--> -->

Bảo tồn nét đẹp Hà Nội trong thời kì hội nhập

LTS: Ngày nay, cuộc sống đô thị hóa với tốc độ “chóng mặt” cùng  sự du nhập của văn hóa phương Tây đã ảnh hưởng không nhỏ tới lối sống của người Hà Nội. Một Hà Nội đang biến chuyển rất nhanh, nhiều nét văn hóa đã mất đi, song ở đâu đó vẫn còn giữ được những nét rất riêng. Ở Hà Nội, người ta cảm nhận được sự lắng lại của chiều sâu văn hóa nghìn năm nhưng cũng có sự lịch lãm cuộc sống hiện đại.
Bảo tồn nét đẹp Hà Nội trong thời kì hội nhập Triển lãm ảnh “Hoài niệm” – nơi lưu giữ nét đẹp Hà Nội xưa
Bảo tồn nét đẹp Hà Nội trong thời kì hội nhập [Ảnh] Nhớ về những cái Tết đơn sơ thời bao cấp của Hà Nội

Bài 1: Nét đẹp văn hóa ngàn năm giữa lòng Thủ đô

Văn hóa, cốt cách của người Hà Nội từ xa xưa luôn được coi là di sản quý cần được gìn giữ và trân trọng. Di sản ấy chính là sự tổng hợp hài hòa giữa nét thanh lịch của người Tràng An, sự rộng lòng của nơi bốn phương hội tụ, sự quả cảm của mảnh đất đã từng trải qua nhiều cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền và hơn hết là sự văn minh của một thành phố đầy năng động…

Giữ “nếp nhà” xưa

1613 1
Bà Đạm Thư vẫn dạy dỗ con cháu giữ gìn truyền thống gia đình, khéo léo trong ứng xử như phẩm chất vốn có của người Hà Nội.

Lâu nay, hình ảnh người Hà Nội luôn gắn với vẻ đẹp văn hóa truyền thống của mảnh đất Thủ đô nghìn năm văn hiến. Không ồn ã như các thành phố trẻ, người Hà Nội thường được ví là sâu sắc, nhẹ nhàng, bao dung có và nét ứng xử rất riêng. Chất riêng đó được chắt lọc, bồi đắp qua suốt chiều dài lịch sử tạo nên đặc trưng mang đậm phong cách Hà Nội. Do vậy, dù có đi đâu, “chất” Hà Nội vẫn còn nguyên vẹn, không bao giờ mất đi.

Từng sinh sống ở nước ngoài nhiều năm cũng như gắn bó với nhiều nơi trên mảnh đất hình chữ S, nhưng dù đi đâu, bà Nguyễn Hạc Đạm Thư (85 tuổi) đều được mọi người gọi là “người Hà Nội”. Bởi trải qua bao thăng trầm, bà Thư vẫn giữ cho mình lối sống giản dị và cần kiệm, học được từ bà, từ mẹ, những người con gái Hà Nội đảm đang, tháo vát và trí tuệ. Trước cách mạng, gia đình bà Thư ở cuối phố Phan Chu Trinh (quận Hoàn Kiếm). Bà Thư chia sẻ: “Mặc dù nhà tôi ở khu phố toàn người Tây nhưng thuở bé tôi thường hay ở bên nhà ngoại bên phố Hàng Đào. Ngay từ nhỏ, mẹ và bà đã dạy tôi những cách ứng xử, những điều hay lẽ phải trong cuộc sống”.

Đối với bà Đạm Thư, Hà Nội luôn đẹp một cách thanh lịch, dịu dàng như vốn có của nó. Nhắc lại kí ức Hà Nội 36 phố phường, bà Thư không khỏi bồi hồi, đặc biệt là những nét văn hóa đời thường giản dị, tinh tế bà cảm nhận được từ nếp sống của cư dân phố cổ, nơi lưu giữ hồn cốt của Hà Nội xưa thanh lịch. Bà vẫn nhớ như in những đám cưới, đám giỗ bên ngoại đông đúc, mâm cỗ thịnh soạn, các món bày biện rất đẹp mắt. “Đặc biệt những bữa cơm gia đình sum vầy, khi đưa bát cơm ra xới, anh em chúng tôi luôn được mẹ dạy cách nói cho thanh nhã, đơn giản như “cho con xin miếng cơm” thay vì “xin bát cơm,” hay cách múc canh cho từ tốn không để sóng sánh ra ngoài”, bà Thư nhớ lại.

