-->

Bảo hiểm y tế học sinh, sinh viên: Góp phần chăm sóc sức khỏe toàn diện

Phát triển bảo hiểm y tế học sinh, sinh viên có ý nghĩa đặc biệt, vừa giáo dục thế hệ trẻ thể hiện trách nhiệm bản thân đối với cộng đồng xã hội, vừa là yêu cầu quan trọng để chăm sóc sức khỏe toàn diện cho nguồn nhân lực tương lai của đất nước.
bao hiem y te hoc sinh sinh vien gop phan cham soc suc khoe toan dien Chính sách thể hiện sự ưu Việt
bao hiem y te hoc sinh sinh vien gop phan cham soc suc khoe toan dien Trao tặng 537 thẻ bảo hiểm y tế tới hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn
bao hiem y te hoc sinh sinh vien gop phan cham soc suc khoe toan dien “Phủ sóng” 100% học sinh, sinh viên của Hà Nội

Để hiểu thêm về những kết quả đã đạt được thời gian qua và hiệu quả bảo hiểm y tế mang lại trong công tác chăm sóc sức khỏe cho học sinh, sinh viên, phóng viên đã có cuộc trao đổi ông Phạm Lương Sơn - Phó Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam.

Phóng viên: Trong các văn bản chỉ đạo của Chính phủ về bảo hiểm y tế toàn dân, học sinh, sinh viên luôn được xác định là nhóm đối tượng trọng tâm cần sớm đạt tỷ lệ tham gia 100%. Đến nay, nhiệm vụ này đã thực hiện được đến đâu, thưa ông?

- Ông Phạm Lương Sơn: Phải khẳng định rằng, việc phát triển bảo hiểm y tế học sinh, sinh viên những năm vừa qua đã có sự tiến bộ vượt bậc. Điều đó thể hiện trước hết ở nhận thức của những người làm công tác bảo hiểm y tế cho học sinh, sinh viên là cơ quan Bảo hiểm xã hội đến các cơ sở giáo dục và đặc biệt là nhận thức của các bậc phụ huynh… đã được nâng cao. Tất cả các bên liên quan đều ý thức sâu sắc bảo hiểm y tế là quyền lợi gắn bó thiết thực với quyền lợi trẻ em.

bao hiem y te hoc sinh sinh vien gop phan cham soc suc khoe toan dien
Phát triển bảo hiểm y tế học sinh, sinh viên góp phần chăm sóc sức khỏe toàn diện cho nguồn nhân lực tương lai của đất nước

Cụ thể, thời gian qua, tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế học sinh, sinh viên có sự phát triển ổn định, tăng dần qua các năm. Nếu như năm 2016 cả nước có khoảng 15,9 triệu học sinh, sinh viên tham gia bảo hiểm y tế, đạt tỷ lệ hơn 92,5% thì đến năm 2017 chúng ta đã có trên 16 triệu em tham gia, chiếm trên 93% và theo thống kê mới nhất, hiện nay có trên 17 triệu học sinh, sinh viên, chiếm hơn 95,3% tham gia bảo hiểm y tế.

Tuy nhiên, hiện vẫn còn tỷ lệ nhỏ sinh viên các trường trung cấp, cao đẳng, đại học từ năm thứ hai trở lên chưa tham gia bảo hiểm y tế. Ở độ tuổi này, với tâm lý chủ quan về sức khỏe nên nhiều em chưa nhận thức được việc tham gia bảo hiểm y tế là rất cần thiết cho chính mình và cộng đồng, không thực hiện nguyên lý là bảo hiểm khi trẻ khỏe để thụ hưởng khi ốm đau bệnh tật. Đây là điều mà ngành Bảo hiểm xã hội đang suy nghĩ và trăn trở để tìm giải pháp, bởi học sinh, sinh viên là một trong các nhóm đối tượng có mục tiêu phấn đấu phải đạt nhanh tỷ lệ bao phủ 100% theo chỉ đạo của Đảng, Nhà nước.

