Ba tết đi không bằng một... tết lại
Lấy lợi ích đoàn viên, người lao động làm trung tâm | |
LĐLĐ huyện Sóc Sơn tổ chức khánh thành trao nhà mái ấm công đoàn |
Ba ngày Tết đi không bằng một ngày Tết lại
Tôi có một anh bạn, trước sống ngay giữa trung tâm Hà Nội vậy mà đùng một cái quyết định đưa cả gia đình lên Sóc Sơn xây trang trại nhà vườn rồi ở lại hẳn. Hồi đó tôi vẫn không hiểu vì sao, đang là trai phố, nhà cửa khang trang, anh lại quyết tâm gắn bó với vùng đất “hẻo lánh” này. Nhiều lần gặng hỏi, anh chỉ bảo anh mến mảnh đất, con người ở đây vì sự nồng hậu, bình dị và những tục lệ độc đáo của họ.
Sau bao lần nghe kể, cuối cùng vào một ngày giữa tháng Giêng, khi ngọn mưa xuân lất phất đã làm nhạt đi sắc hồng của những cánh đào, tôi cũng quyết định đến Sóc Sơn một lần để trải nghiệm cái “Tết lại” độc đáo, một trong những nguyên nhân góp níu giữ chân anh.
Cờ người, trò chơi dân gian không thể thiếu trong mỗi độ xuân về |
Tục Tết lại đã được truyền từ bao đời nay ở nhiều nơi thuộc Sóc Sơn, nhưng mỗi nơi tổ chức một ngày riêng, rải rác khắp các ngày từ mùng 8 đến 23 tháng Giêng Âm lịch. Tại xã Minh Phú, dù ngày 19 mới là Tết lại của làng Minh Phú, nhưng không khí Tết đã tràn về từ 2 hôm trước. Nhà anh Phạm Quang Sơn (thôn Thanh Trí) đã tất bật luộc bánh chưng, mổ gà, mổ lợn làm cỗ từ hôm 17, 18. Anh bảo: “Theo quan niệm của người làng, Tết càng nhiều khách đến nhà chơi thì tài lộc đến càng nhiều, năm nào nhà tôi cũng mời hết thảy anh em bạn bè nên thành ra đông khách lắm, phải chuẩn bị trước 2 ngày mới kịp”.
Năm nay, khác với mọi năm, do điều kiện kinh tế có phần khấm khá hơn, nhà anh gói hơn 20 cái bánh chưng, thịt 4 con gà, bày khoảng 20 mâm cỗ ăn Tết lại. Con lợn nhà nuôi hơn một năm, anh để dành tận Tết lại mới đem ra ngả cỗ, mời khách. “Tết lại ở đây còn to hơn Tết đi. Tết đi nhà nào cũng có, nhưng Tết lại mỗi làng tổ chức một ngày, nên nó là cơ hội để làng này mời làng kia ăn uống, giao lưu”, anh chia sẻ.
Đặc biệt, trong dịp Tết này trẻ con trong làng cũng được phép mời bạn bè của mình về nhà ăn cỗ. Chúng được sắp xếp ngồi một mâm riêng, ăn uống linh đình như những người lớn thực thụ. Lạ lùng thay, ngày Tết lại, khách đến ăn Tết dù quen hay lạ, hàng chục người hay chỉ có một người, chủ nhà vẫn dọn cơm, mời chào nhiệt tình. Chủ - khách cùng ngồi chung một mâm, uống với nhau chén rượu, hỏi thăm gia cảnh, tâm sự chuyện làm ăn, nhà cửa… như những người bạn lâu năm. Người dân Sóc Sơn bảo, Tết lại là dịp kết bạn giữa các làng cũng vì lẽ đó.
Lệ tục từ nghìn đời xưa truyền lại
Giữa tháng Giêng, vùng đất Sóc Sơn vui như trẩy hội, nhà nào nhà nấy tất bật hối hả chuẩn bị đón cái Tết lớn nhất năm. Lân la hỏi thăm lớp trẻ trong làng, chẳng ai biết nguồn gốc của Tết lại có từ đâu, họ chỉ biết đó là tục lệ từ thời ông cha để lại, từ lâu đã thành lệ, con cháu cứ thế mà làm. Vài bậc cao niên cho rằng Tết lại bắt nguồn từ sự kiện vua Quang Trung đánh giặc Thanh, giải phóng kinh thành Thăng Long. Trước khi tiến vào giải phóng Thăng Long, vua Quang Trung đã mở tiệc khao quân ở Tam Điệp.
Hôm đó là ngày 30 Tết Kỷ Dậu (25/1/1789). Vua bảo kín với các tướng rằng: “Ta với các ngươi hãy tạm sửa lễ ăn tết Nguyên đán trước đã. Hẹn đến năm mới, mùng 7, thì vào thành Thăng Long, sẽ mở tiệc lớn. Các ngươi hãy ghi nhớ lời ta xem có đúng không?”. Nhưng chỉ đến ngày mồng 5 Tết, vua Quang Trung đã tiến quân vào thành, giải phóng kinh đô. Ngay sau khi giải phóng thành Thăng Long, người dân ổn định lại cuộc sống, thực hiện lời hẹn của mình, vua Quang Trung đã cho binh sĩ và nhân dân ăn Tết lại để có một cái Tết trọn vẹn.
