lạm dụng. Bản Báo cáo khu vực này sẽ thúc đẩy đối thoại cũng như tối ưu hóa thông tin đầu vào của các quốc gia thành viên đối với vấn đề lao động di cư, nhất là nữ lao động di cư”, Phó Tổng thư ký ASEAN kiến nghị.

Bảo vệ tốt hơn cho lao động nữ di cư

Trong khuôn khổ lễ công bố báo cáo, đại diện phụ trách các cơ quan chuyên ngành của ASEAN về lao động, phụ nữ; đại diện Ủy ban thúc đẩy và bảo vệ quyền phụ nữ và trẻ em; đại diện Ban Thư ký ASEAN; đại diện của các tổ chức quốc tế… đã có nhiều khuyến nghị nhằm khẳng định quyền của lao động nữ di cư, phát huy vai trò các tổ chức Công đoàn phụ trách lao động nữ di cư; tạo cơ chế hỗ trợ sự tham gia của lao động nữ di cư trong hoạch định chính sách.

Theo bà Ingrid Christensen, Giám đốc Văn phòng ILO tại Việt Nam, bản Báo cáo nghiên cứu về nữ lao động di cư trong luật pháp và chính sách của các quốc gia ASEANđã nêu bật lên các rủi ro và cơ hội cho nữ lao động di cư trên tinh thần lấy phụ nữ làm trung tâm, có yếu tố đáp ứng giới, đem lại kết quả từ công tác phân tích giới trong lao động di cư, đóng góp vai trò quan trọng đối với việc bảo vệ quyền của nữ lao động di cư. Thông qua bản Báo cáo, các quy định hiện hành của lao động di cư từ các quốc gia trong khu vực được phản ánh đầy đủ, bao gồm các lỗ hổng trong công tác lập pháp, bài học kinh nghiệm, cơ hội và thách thức, công tác bảo vệ quyền lợi cho người lao động di cư từ trước khi xuất cảnh đến sau khi nhập cảnh của từng quốc gia.

Nhiều vấn đề được nêu lên, như: Làm thế nào giúp lao động nữ di cư dễ dàng tiếp cận thông tin, có kỹ năng, năng lực bảo vệ mình tốt hơn để không phải chịu bất công và chính sách phân biệt đối xử? Các quốc gia thành viên ASEAN nên điều chỉnh, ban hành chính sách thế nào để cân bằng quyền giữa lao động di cư và lao động trong nước?...

Nhìn chung, các khuyến nghị đề cập việc tăng cường các khóa đào tạo cho lao động nữ di cư trước khi xuất khẩu lao động, tổ chức các đường dây “hotline” hỗ trợ; đồng thời, xây dựng khung chính sách của khu vực ASEAN, cân nhắc việc đối xử công bằng lao động nữ di cư như lao động tại nước sở tại về lương, thưởng, chế độ đãi ngộ…; bổ sung quy định phải có phòng riêng cho lao động nữ di cư làm giúp việc; không để gián đoạn thời gian đóng bảo hiểm…

Chia sẻ với các đại biểu tại chương trình, bà Ingrid Christensen - Giám đốc ILO Việt Nam và ông Giorgio Aliberti - Đại sứ, Trưởng phái đoàn Liên minh châu Âu tại Việt Nam đều khẳng định, đây là cơ hội để các bên liên quan chia sẻ về những mối quan tâm, cùng đưa ra các giải pháp thiết thực, thúc đẩy hợp tác liên ngành nhằm tăng cường quyền lợi và bảo vệ tốt hơn cho người lao động di cư tại từng nước tiếp nhận, phái cử và trên cả khu vực.

Thứ trưởng Bộ LĐTBXH Nguyễn Bá Hoan chia sẻ, là thành viên của Công ước Liên hợp quốc về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử đối với phụ nữ (CEDAW) và một số công ước của ILO liên quan đến bình đẳng giới và việc làm, Việt Nam luôn chú trọng tính nhạy cảm giới trong luật pháp và chính sách quốc gia, thực hiện nhiều hoạt động hợp tác quốc tế nhằm cải thiện bình đẳng giới và thúc đẩy quyền của người lao động trong nước và khu vực.

