Bài 1: Mua sắm qua mạng, ai bảo vệ?
Hà Nội tăng cường phổ biến pháp luật bảo vệ người tiêu dùng | |
Cảnh báo hàng nhập ngoại gắn mác "Made in Vietnam" để lừa người tiêu dùng |
Từ việc thông tin “rò rỉ” qua mạng ...
Cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin và tốc độ phủ sóng của Internet tại Việt Nam nói riêng, cũng như các nước trên thế giới nói chung đã và đang tạo ra nền tảng, hỗ trợ hiệu quả đối với sự phát triển vượt bậc của thương mại điện tử. Với sự phát triển kỳ diệu của thương mại điện tử, có thể thấy hàng loạt cơ hội đã mở ra cho các doanh nghiệp, cũng như đem lại cho người tiêu dùng vô số ứng dụng công nghệ đưa chất lượng cuộc sống lên một tầm cao mới. Tuy nhiên, sự phát triển mạnh mẽ của kinh tế số, quyền lợi của người tiêu dùng theo đó cũng dễ dàng bị xâm hại nhiều hơn, trong khi đó việc bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng gặp không ít khó khăn.
Đề cập đến những thách thức trong việc bảo vệ quyền lời người tiêu dùng trong hoạt động mua bán online, thương mại điện tử, ông Vũ Vinh Phú – Nguyên Chủ tịch Hiệp hội siêu thị Hà Nội cho rằng, không thể phủ nhận sự phát triển của kinh tế số đã tác động lớn đến chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp. Tuy nhiên, không ít doanh nghiệp làm ăn không chân chính lợi dụng kinh tế số để làm ăn phi pháp, trong đó việc bán hàng kém chất lượng, hàng giả, hàng nhái qua các trang thương mại điện tử, trang mạng xã hội như facebook, zalo… diễn ra khá phổ biến.
Quyền lợi người tiêu dùng vẫn bị xâm phạm nghiêm trọng thông qua việc mua sắm trên mạng. |
Không chỉ vậy, hiện rất nhiều thông tin cá nhân của người tiêu dùng bị rò rỉ thông qua việc mua bán trực tiếp trên các trang mạng điện tử, mạng xã hội, thậm chí là ngay cả khi mua hàng trực tiếp tại các siêu thị, cửa hàng kinh doanh khi người tiêu dùng để lại thông tin cá nhân. Anh Quốc Khánh ở Trung Văn (Nam Từ Liêm, Hà Nội) cho biết, hầu hết người dân ai cũng dễ dàng sở hữu được một chiếc điện thoại thông minh (smartphone). Vì thế, chỉ cần click chuột vào một trang tin nào đó, hoặc đăng ký thông tin mua sắm qua trang thương mại điện tử, thông tin người tiêu dùng dễ dàng bị đánh cắp và khi đó, quyền lợi của người tiêu dùng dễ dàng bị xâm phạm.
Từng là nạn nhân của việc bị rò rỉ thông tin qua mạng, chị Nguyễn Thị Hường ở Đông Ngạc, Bắc Từ Liêm (Hà Nội) chia sẻ, sau vài lần mua sắm trực tuyến trên các trang mạng điện tử cùng những yêu cầu “bắt buộc” đăng nhập thông tin, điện thoại, số nhà… thông tin cá nhân của chị Hường bị rò ri lúc nào không biết. “Lúc đầu tôi nhận được vài cuộc điện thoại kiểu như chăm sóc khách hàng, khuyến mại, chúc mừng sinh nhật… nhưng một thời gian sau, tôi liên tục nhận được các cuộc điện thoại không biết từ đâu gọi đến tư vấn bảo hiểm, du lịch, trúng thưởng, dạy kèm… mà không hiểu được họ lấy thông tin của mình ở đâu mà chính xác vậy. Khi hỏi thì phía đầu dây bên kia chỉ ậm ừ cho có khiến tôi rất bực bội”, chị Hường nói.
