Bác sĩ chỉ ra 4 nguyên tắc cơ bản sơ cứu trẻ khi bị vết thương mạch máu
Khen thưởng nữ điều dưỡng ép tim cứu du khách nước ngoài Chủ động bảo vệ sức khỏe mùa nắng nóng Bác sĩ Bệnh viện Bạch Mai hướng dẫn cách hồi sinh tim phổi tại cộng đồng |
Vừa qua, các bác sĩ Bệnh viện Nhi Trung ương đã tiếp nhận bé trai 11 tuổi, ở Hà Nội, nhập viện trong tình trạng vết thương hở cổ tay và bàn tay hai bên do tai nạn sinh hoạt, may mắn trước đó trẻ đã được sơ cứu ban đầu đúng cách và kịp thời.
Các bác sĩ phẫu thuật cho trẻ. |
Qua khai thác bệnh sử, mẹ bệnh nhi cho biết, trong lúc chơi cùng các bạn ở trong lớp, trẻ không may bị va vào tủ kính đựng tài liệu học tập ở cuối lớp học. Cú va chạm mạnh khiến cửa kính của chiếc tủ vỡ ra và các mảnh kính cứa vào cổ tay hai bên. Ngay lập tức trẻ được các cô giáo băng ép cầm máu và nhanh chóng đưa trẻ đến trạm y tế xã cách đó khoảng 100m tiếp tục sơ cứu và chuyển đến bệnh viện tuyến huyện, rồi chuyển lên Bệnh viện Nhi Trung ương tiếp tục điều trị.
Tại Bệnh viện Nhi Trung ương, sau khi thăm khám và tiến hành làm các xét nghiệm, các bác sĩ Khoa Chỉnh hình đã chỉ định tiến hành phẫu thuật vi phẫu cấp cứu bệnh nhi.
Bác sĩ chuyên khoa II Lê Tuấn Anh – Phó trưởng Khoa Chỉnh hình, Bệnh viện Nhi Trung ương, người trực tiếp tiếp nhận và phẫu thuật cho bệnh nhi cho biết: Thời điểm nhập viện, trẻ được nhà trường, trạm y tế xã và bệnh viện tuyến huyện sơ cấp cứu rất tốt, nên vết thương của trẻ không còn chảy máu. Tuy nhiên, các ngón bàn tay trái của trẻ không còn cử động được. Ngay lập tức trẻ được kiểm tra vết thương tại phòng tiểu phẫu.
Sau khi mở băng cấp cứu kiểm tra vùng cổ tay trái của bệnh nhi, các bác sĩ nhận thấy, tình trạng tổn thương rất nghiêm trọng: Đứt toàn bộ động mạch trụ, đứt thần kinh trụ và thần kinh giữa, đứt gân gấp cổ tay trụ, đứt gân gấp ngón 4 và 5 bàn tay trái. Nếu không được phẫu thuật kịp thời, nguy cơ phải cắt bỏ bàn tay trái của bệnh nhi là rất lớn, vì bàn tay không có máu nuôi dưỡng đủ sẽ dẫn đến hoại tử.
“Sau khi đánh giá được các tổn thương, chúng tôi đã tiến hành cắt lọc, rửa sạch vết thương, rồi nối động mạch, nối dây thần kinh và các gân gấp của cẳng tay. Ca phẫu thuật vi phẫu kéo dài 3 giờ đã cho kết quả tốt đẹp. Sau phẫu thuật, các ngón tay của trẻ hồng ấm trở lại và cử động tương đối tốt, trẻ đỡ đau, không sốt. Dự kiến trẻ có thể được ra viện trong vài ngày tới và khoảng 4 tuần sau khi ra viện, khi các gân đã liền, trẻ sẽ được thăm khám và hướng dẫn tập vận động phục hồi chức năng để bàn tay trái có thể cử động như bình thường”, bác sĩ Tuấn Anh cho hay.
Nguyên tắc cơ bản khi sơ cứu vết thương mạch máu. |
Theo bác sĩ Tuấn Anh, hằng năm, Khoa Chỉnh hình - Bệnh viện Nhi Trung ương thường tiếp nhận nhiều trường hợp trẻ bị các vật dụng sắc nhọn cứa vào cơ thể như: Vùng cổ, cổ tay, cổ chân,… gây đứt động mạch, tĩnh mạch khiến trẻ bị chảy máu trầm trọng, gây nguy hiểm tính mạng.