Ngoài ra, “khoảng trống” này còn có lý do là học sinh, sinh viên ngoài tham gia tại nhà trường còn có thể tham gia theo các nhóm đối tượng khác như hộ gia đình, đối tượng nghèo, cận nghèo, thân nhân lực lượng vũ trang… nên có thể chưa được thống kê vào nhóm bảo hiểm y tế học sinh, sinh viên.

Phóng viên: Xin ông cho biết những hiệu quả thực tế mà bảo hiểm y tế học sinh, sinh viên mang lại đối với công tác chăm sóc sức khỏe cho nhóm đối tượng này?

- Ông Phạm Lương Sơn: Trong xu thế quyền lợi bảo hiểm y tế ngày càng mở rộng, chất lượng khám chữa bệnh ngày càng được tăng lên, học sinh, sinh viên cũng đang được hưởng thụ nhiều lợi ích từ quỹ bảo hiểm y tế, từ chăm sóc sức khỏe ban đầu đến khám chữa bệnh.

Hàng năm, cơ quan Bảo hiểm xã hội chi gần 1.000 tỷ đồng kinh phí chăm sóc sức khỏe ban đầu, trong đó chủ yếu dành cho nhóm học sinh, sinh viên. Quỹ Bảo hiểm y tế đã chi trả gần 3.000 tỷ đồng chi phí khám chữa bệnh bảo hiểm y tế cho học sinh, sinh viên, trong đó có rất nhiều em mắc các bệnh nan y, mạn tính như điều trị suy thận bằng chạy thận nhân tạo; điều trị thuốc chống ung thư, phẫu thuật tim mạch với chi phí từ vài chục triệu đến hàng tỷ đồng... Đặc biệt, bảo hiểm y tế chi trả đến 30% cho các trường hợp điều trị bệnh hiếm, trong khi quỹ bảo hiểm y tế ở hầu hết các nước trên thế giới chưa chi trả.

Bên cạnh đó, sức hút của bảo hiểm y tế cũng được nâng lên qua nhiều yếu tố. Đó là chính sách ngày càng hoàn thiện theo xu hướng ngày càng đảm bảo quyền lợi của người tham gia bảo hiểm y tế. Cơ quan Bảo hiểm xã hội cũng đã quyết liệt đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, cùng ngành Y tế tạo điều kiện thuận lợi cho người tham gia khi có nhu cầu khám chữa bệnh...

Phóng viên: Đến nay, vẫn còn gần 6% học sinh, sinh viên chưa tham gia bảo hiểm y tế, theo Phó Tổng Giám đốc, đâu là nguyên nhân khiến chúng ta chưa thể đạt mục tiêu bao phủ bảo hiểm y tế 100% đối với nhóm học sinh, sinh viên?

- Ông Phạm Lương Sơn: Khó khăn hiện nay trước hết là điều kiện y tế trường học, nhân lực dành cho chăm sóc sức khỏe ban đầu tại trường học vẫn còn hạn chế. Theo quy định, mỗi cơ sở giáo dục phải có tối thiểu 1 cán bộ y tế có đủ chứng chỉ hành nghề khám chữa bệnh, nhưng khá nhiều trường không đạt được và đó là rào cản khiến cơ quan Bảo hiểm xã hội không đủ cơ sở để cấp nguồn kinh phí chăm sóc sức khỏe ban đầu cho trường học. Điều này có phần làm giảm sức hấp dẫn, tác động đến nhận thức của một bộ phận cán bộ quản lý giáo dục, đến cha mẹ học sinh, khiến có lúc, có nơi tỷ lệ tham gia bảo hiểm y tế học sinh, sinh viên giảm.

Hạn chế thứ hai là học sinh, sinh viên có thể thuộc nhiều nhóm đối tượng khác nhau, ví dụ như hộ gia đình, cận nghèo, nghèo... Do đó, có những trường hợp do các đơn vị liên quan đề nghị cấp thẻ bảo hiểm y tế còn chậm trễ theo các nhóm đối tượng trên. Thực tế, sự không đồng đều về cơ sở vật chất, nhân lực, trình độ của y tế cơ sở tại các vùng miền, địa phương có thể có lúc không đáp ứng được nhu cầu chăm sóc, tạo nên rào cản. Điều này cần sự chung lưng đấu cật của các cơ quan liên quan để tăng khả năng tiếp cận dịch vụ y tế cho người dân.