Bộ luật Lao động sửa đổi của Việt Nam có hiệu lực từ tháng 1/2021 đã giảm số năm chênh lệch giữa tuổi nghỉ hưu của nam và nữ từ 5 (60-55) xuống còn 2 (62-60). Nhiều nghề hoặc công việc lúc trước cấm sử dụng lao động nữ với mục đích bảo vệ họ thì giờ đây đã mở rộng đối với lao động nữ và cho họ quyền lựa chọn làm hoặc không làm. Để bảo đảm chia sẻ trách nhiệm gia đình, Bộ luật Lao động cũng quy định nam giới có quyền được nghỉ khi vợ sinh con nhỏ, thay vì chỉ có người mẹ được nghỉ thai sản. Và lần đầu tiên, khái niệm về quấy rối tình dục được đưa vào Bộ luật Lao động, làm cơ sở pháp lý cho việc xác định rõ ràng hơn những hành vi quấy rối tình dục tại nơi làm việc…

Gần đây nhất, Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài sửa đổi năm 2020 đã lồng ghép để giải quyết các vấn đề về giới, bất bình đẳng giới vào những nội dung chính sách như bổ sung các hình thức hợp đồng; minh bạch hóa việc đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài, hỗ trợ các hoạt động mang tính chất phòng ngừa rủi ro khi đi làm việc ở nước ngoài, phổ biến chính sách, pháp luật và nâng cao nhận thức cho lao động nữ di cư, có nhắc đến các nhu cầu đặc biệt của phụ nữ nông thôn và phụ nữ thuộc nhóm yếu thế khác; quy định rõ việc người lao động được đơn phương chấm dứt hợp đồng nếu bị ngược đãi, quấy rối tình dục…/.

Phạm Diệp

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Nhận định Leicester vs Liverpool: Khác biệt từ hai đầu bảng xếp hạng

Nhận định Leicester vs Liverpool: Khác biệt từ hai đầu bảng xếp hạng

Trận đấu giữa Leicester vs Liverpool diễn ra vào lúc 22h30 ngày 20/4 trong khuôn khổ vòng 33 giải Premier League 2024/25. Cuộc đối đầu giữa hai đội bóng tại vòng 33 Premier League 2024/25 mang ý nghĩa trái ngược nhau. Một chiến thắng thuyết phục cho Liverpool không chỉ giúp họ tiến gần hơn đến chức vô địch, mà còn có thể là “bản án tử” cho số phận của Leicester tại Premier League.
Kết luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về chuẩn bị các hồ sơ sửa đổi Hiến pháp

Kết luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về chuẩn bị các hồ sơ sửa đổi Hiến pháp

Tổng Thư ký Quốc hội Lê Quang Tùng vừa ký ban hành Kết luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc chuẩn bị các hồ sơ liên quan đến việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013, vừa được Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, cho ý kiến Phiên họp thứ 44.
Tiếp tục nâng cao chất lượng phong trào thi đua yêu nước trong người lao động

Tiếp tục nâng cao chất lượng phong trào thi đua yêu nước trong người lao động

Các phong trào thi đua trong công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) được các cấp Công đoàn huyện Thường Tín phát động mang lại nhiều kết quả thiết thực. Từ các phong trào thi đua yêu nước xuất hiện nhiều tập thể, cá nhân tiêu biểu trên các lĩnh vực.
Hiệu quả từ góc sách xanh, sạch, đẹp, an toàn

Hiệu quả từ góc sách xanh, sạch, đẹp, an toàn

Từ nhiều năm nay, Công đoàn Trường Mầm non Bình Yên A (huyện Thạch Thất) đã chú trọng xây dựng trường học “Xanh, sạch, đẹp, an toàn”, góp phần tạo dựng môi trường sư phạm, nâng cao chất lượng dạy và học trong mỗi nhà trường.
Huyện Đan Phượng: Dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp

Huyện Đan Phượng: Dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp

UBND huyện Đan Phượng đã ban hành hướng dẫn về việc lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn. Dự kiến, sau sắp xếp, trên địa bàn huyện Đan Phượng sẽ có 3 đơn vị hành chính cơ sở, gồm: Đan Phượng, Ô Diên và Thọ Lão.
Ghi nhận thêm 2 ca tử vong liên quan đến bệnh sởi

Ghi nhận thêm 2 ca tử vong liên quan đến bệnh sởi

Theo Bộ Y tế, trong tuần (từ 12/4 đến 17/4), cả nước ghi nhận 4.122 trường hợp nghi sởi, giảm 8,8% so với tuần trước và ghi nhận 2 trường hợp tử vong liên quan đến sởi. Trong 2 trường hợp tử vong liên quan đến bệnh sởi có 1 ca đang điều trị ung thư, có nhiều bệnh nền và 1 trẻ nhập viện muộn sau 3 ngày.
Gia tăng ca ngộ độc nấm, bác sĩ cảnh báo không ăn nấm mọc hoang dại

Gia tăng ca ngộ độc nấm, bác sĩ cảnh báo không ăn nấm mọc hoang dại

Những năm gần đây, tình trạng ngộ độc nấm rừng thường xuyên xảy ra. Do không phân biệt nấm ăn được và nấm độc nên nhiều trường hợp bị ngộ độc nặng, thậm chí tử vong. Chuyên gia y tế cảnh báo, người dân không tự ý ăn nấm mọc hoang dại, không rõ nguồn gốc.

