Tạo nguồn nhân lực chất lượng cao để nâng tầm phát triển
Tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho Thành phố cất cánh Cải cách cơ chế tiền lương thu hút và giữ chân nhân lực chất lượng cao |
Nguồn nhân lực luôn được coi trọng
Lịch sử đã khẳng định, từ xa xưa, không chỉ những bậc hiền tài mà đông đảo những người thợ thủ công có tay nghề đã góp công sức xây dựng, kiến thiết nên Thăng Long - Kẻ Chợ. Từ những đội ngũ thợ tài hoa đó, không ít phường, làng nghề đã được lập nên, đến nay vẫn còn dấu tích, thậm chí đang hoạt động như đúc đồng Ngũ Xã, lĩnh hoa Yên Thái, gốm sứ Bát Tràng... Đó là một phần minh chứng cho thấy, trọng dụng nhân tài từ lâu đã là truyền thống quý báu luôn được phát huy ở Thủ đô ngàn năm văn hiến.
Sinh viên Trường Cao đẳng nghề Công nghệ cao Hà Nội trong giờ thực hành. |
Bước vào thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đặc biệt là Cách mạng công nghiệp 4.0, nhân tài, nhân lực chất lượng cao càng được Thành phố quan tâm, trọng dụng. Điều này thể hiện rõ qua việc Thành phố luôn quan tâm coi trọng, thường xuyên tổ chức vinh danh, tuyển dụng, tạo điều kiện cho các thủ khoa phát huy tài năng, đóng góp xây dựng Thủ đô.
Cùng đó, Thành phố cũng luôn quan tâm, đầu tư nâng cao chất lượng công tác đào tạo, giáo dục nghề nghiệp. Hiện nay, Hà Nội đã trở thành một trong những thành phố có số lượng cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp lớn nhất cả nước với trên 360 đơn vị. Số lượng học sinh, sinh viên tại các sơ sở giáo dục nghề trên địa bàn thành phố tăng đều qua từng năm. Số lao động qua đào tạo nghề tăng dần. Công tác đào tạo gắn với doanh nghiệp đạt hiệu quả. Chất lượng dạy nghề có chuyển biến tích cực với cơ cấu ngành nghề đa dạng, đáp ứng nhu cầu thị trường lao động, giúp người học nghề dễ dàng có việc làm sau khi tốt nghiệp, tỷ lệ giải quyết việc làm sau đào tạo ngày càng tăng...
Đánh giá về kết quả giáo dục nghề nghiệp của Thủ đô, Chương trình số 06-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội (Khóa XVII) về “Phát triển văn hóa, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh giai đoạn 2021 - 2025” nêu rõ: Giáo dục nghề nghiệp của Thủ đô đã có bước phát triển. Tỷ lệ lao động qua đào tạo tăng từ 53,12% (năm 2015) lên 70,23% (năm 2020); tỷ lệ lao động có việc làm sau đào tạo đạt trên 70%. Còn theo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) Hà Nội, năm 2021, tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 71,1%, năm 2022, Thành phố đặt mục tiêu phấn đấu tỉ lệ lao động qua đào tạo đạt 72,2%.
Cùng với nâng cao tỷ lệ lao động qua đào tạo, các đơn vị giáo dục trên địa bàn Thành phố đã chủ động trong hợp tác quốc tế, xây dựng và chuẩn hóa khung chương trình đào tạo theo chuẩn khu vực, quốc tế. Nhiều doanh nghiệp tham gia hợp tác đào tạo nâng cao chất lượng nhân lực. Hà Nội dẫn đầu cả nước trong nhiều kỳ thi, hội thi tay nghề cấp quốc gia, quốc tế...
