Ba làm xe ôm thì con có xấu hổ hay nhục nhã không?
Kỳ vọng gì ở Chương trình giáo dục phổ thông mới? | |
Hãy có trách nhiệm với cuộc sống của chính mình | |
Mẹ và con gái | |
Thí sinh hào hứng bàn về mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái |
Ngọc Nhã, học sinh lớp 10 trường THPT Hùng Vương, đã mang đến câu chuyện ý nghĩa và xúc động mà em được một người lái xe ôm chia sẻ. "Ngày hôm đó em đi thi vì bố bận nên phải tự bắt xe đến trường, em hay xem trên tivi thì có những việc như giết, hiếp, cướp của nên em rất sợ và rất ngại với chú tài xế chở em đi, cho đến lúc chú hỏi nhỏ em ba con làm nghề gì thì em có trả lời ba con làm tài xế xe hơi, xe tải. Chú im lặng một hồi rồi nói nhỏ là nếu ba con chạy xe giống như chú thì con có xấu hổ hay nhục nhã gì không?". Khi Ngọc Nhã trả lời rằng cô bé không xấu hổ, thì người lái xe ôm mới nói “con gái của chú không nghĩ như con".
Câu chuyện của Ngọc Nhã đã khiến nhiều khán giả xúc động, em còn chia sẻ, chú chạy xe ôm nuôi con lúc còn nhỏ đến giờ học lớp 9 rồi nhưng mỗi lần đi đón con gái đều phải đứng xa cổng trường vì xấu hổ với bạn bè. Ngọc Nhã muốn gửi đến thông điệp bố mẹ là những người cực khổ nuôi mình, dù có làm nghề gì đi chăng nữa có cao sang hay thấp hèn thì cái nghề của ba mẹ đã nuôi lớn mình và hãy tự hào về họ.
Ngọc Nhã bật khóc khi kể câu chuyện của người lái xe ôm |
Còn cô bé Khải Trân lớp 10 mang đến câu chuyện "Mẹ không cho học vẽ", đây là lần đầu tiên cô bé dám mạnh dạn nói lên điều này với mẹ. Khải Trân cho biết từ nhỏ đã thích vẽ tranh nên mày mò từ vẽ chì, sáp cho đến vẽ bằng nước. Em còn khoe những bức tranh do mình vẽ đã từng được thầy giáo khen và nói "sao con không theo nghề kiến trúc?", lúc này cô bé mới nghẹn ngào rơi nước mắt nói: "Có một người không muốn mình học vẽ và bảo có xem lại hoàn cảnh gia đình không, hay vẽ chỉ bắt chước người ta không có gì hay ho? Mày có tin đòi một lần nữa thì sẽ không được học gì hết luôn không? Đó là mẹ của mình!".
Cô bé biết mẹ muốn tốt cho mình nên bắt học các nghề như bác sĩ, giáo viên để tương lai sung sướng hơn nhưng đó không phải là đam mê nên em sẽ không cố gắng được, em bật khóc và hỏi mẹ đang đứng dưới sân trường "Sao mẹ không cho con học vẽ vậy?". Trước câu hỏi đầy cảm xúc của con gái, người mẹ chia sẻ: "Bây giờ con chỉ học lớp 10, ước mơ chỉ là thoáng qua thôi, con cứ học còn hai năm nữa thì ba mẹ sẽ suy nghĩ và xem xét lại".
Nhiều câu chuyện thực tế được chia sẻ khiến các em học sinh xúc động |
Trí Thịnh, một học sinh lớp 11 mang đến câu chuyện "Tình yêu tuổi mới lớn và bị phụ huynh ngăn cấm". Em chia sẻ lúc lớp 11 có tình cảm đặc biệt với một bạn nữ chung trường, tình cảm rất trong sáng và đẹp đẽ, cả hai giúp đỡ và quan tâm nhau trong chuyện học tập nhưng bị mẹ bạn nữ phát hiện. Vì không tin tưởng Trí Thịnh nên không cho cả hai gặp gỡ nhau và chấm dứt mối quan hệ nếu không bạn nữ sẽ bị nghỉ học.
