Bài cuối: Đẩy mạnh phòng chống tham nhũng
Công tác phòng chống tham nhũng được Ủy ban nhân dân Thành phố quan tâm, chỉ đạo triển khai thực hiện kịp thời, bám sát các chỉ đạo của Trung ương, Thành ủy. Ngay từ đầu năm, Ủy ban nhân dân Thành phố đã ban hành Kế hoạch số 01/KH-UBND về công tác phòng chống tham nhũng, chỉ đạo các sở, ngành, quận, huyện, thị xã tập trung triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp phòng chống tham nhũng, trong đó xác định phòng ngừa tham nhũng là chính và kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm minh các hành vi tham nhũng.
Bên cạnh đó, thường xuyên thanh tra, kiểm tra để kịp thời chấn chỉnh, khắc phục những bất cập, tồn tại, hạn chế trong công tác quản lý nhà nước trên các lĩnh vực; xử lý nghiêm các trường hợp sai phạm, chuyển cơ quan điều tra các vụ việc có dấu hiệu tội phạm theo quy định của pháp luật.
Các vụ việc tham nhũng, tiêu cực được điều tra, truy tố, xét xử nghiêm minh theo chỉ đạo của Bộ Chính trị tại Chỉ thị số 50-CT/TW ngày 7/12/2015 về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phát hiện, xử lý vụ việc, vụ án tham nhũng”.
Ảnh minh họa |
Thành phố tiếp tục chỉ đạo đẩy mạnh công khai, minh bạch các chính sách, quy trình, thủ tục giải quyết công việc, gắn với cải cách thủ tục hành chính; công khai việc quản lý, sử dụng ngân sách, tài sản công, phân bổ dự toán, phân cấp nguồn thu, công khai các chế độ, định mức, tiêu chuẩn...
Trong nội bộ các cơ quan, tổ chức, đơn vị, việc công khai hoạt động tài chính, quy chế chi tiêu nội bộ cơ bản đã đi vào nề nếp. Hình thức công khai theo đúng quy định của pháp luật về phòng chống tham nhũng như: Thông báo tại các cuộc họp, niêm yết tại trụ sở, công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng, cung cấp thông tin khi có yêu cầu.
Qua đó, đã tạo điều kiện thuận lợi để người dân, doanh nghiệp, các tổ chức nắm bắt thông tin về hoạt động của các cơ quan nhà nước và giám sát việc thực hiện. Trong kỳ báo cáo, đã triển khai kiểm tra 292 cơ quan, tổ chức, đơn vị về việc thực hiện các quy định về công khai, minh bạch trong hoạt động.
Do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, Ủy ban nhân dân Thành phố đã ban hành các văn bản chỉ đạo các cơ quan, đơn vị thực hiện tiết kiệm chi thường xuyên, cắt giảm những công việc chưa thực sự cấp thiết để dành nguồn lực cho công tác phòng chống dịch và thực hiện các chính sách an sinh xã hội. Tổng số cắt giảm và tiết kiệm chi thường xuyên là 3.600 tỷ đồng.
Ngày 12/10/2020, Sở Tài chính có Tờ Trình số 6609/TTr-STC báo cáo Ủy ban nhân dân Thành phố để điều chỉnh dự toán chi thường xuyên ngân sách thành phố Hà Nội năm 2020, theo đó điều chỉnh giảm dự toán chi thường xuyên là 895.620 triệu đồng (điều chỉnh giảm dự toán chi thường xuyên của các sở, ngành, đơn vị cấp Thành phố là 861.356 triệu đồng và điều chỉnh giảm dự toán chi bổ sung có mục tiêu chi thường xuyên kinh phí thực hiện một số chính sách theo đối tượng thực tế cho một số quận, huyện, thị xã là 34.264 triệu đồng).
Bổ sung dự toán cho các đơn vị để thực hiện các nhiệm vụ phát sinh 580.121 tỷ đồng và bổ sung dự phòng ngân sách thành phố 315.499 tỷ để chủ động xử lý các vấn đề phát sinh về thiên tai dịch bệnh và các nhiệm vụ đột xuất phát sinh trong các tháng cuối năm 2020.
