Bài 1: Nạn “cầu, xin, tranh, cướp” bùng phát
Phục dựng lễ hội: Không thể để mất kiểm soát | |
“Chuẩn hóa” lễ hội: Khó mấy cũng phải làm! | |
Giữ gìn văn hóa lễ hội |
Theo thống kê của Cục Văn hóa cơ sở thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, hiện nay cả nước có hơn 8.000 lễ hội, trong đó phần lớn là lễ hội dân gian. Tuy nhiên, trong thời gian qua không ít hoạt động lễ hội đã bị biến tướng, bị lợi dụng vừa mang yếu tố mê tín, dị đoan, vừa mang yếu tố trục lợi kinh tế… trái với thuần phong mỹ tục và nét văn hóa ngàn đời của cha ông để lại.
Đến hẹn lại lên, trẩy hội lễ Phật chùa Hương là điểm đến tâm linh được nhiều du khách gần, xa tìm đến trong dịp đầu xuân mới. Song, điều đáng buồn lần đầu tiên trong lịch sử chùa Hương năm nay lại xuất hiện cảnh hàng trăm, hàng nghìn du khách, phật tử chen lấn để giành lộc từ một vị sư ông mặc áo cà sa. Vị sư này sau khi lễ khai hội chùa Hương 2017 kết thúc thì đứng trên cao ban phát lộc gây náo loạn cả một góc chùa. Cứ tưởng chuyện cướp lộc, xin lộc, xin dải ấn, hoa tre, quả phết… chỉ diễn ra ở các đình, đền, hoặc trong một số lễ hội dân gian thì nay lại ngang nhiên xảy ra trong chùa. Đây là điều cực kỳ trái với giáo lý nhà Phật.
Sư ông phát lộc tại chùa Hương (Mỹ Đức, Hà Nội) khiến dân chúng náo loạn. |
Tương tự vậy, tại hội đền Gióng (Sóc Sơn - Hà Nội), khi kiệu hoa tre vừa rước vào đến đền Trình, hàng chục thanh niên lao vào cướp để lấy may. Hay cảnh tượng thanh niên trai tráng cùng lao vào chen lấn, thậm chí giẫm đạp lên nhau để tranh giành quả phết ở hội phết Hiền Quan (Phú Thọ) cũng khiến du khách hoảng sợ bỏ chạy toán loạn, giày dép văng tung tóe. Chính vì ai cũng mong muốn cướp được hoa tre, quả phết để lấy may đầu năm mà lễ hội nhanh chóng trở nên hỗn loạn. Hàng trăm thanh niên hò hét, băng tường lao vào cướp lộc bất chấp lực lượng an ninh được ban tổ chức các lễ hội bố trí dày đặc.
Phản cảm hơn hơn khi chứng kiến những lễ hội như đâm trâu, chọi trâu, và mới đây nhất là lễ hội treo cổ trâu (Lào Cai, Yên Bái). Người ta không khỏi rùng mình về cách con người ở lễ hội đó hò reo, cổ vũ và thậm chí hoan hỉ khi chứng kiến con trâu – người bạn thân thiết của nhà nông, bị treo cổ cho tới chết. Phải chăng con người quá mê tín và nhẫn tâm khi tin vào những lễ hội như vậy để cầu may cho một mùa màng bội thu?
Nếu như trước kia, lễ hội chủ yếu là hội làng được tổ chức với quy mô nhỏ với nhiều nghi thức truyền thống. Ngày nay, lễ hội đông đảo, hào nhoáng, nhộn nhịp đến hỗn loạn. Con người tự tin và kiêu hãnh bước vào lễ hội với âm thanh, màu sắc bùng nổ từ tứ phía. Đặc biệt, tính thương mại và dịch vụ đã thể hiện rõ ràng trong các lễ hội dân gian của các làng. Người ta làm dịch vụ từ chuyện trông xe, khấn thuê đến mua đồ lễ...Sự tươm tất cũng như đa dạng, nhộn nhịp của các lễ hội cổ truyền đó có thể được coi là sự phản ánh về những thay đổi cả về vật chất lẫn tinh thần trong đời sống xã hội theo chiều hướng tích cực: Khi đời sống vật chất nâng cao, thì nhu cầu hưởng thụ văn hóa của xã hội cả về tâm linh lẫn thư giãn cũng vì thế lớn hơn. Tuy nhiên, sự tích cực đó lại có vẻ ít đi trong khi sự tiêu cực lại có phần gia tăng, cũng là đó là hiện tượng quá tải, chen chúc, xô đẩy, tranh cướp nhau để cầu tài, cầu lộc trong các dịp lễ hội. Vậy, nguyên nhân chính của sự biến tướng này do đâu?