Phóng viên: Vậy theo ông, thời gian tới, chúng ta cần làm gì để thực hiện tốt hơn nữa công tác bảo hiểm y tế học sinh, sinh viên?

- Ông Phạm Lương Sơn: Trước hết, chúng ta phải giữ vững và nâng cao nhận thức của các nhà quản lý, người dân nói chung, các bậc cha mẹ nói riêng về ý thức trách nhiệm cũng như lợi ích khi tham gia bảo hiểm y tế để tham gia thường xuyên. Nâng cao nhận thức có thể qua tuyên truyền, qua việc hiện thực hóa, hành động thiết thực của các cơ quan có liên quan... Đến lúc nào đó cần đưa chương trình giáo dục về an sinh xã hội nói chung, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế nói riêng vào chương trình giáo dục trong nhà trường. Giáo dục tuyên truyền để nâng cao nhận thức cho các em là điều hết sức quan trọng.

Hiện nay, việc thực hiện chính sách bảo hiểm y tế đang nhận được sự quan tâm của các cơ quan quản lý nhà nước. Riêng đối với học sinh, sinh viên, năm nào Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng có chỉ thị riêng về bảo hiểm y tế học sinh, sinh viên. Song song với đó, chúng ta cần truyền thông làm sao để có được sự phối hợp chặt chẽ, nhịp nhàng hơn giữa cơ quan tổ chức thực hiện là Bảo hiểm xã hội với các cơ sở giáo dục.

Bên cạnh đó, phải hướng tới sự hài lòng của người bệnh, của các nhóm đối tượng tham gia bảo hiểm y tế khi khám chữa bệnh tại các cơ sở y tế, trong đó có học sinh, sinh viên. Tại nhà trường, các cơ quan quản lý nhà nước phải tiếp tục hoàn thiện hệ thống quy định, trong đó xác định cụ thể các điều kiện khả thi, hướng dẫn cụ thể việc tổ chức thực hiện… để nguồn kinh phí được trích từ quỹ bảo hiểm y tế đảm bảo tốt hơn nữa công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu cho các em trong thời gian học tập tại trường.

Về phần mình, ngoài việc phối hợp chặt chẽ với các cơ quan liên quan, ngành Bảo hiểm xã hội cần nâng cao hơn nữa trách nhiệm của cơ quan thực hiện chính sách thông qua cải cách hành chính, chuyển mạnh sang tinh thần phục vụ; đẩy mạnh tuyên truyền qua nhiều hình thức để nâng cao nhận thức của các cơ quan, tổ chức liên quan, các cơ sở giáo dục, thầy cô giáo cũng như nhận thức của các em học sinh, sinh viên học sinh, sinh viên cùng các bậc phụ huynh… về chính sách này, để tất cả mọi người trong xã hội đều hiểu rằng việc thực hiện chính sách, tham gia bảo hiểm y tế không chỉ là trách nhiệm đối với cá nhân mà còn là trách nhiệm của mỗi cá nhân đối với cộng đồng, với xã hội.

Trân trọng cảm ơn ông!

P.V

(thực hiện)

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Năm 2025 chứng kiến sự bùng nổ đăng ký doanh nghiệp mới

Năm 2025 chứng kiến sự bùng nổ đăng ký doanh nghiệp mới

Trong quý 1/2025 có 36.400 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động, tăng 1,2 lần so với các giai đoạn trước đó. Đặc biệt, vốn doanh nghiệp thành lập mới tăng cao, tăng 1,5% so với cùng kỳ năm 2024. Qua đó, có thể thấy rằng năm 2025 chứng kiến sự bùng nổ trong đăng ký doanh nghiệp mới và doanh nghiệp quay trở lại hoạt động.
Dạy thêm, học thêm: Đại biểu băn khoăn liệu có phải do chương trình "nặng" quá?

Dạy thêm, học thêm: Đại biểu băn khoăn liệu có phải do chương trình "nặng" quá?