Đi nhiều nơi, học hỏi, tiếp thu văn hóa từ nhiều nguồn khác nhau, nhưng đến nay, truyền thống gia phong, nề nếp trong văn hóa ứng xử luôn được bà Đạm Thư gìn giữ và coi trọng. Trong gia đình cũng như ngoài xã hội, bà luôn chú trọng lời nói cũng như cách cư xử của mình. Ví như đi ăn hàng, bao giờ người phụ nữ ấy cũng phải dọn dẹp sạch giấy lau mà mình sử dụng bỏ gọn gàng vào thùng rác, bát đũa cũng được để ngay ngắn. Bởi thế, chỉ cần thoáng tiếp xúc, người ta đã thấy ở bà toát ra phẩm hạnh của người Hà Nội gốc. Đến nay, bà cũng dạy dỗ con cháu giữ gìn truyền thống gia đình, khéo léo trong ứng xử như phẩm chất vốn có của người Hà Nội.

1616 2
Hà Nội vẫn giữ được những nét riêng vốn có

Còn đối với ông Nguyễn Thái An (nhà số 72 Hàng Đào), tuy sinh ra trong gia đình giàu có nức tiếng phố cổ, thế nhưng cha mẹ ông đều coi trọng từng lời ăn, tiếng nói hằng ngày. Họ dạy dỗ, uốn nắn con cái từng chút một. Trong trí nhớ của ông An, từ tấm bé đến khi trưởng thành, chưa bao giờ ông thấy cha mẹ nói năng “nhỡ nhời”, văng tục một câu trước mặt con cái. Đặc biệt là ngay từ nhỏ, các anh chị em của ông đều được cha mẹ dạy đức tính thương người và sự mến khách. Nếp sống ấy cứ nhẹ nhàng, thấm dần và trở thành nét đẹp trong đời sống thường ngày của gia đình ông sau này.Cũng bởi vì lẽ đó mà ông An chưa bao giờ để khách phải bỏ giày, dép ở ngoài “Nhà bẩn thì lau chứ để khách phải cởi giày, dép thì bất lịch sự lắm”, ông An bày tỏ.

Hòa nhập nhưng vẫn giữ được những nét riêng

Có thể thấy, từ trước đến nay, những nét đẹp của người Hà Nội luôn là tấm gương để những địa phương khác soi vào. Qua chiều dài lịch sử tạo dựng và phát triển, trải nhiều phen binh lửa và có lúc thăng trầm nhưng Thăng Long - Hà Nội vẫn luôn là trung tâm kinh tế, văn hóa của cả nước, là nơi thu hút hiền tài, hội tụ tinh hoa của mọi miền, hình thành nên nét riêng tinh tế, hào hoa. Đến nay, Hà Nội đang trên đường hội nhập và tiếp nhận nhịp sống hiện đại, có thể những nét văn hóa xưa của người Hà Nội cũng đang dần thay đổi, nhưng có thể thấy người Hà Nội vẫn trân trọng và lưu giữ nếp hồn hậu xưa.

Hiện nay, nếp sống của người dân khu phố cổ vẫn cho du khách cảm nhận về cái hồn cốt phố nghề xưa. Khu phố cổ không chỉ mang giá trị lịch sử nghệ thuật kiến trúc, ở đó còn lưu giữ nhiều ký ức về cuộc sống của kinh thành Thăng Long xưa. Trong đó nổi bật là không gian văn hoá với những hình thức sinh hoạt, cách ứng xử vẫn mang dấu vết của những làng nghề, phường nghề thủ công truyền thống. Hay đơn giản là dấu ấn của phố cổ, mái ngói rêu phong đầy chất thơ, những món quà quê bình dị, gánh hàng rong với tiếng rao tha thiết mỗi mùa... vẫn mang nét rất riêng của người Hà Nội. Ngôi nhà của ông Nguyễn Thái An trên phố Hàng Đào bao đời nay vẫn tĩnh lặng và giữ nguyên được sự cổ kính, nguyên bản dù đã trải qua hai thế kỷ. Khi bước vào ngôi nhà, nhìn những đồ vật “cũ kĩ”, nhịp sống chậm hàng ngày mới chợt nhận ra đây chính là “nốt trầm” của một Hà Nội xưa, vô cùng đơn giản, nhẹ nhàng mà thanh tao.