Từ chia sẻ của chị Hường, theo các chuyên gia kinh tế, một trong những hình thức mua bán, kinh doanh qua mạng dễ bị rỏ rỉ thông tin nhất hiện nay thuộc về lĩnh vực địa ốc. Bởi lẽ, nhiều khách hàng khi tìm hiểu căn hộ, dự án thường được yêu cầu để lại thông tin để được “chăm sóc”. Thế nhưng, một thời gian sau khách hàng không chỉ được nhân viên chăm sóc về dự án đã tìm hiểu, mà sau đó khách hàng còn phải hứng chịu “cơn mưa” cuộc gọi “rác” quảng cáo, mời chào mua các sản phẩm và dịch vụ mỗi ngày, khiến người tiêu dùng bực bội. Vì sao thông tin của khách hàng bị lộ? có lẽ chỉ có các nhân viên bán hàng, các doanh nghiệp mới hiểu rõ.
... Đến vấn đề bị xâm phạm quyền lợi
Theo số liệu của Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số, năm 2018 thương mại điện tử ở Việt Nam đạt 2,26 tỷ USD, tăng gần 30% so với năm 2017. Tổng người mua hàng trên các sàn thương mại điện tử đạt 49,8 triệu người, trong đó xu hướng mua sắm trên di động ngày càng tăng và chiếm 72%. Thương mại qua mạng xã hội facebook đạt 70%, tăng nhẹ so với năm 2017.Mặt hàng được các cá nhân bán phổ biến nhất là đồ thời trang (39%) (bao gồm quần áo, phụ kiện, túi xách, v.v.), mỹ phẩm (28%) và đồ ăn, thức uống (25%). .. |
Có thể thấy, hiện nay một bộ phận không nhỏ người dân Việt Nam đã hình thành thói quen mua sắm mới – mua sắm online. Tuy nhiên, thói quen này cũng đặt ra nhiều vấn đề pháp lý liên quan đến việc bảo vệ người tiêu dùng, như bảo vệ thông tin cá nhân trên môi trường mạng, đảm bảo thông tin trung thực về sản phẩm, cũng như việc giải quyết khiếu nại phát sinh từ thương mại điện tử. Về bản chất, đây không phải là những vấn đề mới. Nói một cách chính xác thì kinh tế số đặt ra những nguy cơ mới – trong những vấn đề cũ. Theo các chuyên gia kinh tế, để đảm bảo hiệu quả quyền lợi chính đáng của người tiêu dùng trong kỷ nguyên mới, rõ ràng cần phải đưa ra những giải pháp pháp lý mới để ngăn chặn, hạn chế những nguy cơ này.
Thực tế cho thấy hiện nay, phần lớn các hoạt động liên hệ, quấy nhiễu người tiêu dùng trên đều chứa đựng ít nhất một vài thông tin chính xác như họ tên, địa chỉ nhà, hoạt động mua bán từng thực hiện trong quá khứ tại một thời điểm nào đó qua mạng hoặc trực tiếp… Những thông tin chính xác này là căn cứ quan trọng để người tiêu dùng tin vào những nội dung chào mời của các đối tượng. Nhiều trường hợp đã bị dẫn dụ, mồi chài mua hàng, thậm chí lừa đảo một khoản tiền, từ 1 đến 2 triệu đồng cho đến vài chục triệu đồng, thậm chí là 100 triệu đồng.
Chị Lê Thị Hồng Lĩnh ở Đống Đa (Hà Nội), một trong những nạn nhân từ việc rò rỉ thông tin cá nhân chia sẻ, vừa qua tôi có nhận được một cuộc điện thoại từ một trung tâm spa có tên là Lily trên đường Yên Lãng, họ mời chào tôi đến tham gia trải nghiệm các liệu trình chăm sóc da mặt, spa… thế rồi khi đến đây tôi bị dụ dỗ và bị lừa mua sản phẩm chăm sóc da mặt với giá 43 triệu đồng thông qua hình thức mua hàng trả góp. Khi phát hiện ra mình bị lừa và xin trả lại hàng thì phía spa đã không đồng ý, không những vậy, sau đó tôi còn được biết rất nhiều người đã từng rơi vào trường hợp bị lừa như tôi.
