Bài 1: Phố cổ “sống và động”
Người lưu giữ nét văn hóa xưa | |
Nhếch nhác nơi di tích |
Mặc dù ngày nay, khu phố cổ Hà Nội đã có biến đổi, song đâu đó, vẫn bảo tồn những dấu tích truyền thống và sinh hoạt tín ngưỡng tâm linh, lễ hội, ẩm thực, nếp sống thanh lịch, hiện đại… Tuy nhiên, trước thách thức của quá trình đô thị hóa, lễ hội truyền thống ở khu phố cổ Hà Nội không còn diễn ra đầy đủ như xưa kia
Phố cổ Hà Nội tự thân đã “sống” và sống khỏe từ ngàn xưa khi là phần thị sản xuất ngành hàng theo quần thể Phường - Hội, phục vụ nhu cầu của nhân dân khu vực liền kề. Những năm gần đây, chính quyền và nhân dân khu phố cổ cũng đã không ngừng làm “sống - động” thêm những giá trị vật thể và phi vật thể, qua đó nâng cao đời sống nhân dân khu vực cũng như chất lượng đô thị khu vực nội đô lịch sử của Thủ đô Hà Nội.
Di sản văn hóa truyền thống đặc sắc
Từ khi hình thành tại khu vực giáp dòng sông Hồng (về phía Bắc và phía Đông), nơi đây trở thành phần “Thị” của “Thành” (liền kề về phía Tây) với các phường hội, khu phố nghề cung cấp các mặt hàng phục vụ kinh thành. Với vị thế đất cao, tốt lại thuận tiện giao thương đường thủy, bộ và đường sắt (cầu Long Biên phía Đông Bắc) nên nơi đây trở thành khu vực có mật độ dân cư, mật độ xây dựng và hoạt động kinh doanh buôn bán thuộc loại lớn nhất cả nước.
Đình Kim Ngân một trong số ít các đình, đền thờ tổ nghề đã được tu tạo, phục dựng khang trang. |
Đặc trưng của khu phố cổ Hà Nội là sự kết hợp hài hòa giữa nhà ở, các cửa hàng và các công trình tôn giáo, tín ngưỡng (đình, đền, chùa), duy trì nếp sống, tập tục làm ăn và các hoạt động lễ hội gắn với các di tích lịch sử, văn hóa tiêu biểu thờ Tổ nghề, hội chợ gắn với nghề truyền thống, các hoạt động kinh doanh sản xuất tại các phố nghề đặc trưng… góp phần vào kho tàng văn hóa quý giá của Hà Nội.
Điều đáng nói, trong các đền, chùa, miếu trong khu phố cổ Hà Nội thì đền thờ các vị Tổ nghề chiếm số lượng đáng kể. Đó là đình Hài Tượng (ngõ Hài Tượng) thờ tổ nghề làm giầy; Đinh Xuân Phiến ở số 4 Hàng Quạt thờ tổ nghề làm quạt, Đình thợ tiện ở 23 Hàng Hành thờ tổ nghề thợ tiện; Đình Tú thị ở số 2 ngõ Tạm Thương thờ tổ nghề thêu; ngôi đền ở số 22 Lò Sũ thờ tổ nghề mộc, Đền Trúc Lâm ở số 40 Hàng Hành cũng thờ tổ nghề làm đồ da, Đình bán yếm lụa thờ tổ nghề nhuộm điều ở 36 phố Hàng Đào…Đình đền tổ nghề ở Thăng Long Hà Nội được lập nên để tôn vinh những người có công dạy cho dân nghề nghiệp khiến cho mọi người có cơm no áo ấm, cuộc sống hạnh phúc yên vui. Điều này thể hiện rõ đạo lý, truyền thống “ăn quả nhớ kẻ trồng cây”, “uống nước nhớ nguồn” của người Việt Nam chúng ta.
Đổi thay và gìn giữ
Hiện nay, cùng với chợ đầu mối Đồng Xuân – Bắc Qua, các con phố trong khu phố cổ đều tham gia vào hoạt động dịch vụ, buôn bán tạo nên một “chợ trời” khổng lồ giữa trung tâm đô thị lịch sử. Các mặt hàng tuy theo phố nhưng không hẳn cố định, được linh hoạt thay đổi, thích ứng. Cấu trúc nhà cũng vì thế mà thay đổi theo: Từ chỗ cấu trúc công trình gồm cả cửa hiệu, nơi ở, xưởng sản xuất đến nay bán buôn, bán lẻ các mặt hàng nhập từ khắp nơi thì công trình lại phá bỏ cả không gian sân trong để có được diện tích lớn nhất. Cùng đó, trước thách thức của quá trình đô thị hóa, hiện đại hóa và hội nhập, lễ hội truyền thống ở khu phố cổ không còn diễn ra đầy đủ như thời xưa. Tuy nhiên, xã hội hiện đại vẫn được cộng đồng duy trì các lễ hội ở các cấp độ khác nhau.