1614 2 2

Tuy vậy, khi nhắc đến nét văn hóa, sự thanh lịch của người Hà Nội, tựu trung lại vẫn phải nhắc đến văn hóa ứng xử. Xưa nay, những người lớn tuổi thường kể về văn hóa ứng xử thời xưa với sự trân trọng và vẫn thừa nhận, dù cuộc sống có thay đổi nhưng truyền thống đó giờ vẫn hiện hữu ở nhiều nếp nhà, con phố. Nhiều gia đình vẫn gìn giữ những nét đẹp trong văn hóa ứng xử xưa như một nét thuần phong mỹ tục và luôn răn dạy con cháu noi theo. Những nét văn hóa ứng xử đẹp ngày càng được nhân lên khi đường làng, ngõ phố được tổng vệ sinh vào sáng thứ 7 hàng tuần, là người dân chung tay biến bãi rác thành vườn hoa, người dân xếp hàng chờ sử dụng dịch vụ, người bán hàng tươi cười, nói năng nhẹ nhàng với khách…

Sau những “xô lệch” từ sự thay đổi nhanh chóng của xã hội hiện đại, từ sự du nhập các luồng văn hóa, trong đó có cả văn hóa ngoại lai, “chất Hà Thành” dường như vẫn được khẳng định.Và tương lai sau này, hình ảnh những con người Hà Nội thoải mái hòa nhập với bạn bè năm châu nhưng vẫn giữ được nét riêng rất truyền thống chắc chắn sẽ để lại ấn tượng khó hòa lẫn với bất kỳ nơi đâu.

Kim Tiến – Đinh Luyện

(Còn nữa)

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

BIDV đồng hành cùng Trung tâm Dữ liệu quốc gia

BIDV đồng hành cùng Trung tâm Dữ liệu quốc gia

Ngày 1/7/2025, tại Hà Nội, Trung tâm Dữ liệu quốc gia (TTDLQG) - Bộ Công an đã tổ chức Lễ phát động Triển khai Luật Dữ liệu cùng các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành với sự tham gia của các đơn vị nghiệp vụ liên quan, các cơ quan nhà nước và một số doanh nghiệp, tổ chức tài chính.
Danh sách 23 Chủ tịch LĐLĐ tỉnh, thành phố mới sáp nhập từ 1/7/2025

Danh sách 23 Chủ tịch LĐLĐ tỉnh, thành phố mới sáp nhập từ 1/7/2025

Thay mặt Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam, đồng chí Nguyễn Đình Khang - Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam đã ký 23 Quyết định về việc chỉ định Ban Chấp hành, Ban Thường vụ, Chủ tịch, Phó Chủ tịch; Ủy ban Kiểm tra, Chủ nhiệm, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra các LĐLĐ tỉnh, thành phố nhiệm kỳ 2023 - 2028. Quyết định có hiệu lực kể từ ngày 1/7/2025.
Thực hiện chính quyền địa phương 2 cấp: Luật sư đồng hành, hỗ trợ tư vấn pháp lý cho người dân

Thực hiện chính quyền địa phương 2 cấp: Luật sư đồng hành, hỗ trợ tư vấn pháp lý cho người dân

Từ ngày 1/7, cùng với cả nước, thành phố Hà Nội chính thức triển khai mô hình chính quyền địa phương 2 cấp. Đáng chú ý, tại nhiều phường, ngoài đội ngũ cán bộ, công chức còn có các luật sư tham gia hỗ trợ tư vấn pháp lý miễn phí cho người dân, giúp người dân xử lý những vướng mắc liên quan tới hồ sơ, giấy tờ một cách nhanh chóng.
Thanh Hóa tiếp nhận 1.095 hồ sơ trong ngày đầu vận hành chính quyền 2 cấp