Dù đạt nhiều kết quả tích cực như vậy, nhưng nhìn trên thực tế trong số lao động qua đào tạo ở Hà Nội, tỷ lệ lao động có bằng, chứng chỉ chưa cao. Theo số liệu của Sở LĐTBXH Hà Nội, đến hết năm 2021, tỷ lệ lao động có bằng, chứng chỉ của Thành phố là 50,2%. Điều đáng nói là nguồn nhân lực sẵn sàng cung ứng cho thị trường của Hà Nội chủ yếu là lao động phổ thông và đang rất thiếu nguồn nhân lực có kỹ năng, nhất là ở một số ngành nghề như công nghệ thông tin, tự động hóa, điện tử, cơ điện tử...
So với những năm trước đây, chất lượng lao động có trình độ đã tăng nhưng chưa thật sự đáp ứng được với nhu cầu thực tế. Nhiều doanh nghiệp hiện nay đòi hỏi lao động không chỉ được đào tạo bài bản về mặt chuyên môn, mà còn cả những yếu tố khác như tin học, ngoại ngữ hay các kỹ năng xã hội như tác phong công nghiệp, khả năng làm việc nhóm, kỹ năng khởi nghiệp… khiến dư địa tìm kiếm việc làm bị thu hẹp hoặc thu nhập bị hạn chế
Đặc biệt, cuộc Cách mạng công nghệ 4.0 và trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng đang đặt ra nhiều thách thức về lao động, việc làm và chất lượng nguồn nhân lực của cả nước nói chung, Thủ đô nói riêng. Nhiều nghiên cứu cho thấy, trong khoảng 10 - 15 năm tới, do tác động của công nghệ thông tin, tự động hóa và trí tuệ nhân tạo, khoảng 1/3 số công việc trên thế giới ở thời điểm hiện tại sẽ thay đổi khiến khoảng 40% lao động phải bổ sung kỹ năng thì mới có thể đáp ứng yêu cầu công việc. Với khu vực ASEAN, trong đó có Việt Nam, dự báo tỷ lệ này còn cao hơn. Ngoài ra, dưới tác động tiêu cực của dịch Covid-19, số lao động thủ công, lao động giản đơn mất việc làm trong dài hạn vẫn đang tăng; số lao động qua đào tạo, nhưng không có kỹ năng, tay nghề cao khó kiếm được việc làm.
Tiếp tục nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
Đứng trước yêu cầu phải đổi mới để phát triển, hội nhập, Nghị quyết Đại hội lần thứ XVII Đảng bộ thành phố Hà Nội (nhiệm kỳ 2020 - 2025) tiếp tục xác định việc phát triển nguồn nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao là một trong những khâu đột phá quan trọng, song được nâng tầm với mục tiêu, nhiệm vụ cụ thể và nặng nề hơn. Đó là: “Phát triển nguồn nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao, nhân lực quản lý xã hội, quản trị kinh tế, nhân lực các ngành Văn hóa, Du lịch. Xây dựng và phát triển hệ sinh thái học tập sáng tạo, hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo; thu hút, trọng dụng nhân tài trong và ngoài nước, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững và hội nhập quốc tế...”. Cũng trong giai đoạn này, Thành phố phấn đấu tỷ lệ lao động qua đào tạo trên địa bàn đạt ít nhất 75-80%, cao hơn nhiều so với giai đoạn trước.
Để góp phần cùng Thành phố thực hiện thắng lợi các mục tiêu nói trên, phát huy vai trò của cơ quan tham mưu trong lĩnh vực lao động, việc làm, đào tạo nghề, Sở LĐTBXH Hà Nội cho biết đơn vị sẽ tích cực hơn nữa trong công tác tham mưu, chủ động triển khai đồng bộ nhiều giải pháp. Cụ thể, Sở sẽ tham mưu Thành phố xây dựng, quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp theo hướng mở, bảo đảm quy mô, cơ cấu hợp lý về ngành, nghề, trình độ đào tạo (đa ngành, chuyên ngành), chuẩn hóa, hiện đại hóa, có phân tầng chất lượng.