Để phòng tránh các tai nạn thương tâm xảy ra với trẻ, bên cạnh việc giáo dục và tạo không gian vui chơi an toàn cho trẻ, các bác sĩ khuyến cáo, bất kỳ ai cũng cần trang bị các kiến thức sơ cấp cứu các vết thương mạch máu. Mục đích của việc sơ cứu nhằm cầm máu hoặc khống chế sự chảy máu cho trẻ, phòng hoặc điều trị sốc và tránh các biến chứng như nhiễm khuẩn,… có thể xảy ra.
Theo đó, khi tiến hành sơ cứu các vết thương mạch máu, người sơ cứu cần phải tuân theo các nguyên tắc cơ bản sau:
Bước 1: Nhanh chóng đặt gạc sạch, vải sạch, khăn tay sạch… lên vị trí vết thương, sau đó băng ép cầm máu. Tuyệt đối không rửa vết thương cho trẻ, vì khi vệ sinh vết thương không đúng cách có thể đưa vi khuẩn và các chất bẩn vào sâu bên trong vết thương.
Bước 2: Đặt trẻ nằm ở tư thế thoải mái, thuận tiện, nâng cao vùng bị tổn thương nhằm giảm áp lực máu tới vùng này.
Bước 3: Trường hợp có gãy xương, tiến hành cố định xương bằng nẹp như nẹp gỗ, nẹp tre.
Bước 4: Chuyển trẻ tới các cơ sở y tế chuyên khoa nơi gần nhất để được thăm khám và xử trí kịp thời.
Đồng thời, bác sĩ cũng lưu ý, khi tiến hành sơ cứu mạch máu cho trẻ, người sơ cứu cần bình tĩnh và chú ý trấn an tinh thần trẻ. Trong trường hợp nếu máu thấm quá nhiều vào gạc và băng thì dùng lớp băng thứ hai quấn lên lớp băng cũ. Không băng ép quá chặt như hình thức ga rô. Tùy từng trường hợp, có thể cho trẻ uống thuốc giảm đau bằng đường uống hoặc đường tiêm.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
LĐLĐ huyện Chương Mỹ thăm, tặng quà người lao động có hoàn cảnh khó khăn
Kiểm tra việc tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị ứng dụng iHanoi
Ông Nguyễn Duy Ngọc được bầu bổ sung Ủy viên Bộ Chính trị, giữ chức Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương
Khởi tố Tiktoker Nam Birthday về tội “Chống người thi hành công vụ”
Khai mạc Hội chữ Xuân 2025 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám
Khởi tố Facebooker Đậu Thanh Tâm - kẻ kích động người dân phản đối Nghị định 168
Hà Nội: Loạt màn hình led tuyên truyền Nghị định 168
Tin khác
Chủ động các biện pháp phòng chống bệnh dại dịp Tết
Y tế 23/01/2025 10:20
Hà Nội ghi nhận thêm 102 ca bệnh sởi
Y tế 21/01/2025 06:08
Duy trì trực 4 cấp ứng phó với các tình huống cấp cứu trong dịp Tết
Y tế 18/01/2025 14:40
Mỹ Đức: Đảm bảo an toàn thực phẩm dịp Tết Nguyên đán và lễ hội chùa Hương
Y tế 16/01/2025 17:18
Nhập viện cấp cứu sau khi tiêm filler nâng ngực ở cơ sở chui
Y tế 16/01/2025 06:10
Gia tăng ca bệnh viêm phổi nặng khi trời lạnh
Y tế 15/01/2025 11:56
22 quận, huyện, thị xã trên địa bàn Thành phố ghi nhận ca mắc sởi
Y tế 13/01/2025 16:51
Tự hào những chiến sĩ áo blouse trắng mang sứ mệnh cứu người
Y tế 13/01/2025 16:45
Tỷ lệ hài lòng của người bệnh với khối bệnh viện quý IV là 97,11%
Y tế 10/01/2025 08:47
Không khí ô nhiễm làm tăng nguy cơ mắc các bệnh viêm đường hô hấp cấp
Y tế 09/01/2025 14:58