Thanh Hóa tiếp nhận 1.095 hồ sơ trong ngày đầu vận hành chính quyền 2 cấp

Trong ngày đầu tiên thực hiện mô hình chính quyền địa phương 2 cấp, các sở, ngành cấp tỉnh và UBND các xã, phường trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã tiếp nhận 1.095 hồ sơ của tổ chức, công dân trên Cổng dịch vụ công quốc gia, đứng thứ 4 cả nước.
Miễn thuế hàng hóa nhập khẩu để phát triển khoa học, công nghệ

Miễn thuế hàng hóa nhập khẩu để phát triển khoa học, công nghệ

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 182/2025/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 134/2016/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu đã được sửa đổi, bổ sung theo Nghị định số 18/2021/NĐ-CP của Chính phủ.
Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp xúc cử tri Hà Nội sau Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV

Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp xúc cử tri Hà Nội sau Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV

Chiều 2/7, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng các đại biểu Quốc hội thuộc Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội (Đơn vị bầu cử số 1) đã tiếp xúc cử tri 11 phường thuộc Đơn vị bầu cử số 1 thành phố Hà Nội (gồm: Ba Đình, Ngọc Hà, Giảng Võ, Đống Đa, Kim Liên, Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Láng, Ô Chợ Dừa, Hai Bà Trưng, Vĩnh Tuy và Bạch Mai) để báo cáo kết quả Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV.
Phân luồng giao thông phục vụ dựng cầu vượt nút giao đường tỉnh 427 với đường sắt Bắc - Nam và Quốc lộ 1A

Phân luồng giao thông phục vụ dựng cầu vượt nút giao đường tỉnh 427 với đường sắt Bắc - Nam và Quốc lộ 1A

Sở Xây dựng Hà Nội vừa thông báo phương án phân luồng tổ chức giao thông phục vụ thi công lao lắp dầm T2-T3 cầu Dương Trực Nguyên thuộc Dự án cầu vượt nút giao đường tỉnh 427 với đường sắt Bắc - Nam và Quốc lộ 1A tại Km192+799 Quốc lộ 1A, địa bàn xã Thường Tín.

Tin khác

Chính thức diễn ra Cuộc thi trực tuyến "Tìm hiểu chính sách pháp luật BHXH, BHYT năm 2025"

Chính thức diễn ra Cuộc thi trực tuyến "Tìm hiểu chính sách pháp luật BHXH, BHYT năm 2025"

Bắt đầu từ 9h00 sáng nay (2/7), Cuộc thi trực tuyến "Tìm hiểu chính sách pháp luật Bảo hiểm xã hội (BHXH), Bảo hiểm y tế (BHYT) năm 2025" do BHXH Khu vực I phát động đã chính thức diễn ra.
Người dân hài lòng trong ngày đầu tiên đến làm việc tại trụ sở Công an phường, xã

Người dân hài lòng trong ngày đầu tiên đến làm việc tại trụ sở Công an phường, xã

Ngày làm việc đầu tiên thực hiện chính quyền 2 cấp, không khí làm việc tại trụ sở Công an các phường Đông Ngạc, Vĩnh Tuy, Tây Hồ và xã Thường Tín, Thành phố Hà Nội khá sôi động. Các cán bộ, chiến sĩ thực hiện công việc với tinh thần trách nhiệm cao, niềm nở, tạo thiện cảm đối với nhân dân.
Ông Trần Anh Tuấn được bổ nhiệm giữ chức Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ Hà Nội

Ông Trần Anh Tuấn được bổ nhiệm giữ chức Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ Hà Nội

Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội tổ chức công bố quyết định bổ nhiệm Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ.
Hà Nội thành lập thêm 30 Đội chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ khu vực

Hà Nội thành lập thêm 30 Đội chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ khu vực