Để tăng cường công tác quản lý nhà nước, phòng ngừa tham nhũng, tiêu cực và góp phần giữ vững ổn định an ninh trật tự trên địa bàn Thành phố, Ủy ban nhân dân Thành phố yêu cầu Thanh tra Thành phố và các đơn vị tăng cường việc theo dõi, kiểm tra, đôn đốc, tổ chức thực hiện các kết luận thanh tra và văn bản chỉ đạo xử lý sau thanh tra theo quy định của Chính phủ và Kế hoạch của Ủy ban nhân dân Thành phố để nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác thanh tra, phòng ngừa tham nhũng, tiêu cực.
Tập trung tuyên truyền pháp luật về tiếp công dân, giải quyết khiếu nại tố cáo, phòng chống tham nhũng, trong đó trọng tâm là Luật Tố cáo năm 2018, Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018; tiếp tục thực hiện có hiệu quả các chỉ thị, nghị quyết, kế hoạch, quy định của Trung ương và Thành phố về công tác này.
Tập trung thanh tra, kiểm tra trách nhiệm việc chấp hành pháp luật về phòng chống tham nhũng và nâng cao hiệu quả công tác phối hợp giữa các cơ quan thanh tra, điều tra, truy tố, xét xử trong việc phòng ngừa, phát hiện, xử lý tham nhũng; thu hồi triệt để tài sản của Nhà nước, tập thể, cá nhân bị chiếm đoạt và thất thoát.
Nâng cao kỷ luật, kỷ cương hành chính đối với cán bộ, công chức, chú trọng việc rèn luyện ý thức, phẩm chất, kỹ năng, ứng xử trong công việc, trong tiếp xúc, làm việc với công dân. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và thực hiện tốt công tác báo cáo định kỳ, đột xuất theo quy định.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Cán bộ, công chức, viên chức tuyệt đối không đi lễ hội trong giờ hành chính
Đảng đưa dân tộc ta tới tương lai tươi sáng
Giá vàng hôm nay (3/2): Vàng thế giới tiếp tục lập đỉnh mới
Tỷ giá USD hôm nay (3/2): Đồng USD tiếp tục duy trì đà tăng
Giá xăng dầu hôm nay (3/2): Tiếp đà giảm
Chelsea vs West Ham: The Blues phải thắng để trở lại top đầu
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 3/2: Không khí lạnh tràn về gây mưa rào rải rác
Tin khác
Nhân dân Thủ đô đón Tết trong không khí vui tươi, an toàn
Chỉ đạo - Điều hành 31/01/2025 18:48
Hà Nội thành lập, mở rộng 15-20 cụm công nghiệp
Chỉ đạo - Điều hành 31/01/2025 15:27
Xây dựng Hà Nội trở thành “Thành phố học tập toàn cầu” của UNESCO
Chỉ đạo - Điều hành 31/01/2025 15:25
Từ chính quyền số đến chính quyền phục vụ
Chỉ đạo - Điều hành 28/01/2025 14:30
Thư chúc Tết Xuân Ất Tỵ năm 2025 của Bí thư Thành ủy Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài
Chỉ đạo - Điều hành 28/01/2025 14:12
Phấn đấu hoàn thành 14 tuyến đường sắt đô thị trước năm 2035
Chỉ đạo - Điều hành 26/01/2025 21:38
Hà Nội tổ chức hoạt động 12 Chi nhánh Trung tâm Phục vụ hành chính công
Chỉ đạo - Điều hành 25/01/2025 18:28
Tăng cường phòng, chống tội phạm về vũ khí, vật liệu nổ và pháo
Chỉ đạo - Điều hành 25/01/2025 15:30
Hà Nội mở rộng thí điểm trông giữ xe không dùng tiền mặt trên toàn Thành phố
Chỉ đạo - Điều hành 25/01/2025 11:55
Phấn đấu thông xe đường song hành tuyến Vành đai 4 vào cuối năm 2025
Chỉ đạo - Điều hành 24/01/2025 16:02