Theo đại biểu Trần Khánh Thu, cần nhìn nhận vấn đề học thêm xuất phát từ nhu cầu học tập và của xã hội, học sinh và phụ huynh, chứ không hẳn tất cả chúng ta quy cho việc giáo viên ép buộc trong vấn đề học thêm.
Vụ sữa giả, thuốc giả: Thứ trưởng Bộ Y tế khẳng định ngành y tế "đã làm hết trách nhiệm"

Vụ sữa giả, thuốc giả: Thứ trưởng Bộ Y tế khẳng định ngành y tế "đã làm hết trách nhiệm"

Trước câu hỏi về những lỗ hổng trong chính sách, pháp luật khiến cho những sản phẩm giả tồn tại trên thị trường trong thời gian dài, Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn khẳng định: "Ngành y tế đã làm hết trách nhiệm khi đã ban hành đầy đủ quy định liên quan".
Nhiều vướng mắc “kéo chân” tiến độ giải ngân

Nhiều vướng mắc “kéo chân” tiến độ giải ngân

Theo báo cáo của Bộ Tài chính, ước giải ngân vốn đầu tư công đến hết tháng 4/2025 chỉ đạt 15,56% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao, thấp hơn cùng kỳ năm 2024. Có 10/47 bộ, cơ quan trung ương và 35/63 địa phương đạt trên mức bình quân chung, song vẫn còn 9 bộ, cơ quan trung ương chưa giải ngân và 15 bộ, 12 địa phương giải ngân rất thấp, dưới 5-10%.
Bộ Công an thông tin về tiến trình điều tra vụ nữ sinh bị cán tử vong tại Vĩnh Long

Bộ Công an thông tin về tiến trình điều tra vụ nữ sinh bị cán tử vong tại Vĩnh Long

Chiều 6/5, tại họp báo Chính phủ thường kỳ, Thiếu tướng Hoàng Anh Tuyên, Phó Chánh văn phòng, Người phát ngôn Bộ Công an đã thông tin về tiến trình điều tra vụ nữ sinh bị cán tử vong tại Vĩnh Long sau khi Viện Kiểm sát nhân dân tối cao và Bộ Công an có quyết định khởi tố lại.
Thông tin về gói tín dụng 500 ngàn tỷ đồng cho vay doanh nghiệp đầu tư hạ tầng, công nghệ số

Thông tin về gói tín dụng 500 ngàn tỷ đồng cho vay doanh nghiệp đầu tư hạ tầng, công nghệ số

Chiều 6/5, tại họp báo Chính phủ thường kỳ, Phó Thống đốc Thường trực Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú đã thông tin về gói tín dụng 500 ngàn tỷ đồng cho vay doanh nghiệp đầu tư hạ tầng và công nghệ số.
TP.HCM: Xử lý 3.651 trường hợp vi phạm về trật tự an toàn giao thông dịp lễ 30/4

TP.HCM: Xử lý 3.651 trường hợp vi phạm về trật tự an toàn giao thông dịp lễ 30/4

Thời điểm trước, trong, sau lễ 30/4 và 1/5, Phòng Cảnh sát giao thông (PC08) Công an Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) triển khai đồng bộ nhiều biện pháp nghiệp vụ, bố trí lực lượng điều tiết, phân luồng giao thông, tạo điều kiện để nhân dân lưu thông an toàn, thông suốt.

Tin khác

Quy định mới về thời điểm hưởng lương hưu của người tham gia BHXH tự nguyện

Quy định mới về thời điểm hưởng lương hưu của người tham gia BHXH tự nguyện

Theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) 2024 (có hiệu lực từ 1/7/2025), người tham gia BHXH tự nguyện được hưởng lương hưu khi đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định tại khoản 2 Điều 169 của Bộ luật Lao động và có thời gian đóng BHXH từ đủ 15 năm trở lên.
Người lao động được nghỉ mấy ngày dịp lễ Quốc khánh 2/9?

Người lao động được nghỉ mấy ngày dịp lễ Quốc khánh 2/9?