Theo ông Nguyễn Văn Tý (làng Tuyền, Xã Đông Xuân) một cao niên đam mê sưu tầm các tư liệu văn hóa, lịch sử làng, xã, câu chuyện về vua Quang Trung cũng có thể là một cơ sở để giải thích về tục ăn Tết lại. Tuy nhiên, theo ông, Tết lại ở Sóc Sơn đã có từ thời Hùng Vương, cách triều đại vua Quang Trung hàng nghìn năm. “Tết lại là Tết bà con trong, ngoài làng gặp gỡ, giao lưu, cùng nhau ăn bữa cơm, thăm hỏi chuyện gia đình, đồng áng, cùng chúc nhau một năm nhiều tài lộc, may mắn… là kết tinh văn hóa, ẩm thực, thể thao ngàn xưa truyền lại” – ông Tý cho biết thêm. |
Lại có cách giải thích khác về phong tục ăn Tết lại là trước đó, người dân thành Thăng Long đã chuẩn bị ăn Tết với đầy đủ các thứ vật phẩm. Nhưng do phải chạy giặc Thanh, họ chỉ đem được rất ít, còn bánh chưng, phần lớn phải vứt xuống ao. Khi kinh thành được giải phóng, họ trở về và thử vớt bánh lên, thấy vẫn còn thơm ngon.
Dân chúng cảm tạ thần linh đã giúp vua Quang Trung đánh tan giặc Thanh, giải phóng Kinh đô, cho họ được mở tiệc ăn Tết tại nhà. Từ đó, ở nhiều nơi, nhiều nhà giữ lại cách thức ngâm bánh chưng xuống ao, xuống giếng nước, sau vớt lên ăn Tết lại. Nếu không thì gói đợt bánh khác để ăn tới tận rằm tháng Giêng, có khi tới tận cuối tháng Giêng, gọi là tục ăn Tết lại.
Tò mò hỏi lý do tại sao mỗi làng có một ngày Tết lại khác nhau mà không phải tất cả cùng ăn Tết lại một ngày thì các cụ cũng lắc đầu, vì câu chuyện cũng chỉ được nghe người đời trước kể lại vậy thôi. Theo ông Nguyễn Văn Tý (làng Tuyền, Xã Đông Xuân) một cao niên đam mê sưu tầm các tư liệu văn hóa, lịch sử làng, xã, câu chuyện về vua Quang Trung cũng có thể là một cơ sở để giải thích về tục ăn Tết lại.
Tuy nhiên, theo ông, Tết lại ở Sóc Sơn đã có từ thời Hùng Vương, cách triều đại vua Quang Trung hàng nghìn năm. “Tết lại là Tết bà con trong, ngoài làng gặp gỡ, giao lưu, cùng nhau ăn bữa cơm, thăm hỏi chuyện gia đình, đồng áng, cùng chúc nhau một năm nhiều tài lộc, may mắn… là kết tinh văn hóa, ẩm thực, thể thao ngàn xưa truyền lại” – ông Tý cho biết thêm.
Do điều kiện lịch sử trong suốt nhiều năm tết này bị mai một, nhưng hiện nay Tết ở Sóc Sơn được phục hồi gần như cũ và đầy đủ hơn về mặt vật chất. Tuy nhiên, hình ảnh những con người mộc mạc xưa cũ, những trò chơi dân gian vốn được ưa chuộng một thời đang dần dần vắng bóng, điều này khiến cho những người nhiều hoài niệm như ông cảm thấy có phần tiếc nuối.
T.Lê
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Tỷ giá USD hôm nay (24/1): Đồng USD giảm
Nhà sản xuất show "Anh trai vượt ngàn chông gai" tiết lộ lãi khủng
Brighton vs Everton: 3 điểm nằm trong tay đội chủ nhà
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 24/1: Sáng sớm có sương mù nhẹ, trưa chiều trời nắng
Wolves vs Arsenal: Pháo thủ phải thắng để tiếp tục cuộc đua
Giá vàng hôm nay (24/1): Đồng loạt giảm nhẹ
Bức tranh văn hóa đa sắc tại Hội chữ Xuân 2025
Tin khác
Vinh danh những “lá chắn” vững vàng, tiêu biểu ở cơ sở
Tôi yêu Hà Nội 16/01/2025 22:43
Cột cờ Hà Nội mở cửa đón khách từ 1/1/2025
Tôi yêu Hà Nội 01/01/2025 15:09
Hà Nội: Chiêm ngưỡng pháo hoa rực rỡ vào thời khắc sang năm mới 2025
Tôi yêu Hà Nội 01/01/2025 12:29
Hoài niệm về Hà Nội xưa qua không gian nghệ thuật ga Long Biên
Tôi yêu Hà Nội 05/12/2024 11:07
Độc đáo di sản cổ tự 2.000 năm tuổi
Tôi yêu Hà Nội 03/12/2024 07:14
Phở - Tinh hoa ẩm thực Hà thành trong kỷ nguyên số
Tôi yêu Hà Nội 03/12/2024 07:06
“Đêm Trúc Bạch” - Trải nghiệm Hà Nội qua lăng kính thời bao cấp
Infographic 28/11/2024 22:32
Báo Lao động Thủ đô giành giải Ba cuộc thi viết về Bảo vệ môi trường Hà Nội năm 2024
Tôi yêu Hà Nội 28/11/2024 10:57
Sông Đáy thuở xưa
Tôi yêu Hà Nội 26/11/2024 08:01
Huyện Thường Tín: Khai thác giá trị văn hóa để phát triển du lịch
Tôi yêu Hà Nội 23/11/2024 21:30