Sau sự hoảng loạn về suy nghĩ Trí Thịnh sẽ chấp nhận yêu cầu của mẹ bạn nữ. Trí Thịnh hiểu được điều này không trách được phụ huynh và sẽ cố gắng học để chứng minh cho phụ huynh biết rằng mình sẽ có tương lai và muốn gửi đến bạn nữ đôi lời: "Hãy học thật tốt và vược qua mọi khó khăn và sẽ gặp lại nhau với tư cách khác".
Trí Thịnh chia sẻ câu chuyện về "Tình yêu tuổi mới lớn và bị phụ huynh ngăn cấm" |
Cô bé Thanh Tâm mang đến câu chuyện "Học có mệt không" và kể câu chuyện của mình khi phụ huynh thường nói học "không có gì cực khổ" nhưng thật sự học rất mệt và tốn nhiều tư duy. Em cho biết học sinh phải học một ngày 8 tiếng ở trường và sau đó ra về phải học thêm và làm bài tập, có nhiều kỳ thi phải học bài sáng đêm, cầm cây viết lên phải sử dụng chất xám để biết mình viết cái gì.
Thầy Nguyễn Vân Yên hiệu trưởng trường THPT Hùng Vương cho biết: "Học rất mệt, học đây là hình thức lao động bằng trí óc, lúc nào cảm thấy học cực quá hãy đi vòng sân trường ngắm cảnh, cười thật tươi hay nói chuyện với thầy hiệu trưởng và chia sẻ với bố mẹ".
Phó giáo sư, tiến sĩ Lê Văn Thảo cũng cho rằng việc học cũng không dễ dàng và nhiều phụ huynh làm rất tốt khi kết nối với cảm xúc của con và là người đồng hành với con. Đứa trẻ cần phải cảm thấy vui và hạnh phúc trước khi nó thành công.
Diệp Anh
Ảnh: F.L
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Đảm bảo cho nhân dân Thủ đô đón Tết Nguyên đán 2025 đầm ấm, an toàn
Công nhân môi trường đô thị quận Long Biên ấm lòng đón nhận quà Tết của Công đoàn
Hà Nội thông báo treo cờ Tổ quốc dịp Tết Nguyên đán
Danh sách 30 điểm bắn pháo hoa Tết Nguyên đán Ất Tỵ tại Hà Nội
Cổ động viên "tiếp lửa" cho CLB Công an Hà Nội ngược dòng kịch tính trên đất Malaysia
Mùa xuân hạnh phúc của cặp vợ chồng 12 năm khát khao mong con
Hà Nội thực hiện thí điểm mô hình đại lý dịch vụ công trực tuyến
Tin khác
Ngành GD&ĐT Hà Nội tặng quà Tết cho 170 giáo viên, nhân viên có hoàn cảnh khó khăn
Xã hội 22/01/2025 16:12
Trường học đầu tiên tại Việt Nam nhận chứng nhận an toàn thực phẩm ISO 22000:2018
Giáo dục 21/01/2025 12:54
Nhiều trường đại học bổ sung tổ hợp tuyển sinh
Giáo dục 21/01/2025 06:05
Đáp án các môn thi kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia THPT năm học 2024 - 2025
Giáo dục 20/01/2025 22:05
Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh mở cổng đăng ký dự thi đánh giá năng lực năm 2025
Giáo dục 20/01/2025 17:29
Hà Nội tiếp tục dẫn đầu kỳ thi học sinh giỏi quốc gia
Giáo dục 18/01/2025 16:56
Công bố kết quả kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia THPT năm học 2024 - 2025
Giáo dục 18/01/2025 15:54
Hà Nội chưa "chốt" môn thi thứ ba vào lớp 10 năm học 2025 - 2026
Giáo dục 17/01/2025 13:32
Gặp mặt, tặng quà vợ, con chiến sĩ đang công tác tại biển đảo nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ
Giáo dục 16/01/2025 16:08
Sân chơi lành mạnh cho học sinh có năng khiếu và đam mê âm nhạc
Giáo dục 16/01/2025 06:08