Kết thúc kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5, người lao động trên cả nước sẽ tiếp tục được nghỉ 4 ngày liên tiếp nhân dịp lễ Quốc khánh 2/9 năm nay. Theo thông báo mới nhất từ Bộ Nội vụ, kỳ nghỉ sẽ kéo dài từ thứ Bảy ngày 30/8 đến hết thứ Ba ngày 2/9/2025.
Từ 1/7/2025, thay đổi mức hưởng chế độ nghỉ ốm đau dài ngày

Từ 1/7/2025, thay đổi mức hưởng chế độ nghỉ ốm đau dài ngày

Từ 1/7/2025, người lao động mắc bệnh thuộc danh mục cần chữa trị dài ngày của Bộ Y tế không còn được hưởng chế độ tối đa trong 180 ngày như quy định hiện hành.
Những điều kiện cần có để lao động hợp đồng được hỗ trợ khi sắp xếp bộ máy

Những điều kiện cần có để lao động hợp đồng được hỗ trợ khi sắp xếp bộ máy

Theo hướng dẫn mới nhất tại văn bản số 1814 của Bộ Nội vụ, ban hành trên cơ sở Nghị định 178/2024/NĐ-CP và Nghị định sửa đổi 67/2025/NĐ-CP, một số lao động hợp đồng đủ điều kiện sẽ được hỗ trợ nếu bị ảnh hưởng bởi việc tinh giản biên chế và sắp xếp lại tổ chức. Tuy nhiên, người lao động hợp đồng chỉ được xem xét hỗ trợ nếu thỏa mãn 3 điều kiện quan trọng.
Một số chính sách mới có hiệu lực từ tháng 5/2025

Một số chính sách mới có hiệu lực từ tháng 5/2025

Chính sách cho trẻ em nhà trẻ, học sinh, học viên ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; tăng phụ cấp lưu trú khi đi công tác; Quy chế tuyển dụng công chức, viên chức và quy định về chế độ bồi dưỡng giám định tư pháp... là những chính sách mới có hiệu lực từ tháng 5/2025.
Hưởng lương ra sao nếu đi làm vào ngày nghỉ lễ 30/4, 1/5?

Hưởng lương ra sao nếu đi làm vào ngày nghỉ lễ 30/4, 1/5?

Dịp nghỉ lễ 30/4, 1/5 năm nay người lao động được nghỉ 5 ngày liên tiếp. Cùng với lịch nghỉ, công nhân, người lao động quan tâm đến những quy định về tiền lương làm thêm giờ, tiền thưởng.
Đề xuất điều chỉnh mức trợ cấp đối với thanh niên xung phong lên 1 triệu đồng/tháng

Đề xuất điều chỉnh mức trợ cấp đối với thanh niên xung phong lên 1 triệu đồng/tháng

Bộ Nội vụ đang xây dựng dự thảo Nghị định Điều chỉnh chế độ trợ cấp hằng tháng đối với thanh niên xung phong đã hoàn thành nhiệm vụ trong kháng chiến, và thanh niên xung phong cơ sở miền Nam tham gia kháng chiến giai đoạn 1965 - 1975.
Hướng dẫn mới nhất về thủ tục chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp

Hướng dẫn mới nhất về thủ tục chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp

Trợ cấp thất nghiệp là nguồn thu nhập đáng kể giúp người lao động vượt qua giai đoạn khó khăn khi chưa tìm được việc làm mới. Bộ Nội vụ đã có hướng dẫn mới nhất, áp dụng từ tháng 4/2025 về thủ tục khi người lao động có nhu cầu chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp đến tỉnh, thành phố khác.
Số người đăng ký hưởng bảo hiểm xã hội một lần giảm đáng kể

Số người đăng ký hưởng bảo hiểm xã hội một lần giảm đáng kể

Lũy kế đến hết quý 1/2025, toàn quốc có 267.493 người hưởng bảo hiểm xã hội (BHXH) một lần, giảm gần 70.000 người, tương đương 26,17% so với cùng kỳ năm 2024.
Dự kiến tiền lương đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc từ 1/7 tới

Dự kiến tiền lương đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc từ 1/7 tới

Dự kiến tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc có sự điều chỉnh từ 1/7/2025.
Xem thêm
Phiên bản di động