Trong đó, Sở tham mưu Thành phố ưu tiên phát triển các cơ sở giáo dục nghề nghiệp có ngành/nghề đang phát triển, đáp ứng tốt nhu cầu nguồn nhân lực trong lĩnh vực kinh tế mũi nhọn của xã hội hiện nay, như du lịch, công nghiệp công nghệ cao, công nghệ tự động hóa, số hóa công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, dược, mỹ phẩm, nông nghiệp công nghệ cao, logistics đồng thời khuyến khích thành lập các trường tư thục và trường có vốn đầu tư nước ngoài.
Bên cạnh đó, Sở đẩy mạnh công tác tư vấn, tuyển sinh, phân luồng học sinh trong giáo dục phổ thông, xây dựng kế hoạch tuyển sinh giáo dục nghề nghiệp hàng năm; tư vấn tuyển sinh trực tuyến trên website, fanpage, các kênh liên kết tuyển sinh online; tổ chức ngày hội tư vấn, tuyển sinh giáo dục nghề nghiệp; hội nghị gắn kết giáo dục nghề nghiệp với thị trường lao động…
Sở cũng sẽ tham mưu với Thành phố triển khai hiệu quả các chương trình, chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, thúc đẩy sự gắn kết doanh nghiệp với cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong đào tạo, giải quyết việc làm. Ngoài ra, Sở sẽ tiếp tục tham mưu Thành phố nâng cao chất lượng hoạt động các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, tập trung đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị đào tạo nghề; đổi mới trong tuyển sinh, tổ chức đào tạo, kết hợp đào tạo trực tiếp và trực tuyến; đổi mới nội dung chương trình đào tạo phù hợp, đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp và thị trường lao động; ưu tiên đào tạo chất lượng cao, đào tạo lại, đào tạo thường xuyên cho người lao động phù hợp với xu hướng chuyển dịch cơ cấu lao động.
Đồng thời, Sở tham mưu Thành phố có giải pháp khuyến khích các doanh nghiệp tham gia hoạt động giáo dục nghề nghiệp, tạo sự liên kết giữa người lao động, doanh nghiệp và cơ sở đào tạo; hỗ trợ đào tạo nghề, bồi dưỡng kỹ năng nghề nghiệp cho lao động làm việc trong các doanh nghiệp./.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
LĐLĐ huyện Chương Mỹ thăm, tặng quà người lao động có hoàn cảnh khó khăn
Kiểm tra việc tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị ứng dụng iHanoi
Ông Nguyễn Duy Ngọc được bầu bổ sung Ủy viên Bộ Chính trị, giữ chức Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương
Khởi tố Tiktoker Nam Birthday về tội “Chống người thi hành công vụ”
Khai mạc Hội chữ Xuân 2025 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám
Khởi tố Facebooker Đậu Thanh Tâm - kẻ kích động người dân phản đối Nghị định 168
Hà Nội: Loạt màn hình led tuyên truyền Nghị định 168
Tin khác
Hà Nội: Gần 13.000 người sẽ được đào tạo nghề trình độ sơ cấp, dưới 3 tháng
Việc làm 23/01/2025 17:03
Bắc Giang: Hơn 7.000 công nhân làm việc xuyên Tết
Việc làm 23/01/2025 16:12
Nhân viên tuyến buýt 62 cứu người gặp nạn
Gương sáng 21/01/2025 17:54
Mức điều chỉnh tiền lương, thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội năm 2025
Chính sách 21/01/2025 06:05
Doanh nghiệp tặng quà Tết là hàng chục xe máy cho người lao động
Đời sống 19/01/2025 08:23
Cận Tết, nhu cầu tuyển dụng ngành dịch vụ tăng nhanh
Việc làm 18/01/2025 20:42
Đảm bảo chi trả đầy đủ tiền lương, thưởng Tết cho người lao động
Đời sống 16/01/2025 06:06
Hà Nội phấn đấu năm 2025 tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 75%
Việc làm 15/01/2025 15:44
Người nghỉ hưu sớm khi tinh gọn bộ máy sẽ không bị trừ phần trăm lương hưu
Chính sách 14/01/2025 22:00
Bảng lương của giáo viên năm 2025
Chính sách 11/01/2025 19:01