Bàn giải pháp phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong kỷ nguyên số
Chính sách nhân văn, cụ thể hóa chủ trương coi "giáo dục là quốc sách hàng đầu" Tạo nguồn nhân lực chất lượng cao để nâng tầm phát triển Vì mục tiêu đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao |
Hội thảo là diễn đàn thảo luận, trao đổi sôi nổi về những vấn đề liên quan đến lao động, việc làm, và hoạt động đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao trong kỷ nguyên số.
TS. Lê Mạnh Hùng - Hiệu trưởng Trường Đại học Công đoàn phát biểu tại Hội thảo. Ảnh: B.D. |
Phát biểu khai mạc Hội thảo, TS. Lê Mạnh Hùng - Hiệu trưởng Trường Đại học Công đoàn cho biết: Kết quả của buổi thảo luận, trao đổi hôm nay sẽ cung cấp những thông tin, dữ liệu khoa học quan trọng, những căn cứ lý luận và thực tiễn giúp các nhà quản lý xã hội xây dựng và hoàn thiện Chiến lược tổng thể phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong kỷ nguyên số, đáp ứng yêu cầu của cuộc cách mạng 4.0; giúp các nhà khoa học có thêm thông tin, định hướng tập trung nghiên cứu sâu hơn nữa về vấn đề lao động, việc làm và đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao; giúp các thầy cô giáo, giảng viên, học viên, sinh viên có thêm những thông tin dữ liệu mới, khoa học phục vụ hiệu quả hoạt động giảng dạy, học tập và nghiên cứu khoa học.
Theo TS. Lê Mạnh Hùng: Nguồn nhân lực chất lượng cao là nguồn nhân lực có trí tuệ, tay nghề, năng lực tốt, được đào tạo cơ bản, chuyên sâu để đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ của thực tiễn đất nước, của thị trường lao động hiện nay. Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao được xem là yếu tố quan trọng, nòng cốt bảo đảm cho nền kinh tế phát triển, hội nhập sâu rộng, bền vững, ổn định trong điều kiện nền kinh tế tri thức thời đại mới.
“Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm xây dựng, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế. Trải qua các kỳ Đại hội, quan điểm của Đảng về phát triển nguồn lực con người, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao - được thể hiện xuyên suốt, toàn diện và có tính cập nhật, hướng tới mục tiêu đáp ứng tốt yêu cầu về nguồn nhân lực trong bối cảnh mới của xu thế toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng.
Đặc biệt, Đại hội XIII của Đảng tiếp tục khẳng định: Đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và hội nhập quốc tế. Phát triển đội ngũ chuyên gia, nhà khoa học đầu ngành; chú trọng đội ngũ nhân lực kỹ thuật, nhân lực số, nhân lực quản trị công nghệ, nhân lực quản lý, quản trị doanh nghiệp; nhân lực quản lý xã hội và tổ chức cuộc sống, chăm sóc con người. Nhờ đó, số lượng và chất lượng nguồn nhân lực chất lượng cao thời gian qua đã đạt được các kết quả khả quan”, TS. Lê Mạnh Hùng nhấn mạnh.
Tuy nhiên, theo TS. Lê Mạnh Hùng, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao vẫn còn bộc lộ nhiều hạn chế chưa đáp ứng được với yêu cầu, nhiệm vụ, nhất là những đòi hỏi của thị trường lao động thời kỳ hội nhập. Đặc biệt trong kỷ nguyên số, thiếu nhân lực chất lượng cao là trở ngại lớn nhất trong hội nhập và phát triển kinh tế.
TS. Cấn Thị Thu Hương - Học viện Ngân hàng tham luận về tác động của Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến việc làm của khu vực thứ ba. |
Trong rất nhiều giải pháp đưa ra để phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, giải pháp “Nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo” được xem là nhiệm vụ then chốt, giải pháp trọng yếu để xây dựng, phát triển nguồn nhân lực nói chung, nguồn nhân lực chất lượng cao nói riêng đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trước tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0.