Chiều 30/6, Công an Hà Nội công bố quyết định thành lập thêm 30 Đội chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ (PCCC và CNCH) khu vực, nâng tổng số đơn vị trực thuộc Phòng Cảnh sát PCCC và CNCH lên 41 Đội. Đây được đánh giá là bước đi chiến lược, thể hiện quyết tâm của Công an Thành phố trong việc đổi mới toàn diện công tác PCCC và CNCH, hướng đến mục tiêu “Gần dân hơn - nhanh hơn - hiệu quả hơn” nhằm bảo vệ tính mạng, tài sản của người dân Thủ đô.
Quận Đống Đa bàn giao công tác, sẵn sàng vận hành mô hình chính quyền địa phương hai cấp

Quận Đống Đa bàn giao công tác, sẵn sàng vận hành mô hình chính quyền địa phương hai cấp

Chiều 29/6, Ủy ban nhân dân (UBND) quận Đống Đa tiến hành bàn giao công tác giữa Chủ tịch UBND quận Đống Đa và Chủ tịch UBND 5 phường mới.
Thực hiện mô hình chính quyền địa phương 2 cấp: Người dân, doanh nghiệp kỳ vọng sẽ phục vụ tốt hơn, hiệu quả hơn

Thực hiện mô hình chính quyền địa phương 2 cấp: Người dân, doanh nghiệp kỳ vọng sẽ phục vụ tốt hơn, hiệu quả hơn

Từ ngày 1/7/2025, mô hình chính quyền địa phương 2 cấp chính thức được vận hành tại Hà Nội. Không chỉ là một bước cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước, sự kiện này còn mở ra kỳ vọng về một chính quyền thực sự gần dân, sát dân, vì dân và phục vụ tốt hơn. Trong dòng chảy chuyển mình ấy, người dân và doanh nghiệp - những đối tượng thụ hưởng trực tiếp đã thẳng thắn chia sẻ niềm tin, mong mỏi và cả những yêu cầu rõ ràng đối với đội ngũ cán bộ ở cơ sở.
Sẵn sàng cho ngày vận hành chính thức chính quyền địa phương 2 cấp

Sẵn sàng cho ngày vận hành chính thức chính quyền địa phương 2 cấp

Ngày 1/7/2025 - ngày đánh dấu một mốc quan trọng khi cả nước vận hành chính thức chính quyền địa phương 2 cấp. Tại Hà Nội, tâm thế sẵn sàng cho ngày 1/7 lan toả tại 126 xã, phường tạo nên bước đột phá lớn trong cải cách hành chính, xây dựng chính quyền gần dân, sát dân hơn, hướng đến mục tiêu phát triển bền vững trong kỷ nguyên mới.
Công an thành phố Hà Nội: Không để ngắt quãng công việc khi chuyển giao bộ máy mới

Công an thành phố Hà Nội: Không để ngắt quãng công việc khi chuyển giao bộ máy mới

Cùng với toàn hệ thống chính trị, Công an Thủ đô đã và đang khẩn trương tổ chức, sắp xếp lại Công an cấp xã, bảo đảm từ ngày 1/7/2025, bộ máy mới đi vào hoạt động ngay, không để ngắt quãng công việc, không để khoảng trống về thời gian, không để bỏ trống địa bàn, lĩnh vực và đặc biệt không để ảnh hưởng đến các hoạt động bình thường của xã hội, của người dân.
Thành lập Tổ công tác thường trực giải quyết vướng mắc phát sinh trong vận hành chính quyền địa 2 cấp

Thành lập Tổ công tác thường trực giải quyết vướng mắc phát sinh trong vận hành chính quyền địa 2 cấp

Nhằm đảm bảo vận hành mô hình chính quyền địa phương 2 cấp thông suốt, hiệu quả, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Khu vực I vừa thành lập Tổ công tác thường trực tiếp nhận, hướng dẫn, kịp thời giải đáp khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình sắp xếp tổ chức bộ máy và thực hiện mô hình tổ chức chính quyền địa 2 cấp.
BHXH Khu vực I phân công quản lý 126 phường/xã theo chính quyền địa phương hai cấp

BHXH Khu vực I phân công quản lý 126 phường/xã theo chính quyền địa phương hai cấp

Giám đốc Bảo hiểm xã hội (BHXH) Khu vực I vừa có văn bản gửi BHXH các quận, huyện, liên huyện về việc phân công quản lý 126 phường/xã theo chính quyền địa phương hai cấp.
Xem thêm
Phiên bản di động