“Điều khó hiểu là không biết vì sao họ lại có được số điện thoại, tên, tuổi và địa chỉ của tôi và vì sao spa này làm ăn bát nháo nhưng vẫn tồn tại và không bị cơ quan chức năng xử lý, khiến nhiều người tiêu dùng nhẹ dạ như chúng tôi dễ dàng sập bẫy lừa đảo”, chị Lĩnh bức xúc.
Không đến mức bị thiệt hại như chị Lĩnh, chị Lê Vân ở Mai Dịch (Cầu Giấy) cũng từng là nạn nhận của việc mua bán online, chị chia sẻ, chị đã từng mua một chiếc bàn là hơi nước qua mạng xã hội facebook có địa chỉ tại TP. Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, khi nhận được sản phẩm thì khác xa so với hình ảnh và công dụng được quảng cáo trên mạng. Khi liên hệ lại với cửa hàng, nhận được lời hứa hẹn đổi trả, rồi biệt tăm không liên lạc được. "Giá trị không lớn, nên tôi cũng không muốn khiếu nại, hay làm to chuyện, chỉ coi đó là bài học khi mua hàng online", chị Vân chia sẻ.
Từ những câu chuyện trên theo luật sư Đào Đăng Sơn, văn phòng luật sư TP Hà Nội cho biết, thực tế cho thấy mặc dù Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng đã có, nhưng thực sự vẫn chưa đi vào đời sống. Bởi thực tế, vẫn còn nhiều người tiêu dùng chưa biết đến luật này, cũng như các tổ chức bảo vệ cho họ. “Một khi người tiêu dùng không quan tâm đến quyền tự vệ của mình, cơ quan nhà nước sẽ khó có cơ sở để xử lý doanh nghiệp vi phạm và đối với kinh tế số qua các trang thương mại điện tử, facebook, zalo… thì lại càng khó”, ông Sơn nói.
Đỗ Đạt
Bài 2: Nâng cao nhận thức của đôi bên
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Phố Sách Xuân Ất Tỵ 2025 “Tết công nghệ - Trí tuệ tỏa sáng”
Giáo viên Hà Nội sẽ được hưởng chế độ tiền thưởng theo Nghị định số 73/2024/NĐ-CP
Đề xuất mức trợ cấp hưu trí xã hội 500.000 đồng/tháng từ 1/7/2025
Đảm bảo cho nhân dân Thủ đô đón Tết Nguyên đán 2025 đầm ấm, an toàn
Công nhân môi trường đô thị quận Long Biên ấm lòng đón nhận quà Tết của Công đoàn
Hà Nội thông báo treo cờ Tổ quốc dịp Tết Nguyên đán
Danh sách 30 điểm bắn pháo hoa Tết Nguyên đán Ất Tỵ tại Hà Nội
Tin khác
Đặc sắc lễ hội hương bưởi Tân Triều
Tiêu dùng 17/01/2025 14:48
Mở cửa Phòng trưng bày nhận diện hàng thật - giả dịp cận Tết
Tiêu dùng 14/01/2025 22:36
Central Retail chung tay bình ổn thị trường cao điểm Tết qua “Lễ hội thịt heo”
Tiêu dùng 11/01/2025 20:22
Đổi mới nhiều hoạt động kết nối đầu tư sản xuất và xúc tiến thương mại
Tiêu dùng 05/01/2025 17:05
Cập nhật sinh trắc học trước “giờ G”: Khách hàng không nên “đủng đỉnh”!
Tiêu dùng 26/12/2024 08:47
Gắn kết tự nhiên và phát triển bền vững nhờ nông nghiệp sinh thái ở Tây Bắc
Kinh tế 22/12/2024 18:31
Giới thiệu, quảng bá sản phẩm công nghiệp nông nghiệp tiêu biểu của Hà Nội tại Tiền Giang
Tiêu dùng 20/12/2024 21:45
Quảng cáo trên mạng: Sẽ xử lý nghiêm các vi phạm
Tiêu dùng 19/12/2024 17:39
EVNHANOI tri ân khách hàng sử dụng điện năm 2024
Tiêu dùng 14/12/2024 11:00
Dồi dào nguồn cung hàng Việt phục vụ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025
Tiêu dùng 13/12/2024 11:52