“Căn cứ vào thư tịch cổ, mỗi dịp giỗ tổ nghề những người thợ dù làm ăn ở đâu cũng tụ họp về đền thờ tổ đông đủ. Họ gặp nhau tay bắt mặt mừng, trao đổi kinh nghiệm làm ăn, ai cũng hy vọng năm tới được tổ nghề phù hộ, nghề nghiệp tấn tới, cuộc sống người thợ sẽ ngày một sung túc hơn. Trong lễ giỗ tổ người thợ tổ chức lễ trình nghề để diễn lại những thao tác nghề nghiệp trước sự chứng giám của tổ nghề; hoặc tổ chức thi tay nghề, giải thưởng tuy không lớn nhưng ai nấy đều hồ hởi và tin rằng năm tới sẽ làm ăn khấm khá hơn” – PGS.TS. Đỗ Thị Hảo, Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp Văn học nghệ thuật Hà Nội. |
Bà Trần Thị Thúy Lan, Phó BQL Phố cổ Hà Nội cho biết, bên cạnh các hoạt động lễ hội, hàng năm, BQL Phố cổ Hà Nội đã chủ động phối hợp với các phòng ban chuyên môn tổ chức thêm các hoạt động văn hóa nghệ thuật, triển lãm, trưng bày giới thiệu về văn hóa phi vật thể như: Văn hóa Trà Việt, trình diễn 3 dòng tranh dân gian, nghề gốm, nghề lụa, nghề làm nón, làm đàn, làm quạt tại 4 điểm di tích như: Ngôi nhà Di sản 87 Mã Mây, Trung tâm Thông tin di sản Phố cổ 28 Hàng Buồm, Đình Kim Ngân 42-44 Hàng Bạc, Đình Đồng Lạc 38 Hàng Đào và Trung tâm Giao lưu Văn hóa Phố cổ Hà Nội; giới thiệu âm nhạc truyền thống như: Ca trù, hát xẩm, hát trống quân, hát văn …
“Đặc biệt Ban cũng phối hợp với CLB ca trù Thăng Long và Hà Nội tổ chức biểu diễn ca trù - di sản văn hóa phi vật thể đã được UNESCO công nhận, tại ngôi nhà di sản và Đình Kim Ngân để quảng bá, giới thiệu nghệ thuật đặc sắc của dân tộc tới bà con nhân dân và du khách quốc tế. Qua đó góp phần bảo tồn giá trị văn hóa truyền thống, nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho người dân trong khu phố cổ” – bà Trần Thị Thúy Lan cho biết.
Được biết, để bảo tồn, gìn giữ và phát huy các lễ hội truyền thống, UBND quận Hoàn Kiếm đã thống nhất chọn ra 14 lễ hội cần được bảo tồn và phát huy ở hai cấp độ như lễ hội đền Bạch Mã, lễ hội đình Yên Thái, lễ hội Đông Y – thuốc cổ truyền ở phố Lãn Ông, lễ hội Vua Lê đăng quang, lễ hội Trung thu phố cổ… Thực tế cho thấy các lễ hội trên được quận, phường và các di tích tổ chức đã đi vào cuộc sống và được cộng đồng người dân phố cổ tham gia rất nhiệt tình.
Trong xã hội hiện đại, dù không gian phố cổ chật hẹp, song sinh hoạt tâm linh ở đường phố vẫn được tổ chức, đây là nét đặc sắc trong sinh hoạt văn hóa truyền thống ở vùng đô thị náo nhiệt này. Lễ hội cổ truyền ở đường phố sẽ càng hấp dẫn khách du lịch khi về tham quan phố cổ Hà Nội. Tuy nhiên, cũng phải nhìn nhận rằng công tác bảo tồn, tôn tạo các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể khu phố cổ Hà Nội là một công việc rất khó khăn, phức tạp và lâu dài. Đây không chỉ là nhiệm vụ của các cấp lãnh đạo chính quyền mà còn là nhiệm vụ chung của cả cộng đồng, đặc biệt là các tầng lớp nhân dân đang sinh sống trong khu phố cổ.
Kỳ 2: Khó khăn và giải pháp
Tuấn Dũng
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Phố Sách Xuân Ất Tỵ 2025 “Tết công nghệ - Trí tuệ tỏa sáng”
Giáo viên Hà Nội sẽ được hưởng chế độ tiền thưởng theo Nghị định số 73/2024/NĐ-CP
Đề xuất mức trợ cấp hưu trí xã hội 500.000 đồng/tháng từ 1/7/2025
Đảm bảo cho nhân dân Thủ đô đón Tết Nguyên đán 2025 đầm ấm, an toàn
Công nhân môi trường đô thị quận Long Biên ấm lòng đón nhận quà Tết của Công đoàn
Hà Nội thông báo treo cờ Tổ quốc dịp Tết Nguyên đán
Danh sách 30 điểm bắn pháo hoa Tết Nguyên đán Ất Tỵ tại Hà Nội
Tin khác
Bức tranh văn hóa đa sắc tại Hội chữ Xuân 2025
Văn hóa 24/01/2025 06:57
Khai mạc Hội chữ Xuân 2025 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám
Văn hóa 23/01/2025 20:36
"Lộ diện" linh vật Rắn tại đường hoa Nguyễn Huệ
Văn hóa 23/01/2025 17:12
Hà Nội: Sẵn sàng mùa lễ hội an toàn, văn minh
Văn hóa 23/01/2025 12:21
Triển lãm Báo Xuân trực tuyến - ứng dụng chuyển đổi số phát triển văn hóa đọc
Văn hóa 23/01/2025 08:43
Tái hiện nghi lễ "Tống cựu nghinh tân" tại Hoàng thành Thăng Long
Văn hóa 22/01/2025 14:18
Hà Nội sẽ trình diễn drone hỏa thuật với số lượng kỷ lục vào đêm Giao thừa
Văn hóa 20/01/2025 17:28
Bia đá kể chuyện - Góc nhìn mới về kho tàng di sản Văn Miếu
Văn hóa 20/01/2025 11:18
Tìm về cội nguồn Tết Việt tại Hoàng thành Thăng Long
Văn hóa 20/01/2025 10:53
Khoác "áo" mới cho thành phố Biên Hòa
Văn hóa 19/01/2025 17:05