Theo PGS.TS Trịnh Hòa Bình – Giám đốc Trung tâm Điều tra Dư luận xã hội (Viện Xã hội học), những lễ hội bị biến tướng đến mức phản cảm bây giờ có xu hướng bùng phát mạnh một phần là do tư tưởng cầu lợi ở các lực lượng siêu nhiên thần thánh. Với quan niệm “trần sao âm vậy”, họ dùng lễ vật mang tính chất như một sự đầu tư, như một cuộc đuổi bắt với mong muốn lễ vật của mình phải to nhất, độc đáo nhất để hối lộ thần thánh. Còn việc tranh cướp lộc dẫn đến hành động quá khích, theo ông Bình, điều này chưa từng có trong lịch sử mà bây giờ mới trở nên bùng phát. “Nên hiểu những tục lệ cướp phết, cướp hoa tre…là những việc làm mang tính chất ước lệ tượng trưng, giúp cho các lệ hội vẫn giữ được bản sắc văn hóa và là nét riêng độc đáo của từng vùng miền, chứ không phải là tư tưởng ăn thua, thiệt hơn trong mỗi cá nhân” – ông Bình cho hay.
Còn ông Võ Tùng Lâm – Phó Trưởng Ban Quản lý di tích – Thủ nhang Đền Trung (Ba Vì, Hà Nội) cho rằng, việc các lễ hội biến tướng phần lớn nằm ở người quản lý : “Xét về bản chất, lễ hội cổ truyền không phải là nguyên nhân phát sinh ra các hiện tượng tiêu cực như trên mà mấu chốt chính là ở nhà quản lý. Với tư cách là người làm di tích, tôi cho rằng người đứng đầu phải hiểu như thế nào là lễ hội và lễ hội diễn ra như thế nào là văn minh tốt đẹp. Với những trường hợp lễ hội diễn ra phản cảm thì ban quản lý phải có phần chịu trách nhiệm, phải đưa ra kiểm điểm để làm gương cho những lần tổ chức sau”.
Phương Bùi
Bài 2: “Hiến kế” giải quyết vấn nạn ở lễ hội Xuân.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Mùa xuân hạnh phúc của cặp vợ chồng 12 năm khát khao mong con
Hà Nội thực hiện thí điểm mô hình đại lý dịch vụ công trực tuyến
LĐLĐ quận Bắc Từ Liêm phát động thi đua hoàn thành tốt nhiệm vụ năm 2025
Đề xuất Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh được tăng thêm không quá 15 Phó Giám đốc Sở
Đảm bảo đời sống, việc làm cho đoàn viên, người lao động ngành Thoát nước Hà Nội
Tỷ giá USD hôm nay (24/1): Đồng USD giảm
Nhà sản xuất show "Anh trai vượt ngàn chông gai" tiết lộ lãi khủng
Tin khác
Bức tranh văn hóa đa sắc tại Hội chữ Xuân 2025
Văn hóa 24/01/2025 06:57
Khai mạc Hội chữ Xuân 2025 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám
Văn hóa 23/01/2025 20:36
"Lộ diện" linh vật Rắn tại đường hoa Nguyễn Huệ
Văn hóa 23/01/2025 17:12
Triển lãm Báo Xuân trực tuyến - ứng dụng chuyển đổi số phát triển văn hóa đọc
Văn hóa 23/01/2025 08:43
Tái hiện nghi lễ "Tống cựu nghinh tân" tại Hoàng thành Thăng Long
Văn hóa 22/01/2025 14:18
Hà Nội sẽ trình diễn drone hỏa thuật với số lượng kỷ lục vào đêm Giao thừa
Văn hóa 20/01/2025 17:28
Bia đá kể chuyện - Góc nhìn mới về kho tàng di sản Văn Miếu
Văn hóa 20/01/2025 11:18
Tìm về cội nguồn Tết Việt tại Hoàng thành Thăng Long
Văn hóa 20/01/2025 10:53
Khoác "áo" mới cho thành phố Biên Hòa
Văn hóa 19/01/2025 17:05
Khám phá ý nghĩa Tết ông Công ông Táo và cách dọn bàn thờ đón lộc xuân
Văn hóa 18/01/2025 15:11