Do đó, với mong muốn tìm kiếm biện pháp, cách thức thực sự hiệu quả, khả thi, hướng tới đổi mới căn bản, toàn diện, đồng bộ hoạt động giáo dục đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao trong kỷ nguyên số, Trường Đại học Công đoàn tổ chức Hội thảo quốc gia với chủ đề: "Lao động, việc làm và hoạt động đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao trong kỷ nguyên số”
Tham luận tại Hội thảo, trình bày tổng quan về tình hình lao động, việc làm ở Việt Nam trong bối cảnh Covid-19, TS. Nhạc Phan Linh - Phó Viện trưởng Viện Công nhân và Công đoàn (Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam) đã cung cấp bức tranh tổng quát rất sâu rộng về tình hình lao động, việc làm ở Việt Nam, đăc biệt trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 vừa đi qua và để lại những hệ quả không nhỏ đến vấn đề lao động việc làm.
TS. Nhạc Phan Linh đã tập trung phân tích những tác động của đại dịch Covid-19 đến việc làm của người lao động ở nhiều lĩnh vực, ngành nghề, bao gồm: Thị trường việc làm bị thu hẹp tối đa; thu nhập bị giảm sâu, thậm chí không có thu nhập; việc làm bị gián đoạn, bị mất việc; cuộc sống khó khăn dẫn đến tình trạng rút bảo hiểm xã hội một lần gia tăng; lao động di cư và khu vực phi chính thức chịu nhiều ảnh hướng lớn so với lao động khu vực chính thức do không được bảo vệ.
Đánh giá tác động của Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến việc làm của khu vực thứ ba, tham luận của TS. Cấn Thị Thu Hương - Phụ trách Bộ môn Kinh tế Đầu tư (Học viện Ngân hàng) đã tập trung làm rõ những tác động của Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đối với việc làm và công việc của các tổ chức tình nguyện và cộng đồng.
Cụ thể, Cách mạng công nghiệp lần thứ tư mang lại cơ hội to lớn về việc làm cho họ, bao gồm: Dự báo sự mở rộng nhanh chóng về quy mô và số lượng các tổ chức từ thiện và tổ chức phi chính phủ; nhiều dịch vụ được cải thiện hơn, thu nhập cho người lao động trong khu vực này vì thế mà tăng lên…
Hội thảo thu hút 67 bài viết, bài tham luận về 2 nội dung: Phần 1: Lao động, việc làm trong kỷ nguyên số (35 bài viết); phần 2: Hoạt động đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao trong kỷ nguyên số (32 bài viết). Theo đánh giá của Ban Tổ chức Hội thảo, đây là những bài viết, công trình nghiên cứu thực sự chất lượng, cho thấy những góc nhìn rộng, nhưng rất sâu về những vấn đề liên quan đến lao động việc làm, đồng thời chỉ ra thời cơ lớn, và những thách thức không nhỏ trong phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở Việt Nam. |
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
LĐLĐ huyện Chương Mỹ thăm, tặng quà người lao động có hoàn cảnh khó khăn
Kiểm tra việc tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị ứng dụng iHanoi
Ông Nguyễn Duy Ngọc được bầu bổ sung Ủy viên Bộ Chính trị, giữ chức Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương
Khởi tố Tiktoker Nam Birthday về tội “Chống người thi hành công vụ”
Khai mạc Hội chữ Xuân 2025 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám
Khởi tố Facebooker Đậu Thanh Tâm - kẻ kích động người dân phản đối Nghị định 168
Hà Nội: Loạt màn hình led tuyên truyền Nghị định 168
Tin khác
Hà Nội: Gần 13.000 người sẽ được đào tạo nghề trình độ sơ cấp, dưới 3 tháng
Việc làm 23/01/2025 17:03
Bắc Giang: Hơn 7.000 công nhân làm việc xuyên Tết
Việc làm 23/01/2025 16:12
Nhân viên tuyến buýt 62 cứu người gặp nạn
Gương sáng 21/01/2025 17:54
Mức điều chỉnh tiền lương, thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội năm 2025
Chính sách 21/01/2025 06:05
Doanh nghiệp tặng quà Tết là hàng chục xe máy cho người lao động
Đời sống 19/01/2025 08:23
Cận Tết, nhu cầu tuyển dụng ngành dịch vụ tăng nhanh
Việc làm 18/01/2025 20:42
Đảm bảo chi trả đầy đủ tiền lương, thưởng Tết cho người lao động
Đời sống 16/01/2025 06:06
Hà Nội phấn đấu năm 2025 tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 75%
Việc làm 15/01/2025 15:44
Người nghỉ hưu sớm khi tinh gọn bộ máy sẽ không bị trừ phần trăm lương hưu
Chính sách 14/01/2025 22:00
Bảng lương của giáo viên năm 2025
Chính sách 11/01/2025 19:01