Tin khác

Bí quyết chinh phục "ông lớn" ngân hàng ngay sau khi tốt nghiệp

Bí quyết chinh phục "ông lớn" ngân hàng ngay sau khi tốt nghiệp

Trong bối cảnh hiện nay, những ngành nghề có nền tảng ổn định, môi trường chuyên nghiệp và lộ trình phát triển rõ ràng đang trở thành lựa chọn ưu tiên của lực lượng lao động trẻ.
Hà Nội đẩy mạnh giải quyết việc làm, phát triển thị trường lao động

Hà Nội đẩy mạnh giải quyết việc làm, phát triển thị trường lao động

Sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, thành phố Hà Nội đã đẩy mạnh các giải pháp hỗ trợ, phát triển thị trường lao động, tạo điều kiện thuận lợi để người lao động sớm quay trở lại guồng quay sản xuất, tiếp cận được việc làm phù hợp với năng lực, trình độ, từ đó nâng cao hiệu quả giải quyết việc làm.
Tỷ lệ thất nghiệp thanh niên giảm không đáng kể

Tỷ lệ thất nghiệp thanh niên giảm không đáng kể

Theo Cục Thống kê, tỷ lệ thất nghiệp thanh niên từ 15 - 24 tuổi quý 1/2025 là 7,93%, so với quý trước và cùng kỳ năm trước, tỷ lệ này có giảm nhưng không đáng kể.
AJC Open Day - Job Fair 2025: Kết nối tri thức - Mở rộng tương lai

AJC Open Day - Job Fair 2025: Kết nối tri thức - Mở rộng tương lai

Ngày 13/4, Học viện Báo chí và Tuyên truyền tổ chức Ngày hội tư vấn tuyển sinh - hướng nghiệp - việc làm (AJC Open Day - Job Fair 2025) với chủ đề "Phá thạch khai hoa". Sự kiện là cơ hội để học sinh THPT tìm hiểu về các chuyên ngành đào tạo tại Học viện, đồng thời giúp sinh viên tiếp cận với các nhà tuyển dụng uy tín.
Hàn Quốc thu hút lao động nước ngoài đến làm việc

Hàn Quốc thu hút lao động nước ngoài đến làm việc

Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ Nội vụ) thông tin, Bộ Tư pháp Hàn Quốc đã công bố Kế hoạch thực hiện thị thực chuyên biệt khu vực năm 2025, nhằm thu hút lao động nước ngoài đến làm việc tại các vùng có dân số giảm.
3 tháng đầu năm, Hà Nội giải quyết việc làm cho trên 54.000 người lao động

3 tháng đầu năm, Hà Nội giải quyết việc làm cho trên 54.000 người lao động

Thông tin từ Sở Nội vụ Hà Nội cho biết, trong 3 tháng đầu năm 2025, toàn thành phố Hà Nội đã giải quyết việc làm cho 54.131 người lao động, đạt 32,03% kế hoạch năm.
Bình Dương: Thực hiện nhiều giải pháp kéo giảm tai nạn lao động

Bình Dương: Thực hiện nhiều giải pháp kéo giảm tai nạn lao động

Ngày 11/4, đại diện Sở Nội vụ tỉnh Bình Dương cho biết, đang phối hợp với Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh và các địa phương thực hiện các giải pháp nhằm kéo giảm số vụ tai nạn lao động (TNLĐ) trên địa bàn.
Hơn 12.000 vị trí tuyển dụng trong Ngày hội việc làm đợt 2 - năm 2025 tại Nghệ An

Hơn 12.000 vị trí tuyển dụng trong Ngày hội việc làm đợt 2 - năm 2025 tại Nghệ An

Ngày hội việc làm đợt 2 - năm 2025 sẽ được tổ chức vào ngày Chủ nhật (27/4/2025) tại Khu công nghiệp WHA Industrial Zone Nghệ An.
Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao tại TP.HCM

Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao tại TP.HCM

Phát triển, đào tạo nhân lực chất lượng cao là chiến lược của Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội nhanh, mạnh, bền vững, xứng đáng với vị trí “đầu tàu kinh tế” của cả nước.
Tạo cầu nối thắt chặt quan hệ 3 bên: Nhà trường - sinh viên - doanh nghiệp

Tạo cầu nối thắt chặt quan hệ 3 bên: Nhà trường - sinh viên - doanh nghiệp

Tham gia Ngày hội việc làm năm 2025 tại Học viện Phụ nữ Việt Nam có 50 doanh nghiệp, trong đó có 34 doanh nghiệp thuộc lĩnh vực thương mại - dịch vụ, chiếm 68%. Ngoài ra, còn các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực khác như: Sản xuất, nhà hàng - khách sạn, công nghệ thông tin… với gần 2.200 chỉ tiêu tuyển dụng.
Xem thêm
Phiên bản di động